Tạm đình chỉ thi hành án dân sự - Luật Dân Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự - Luật Dân Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự
1, Khái niệm, đặc điểm của tạm đình chỉ thi hành án dân sự a, Khái niệm:
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết
định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. b, Đặc điểm
Thứ nhất, tạm đình chỉ là việc tạm ngưng thi hành án, chứ không phải là
dừng hẳn hay chấm dứt việc thi hành án.
Thứ hai, việc tạm đình chỉ phải có căn cứ do pháp luật quy định.
2, Căn cứ tạm đình chỉ thi hành án dân sự
- Cơ quan thi hành án dân sự nhận được thông báo của tòa án về việc đã
thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.
Việc tạm ngừng việc thi hành án trong thời điểm này là cần thiết bởi vì
khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục pháp sản thì doanh nghiệp hợp
tác xã không được thanh toán bất kỳ khoản nợ cho bất kỳ chủ nợ nào, tạo
thuận lợi cho Tòa án trong việc xem xét giải quyết phá sản và cho công tác THADS sau này.
- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm.
Quy định về vấn đề này phù hợp với các quy định tại Bộ luật TTDS năm
2015. Theo khoản 2 Điều 332 Bộ luật TTDS năm 2015 thì người đã
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định
đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Theo khoản 3 Điều 354 Bộ
luật TTDS năm 2015, người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án,
quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.