Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống

Bài tập nhóm tìm hiểu về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, thực hiện bởi các sinh viên của trường Đại học Cần Thơ. Mời bạn đọc đón xem!

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ
MÔN: KỸ NG GIAO TIẾP
Chủ đề: 10
Giảng viên: Trần Thy Linh Giang Sinh viên
thực hiện: nhóm
I.
Khái niệm
Tháng 11 Năm 2022
Giao tiếp: một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi,
cầu nối giữa người nói với người nghe.
Kỹ năng giao tiếp: khả ng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn
ngữ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của nhân một cách
rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
o Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông
điệp, lắng nghe, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người
nói) đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích
giao tiếp nht định.
II.
Tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống:
Kỹ năng giao tiếp rt cần thiết đáng để chúng ta rèn luyện. Khi khả
năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện và giúp người đối
diện cảm thy được quan tâm, tôn trọng. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ
thêm nhiều mối quan hệ mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng
lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.
1. Đối với gia đình
Đối với mỗi chúng ta thì gia đình một chỗ dựa cực quan trọng,
thể nói đó cái nôi sinh ra, giáo dục, chứng kiến chúng ta lớn khôn từng ngày.
sau này khi trưởng thành chúng ta đi đến đâu,ở đâu thì gia đình vẫn nơi
mà chúng ta muốn quay về nht, nơi luôn dang rộng cánh tay chào đón chúng
ta trở về. Những điều quý báo thì luôn cần cánh bảo vệ, giữ gìn gia đình
cũng vậy. Một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp
trong gia đình đó chính kỹ ng giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong
gia đình.
Giao tiếp trong gia đình hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các
chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình thông qua đó giúp mối quan hệ giữa
mọi người trở nên gắn bó, tốt đẹp hơn.
1.1 Giao tiếp trong mối quan hệ giữa cha mẹ con cái.
Khi chúng ta còn bé chúng ta rt dễ gần gũi với cha mẹ và người thân nhưng
khi càng trưởng thành thì cái khoảng cách y lại càng xa dần.Vậy nguyên nhân
là do đâu?
“Cha mẹ luôn muốn tốt cho con”: trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh thì
con cái luôn là những đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên. Chính vì thế họ thường
xu hướng cho rằng những ý kiến, suy nghĩ của con là sai trái, con cần phải nghe
theo lời cha mẹ, những định hướng của cha mẹ luôn đúng tốt cho con. Ví dụ
như trong bt cuộc tranh cãi nào xảy ra thì con cái cũng không được cãi lại
luôn phải nói lời xin lỗi với cha mẹ và tt nhiên con cái luôn là người sai.
“Con lớn rồi, con tự biết phải như thế nào”: khi một đứa trẻ bắt đầu lớn lên,
đặc biệt giai đoạn tuổi dậy thì, vị thành niên trẻ sẽ bắt đầu những suy nghĩ
riêng biệt, hình thành tính cách nhân những quan điểm của bản thân.
Nên khi những người con bbác bỏ những quan điểm của nh hay không
hội để nói lên những quan điểm của nhân thì dần dần họ sẽ hình thành xu
hướng phản bác lại những lời của cha mẹ bằng những ngôn từ phần thô cọc.
Từ đó cả hai luôn cảm thy khó chịu ở đối phương và dần dần hai bên thu mình
lại không còn muốn giao tiếp với nhau nhiều nữa.
Cha mẹ dành quá ít thời gian cho con: ngày nay hội đang ngày càng phát
triển, cha mẹ cũng phải bận rộn với cuộc sống mưu sinh, con cái cũng cần phải
dành thời gian để học tập nếu như có thời gian thì hầu nmọi ngườu hay
dành thời gian vào điện thoại nhiều hơn. Nên đôi khi quan tâm lắng nghe
những tâm tư, quan điểm của con cái cũng như chia sẻ với nhau trở nên xa xỉ.
Đó cũng chính là nguyên nhân rt nhiều bạn trẻ trong chúng ta đều cảm thy
đơn trong khi xung quanh ta có rt nhiều người thân.
Ngoài ra, hiện nay có rt nhiều c bậc phụ huynh sử dụng những lời chửi
mắng, chỉ trích để giáo dục răn đe con cái khi con phạm phải sai lầm hoặc
thậm chí trong mọi tình huống. Khi con cái thực hiện bt việc đó khiến
cha mẹ chưa hài lòng thì phản ứng đầu tiên của họ đó chính trách móc, sử
dụng những lời nói chê bai, mắng chửi thậm tệ với con của nh.Việc liên tục
sử dụng những lời nói chửi mắng, chỉ trích con i không thể làm cho con trở
nên tốt hơn thậm chí n khiến trẻ nảy sinh tâm sợ hãi, tổn thương sâu sắc
về mặt tinh thần. Tình trạng này nếu thường xuyên xảy ra, ngay cả những khi
trẻ không phạm sai lầm thì thể khiến trẻ cảm thy chán ghét cha mẹ, nhiều
xu hướng muốn giữ khoảng cách và tách biệt khỏi người lớn.
1.2. Giao tiếp trong mối quan hệ giữa ông bà, anh chị, cô, , chú,
bác.
Dù là bạn đang giao tiếp với cha mẹ, ông bà hay anh chị , cô, dì, chú, bác thì
chúng ta phải luôn thái độ tôn trọng, nh trên nhường dưới, lễ phép, phải
dùng những lời tinh tế, nhẹ nhành với nhau cũng như câu nói “Lời nói chẳng
mất tiền mua, lựa lời nói cho vừa lòng nhau” bởi không ai à muốn nghe
những lời thô tục, cáo gắt cả.
các bậc cha mẹ, ông phải học cách quan tâm, dành nhiều thời gian hơn
để lắng nghe những tâm tư, tình cảm, quan điểm sở thích của con cháu mình
hơn và mọi người nên chia sẽ với nhau nhiều hơn, để hiểu nhau nhiều hơn từ đó
xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng gắn bó, bền
chặt và tốt đẹp hơn.
1.3. Giao tiếp trong mối quan hệ vợ chồng.
Quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau một điều tt yếu. Không những thế
người chồng cần tôn trọng, giúp đỡ, chia sẽ những gánh nặng công việc gia đình
với vợ. Hơn hết, schân thành tử tế từ lời nói đến hành động cũng góp phần
không nhỏ để ‘giữ lửa’ cho mối quan hệ vợ chồng.
Vợ chồng phải biết động viên, an ủi, lắng nghe nhau nhiều hơn từ đó cả hai
cũng nói ra những quan điểm của mình để hiểu nhau hơn. Sống chung với nhau
thì giữa vợ chồng không tránh khỏi những cuộc cải vả. những lúc đy thì
luôn cần sự bao dung, gạt bỏ cái tôi của cả hai để nói chuyện với nhau một cách
tử tế hơn, chủ động làm hòa, lắng nghe nhau nhiều hơn để thu hiểu đối phương
nhiều hơn. Đặc biệt những người vợ nên bớt vài lời bởi bản tính của phụ nữ
nóng giận mt kiểm soát buôn những lời nói không hay, thế nhân gian
thường có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa, mấy đời cơm khê”.
Qua đây chúng ta thể thy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong
gia đình cùng quan trọng bởi ng cụ, phương tiện giúp các mối
quan hệ trong gia đình trở nên gắn kết và tốt đẹp hơn.
2. Trong công vic
2.2. Đối với đồng nghiệp
a. Tầm quan trọng của đồng nghiệp trong công việc:
Một mối quan hệ tốt với đồng nghip giúp cho q trình trao đổi
công việc được diễn ra thuận lợi, thể học hỏi thêm nhiều kiến thức
mới, sự sẵn sàng mỗi khi cần sự trợ giúp của họ.
Kết nối mối quan hệ:
Kỹ năng giao tiếp tốt là sợi dây liên kết giữa các đồng nghiệp. Đồng thời,
thúc đẩy xây dựng đội ngũ. Các thành viên hiểu nhau hơn, làm việc ăn khớp
trên từng chi tiết, tiến trình công việc được đẩy đến mức đnhanh nht, chuẩn
xác nht.
b. Nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp:
Tôn trọng lắng nghe: đây nguyên tắc đầu tiên bản nht trong
kỹ năng giao tiếp, không chỉ với đồng nghiệp còn với mọi người. Hãy lắng
nghe xem họ cần gì, bản thân mình thể giúp được gì; chúng ta nên làm
và khi nào để có thể tránh làm ảnh hưởng nht đến các đồng nghiệp khác.
Trực tiếp đàm thoại để giải toả mọi hiểu lầm: trong công việc đôi khi
những vn đề xảy ra ta không lường trước được. Nhưng những hiểu lầm đó
hoàn toàn thể được giải quyết khi chúng ta nói ra. Nói ra để hiểu nhau hơn,
để giải quyết và tiếp tục với những dự án khác.
Tạo dựng lòng tin nơi làm việc: giá trị của bản thân được thể hiện thông
qua niềm tin mà đồng ngiệp trao. Vì thế nên tạo cho mọi người sự tin tưởng. Có
thể những công việc được hoàn thành trước thời hạn, những kiến thức chuyên
môn được sử dụng một cách thành thạo,…
Giúp đỡ đồng nghiệp khi cần: đtạo một mối quan hệ tốt, chúng ta phải
biết trao đi, giúp đỡ họ khi chúng ta thể. Bỏ một chút công sức, những cái ta
nhận được đôi khi còn hơn như thế.
Biết nói không khi thật sự cần thiết: giúp đỡ tốt nhưng phải từ sự thật
lòng. Nếu không thể tcũng đừng ngần ngại từ chối, nhưng phải khéo léo. Đôi
khi những việc chúng ta không thể giúp được, họ cũng sẽ hiểu nếu bạn nói
ra.
2.3. Đối với cấp trên:
mối quan hệ tốt với cp trên sẽ tạo môi trườngm việc thoải mái hơn.
Nhận được sự tin tưởng của cp trên, bản thân ta sẽ nhiều hội hơn đ
chứng minh thực lực. Tđó, chúng ta sẽ tự tin hơn, hăng hái hơn trong quá
trình làm việc.
Nguyên tắc giao tiếp với cấp trên:
Không a dua, nịnh hót: sự a dua, nịnh hót slàm cho cp trên thy bạn
không phải một người đáng tin tưởng. Đôi khi một lời nói xut phát từ sự
chân thành lại thể chạm vào trái tim của người nghe, tạo được thiện cảm,
sự tin tưởng.
Biết đóng góp ý kiến nhân: mỗi người một suy nghĩ sự sáng tạo
nht định. đó là giá trị của bạn đối với công ty, thế nên đừng ngần ngại mà đóng
góp ý kiến của bản thân. Nhưng phải biết chừng mực, đừng thể hiện bản thân
quá, cũng đừng rụt rè quá.
2.4. Đối với cấp dưới:
a. Tầm quan trọng của giao tiếp với cấp dưới:
Đối với nhà lãnh đạo quản lý, giao tiếp là công cụ để hhực hiện vai trò
lãnh đạo, quản của nh. Tt cả các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức kế
hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhà lãnh đạo, quản đều phải thực
hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp công cụ giúp cp trên ảnh hưởng đến cp
dưới nên kỹ năng giao tiếp có vai trò rt quan trọng.
Tạo sự gắn giữa cấp trên cấp dưới: tạo nên sự đồng thuận, hứng
khởi khi làm việc. Giúp nhân viên syên tâm khi công tác, thể cân bằng
giữa công việc và cuộc sống.
Dễ dàng đạt được mục tiêu trong giao tiếp: đạt được mục tiêu khi trao
đổi, tiếp nhận thông tin về những vn đề của tổ chức mình. Kịp thời thay đổi,
sửa chữa.
Thể hiện tốt khả năng lãnh đạo: nhà lãnh đạo có thể làm cho nhân viên
theo mình, tin mình, thì trước hết phải cách nói chuyện tốt, thuyết phục tốt.
Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc thì phải biết khuyến khích, khen thưởng nhân
viên. Từ đó mà có thể dễ dàng điều khiển được nhân viên.
b. Nguyên tắc giao tiếp với cấp dưới:
ng, cụ thể, xúc tích, trọn vẹn, thận trọng.
Chính xác, minh bạch, công bằng: Tránh ra lệnh cho nhân viên phải làm
theo ý mình, làm những cái mình thích. Phải công bằng cho tt cả các nhân viên
có cùng khả năng, chức vụ.
Kỹ năng lắng nghe: không phải luôn cho ý mình đúng, nên lắng
nghe ý kiến của nhân viên, để hiểu được cái họ cần và cái mình nên làm.
Kỹ năng sử dụng lời khen chê hợp : đừng tiết kiệm lời khen, bởi
khi được khen người ta sẽ cảm thy hạnh phúc, năng lượng thlàm được
nhiều hơn, tốt hơn. Song song đó cũng cần tiết chế những lời chê bai, thay vào
đó là sự góp ý chân thành, để cùng nhau thay đổi, phát triển.
2.5. Đối với khách ng:
a. Tầm quan trọn của kỹ năng giao tiếp với khách hàng
kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng chìa khoá dẫn đến thành công cho
bt công việc kinh doanh nào. Giao tiếp thông minh không những chỉ giúp
bạn giữ chân được khách hàng, đối tác, mà còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ
hữu nghị lâu dài, hữu ích cho sự nghiệp phát triển của mình.
b. Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Chủ động lắng nghe khách hàng: lắng nghe những yêu cầu của khách hàng,
để biết họ cần gì, và chúng ta có thể đáp ứng cho họ như thế nào. Khách hàng là
những người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cp. Thế nên
những đóng góp, ý kiến của họ là những điều người kinh doanh nên biết, nên
chú ý, để kịp thời thay đổi, sửa chữa, và mang đến những giá trị tốt nht.
Nội dung ràng súc tích: cách nói chuyện quá văn chương đôi khi lại
làm cho người khác cảm giác bạn không đáng tin tưởng. Thế nên khi nói hãy
biết như thế nào đủ; nội dung nên ràng, đầy đủ, và súc tích nht thể. Đ
khách hàng hiểu rõ, thể nhớ được công dụng, cách vận hành,… đối với
sản phẩm hay dịch vụ bạn mang đến.
Hướng tới những lần bán tiếp theo: thông qua lời giới thiệu của khách
hàng trước đó thể giúp bạn thêm những khách hàng tiềm năng khác. Thế
nên, bạn cần để lại n tượng tốt cho tt cả các khách hàng bạn được làm việc
cùng.
Sự chuyên nghiệp nên được ưu tiên: bt người nào thiện chí với sản
phẩm cũng đều một khách hàng tiềm năng. vậy, không nên phân biệt với
những khách hàng. Đặc biệt không nên xu nịnh theo những người được cho là
“có điều kiện” khinh bỉ với những khách hàng được cho “không có điều
kiện”.
Biết thay đổi cho phù hợp: khi khách hàng sử dụng giọng điệu trang trọng
với bạn thì bạn cũng nên đáp lại bằng sự trang trọng. ngợc lại, khi họ đùa
giỡn thì chúng ta cũng nên thay đổi giọng điệu thoải mái hơn, pha trò hơn.
2.6. Kỹ năng giao tiếp gián tiếp
Trong kinh doanh, giao tiếp không chỉ sự gặp mặt trực tiếp, cùng ngồi lại
thảo luận công việc. Mà song song đó còn rt nhiều hình thức khác như, thư tín,
qua điện thoại, qua văn bản,… Thế nên cần rèn luyện những kỹ năng giao tiếp
gián tiếp.
a. Qua điện thoại:
Khi giao tiếp thông qua điện thoại, chúng ta không thể nhìn được sắc mặt
của đối phượng. thế giọng điệu là điều cần được đặc biệt quan tâm. Tone
giọng cao vừa đủ, không nên trầm quá cũng không nên cao quá khiến nguời
nghe cảm giác khó chịu và khó tập trung.
Cần chuẩn bị trước nội dung để nói, nội dung phải thật đầy đủ, ràng
súc tích. Đảm bảo người nghe nắm bắt được những gì họ cần. hơn hết cần
chuẩn bmột bản thảo nội dung, gửi đến người đọc trước khi diễn ra cuộc giao
tiếp.
Đối với người nghe, để tranh mt thời gian đôi, thì khi nghe cần tập trung, và
ghi chú thật nhanh những nội dung chính của cuộc nói chuyện, đồng thời nên trả
lời ngắn gọn để người nói biết bạn vẫn đang nghe họ nói.
b. Qua email
Trao đổi công việc qua email một công cụ hết sức quen thuộc với chúng ta
hiện nay. Bởi stiện dụng, ràng, chuyên nghiệp những bức thư email
mang lại đã làm cho việc trao đổi công việc trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng
văn hoá email thì không phải ai cũng biết.
Nguyên tắc viết email:
Thứ nhất thư phải chđề, để người nhận nắm lược nội dung bức
thư, tránh làm tht lạc thư.
Thứ hai lời chào, giới thiệu khái quát về bản thân.
Thứ ba, nội dung thư ngắn gọn, ràng là điều quan trọng. Trành viết tắt,
viết sai chính tả, viết dài dòng. Nếu email đính kèm file thì phải chắc chắn
tên file phù hợp với nội dung. nên có lời giới thiệu về file phía trên cho
người đọc dễ kiểm soát.
Cuối cùng lời cảm ơn, lời chúc lời chào. Một lần nữa khẳng định
bản thân là ai thông qua phần ký tên hay ghi rõ họ tên.
c. Qua n bản:
Ưu điểm:
Sự trường tồn: một phương tiện thông tin vĩnh viễn. Rt hữu ích khi
lưu giữ các hồ sơ, hợp đồng,…
Mức độ phản chiếu cao hơn: những người sử dụng phương tiện này phản
ánh hiệu quả trước khi viết. Hành động viết một thông điệp luôn được bắt đầu
bằng một qtrình suy nghĩ xác định những bạn muốn bày tỏ. Ngay cả
bản thân văn bản là một quá trình phản ánh.
Nhược điểm:
Khó thể hiện cảm xúc: một phương tiện phản chiếu, khó khăn hơn để
thể hiện cảm xúc trong giao tiếp bằng văn bản.
Thiếu linh hoạt: khi một văn bản đã được phát hành không khả năng
sửa chữa nội dung
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản:
Đảm bảo đầy đủ các ý, các mục tiêu. Thế nhưng các thông tin phải vừa
đủ, tránh viết quá dài, quá lạc đề, những câu nói được đề cập trong văn bản
thật sự mang lại gtrị cho bản hợp đồng, hồ hay không? Nếu không t
đừng ngần ngại mà xoá bỏ khỏi văn bản.
Nội dung được soạn thảo chỉn chu, rõ ràng. Được kiểm tra lại trước khi
gửi đến người đọc để tránh viết sai chính tả.
Các nội dung được đưa vào văn bản phải mang lại giá trị cho văn bản đó,
phải được chọn lọc và chia nhỏ, đề mục đúng với nội dung cần truyền tải.
Cuối cùng, nếu một văn bản hợp đồng, mang tính pháp thì phải đảm
bảo quyền lợi đôi bên, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật.
3. Đối với các mối quan hệ ngoài hội
Giao tiếp tốt giúp bạn nâng cao khả năng truyn thông cũng như
mang đến nhiều thiện cảm n tượng với những người bạn
hội gặp gỡ. Khi giao tiếp tốt bạn sẽ luôn cảm thy rt tự tin khi trò
chuyn chia sẻ với người khác. Nht trong những tình huống
lần đầu bạn tiếp xúc với họ. kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ đạt được
nhiều thành công trong công việc cuộc sống dễ dàng hơn. Bởi bạn
sẽ thể hiện được trọn vẹn dễ hiểu những quan điểm, ý kiến của mình
thông qua việc giao tiếp, trò chuyn với người khác. Đồng thời bạn
cũng tự tạo cho mình một phong cách riêng, khiến bản thân trở nên thu
hút hơn. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn hạn chế những
hiểu lầm dẫn đến tình huống u thun, xung đột không đáng có. Hoặc
những bạn nói người khác không hiểu được những bạn nói
không khớp với suy nghĩ của bạn.
Chúng ta không thể nào mãi trong một môi trưng, ta sẽ phải bước
ra ngoài bắt đầu làm quen với một môi trưng khác. Như khi bước
vào đại học việc bắt đầu làm quen với mọi người xung quanh thật sự
rt khó khăn nếu bạn không thành thạo trong giao tiếp. thế năng
giao tiếp (Communications Skills) một công cụ quan trọng đối với
bạn trong cuộc sống.
Tạo ấn tượng cho mọi người xung quanh: để được mọi người một
n tượng tốt về bạn, bạn cần phải một ng giao tiếp thành thạo
thể ứng biến được mọi trưng hợp trong cuộc sống. được năng
giao tiếp chúng ta sẽ những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc
cũng như cuộc sống: được mọi người tin tưng, quý mến tôn trọng.
Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu
hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện
với người khác, khiến người đối diện cảm thy được quan tâm, trân
trng. Khi đó bạn sẽ kết nối thêm với nhiều bạn mới, mối quan hệ
của bạn sẽ rộng mở. Vị thế của bạn trong mắt mọi người cũng được
nâng cao hơn. Những bạn nói ra cũng trọng lượng hơn. Nhờ vậy
con đường sự nghip của bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi.
Để làm được như vậy, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện đúc
kết kinh nghim từ chính bản thân. Từ đó tìm ra phương thức riêng để
linh hoạt ứng biến trưc mọi tình huống giao tiếp. Tuy nhiên chúng ta
cũng không thể đợi lớn lên rồi bắt đầu trau dồi, khi còn những
học sinh tiểu học, nhà trưng cũng nên hướng dẫn, giảng dạy các em về
cách giao tiếp chuẩn mực. một trong những hoạt động cùng cần thiết
ngay khi các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập.
Bởi, tiểu học lứa tuổi hình thành những nét tính cách nền tảng, những thói
quen trong học tập và thói quen làm việc sau này.
Nhà trường thầy, giáo cần quan tâm rèn luyện kỹ năng giao tiếp
với những người xung quanh cho học sinh hàng ngày để giúp các em nhận ra
tầm quan trọng của giao tiếp cũng ncác mối quan hệ quanh mình, hiểu được
ưu điểm của việc giao tiếp tốt, để trở thành những đứa trẻ thân thiện, luôn biết
quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, biết tự bảo vệ bản thân.
Kỹ ng giao tiếp với những người xung quanh tốt sẽ trang bị cho các
em sự tự tin ban đầu, cơ s để phát triển trí tuệ cùng sự sáng tạo.
Không những vậy, kỹ năng giao tiếp còn giúp các em biết ứng xử với những
người xung quanh một cách tôn trọng, chân thành, tế nhị, thông minh; biết cách
tự giải quyết mọi vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Từ đó,
hình thành nhân cách cho bản thân. Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ khi giao tiếp với
người lớn chính là sở để những người xung quanh đánh giá các em phải
là đứa trẻ lễ phép không.
Thầy hãy những tấm gương trong giao tiếp, quan tâm rèn luyện cho
học sinh cách giao tiếp với người lớn sao cho lễ phép và lịch sự.
Khi giao tiếp với người lớn, các em cần sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn
trọng, lễ phép; thái độ giao tiếp chân thành, cởi mở và cử chỉ thân thiện,
đúng mực.
Cần rèn luyện cho học sinh năng lắng nghe. Nếu không đồng tình, các em
hãy chờ người lớn nói xong rồi hãy bày tỏ quan điểm nhân một cách lịch sự,
thể hiện sự tôn trọng người nghe, không được tranh cãi hay lớn tiếng.
Thầy cũng hãy quan tâm rèn luyện cho học sinh năng giao tiếp với bạn
. Trong giao tiếp với bạn , các em cần cách xưng hô phù hợp; thái độ
thân thiện, cởi mở; biết giữ lời hứa, biết chia sẻ; thường xuyên nói lời “cảm ơn”,
“xin lỗi”. Tuyệt đối không xúc phạm các bạn, không i tục chửi bậy, không
được làm tổn thương bạn về thân thể hay tinh thần.
Không chỉ vậy, học sinh còn cần được giáo dục ng ứng xử khi bị bạn
trêu chọc, bắt nạt, … để tự bảo vệ bản thân.
Trong học tập, học sinh cần được giáo dục rèn luyện năng làm việc
nhóm với các bạn. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao
tiếp với mọi người, học được cách làm việc độc lập cũng như làm việc với bạn
bè, đồng thời học sinh sẽ tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Điều
này giúp các em hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó
chơi vui vẻ, học tập tốt.
Cảnh giác trước người lmột trong những kỹ năng tự vệ bản học
sinh cần được trang bị bởi cuộc sống luôn cht chứa biết bao nguy tiềm ẩn.
Hãy giúp các em biết cách ứng xử lịch sự vẫn khoảng cách với từng
nhóm đối tượng khác nhau, rèn luyện năng phòng tránh bị xâm hại cho các
em qua các tiết học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.
Kỹ năng sống, đặc biệt năng giao tiếp với những người xung quanh cần
được rèn luyện trong suốt quá trình trẻ em lớn lên. Việc giáo dục các kỹ ng
sống cho học sinh đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng, bền chặt giữa Gia đình và Nhà
trường để tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các em tự phát triển bản thân.
Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thu hiểu được
ẩn ý, cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp.
4. Trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu
-
III.
Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho mọi thời
đại, mọi người. Thế hệ trẻ ngày nay, nht các sinh viên cần ý thức được tầm
quan trọng của kỹ ng giao tiếp. Từ đó, hãy chú trọng tới việc rèn luyện kỹ
năng này để ra trường nhiều hội tốt. Không quá khó để nâng cao kỹ năng
giao tiếp bằng những cách như sau:
Cần hiểu những vấn đề căn bản trong giao tiếp: mạnh dạn nói ra những
suy nghĩ của bản thân, tự tin làm quen với mọi người; luyện tập diễn đạt thường
xuyên.
Tạo sự lôi cuốn đối với người đối diện bằng cách: Giao tiếp bằng mắt kết
hợp cùng sắc thái biểu cảm, hành động cử chỉ. Bạn nên nhận thức được những
thể đang biểu hiện. Biết nh nên nói gì, nói nthế nào, ràng
đầy đủ hay chưa. Tránh rơi vào trường hợp gửi đến những thông điệp trái chiều.
Ngoài ra, nên bộc lộ thái độ mang tính xây dựng. Hãy phát huy kỹ năng lắng
nghe hiệu quả, lắng nghe để thu hiểu.
Sử dụng từ ngữ mềm dẻo linh hoạt: người ta chỉ nghe những họ muốn,
thế nên để giao tiếp hiệu quả, bạn nên đọc nhiều để mở rộng vốn từ, vốn hiểu
biết, từ đó biết chọn lọc những từ thích hợp.
Hãy biến giọng nói của bạn trở thành một sức mạnh trong giao tiếp: giao
tiếp bằng lời nói thì đương nhiên giọng điệu điều cần quan tâm, vậy bạn
nên rèn luyện giọng nói, khiến cho giọng nói trở nên sinh động, biết điều chỉnh
âm lượng, tốc độ nói cho phù hợp nhiều trường hợp khác nhau.
Trên lý thuyết là thế, nhưng bạn phải biết vận dụng vào cuộc sống, phải thực
hành bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tập thể, giao lưu, gặp gỡ
những người kỹ năng giao tiếp tốt để học hỏi. Hơn hết sự tự tin, kiên trì học
hỏi và rèn luyện là yếu tố quyết định sự thành công hay tht bại của bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh (2012) TS. Trịnh Quốc Trung.
2. Sức mạnh của ngôn từ (2020) Shin Dohyeon & Yun Naru.
3. Khéo ăn khéo nói được thiên hạ (2018) Trác Nhã.
4. https://giatricuocsong.org/tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep/
5. https://www.skillsyouneed.com/ips/communication-skills.html
| 1/16

Preview text:

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ
MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP Chủ đề: 10
Giảng viên: Trần Thy Linh Giang Sinh viên
thực hiện: nhóm
Tháng 11 Năm 2022 I. Khái niệm
Giao tiếp: là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là
cầu nối giữa người nói với người nghe.
Kỹ năng giao tiếp: khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn
ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của cá nhân một cách
rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
o Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông
điệp, lắng nghe, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người
nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định.
II. Tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống:
Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết và đáng để chúng ta rèn luyện. Khi có khả
năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện và giúp người đối
diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ
có thêm nhiều mối quan hệ mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng
lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.
1. Đối với gia đình
Đối với mỗi chúng ta thì gia đình là một chỗ dựa cực kì quan trọng, có
thể nói đó là cái nôi sinh ra, giáo dục, chứng kiến chúng ta lớn khôn từng ngày.
Và sau này khi trưởng thành dù chúng ta đi đến đâu,ở đâu thì gia đình vẫn là nơi
mà chúng ta muốn quay về nhất, là nơi luôn dang rộng cánh tay chào đón chúng
ta trở về. Những điều quý báo thì luôn cần có cánh bảo vệ, giữ gìn và gia đình
cũng vậy. Một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp
trong gia đình đó chính là kỹ năng giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.
Giao tiếp trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các
chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình thông qua đó giúp mối quan hệ giữa
mọi người trở nên gắn bó, tốt đẹp hơn. 1.1
Giao tiếp trong mối quan hệ giữa cha mẹ con cái.
Khi chúng ta còn bé chúng ta rất dễ gần gũi với cha mẹ và người thân nhưng
khi càng trưởng thành thì cái khoảng cách ấy lại càng xa dần.Vậy nguyên nhân là do đâu?
“Cha mẹ luôn muốn tốt cho con”: trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh thì
con cái luôn là những đứa trẻ ngây thơ và hồn nhiên. Chính vì thế họ thường có
xu hướng cho rằng những ý kiến, suy nghĩ của con là sai trái, con cần phải nghe
theo lời cha mẹ, những định hướng của cha mẹ luôn đúng và tốt cho con. Ví dụ
như trong bất kì cuộc tranh cãi nào xảy ra thì con cái cũng không được cãi lại và
luôn phải nói lời xin lỗi với cha mẹ và tất nhiên con cái luôn là người sai.
“Con lớn rồi, con tự biết phải như thế nào”: khi một đứa trẻ bắt đầu lớn lên,
đặc biệt là giai đoạn tuổi dậy thì, vị thành niên trẻ sẽ bắt đầu có những suy nghĩ
riêng biệt, hình thành tính cách cá nhân và có những quan điểm của bản thân.
Nên khi những người con bị bác bỏ những quan điểm của mình hay không có
cơ hội để nói lên những quan điểm của cá nhân thì dần dần họ sẽ hình thành xu
hướng phản bác lại những lời của cha mẹ bằng những ngôn từ có phần thô cọc.
Từ đó cả hai luôn cảm thấy khó chịu ở đối phương và dần dần hai bên thu mình
lại không còn muốn giao tiếp với nhau nhiều nữa.
Cha mẹ dành quá ít thời gian cho con: ngày nay xã hội đang ngày càng phát
triển, cha mẹ cũng phải bận rộn với cuộc sống mưu sinh, con cái cũng cần phải
dành thời gian để học tập và nếu như có thời gian thì hầu như mọi ngườu hay
dành thời gian vào điện thoại nhiều hơn. Nên đôi khi quan tâm và lắng nghe
những tâm tư, quan điểm của con cái cũng như chia sẻ với nhau trở nên xa xỉ.
Đó cũng chính là nguyên nhân rất nhiều bạn trẻ trong chúng ta đều cảm thấy cô
đơn trong khi xung quanh ta có rất nhiều người thân.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các bậc phụ huynh sử dụng những lời chửi
mắng, chỉ trích để giáo dục và răn đe con cái khi con phạm phải sai lầm hoặc
thậm chí là trong mọi tình huống. Khi con cái thực hiện bất kì việc gì đó khiến
cha mẹ chưa hài lòng thì phản ứng đầu tiên của họ đó chính là trách móc, sử
dụng những lời nói chê bai, mắng chửi thậm tệ với con của mình.Việc liên tục
sử dụng những lời nói chửi mắng, chỉ trích con cái không thể làm cho con trở
nên tốt hơn mà thậm chí còn khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi, tổn thương sâu sắc
về mặt tinh thần. Tình trạng này nếu thường xuyên xảy ra, ngay cả những khi
trẻ không phạm sai lầm thì có thể khiến trẻ cảm thấy chán ghét cha mẹ, có nhiều
xu hướng muốn giữ khoảng cách và tách biệt khỏi người lớn.
1.2. Giao tiếp trong mối quan hệ giữa ông bà, anh chị, cô, , chú, bác.
Dù là bạn đang giao tiếp với cha mẹ, ông bà hay anh chị , cô, dì, chú, bác thì
chúng ta phải luôn có thái độ tôn trọng, kính trên nhường dưới, lễ phép, phải
dùng những lời tinh tế, nhẹ nhành với nhau cũng như câu nói “Lời nói chẳng
mất tiền mua, lựa lời nói cho vừa lòng nhau” bởi không ai à muốn nghe
những lời thô tục, cáo gắt cả.
Và các bậc cha mẹ, ông bà phải học cách quan tâm, dành nhiều thời gian hơn
để lắng nghe những tâm tư, tình cảm, quan điểm và sở thích của con cháu mình
hơn và mọi người nên chia sẽ với nhau nhiều hơn, để hiểu nhau nhiều hơn từ đó
xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng gắn bó, bền chặt và tốt đẹp hơn.
1.3. Giao tiếp trong mối quan hệ vợ chồng.
Quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau là một điều tất yếu. Không những thế
người chồng cần tôn trọng, giúp đỡ, chia sẽ những gánh nặng công việc gia đình
với vợ. Hơn hết, sự chân thành và tử tế từ lời nói đến hành động cũng góp phần
không nhỏ để ‘giữ lửa’ cho mối quan hệ vợ chồng.
Vợ chồng phải biết động viên, an ủi, lắng nghe nhau nhiều hơn từ đó cả hai
cũng nói ra những quan điểm của mình để hiểu nhau hơn. Sống chung với nhau
thì giữa vợ và chồng không tránh khỏi những cuộc cải vả. Và những lúc đấy thì
luôn cần sự bao dung, gạt bỏ cái tôi của cả hai để nói chuyện với nhau một cách
tử tế hơn, chủ động làm hòa, lắng nghe nhau nhiều hơn để thấu hiểu đối phương
nhiều hơn. Đặc biệt là những người vợ nên bớt vài lời bởi bản tính của phụ nữ
là nóng giận và mất kiểm soát buôn những lời nói không hay, vì thế nhân gian
thường có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa, mấy đời cơm khê”.
→ Qua đây chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong
gia đình là vô cùng quan trọng bởi nó là công cụ, phương tiện giúp các mối
quan hệ trong gia đình trở nên gắn kết và tốt đẹp hơn.
2. Trong công việc
2.2. Đối với đồng nghiệp
a. Tầm quan trọng của đồng nghiệp trong công việc:
Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp giúp cho quá trình trao đổi
công việc được diễn ra thuận lợi, có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức
mới, và sự sẵn sàng mỗi khi cần sự trợ giúp của họ.
Kết nối mối quan hệ:
Kỹ năng giao tiếp tốt là sợi dây liên kết giữa các đồng nghiệp. Đồng thời,
thúc đẩy xây dựng đội ngũ. Các thành viên hiểu nhau hơn, làm việc ăn khớp
trên từng chi tiết, tiến trình công việc được đẩy đến mức độ nhanh nhất, chuẩn xác nhất.
b. Nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp:
Tôn trọng lắng nghe: đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất trong
kỹ năng giao tiếp, không chỉ với đồng nghiệp mà còn với mọi người. Hãy lắng
nghe xem họ cần gì, và bản thân mình có thể giúp được gì; chúng ta nên làm gì
và khi nào để có thể tránh làm ảnh hưởng nhất đến các đồng nghiệp khác.
Trực tiếp đàm thoại để giải toả mọi hiểu lầm: trong công việc đôi khi có
những vấn đề xảy ra mà ta không lường trước được. Nhưng những hiểu lầm đó
hoàn toàn có thể được giải quyết khi chúng ta nói ra. Nói ra để hiểu nhau hơn,
để giải quyết và tiếp tục với những dự án khác.
Tạo dựng lòng tin nơi làm việc: giá trị của bản thân được thể hiện thông
qua niềm tin mà đồng ngiệp trao. Vì thế nên tạo cho mọi người sự tin tưởng. Có
thể là những công việc được hoàn thành trước thời hạn, những kiến thức chuyên
môn được sử dụng một cách thành thạo,…
Giúp đỡ đồng nghiệp khi cần: để tạo một mối quan hệ tốt, chúng ta phải
biết trao đi, giúp đỡ họ khi chúng ta có thể. Bỏ một chút công sức, những cái ta
nhận được đôi khi còn hơn như thế.
Biết nói không khi thật sự cần thiết: giúp đỡ là tốt nhưng phải từ sự thật
lòng. Nếu không thể thì cũng đừng ngần ngại từ chối, nhưng phải khéo léo. Đôi
khi có những việc chúng ta không thể giúp được, và họ cũng sẽ hiểu nếu bạn nói ra.
2.3. Đối với cấp trên:
Có mối quan hệ tốt với cấp trên sẽ tạo môi trường làm việc thoải mái hơn.
Nhận được sự tin tưởng của cấp trên, bản thân ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để
chứng minh thực lực. Từ đó, chúng ta sẽ tự tin hơn, hăng hái hơn trong quá trình làm việc.
Nguyên tắc giao tiếp với cấp trên:
Không a dua, nịnh hót: sự a dua, nịnh hót sẽ làm cho cấp trên thấy bạn
không phải là một người đáng tin tưởng. Đôi khi một lời nói xuất phát từ sự
chân thành lại có thể chạm vào trái tim của người nghe, tạo được thiện cảm, và sự tin tưởng.
Biết đóng góp ý kiến nhân: mỗi người có một suy nghĩ và sự sáng tạo
nhất định. đó là giá trị của bạn đối với công ty, thế nên đừng ngần ngại mà đóng
góp ý kiến của bản thân. Nhưng phải biết chừng mực, đừng thể hiện bản thân
quá, cũng đừng rụt rè quá.
2.4. Đối với cấp dưới:
a. Tầm quan trọng của giao tiếp với cấp dưới:
Đối với nhà lãnh đạo quản lý, giao tiếp là công cụ để họ hực hiện vai trò
lãnh đạo, quản lý của mình. Tất cả các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức kế
hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhà lãnh đạo, quản lý đều phải thực
hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp là công cụ giúp cấp trên ảnh hưởng đến cấp
dưới nên kỹ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng.
Tạo sự gắn giữa cấp trên cấp dưới: tạo nên sự đồng thuận, hứng
khởi khi làm việc. Giúp nhân viên có sự yên tâm khi công tác, có thể cân bằng
giữa công việc và cuộc sống.
Dễ dàng đạt được mục tiêu trong giao tiếp: đạt được mục tiêu khi trao
đổi, tiếp nhận thông tin về những vấn đề của tổ chức mình. Kịp thời thay đổi, sửa chữa.
Thể hiện tốt khả năng lãnh đạo: nhà lãnh đạo có thể làm cho nhân viên
theo mình, tin mình, thì trước hết phải có cách nói chuyện tốt, thuyết phục tốt.
Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc thì phải biết khuyến khích, khen thưởng nhân
viên. Từ đó mà có thể dễ dàng điều khiển được nhân viên.
b. Nguyên tắc giao tiếp với cấp dưới:
ràng, cụ thể, xúc tích, trọn vẹn, thận trọng.
Chính xác, minh bạch, công bằng: Tránh ra lệnh cho nhân viên phải làm
theo ý mình, làm những cái mình thích. Phải công bằng cho tất cả các nhân viên
có cùng khả năng, chức vụ.
Kỹ năng lắng nghe: không phải luôn cho ý mình là đúng, mà nên lắng
nghe ý kiến của nhân viên, để hiểu được cái họ cần và cái mình nên làm.
Kỹ năng sử dụng lời khen chê hợp lý: đừng tiết kiệm lời khen, bởi vì
khi được khen người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, năng lượng và có thể làm được
nhiều hơn, tốt hơn. Song song đó cũng cần tiết chế những lời chê bai, thay vào
đó là sự góp ý chân thành, để cùng nhau thay đổi, phát triển.
2.5. Đối với khách hàng:
a. Tầm quan trọn của kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng là chìa khoá dẫn đến thành công cho
bất kì công việc kinh doanh nào. Giao tiếp thông minh không những chỉ giúp
bạn giữ chân được khách hàng, đối tác, mà còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ
hữu nghị lâu dài, hữu ích cho sự nghiệp phát triển của mình.
b. Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Chủ động lắng nghe khách hàng: lắng nghe những yêu cầu của khách hàng,
để biết họ cần gì, và chúng ta có thể đáp ứng cho họ như thế nào. Khách hàng là
những người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Thế nên
những đóng góp, ý kiến của họ là những điều người kinh doanh nên biết, nên
chú ý, để kịp thời thay đổi, sửa chữa, và mang đến những giá trị tốt nhất.
Nội dung ràng súc tích: cách nói chuyện quá văn chương đôi khi lại
làm cho người khác cảm giác bạn không đáng tin tưởng. Thế nên khi nói hãy
biết như thế nào là đủ; nội dung nên rõ ràng, đầy đủ, và súc tích nhất có thể. Để
khách hàng hiểu rõ, và có thể nhớ được công dụng, cách vận hành,… đối với
sản phẩm hay dịch vụ bạn mang đến.
Hướng tới những lần bán tiếp theo: thông qua lời giới thiệu của khách
hàng trước đó có thể giúp bạn có thêm những khách hàng tiềm năng khác. Thế
nên, bạn cần để lại ấn tượng tốt cho tất cả các khách hàng bạn được làm việc cùng.
Sự chuyên nghiệp nên được ưu tiên: bất kì người nào có thiện chí với sản
phẩm cũng đều là một khách hàng tiềm năng. Vì vậy, không nên phân biệt với
những khách hàng. Đặc biệt không nên xu nịnh theo những người được cho là
“có điều kiện” và khinh bỉ với những khách hàng được cho là “không có điều kiện”.
Biết thay đổi cho phù hợp: khi khách hàng sử dụng giọng điệu trang trọng
với bạn thì bạn cũng nên đáp lại bằng sự trang trọng. Và ngợc lại, khi họ đùa
giỡn thì chúng ta cũng nên thay đổi giọng điệu thoải mái hơn, pha trò hơn.
2.6. Kỹ năng giao tiếp gián tiếp
Trong kinh doanh, giao tiếp không chỉ là sự gặp mặt trực tiếp, cùng ngồi lại và
thảo luận công việc. Mà song song đó còn rất nhiều hình thức khác như, thư tín,
qua điện thoại, qua văn bản,… Thế nên cần rèn luyện những kỹ năng giao tiếp gián tiếp.
a. Qua điện thoại:
Khi giao tiếp thông qua điện thoại, chúng ta không thể nhìn được sắc mặt
của đối phượng. Vì thế mà giọng điệu là điều cần được đặc biệt quan tâm. Tone
giọng cao vừa đủ, không nên trầm quá cũng không nên cao quá khiến nguời
nghe cảm giác khó chịu và khó tập trung.
Cần chuẩn bị trước nội dung để nói, nội dung phải thật đầy đủ, rõ ràng và
súc tích. Đảm bảo người nghe nắm bắt được những gì họ cần. Và hơn hết là cần
chuẩn bị một bản thảo nội dung, gửi đến người đọc trước khi diễn ra cuộc giao tiếp.
Đối với người nghe, để tranh mất thời gian đôi, thì khi nghe cần tập trung, và
ghi chú thật nhanh những nội dung chính của cuộc nói chuyện, đồng thời nên trả
lời ngắn gọn để người nói biết bạn vẫn đang nghe họ nói. b. Qua email
Trao đổi công việc qua email là một công cụ hết sức quen thuộc với chúng ta
hiện nay. Bởi vì sự tiện dụng, rõ ràng, chuyên nghiệp mà những bức thư email
mang lại đã làm cho việc trao đổi công việc trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng
văn hoá email thì không phải ai cũng biết.
Nguyên tắc viết email:
Thứ nhất thư phải có chủ đề, để người nhận nắm sơ lược nội dung bức
thư, tránh làm thất lạc thư.
Thứ hai là lời chào, giới thiệu khái quát về bản thân.
Thứ ba, nội dung thư ngắn gọn, rõ ràng là điều quan trọng. Trành viết tắt,
viết sai chính tả, viết dài dòng. Nếu email có đính kèm file thì phải chắc chắn
tên file phù hợp với nội dung. Và nên có lời giới thiệu về file phía trên cho
người đọc dễ kiểm soát.
Cuối cùng là lời cảm ơn, lời chúc và lời chào. Một lần nữa khẳng định
bản thân là ai thông qua phần ký tên hay ghi rõ họ tên.
c. Qua văn bản: Ưu điểm:
Sự trường tồn: là một phương tiện thông tin vĩnh viễn. Rất hữu ích khi
lưu giữ các hồ sơ, hợp đồng,…
Mức độ phản chiếu cao hơn: những người sử dụng phương tiện này phản
ánh hiệu quả trước khi viết. Hành động viết một thông điệp luôn được bắt đầu
bằng một quá trình suy nghĩ và xác định những gì bạn muốn bày tỏ. Ngay cả
bản thân văn bản là một quá trình phản ánh.
Nhược điểm:
Khó thể hiện cảm xúc: là một phương tiện phản chiếu, khó khăn hơn để
thể hiện cảm xúc trong giao tiếp bằng văn bản.
Thiếu linh hoạt: khi một văn bản đã được phát hành không có khả năng sửa chữa nội dung
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản:
Đảm bảo đầy đủ các ý, các mục tiêu. Thế nhưng các thông tin phải vừa
đủ, tránh viết quá dài, quá lạc đề, những câu nói được đề cập trong văn bản có
thật sự mang lại giá trị cho bản hợp đồng, hồ sơ hay không? Nếu không thì
đừng ngần ngại mà xoá bỏ khỏi văn bản.
Nội dung được soạn thảo chỉn chu, rõ ràng. Được kiểm tra lại trước khi
gửi đến người đọc để tránh viết sai chính tả.
Các nội dung được đưa vào văn bản phải mang lại giá trị cho văn bản đó,
phải được chọn lọc và chia nhỏ, đề mục đúng với nội dung cần truyền tải.
Cuối cùng, nếu là một văn bản hợp đồng, mang tính pháp lý thì phải đảm
bảo quyền lợi đôi bên, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật.
3. Đối với các mối quan hệ ngoài hội
Giao tiếp tốt giúp bạn nâng cao khả năng truyền thông cũng như
mang đến nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà bạn có cơ
hội gặp gỡ. Khi giao tiếp tốt bạn sẽ luôn cảm thấy rất tự tin khi trò
chuyện và chia sẻ với người khác. Nhất là trong những tình huống mà
lần đầu bạn tiếp xúc với họ. Có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ đạt được
nhiều thành công trong công việc và cuộc sống dễ dàng hơn. Bởi vì bạn
sẽ thể hiện được trọn vẹn và dễ hiểu những quan điểm, ý kiến của mình
thông qua việc giao tiếp, trò chuyện với người khác. Đồng thời bạn
cũng tự tạo cho mình một phong cách riêng, khiến bản thân trở nên thu
hút hơn. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn hạn chế những
hiểu lầm dẫn đến tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có. Hoặc
là những gì bạn nói người khác không hiểu được và những gì bạn nói
không khớp với suy nghĩ của bạn.
Chúng ta không thể nào ở mãi trong một môi trường, ta sẽ phải bước
ra ngoài và bắt đầu làm quen với một môi trường khác. Như khi bước
vào đại học và việc bắt đầu làm quen với mọi người xung quanh thật sự
rất khó khăn nếu bạn không thành thạo trong giao tiếp. Vì thế kĩ năng
giao tiếp (Communications Skills) là một công cụ quan trọng đối với bạn trong cuộc sống.
Tạo ấn tượng cho mọi người xung quanh: để được mọi người có một
ấn tượng tốt về bạn, bạn cần phải có một kĩ năng giao tiếp thành thạo và
có thể ứng biến được mọi trường hợp trong cuộc sống. Có được kĩ năng
giao tiếp chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc
cũng như cuộc sống: được mọi người tin tưởng, quý mến và tôn trọng.
Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu
hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện
với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân
trọng. Khi đó bạn sẽ kết nối thêm với nhiều bạn bè mới, mối quan hệ
của bạn sẽ rộng mở. Vị thế của bạn trong mắt mọi người cũng được
nâng cao hơn. Những gì bạn nói ra cũng có trọng lượng hơn. Nhờ vậy
con đường sự nghiệp của bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi.
Để làm được như vậy, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện và đúc
kết kinh nghiệm từ chính bản thân. Từ đó tìm ra phương thức riêng để
linh hoạt ứng biến trước mọi tình huống giao tiếp. Tuy nhiên chúng ta
cũng không thể đợi lớn lên rồi bắt đầu trau dồi, mà khi còn là những
học sinh tiểu học, nhà trường cũng nên hướng dẫn, giảng dạy các em về
cách giao tiếp chuẩn mực. Là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết
ngay khi các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập.
Bởi, tiểu học là lứa tuổi hình thành những nét tính cách nền tảng, những thói
quen trong học tập và thói quen làm việc sau này.
→ Nhà trường và thầy, cô giáo cần quan tâm rèn luyện kỹ năng giao tiếp
với những người xung quanh cho học sinh hàng ngày để giúp các em nhận ra
tầm quan trọng của giao tiếp cũng như các mối quan hệ quanh mình, hiểu được
ưu điểm của việc giao tiếp tốt, để trở thành những đứa trẻ thân thiện, luôn biết
quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, biết tự bảo vệ bản thân.
Kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh tốt sẽ trang bị cho các
em sự tự tin ban đầu, là cơ sở để phát triển trí tuệ cùng sự sáng tạo.
Không những vậy, kỹ năng giao tiếp còn giúp các em biết ứng xử với những
người xung quanh một cách tôn trọng, chân thành, tế nhị, thông minh; biết cách
tự giải quyết mọi vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Từ đó,
hình thành nhân cách cho bản thân. Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ khi giao tiếp với
người lớn chính là cơ sở để những người xung quanh đánh giá các em có phải
là đứa trẻ lễ phép không.
Thầy hãy những tấm gương trong giao tiếp, quan tâm rèn luyện cho
học sinh cách giao tiếp với người lớn sao cho lễ phép và lịch sự.
Khi giao tiếp với người lớn, các em cần sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn
trọng, lễ phép; có thái độ giao tiếp chân thành, cởi mở và cử chỉ thân thiện, đúng mực.
Cần rèn luyện cho học sinh năng lắng nghe. Nếu không đồng tình, các em
hãy chờ người lớn nói xong rồi hãy bày tỏ quan điểm cá nhân một cách lịch sự,
thể hiện sự tôn trọng người nghe, không được tranh cãi hay lớn tiếng.
Thầy cô cũng hãy quan tâm rèn luyện cho học sinh năng giao tiếp với bạn
bè. Trong giao tiếp với bạn bè, các em cần có cách xưng hô phù hợp; thái độ
thân thiện, cởi mở; biết giữ lời hứa, biết chia sẻ; thường xuyên nói lời “cảm ơn”,
“xin lỗi”. Tuyệt đối không xúc phạm các bạn, không nói tục chửi bậy, không
được làm tổn thương bạn về thân thể hay tinh thần.
Không chỉ vậy, học sinh còn cần được giáo dục kĩ năng ứng xử khi bị bạn bè
trêu chọc, bắt nạt, … để tự bảo vệ bản thân.
Trong học tập, học sinh cần được giáo dục và rèn luyện năng làm việc
nhóm với các bạn. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao
tiếp với mọi người, học được cách làm việc độc lập cũng như làm việc với bạn
bè, đồng thời học sinh sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Điều
này giúp các em hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó
chơi vui vẻ, học tập tốt.
Cảnh giác trước người lạ là một trong những kỹ năng tự vệ cơ bản mà học
sinh cần được trang bị bởi cuộc sống luôn chất chứa biết bao nguy cơ tiềm ẩn.
Hãy giúp các em biết cách ứng xử lịch sự mà vẫn có khoảng cách với từng
nhóm đối tượng khác nhau, rèn luyện kĩ năng phòng tránh bị xâm hại cho các
em qua các tiết học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.
Kỹ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp với những người xung quanh cần
được rèn luyện trong suốt quá trình trẻ em lớn lên. Việc giáo dục các kỹ năng
sống cho học sinh đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng, bền chặt giữa Gia đình và Nhà
trường để tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các em tự phát triển bản thân.
Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được
ẩn ý, cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp.
4. Trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu - III.
Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho mọi thời
đại, mọi người. Thế hệ trẻ ngày nay, nhất là các sinh viên cần ý thức được tầm
quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Từ đó, hãy chú trọng tới việc rèn luyện kỹ
năng này để ra trường có nhiều cơ hội tốt. Không quá khó để nâng cao kỹ năng
giao tiếp bằng những cách như sau:
Cần hiểu những vấn đề căn bản trong giao tiếp: mạnh dạn nói ra những
suy nghĩ của bản thân, tự tin làm quen với mọi người; luyện tập diễn đạt thường xuyên.
Tạo sự lôi cuốn đối với người đối diện bằng cách: Giao tiếp bằng mắt kết
hợp cùng sắc thái biểu cảm, hành động cử chỉ. Bạn nên nhận thức được những
gì cơ thể đang biểu hiện. Biết mình nên nói gì, nói như thế nào, có rõ ràng và
đầy đủ hay chưa. Tránh rơi vào trường hợp gửi đến những thông điệp trái chiều.
Ngoài ra, nên bộc lộ thái độ mang tính xây dựng. Hãy phát huy kỹ năng lắng
nghe hiệu quả, lắng nghe để thấu hiểu.
Sử dụng từ ngữ mềm dẻo linh hoạt: người ta chỉ nghe những gì họ muốn,
thế nên để giao tiếp có hiệu quả, bạn nên đọc nhiều để mở rộng vốn từ, vốn hiểu
biết, từ đó biết chọn lọc những từ thích hợp.
Hãy biến giọng nói của bạn trở thành một sức mạnh trong giao tiếp: giao
tiếp bằng lời nói thì đương nhiên giọng điệu là điều cần quan tâm, vì vậy bạn
nên rèn luyện giọng nói, khiến cho giọng nói trở nên sinh động, biết điều chỉnh
âm lượng, tốc độ nói cho phù hợp nhiều trường hợp khác nhau.
Trên lý thuyết là thế, nhưng bạn phải biết vận dụng vào cuộc sống, phải thực
hành bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hoạt động tập thể, giao lưu, gặp gỡ
những người có kỹ năng giao tiếp tốt để học hỏi. Hơn hết sự tự tin, kiên trì học
hỏi và rèn luyện là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh (2012) TS. Trịnh Quốc Trung.
2. Sức mạnh của ngôn từ (2020) Shin Dohyeon & Yun Naru.
3. Khéo ăn khéo nói được thiên hạ (2018) Trác Nhã.
4. https://giatricuocsong.org/tam-quan-trong-cua-ky-nang-giao-tiep/
5. https://www.skillsyouneed.com/ips/communication-skills.html