-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tâm lý du khách: Thái Lan và Singapore | Đại học Văn hóa Hà Nội
Tâm lý du khách: Thái Lan và Singapore | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 48 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 42676072 THÁI LAN A.
GIỚI THIỆU CHUNG:
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Thái Lan, tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng
Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia,
phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển
Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái
Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Với diện tích 513.120 km², Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng
thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Khoảng cách từ bắc tới nam
1620 km, từ đông sang tây 775 km.
Về mặt địa lý, đất nước được chia thành năm khu vực: vùng đồng bằng trung
tâm màu mỡ, cao nguyên phía đông bắc khô cằn, vùng núi phía bắc đồng bằng
ven biển ở phía đông nông nghiệp trù phú; và bán đảo phía nam.
(Vị trí địa lý của Thái Lan) lOMoARcPSD| 42676072
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với
các vùng kinh tế: phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi
Inthanon; phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông
là sông Mekong - đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và
đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng
sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
1. Các vùng địa lý của Thái Lan:
Miền Bắc Thái Lan
Miền Bắc Thái Lan là một khu vực miền núi. Những ngọn núi cao được phủ
bởi các thung lũng sông trũng và vùng đất cao nằm sát biên giới trung tâm. Hầu
hết các con sông, bao gồm cả các sông Nan, Ping, Wang và Yom, hội tụ lại ở
vùng đồng bằng của vùng hạ lưu phía bắc và khu vực trung tâm. Sông Ping và
sông Nan hợp lại tạo thành sông Chao Phraya. Phần đông bắc được nạp nước bởi
các sông chảy vào lưu vực Mekong như sông Kok và Ing.
Theo truyền thống, những đặc điểm tự nhiên này đã tạo nhiều loại nông nghiệp
khác nhau, bao gồm trồng lúa nước ở các thung lũng và canh tác nương rẫy ở
vùng cao. Rừng núi cũng được đẩy mạnh sự độc lập khu vực. Các khu rừng, bao
gồm các loại gỗ tếch và các loại gỗ cứng có ích cho nền kinh tế đã từng chiếm ưu
thế vùng phía bắc và phía đông bắc đã giảm từ những năm 1980 xuống 130.000
km². Năm 1961, rừng chiếm 56% diện tích đất nước nhưng giữa năm 1980 rừng
đã giảm xuống dưới 30% diện tích của Thái Lan.
Trong suốt mùa đông ở vùng núi phía bắc Thái Lan, nhiệt độ đủ lạnh để trồng
trái cây như vải và dâu tây. lOMoARcPSD| 42676072
Miền Đông Bắc Thái Lan
Miền Đông Bắc với đất nghèo, không thích hợp cho nông nghiệp. Tuy nhiên,
gạo nếp, lương thực chính của khu vực này, phải trồng trọt trên đất ngập, kém
mất nước. Vì vậy, ruộng lúa phát triển mạnh nơi bị ngập từ gần dòng sông và ao,
sản xuất thường hai vụ có thể mỗi năm. Các cây trồng thu lợi nhuận chẳng hạn
như mía đường và sắn được trồng trọt trên quy mô lớn và một mức độ thấp hơn,
cao su. Sản xuất lụa là một ngành thủ công nghiệp quan trọng và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.
Khu vực này bao gồm chủ yếu là cao nguyên Khorat khô trong đó một số
vùng rất bằng phẳng và một ít đồi núi thấp nhưng là đồi núi đá như núi Phu Phan. lOMoARcPSD| 42676072
Mùa mưa ngắn gây lũ lụt nặng ở các thung lũng sông. Khác với những vùng màu
mỡ hơn của Thái Lan, miền Đông Bắc có mùa khô kéo dài và phần lớn diện tích
được bao phủ bởi các bãi cỏ thưa. Dãy núi bao quanh cao nguyên ở phía tây và
phía nam và sông Mê Kông phân định phần lớn phía bắc và phía đông. Một số
loại thảo dược cổ truyền, đặc biệt là chi nghệ, họ gừng có nguồn gốc tự nhiên trong vùng.
Miền Trung Thái Lan
"Trung tâm", miền Trung Thái Lan, là một lưu vực chứa tự nhiên thường
được gọi là "bát gạo của châu Á.". Ở đây cảnh quan khá bằng phẳng không thay
đổi tạo điều kiện cho giao thông đường thủy nội địa. Khu vực màu mỡ đã duy trì
mật độ dân đông, 422 người/km² năm 1987, so với trung bình là 98 trong cả nước.
Địa hình của vùng bị chi phối bởi sông Chao Phraya và các chi lưu và bằng ruộng
lúa. Metropolitan Bangkok, trung tâm thương mại, giao thông vận tải và hoạt
động công nghiệp, nằm ở rìa phía nam của khu vực ở đầu vịnh Thái Lan và bao
gồm một phần của đồng bằng Chao Phraya.
Miền Đông Thái Lan
Miền Đông Thái Lan nằm giữa dãy Sankamphaeng, tạo thành biên giới của
cao nguyên đông bắc phía bắc và vịnh Thái Lan về phía nam. Phía tây của dãy
Phnom Kravanh, được biết đến ở Thái Lan là Thio Khao Banthat, kéo dài vào
đông Thái Lan. Địa lý của vùng có đặc điểm là các dãy núi ngắn xen kẽ với các
lưu vực nhỏ của các sông ngắn chảy vào vịnh Thái Lan. lOMoARcPSD| 42676072
Cây ăn quả là một mảng chính của nông nghiệp trong khu vực và du lịch đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vị trí ven biển của vùng đã giúp thúc
đẩy phát triển công nghiệp, một nhân tố chính trong nền kinh tế của khu vực. Miền Tây Thái Lan
Dãy núi dài biên giới Thái Lan với Myanmar tiếp tục trải dài xuống phía nam
từ phía bắc tới tây Thái Lan với dãy núi Tenasserim, được biết đến ở Thái Lan là
Thio Khao Tanaosi. Địa lý của vùng miền Tây Thái Lan giống như ở miền Bắc,
có điểm đặc trưng là núi cao và thung lũng sông dốc.
Miền Tây Thái Lan có nhiều rừng của Thái Lan ít bị xáo trộn. Nước và khoáng
sản cũng là những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Đây là khu vực có
nhiều đập chính của đất nước và khai mỏ là một ngành công nghiệp quan trọng của khu vực. lOMoARcPSD| 42676072 Miền Nam Thái Lan
Miền Nam Thái Lan là một phần của bán đảo hẹp, đặc biệt về khí hậu, địa
hình và tài nguyên. Nền kinh tế dựa trên du lịch dầu cọ và đồn điền cao su. Ví dụ
trong tỉnh Krabi, đồn điền cọ chiếm 1.568 km², hay 52% diện tích nông nghiệp
của tỉnh. Các nguồn thu nhập khác bao gồm: dừa, khai thác thiếc. Địa hình núi và
sự thiếu các con sông lớn là đặc điểm nổi bật của miền Nam.
2. Thời tiết khí hậu Thái Lan:
Thái Lan là một đất nước nhiệt đới ấm áp và ẩm ướt với khí hậu nhiệt đới
Xavan. Thái Lan có 4 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài suốt mùa đông từ tháng 1
đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng
10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1000 – 2000mm, mùa mát từ tháng
11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt
độ trung bình của Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 độ C vào
tháng 12 và lên tới 35 độ C vào tháng 4 hàng năm. Trong đó, nhiệt độ trung
bình ở vùng đồng bằng là 22-29 độ C. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của rừng rậm nhiệt đới và rừng nguyên sinh. Cao nguyên Korat là rừng thưa. lOMoARcPSD| 42676072
Ở Thái, gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Gió mùa đông
bắc bắt đầu từ tháng 10 đến giữa tháng 3 mang lại không khí lạnh và khô nhất.
Eo đất phía Nam luôn nóng, ẩm. Ở miền nam, gió mùa đông bắc mang lại thời
tiết ấm áp và mưa nhiều trên bờ biển phía đông. Phần lớn Thái Lan có khí hậu
nhiệt đới ẩm và khô hoặc khí hậu thảo nguyên. về Phía nam và đầu phía đông
của miền đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trong suốt mùa đông ở vùng núi phía bắc Thái Lan, nhiệt độ đủ lạnh để
trồng trái cây như vải và dâu tây. Thái Lan thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nóng và có độ ẩm cao.
II. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI:
1.Thành phần dân số: lOMoARcPSD| 42676072
(Bảng dân số Thái Lan từ 1955- 2020)
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Thái Lan ước tính là 69.876.031
người. Khoảng 75% là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa và 3% là người
Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc
khác. Thống kê có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp
pháp ở Thái Lan, trong đó, số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp có thể
lên tới hơn 1 triệu người, dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và
khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội ngày một lớn.
Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người trên mỗi kilômét vuông tính đến 25/08/2021.
Biểu đồ dân số theo độ tuổi, giới tính (2019):
Tỷ lệ dân số phụ thuộc là tỷ lệ của những người không có khả năng lao động
(người phụ thuộc) trên lực lượng lao động của một quốc gia. Phần phụ thuộc
bao gồm dân số dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên. Lực lượng lao động
bao gồm dân số từ 15 đến 64 tuổi. Tổng tỷ lệ dân số phụ thuộc ở Thái Lan năm 2019 là 41,9%. lOMoARcPSD| 42676072
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là tỷ lệ người dưới độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi) so
với lực lượng lao động của một quốc gia. Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở Thái Lan là 23,5%.
Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là tỷ lệ người trên độ tuổi lao động (65+) so
với lực lượng lao động của một quốc gia. Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Thái
Lan là 18,4%. Tuổi thọ (2019) Tuổi thọ là một trong những chỉ số nhân khẩu
học quan trọng nhất. Nó cho biết thời gian từ lúc một người được sinh ra cho
đến khi chết đi. Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Thái Lan là 77,2 tuổi
2.Đặc điểm tôn giáo:
Người Thái tôn sùng Phật giáo, sau đó mới là đức vua. Từ người dân cho
đến Quốc Vương Thái Lan đều là tín đồ Phật giáo. Ngoài ra ở Thái Lan còn
có những nhóm dân cư theo các tôn giáo khác như: thiên chúa giáo, hồi
giáo, đạo Hindu, đạo Sikh… Theo điều tra dân số năm 2015, Hồi giáo chiếm
4,3% và Kitô giáo chiếm 1,2% • Phật giáo:
Phật giáo là tôn giáo ở Thái Lan được nhiều người dân theo nhất và có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất với xã hội Thái Lan. Có thể xem Phật giáo là quốc
giáo ở quốc gia này, với tỉ lệ người theo là 94,5%- khiến cho nước này trở
thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỉ lệ
dân số. Các giáo lí nhà Phật được vận dụng một cách uyển chuyển, hài hòa
làm kim chỉ nam trong việc ứng xử của người dân bản địa. Các thanh niên
Thái Lan hầu hết đều tu tập trong chùa với những khoảng thời gian nhất
định khác nhau. Phật tử ở Thái Lan rất chú trọng việc tọa thiền. Cả sư sãi
lẫn tín đồ theo đạo đều có những, thời gian dành cho thiền để tìm sự thanh
thoát cho tâm hồn. Ở Bangkok và cả một số nơi vùng nông thôn đều có
những trung tâm để học và thực hành thiền. Có rất đông du khách nước
ngoài đến với Thái Lan chỉ để được học và thực hành thiền tại đây. lOMoARcPSD| 42676072
Phật giáo – Tôn giáo ở Thái Lan
• Tín ngưỡng của người Hoa
Ngoài đạo Phật là tôn giáo chủ đạo, ở Thái Lan còn có nhiều tôn giáo khác
chiếm một tỉ lệ tín đồ tương đối nhỏ. Tín ngưỡng ngoài đạo Phật này đôi khi
không thuần nhất đối với một tôn giáo cụ thể nào. Chẳng hạn như số người
gốc Hoa tại đây phần lớn theo một sự pha trộn vừa có học thuyết xã hội của
Khổng Tử, vừa thờ cúng tôn kính tổ tiên, vừa theo học thuyết của Phật giáo đại
thừa lại vừa đồng thời thực hành theo Lão giáo.
Đây cũng là điều làm cho tôn giáo ở Thái Lan có sự đa dạng, phong phú, vừa
tôn trọng tôn giáo của số đông nhưng cũng không bỏ qua những niềm tin của
các nhóm dân tộc khách cùng sinh sống trong cùng một lãnh thổ. • Hồi giáo
Trong tôn giáo ở Thái Lan thật thiếu sót nếu không kể đến đạo Hồi, đạo Hồi
phổ biến ở khu vực miền Nam Thái Lan, nơi có nhiều người dân gốc Malaysia
sinh sống. Nhóm người Pakistan nhập cư cũng theo tôn giáo này. Ngoài ra đạo
Hồi còn có ở những khu vực dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn hay người Hoa ở vùng núi phía Bắc.
Hội đồng Hồi giáo Quốc gia gồm có ít nhất năm thành viên, có chức năng tư
vấn cho các Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ về các vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Chủ
tịch của hội đồng này là cố vấn nhà nước về Hồi giáo do nhà vua chỉ định và giữ lOMoARcPSD| 42676072
một chức vụ trưởng văn phòng trong Vụ Tôn giáo thuộc Bộ Giáo dục. Ở những
tỉnh có đủ số tín đồ Hồi giáo cũng có một hội đồng cấp tỉnh.
Có những mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng Hồi giáo, trong đó bao
gồm việc tài trợ của chính quyền cho các học viện của đạo Hồi, hỗ trợ xây dựng
một số nhà thờ lớn và việc góp qũy hành hương Mecca của những người Thái
Hồi giáo. Ở Thái Lan cũng có nhiều trường tiểu học và trung học của người Hồi giáo.
• Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáo được một số người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đưa vào
Thái Lan vào khoảng thế kỉ 16, 17. Tuy nhiên các nhà truyền giáo này không thu
hoạch được những kết quả khả quan, mặc dù vậy thì nhà thờ của thiên chúa
giáo vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Thái Lan
cũng như trong cộng đồng các tôn giáo ở Thái Lan.
Người Hoa chiếm một tỉ lệ cao trong cộng đồng Thiên chúa giáo ở đây, ngoài
ra có một số người Lào và người Việt. Khoảng một nửa số giáo dân Thiên chúa
sống ở vùng Trung tâm, số còn lại rải ra trong vùng phía Bắc và Đông Bắc. Hơn
nửa số giáo dân ở Thái là tín đồ Thiên chúa giáo La mã, số còn lại là tín đồ Tin Lành.
Tôn giáo ở Thái Lan ngoài các phần được kể ở trên thì còn có một số ít người
dân theo các đạo như đạo Hindu và đạo Sikh, hầu hết là người gốc Ấn Độ và họ
sống ở thủ đô Bangkok.
3.Đặc điểm chính trị:
Thái Lan là một quốc gia Quân chủ lập hiến kết hợp với dân chủ trực tiếp.
Hoàng tộc Mahidol của Vương triều Chakri là biểu tượng quốc gia, Quốc vương
theo nghi thức là người đứng đầu đất nước, giữ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội
kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Vua Thái hiện nay là Rama X, người lên
nhận kế vị ngai vàng từ Hội đồng lập pháp vào năm 2016, sau khi cha ông là
Rama IX băng hà cùng năm đó.
4.Đặc điểm văn hóa: lOMoARcPSD| 42676072
Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc
trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất
nước Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung
Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng
giềng Đông Nam Á khác. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật giáo, Ấn
Độ Giáo, vật linh giáo và từ các nhóm dân di cư gần đây đến từ Trung Quốc và miền nam Ấn Độ.
5.Đặc điểm giáo dục:
Hệ thống giáo dục của Thái Lan bao gồm 4 cấp học: giáo dục mẫu giáo, giáo
dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục cấp cao.
Nhà nước Thái Lan coi trọng giáo dục và luôn luôn đầu tư cho giáo dục như
công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, thúc đẩy sự vận
dụng công nghệ hiện đại và tinh hoa tri thức của người Thái vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Số người biết đọc, biết viết đạt 93,8% (nam 96%, nữ 91,6%) lOMoARcPSD| 42676072
6.Đặc điểm kinh tế:
Ở Thái Lan, công nghiệp chiếm 36,2%, nông nghiệp: 8,2% và dịch vụ: 55,6% tổng GDP.
Trong năm 2017, nền kinh tế Thái Lan tiếp tục duy trì tăng trưởng với GDP
tăng khoảng 3,9%. Chính phủ Thái Lan đã thành công trong tạo việc làm, ổn
định thu nhập và thúc đẩy kinh tế từ cơ sở. Với sự phục hồi của kinh tế toàn
cầu, chính sách của chính phủ, chi tiêu công và sự phục hồi của các ngành sản
xuất, trong quý I/2018, nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á đang tăng
trưởng dù phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và mức tăng thấp hơn so với hầu hết
nước trong khu vực ASEAN. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan đánh giá,
các chính sách đầu tư phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực có năng
lực là động lực chính cho Thái Lan duy trì lợi thế cạnh tranh và thành công
trong kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế. lOMoARcPSD| 42676072 B.
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ:
I. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH DÂN TỘC NỔI BẬT:
Người nông dân thái rất giản dị, hiền hòa, độ lượng và mến khách. Quan
niệm về luân hồi, nhân quả chiếm ưu thế trong tư tưởng của người dân Thái Lan
Đặc biệt lòng tôn kính là một truyền thống khó phai nhạt ở người Thái (lòng
tôn kính Vua và Hoàng hậu, lòng tôn kính với các vị sư xuất gia, lòng tôn kính
của học trò với thầy giáo...)
Trên đôi môi của những người thái luôn luôn ở những nụ cười rạng ngời
thân mật, với họ những nụ cười dường như là nhưng liêu thuốc bổ giúp họ trẻ
mãi không già và tăng thêm nguồn năng lượng cho sự vất về những công việc hàng ngày.
Người dân ở đây không những vui vẻ niềm nở mà ý thức tôn trọng pháp luật
của họ vô cùng cao luôn luôn tuân thủ và không bao giờ phá lệ. lOMoARcPSD| 42676072
(Trẻ em ở miền Nam Thái Lan)
II. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI THÁI LAN: 1.Ngôn ngữ:
Tiếng Thái là quốc ngữ của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái Lan 2.Cách chào hỏi:
Phần lớn người Á Đông rất e ngại việc va chạm, người Thái cũng vậy, những
hành vi tiếp xúc thân mật nơi công cộng được xem là thiếu tôn trọng. Chính vì
vậy mà chào Wai đã trở thành đặc trưng và không hề bị mai một. lOMoARcPSD| 42676072
Trong tiếng Thái, kiểu chào này đã có từ rất lâu và được gọi là chào Wai.
Cách chào rất đơn giản, bạn chắp 2 tay trước ngực và hơi cúi người về phía
trước. Kiểu chào Wai thể hiện sự kính trọng, biết ơn hoặc xin lỗi với người
trước mặt. Vị trí đặt tay càng cao thì càng thể hiện sự kính trọng.
Lưu ý khi chào tránh nhìn thẳng vào người đối diện vì điều đó được cho là
thiếu tôn trọng. Cũng theo người Thái, kiểu chào có tư thế giống hình búp sen,
loài hoa biểu tượng của sự trong sạch thường được trồng trong các ngôi chùa.
Có 3 cách chào Wai cơ bản: 1.
Chào người ngang hằng hoặc nhỏ hơn: chắp tay trước ngực và hơi cúi
người để ngón tay chạm mũi 2.
Chào người lớn tuổi hoặc người lớn hơn về cấp bậc (cha, mẹ, cô, chú…):
chắp tay và cúi sâu người để các ngón tay chạm đến trán 3.
Là xứ sở chùa vàng, cách chào càng được chú trọng khi chào các biểu
tượng Phật giáo và các sư, thầy: cúi gập nửa người (đứng hoặc ngồi), các ngón tay chạm trán
Khi chào người Thái sẽ nói “Sawadee Khap” (nam giới) và “Sawadee Kha”
(nữ giới). Từ “Sawadee” ý nghĩa là mong bạn luôn gặp điều tốt đẹp.
Cách chào của người Thái ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Phật. Cách chào truyền
thống của người Thái là chắp hai tay lên đầu hoặc trước ngực, đầu hơi cúi lOMoARcPSD| 42676072
xuống. Đối với người Thái, đầu là nơi thiêng liêng, vì vậy họ rất kiêng chạm vào
đầu, kể cả đối với hành động xoa đầu trẻ con.
Điều đặc biệt đáng chú ý là cách chào cũng khác nhau đối với địa vị xã hội,
mỗi địa vị xã hội có kiểu chào riêng để phân biệt. Thông thường, người có địa
vị xã hội càng cao thì tay càng phải để cao và thời gian vái cũng lâu hơn. Khi
chào nhau, người nhỏ tuổi cúi chào thấp hơn người lớn tuổi để thể hiện sự kính trọng.
Theo người Thái quan niệm thì việc chắp tay như vậy đem lại cho người đối
diện sự vui vẻ và may mắn. Ngày nay cách chào này đã trở thành hình ảnh đặc
trưng của Vương Quốc Thái Lan không lẫn vào bất cứ quốc gia nào khác.
3.Cử chỉ giao tiếp ở Thái Lan:
Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật không có sự sống. Vì thế, trong
giao tiếp ở Thái Lan, đừng tùy tiện chỉ tay vào người đối diện nếu bạn không
muốn gặp rắc rối. Theo người Thái Lan tay phải thể hiện sự cao quý, còn tay
trái là sự hèn mọn, xấu xa (hoặc người Thái Lan quan niệm rằng dùng tay phải
để đưa đồ vật cho người khác và dùng tay trái để kỳ rửa thân thể.). Vì vậy, khi
tặng quà cho người khác tuyệt đối không được đưa bằng tay trái, nên đưa
bằng tay phải hoặc cả hay tay.
Trong thời gian du lịch Thái Lan không nên có những hành vi ảnh hưởng tới nơi công cộng. lOMoARcPSD| 42676072
Người phụ nữ Thái Lan rất kín đáo trong giao tiếp và vì vậy bạn không được
chạm vào người họ khi không được phép và không được nhìn phụ nữ quá lâu
vì những hành động này đều bị coi là khiếm nhã. Khi bắt tay với phụ nữ Thái,
bạn nên chú ý không bắt tay với họ nếu họ không chìa tay ra trước.
Nếu phụ nữ tặng quà cho nhà sư sẽ được chuyển qua nam giới, nếu không
nhà sư sẽ dùng áo cà sa hoặc khăn mặt để nhận quà.
Trong quan niệm giao tiếp ở Thái Lan, chân bao giờ cũng bẩn còn đầu bao
giờ cũng sạch nên đừng bao giờ dùng chân để chỉ vật hay chạm vào thân thể
của người khác, hành vi này cũng bị coi là thô lỗ và họ sẽ đánh giá bạn không biết ứng xử.
Khi được gia chủ mời dùng bữa, bạn nên chừa lại một ít thức ăn (trừ gạo)
trên dĩa của mình. Nếu bạn ăn sạch, chủ nhà sẽ nghỉ là bạn còn đói và sẽ mời bạn ăn tiếp.
Người Thái rất thân thiện nhưng khi trò chuyện với họ, bạn đừng nên nhắc
các chủ đề Hoàng Cung, Patpong, Pataya vì người Thái kính trọng nhà Vua, họ
ít khi nhắc đến các câu chuyện liên quan đến Vua và Hoàng tộc. Còn nói đến
Patong là nói đến khu ăn chơi trụy lạc, mại dâm, gái điếm, còn Pattaya là một
nơi sang trọng cao cấp, dành cho giới thượng lưu. Người Thái có tính kiềm
chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này, vì vậy khi nói chuyện với
người Thái bạn chú ý không nên có những hành động tức giận hay bức xúc.
Khi bước chân vào các ngôi nhà hay chùa chiền, bạn phải để dép ngoài cửa
và khi đến chơi nhà của người Thái, bạn không được dẫm lên ngưỡng cửa vì
người Thái quan niệm thần linh ngự trị ngay ngưỡng cửa. Khi ngồi tréo chân
nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay
ảnh Vua và không được để chân lên bàn.
III. NHU CẦU SỞ THÍCH CỦA KHÁCH THÁI LAN:
1. Các địa điểm được yêu thích: lOMoARcPSD| 42676072
Du khách Thái Lan yêu thích các điểm đến như Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang.
(Ảnh chụp năm 2019; Nguồn ảnh: Bangkok Post)
Hiện tượng Cầu Vàng, thành phố ngàn hoa... và nhiều điểm đến hấp dẫn khác.
Theo Công ty Indochina Unique Tourist (Đà Nẵng) - đơn vị chuyên đón du
khách Thái Lan tại Đà Nẵng, kể từ khi đưa vào hoạt động, Cầu Vàng tại Khu du
lịch Sun World Bà Nà Hills (Đà Nẵng) đã tạo hiệu ứng mạnh và phủ sóng trên
tất cả các phương tiện truyền thông của Thái Lan. Các chuyến bay hai chiều,
các tour du lịch của du khách Thái Lan đều có điểm tham quan là thành phố Đà Nẵng và Cầu Vàng.
Cùng với Đà Nẵng, nhiều điểm đến hấp dẫn nổi tiếng của Việt Nam như Đà
Lạt – nơi được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, “xứ sở Trầm hương” Khánh
Hòa, Phố cổ Hội An, thành phố Hồ Chí Minh... đều trở thành thỏi nam châm
hút du khách Thái Lan. Ẩm thực hấp dẫn, văn hóa đặc sắc, nhiều danh lam
thắng cảnh, khu vui chơi giải trí và giá cả phù hợp là những yếu tố chính thu
hút ngày một đông đảo du khách Thái Lan đến Việt Nam. 2.Ẩm thực:
Các món ăn Thái rất độc đáo, chúng được chế biến bằng nhiều loại nguyên
liệu và sử dụng nhiều gia vị khác nhau. Món Thái quyến rũ bởi mùi vị đậm đà
đặc trưng của vị cay cay, chua chua từ các loại gia vị ớt, tiêu, rau mùi, húng
quế, gừng, bạc hà, nước cốt dừa.. • Pad Thái: lOMoARcPSD| 42676072
Một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất của Thái
Lan là pad Thái, một món tương tự như như phở xào của Việt Nam. Nguyên
liệu của món này gồm có phở xào với tôm, thịt, trứng, giá hẹ. Sự khác biệt là ở
phần nước xốt chua ngọt được làm từ nước cốt me, nước mắm và đường. Khi
ăn rắc thêm ít lạc rang và hành khô phi giòn thì sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại được
Pad Thái được xem là một trong những món ăn quốc gia của Thái Lan,
những quầy hàng ở phố Khao San là điểm bán pad Thái được nhiều khách hàng yêu thích.
• Gỏi đu đủ (Som Tum Thái)
Som Tum hay còn gọi là gỏi đu đủ Thái là một loại gỏi cay với nguyên liệu
chính là đu đủ xanh bào sợi. Món ăn này được đánh giá là có đầy đủ các vị cơ
bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị mặn của nước
mắm và vị ngọt của đường thốt nốt. Món này được trộn bằng cách giã trong
cối, vì thế nên mới có tên là som tam có nghĩa là "món giã (trong cối) có vị chua". lOMoARcPSD| 42676072
• Tom Yum Koong- súp tôm chua cay:
Tom Yum là tên của một loại canh chua cay của Thái đã trở lên nổi tiếng
khắp thế giới. Món ăn này được làm từ những con tôm tươi ngon nhất cùng
những loại gia vị và rau thơm có vị cay nồng và chua đặc trưng rất Thái. Người
phương Tây “hâm mộ” Tom Yum bởi hương vị chua cay khó quên của nó. Như
hầu hết mọi món canh, canh Tom Yum ngon nhất khi ăn nống. Vị chua cay đặc
trung, mùi thơm của lá chanh là các loại gia vị sẽ làm bạn khó quên.
Tom yum nấu với tôm gọi là tom yum goong (goong nghĩa là tôm), nấu với
thịt gà gọi là tom yum gai, nấu với cá gọi là tom yum pla. • Xôi xoài:
Đây là một trong những món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Thái Lan. Người
dân xứ chùa vàng ăn xôi xoài như một món tráng miệng. Vị chua nhẹ của xoài lOMoARcPSD| 42676072
sẽ giúp trung hòa vị ngọt và béo của nước cốt dừa, tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này.
Từng miếng xoài ngọt lịm, ăn kèm với xối trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa
và vị thơm của vừng rang cho bạn một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon.
Món xôi xoài này thường được bán ở trên các xe đẩy và có mặt ở khắp các đường phố Bangkok. • Dừa nướng:
Bạn có thể dễ dàng mua món ăn vặt này ở hầu hết các nẻo đường của Thái
Lan, cách chế biến của món này rất đơn giản: dừa nguyên trái được người Thái
đem nướng trên bếp lửa.
Quá trình ướng đã khiến nước dừa trở nên ngọt đậm đà và rất thơm. Tuy
nhiên phần cùi dừa bị chuyển sang thành màu tím nhạt và mềm nên không
ngon ăn như dừa tươi. Giá cho 1 trái dừa nướng là khoảng 1USD. lOMoARcPSD| 42676072
Các món ăn Việt Nam được khách Thái thích:
Người Thái rất thích món lẩu ở Việt Nam, đặc biệt là lẩu hải sản.
Họ thường không ăn thịt chó, rùa, rắn, lươn, trứng vịt lộn.
Ngoài ra khác với người châu Âu, người Thái trên đường đi rất thích ăn vặt. 3.Quà tặng:
Biểu tượng của Thái Lan là voi trắng, chính vì vậy khách du lịch đến đây
thường mua tượng voi trắng hoặc mặt dây truyền là tượng Phật bốn mặt được
thỉnh cầu trong chùa về làm kỉ niệm.
4.Loài hoa ưa thích:
Bọ cạp vàng – quốc hoa Thái Lan:
Không phải ngẫu nhiên mà hoa bọ cạp vàng được chọn là quốc hoa của đất
nước Thái Lan. Loài hoa này tượng trưng cho phong thái Hoàng gia, mang nét
đặc sắc của giai cấp quý tộc. Ở Thái, màu vàng là màu của Phật Giáo, và cũng là
biểu trưng cho sự đoàn kết, yêu thương, hoà hợp của một đất nước Phật Giáo nhất nhì Đông Nam Á. 5.Các con số:
Người Thái Lan coi số 6 là không tốt, nhưng lại thích chữ số 9 vì tiếng thái
phát âm số 9 trùng với âm chữ "phát triển". Hằng năm, cứ 6 tháng một lần, sở lOMoARcPSD| 42676072
giao dịch đường bộ Thái Lan lại tổ chức bán đấu thầu "Biển đăng ký xe may
mắn" và biển đăng ký xe có chữ số 9 thường được bán hết trước.
6.Ứng dụng TAGTHAI:
Năm 2019, Thái Lan đưa vào sử dụng ứng dụng TAGTHAI trên điện
thoại di động, được thiết kế như là giải pháp 1 cửa dành cho khách du
lịch đến thăm quốc gia Đông Nam Á này. Ứng dụng này được pháp triển
và sở hữu bởi doanh nghiệp xã hội nền tảng kĩ thuật số Thái Lan và được
hỗ trợ bởi các cơ quan chính phủ và tư nhân gồm Bộ Du lịch và Thể
Thao, Tổng cục Du lịch Thái Lan, Phòng Thương mại Thái Lan nhằm
quảng bá ngành du lịch Thái Lan tới cả khách nội địa và khách nước ngoài.
Ứng dụng tập hợp hơn 20 công ty nhà nước và 28 doanh nghiệp tư
nhân nhằm thúc đẩy và mở rộng hơn nữa khu vực du lịch – một động
lực quan trọng của nền kinh tế Thái Lan, chiếm khoảng 20% nền kinh tế nước này. lOMoARcPSD| 42676072
IV. NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ KHI ĐI DU LỊCH:
1.Cấm kị đối với tôn giáo:
• Không mặc váy ngắn vào Cung điện: Bạn có thể tự do vào chùa hay thăm
Cung điện tại Thái Lan khi đi du lịch, nhưng cần chú ý cách ăn mặc nhất
là đối với nữ giới tuyệt đối không được mặc quần áo, váy ngắn khi vào
chùa. Nên mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự và không đi dép lê
• Không được dùng chân để chỉ người hoặc đồ vật: Một trong những điều
cấm kỵ khi du lịch Thái Lan nhất là tuyệt đối không được dùng chân để
chỉ người hoặc đồ vật, đặc biệt là không được ngồi chéo khi giao tiếp.
Bởi theo quan niệm của người Thái đó là những hành động bất lịch sự vì
họ cho rằng đôi chân là bộ phận kém nhất trên cơ thể người vì vậy khi
ngồi bạn chú ý không nên để bàn chân hướng vào tượng Phật trong nhà.
• Không được phép leo trèo, bám víu vào các tượng Phật lOMoARcPSD| 42676072
• Không được đụng chạm vào các nhà sư. Các sư thầy ở thái bị cấm đụng
chạm, thậm chí còn không được đưa một vật nào đó cho phụ nữ. Còn
với đàn ông được có thể tiếp xúc bình thường nhưng vẫn phải giữ
khoảng cách. Không ai được đứng ngang hàng với nhà sư.
• Không được làm những hành động thân mật ôm ấp, hôn nếu đang ở gần
tượng Phật hoặc chỉ là hình ảnh tượng phật.
• Khi mua đồ lưu niệm là tượng Phật, du khách tuyệt đối không đặt chung
với túi đựng quần vì nó là hành động thiếu sự tôn nghiêm với Phật giáo.
2.Cấm kị đối với giao tiếp:
• Không được dẫm lên bất cứ đồng xu nào có hình đức vua trên đó vì du
khách có thể phải đối mặt với hình phạt 3-15 năm tù vì tội xúc phạm nhà
vua. Ngoài ra, du khách không được chế giễu khi nhìn thấy hình ảnh của
vua ở bất kỳ nơi nào trong thành phố. Và hãy thật cẩn thận cuộn những
tờ hóa đơn có hình ảnh đức vua trên đó thay vì gấp chúng nhăn nheo.
• Hạn chế chỉ trỏ bằng đầu ngón tay
• Chắp tay trước ngực khi chào: Nếu đến Thái Lan mà không thực hiện
đúng nghi thức chào là chắp tay trước ngực, sẽ dễ dẫn đến cảnh người
dân ở đây không ưa bạn và tặng cho bạn suy nghĩ không mấy thiện cảm. Đã có câu nhập
gia phải tùy tục, tốt nhất nếu không muốn trở thành cái gai trong mắt
dân bản địa, hãy chắp tay nhẹ trước ngực và cúi đầu khi sang đây du lịch nhé.
• Tránh vỗ vai, vỗ lưng khi khen ngợi 1 ai đó: Điều này cũng tương tự với
việc dùng tay xoa lên đầu người đối diện. Nếu muốn khen ngợi 1 đứa
trẻ hay 1 người nào đó vì đã làm được một việc tốt, cứ nói là được rồi.
Hoặc không thì tặng họ 1 món quà nhỏ. Chứ đừng có vỗ vai, vỗ lưng.
Nhưng tuyệt đối là không được tặng thuốc lá.
• Tránh những thái độ và hành động bất kính với hoàng gia Thái Lan: Nếu
bạn có những lời lẽ cũng như hành động không đúng mực với các thành
viên hoàng gia, nhà vua thì coi chừng bạn sẽ nhận hình phạt rất nặng
đấy. Bởi người dân Thái Lan rất coi trọng hoàng gia và nhà nước mà.
• Đi ăn không nên giơ tay, huýt sáo gọi phục vụ: Dù đó có là cửa hàng bình
dân hay cao cấp thì cả 2 hành động giơ tay và huýt sáo bị cho là thiếu
tôn trọng và thể hiện bạn là người cực kỳ trịch thượng. Nếu muốn nhờ
sự giúp đỡ của bồi bàn thì úp lòng bàn tay xuống, hoặc nắm chặt. Không
thì bạn có thể đến vị trí người phụ vụ gần nhất để thực hiện yêu cầu của mình.
V. CÁC LỄ HỘI LỚN TRONG NĂM: lOMoARcPSD| 42676072
1. Lễ hội té nước Songkran Thời gian: 13 – 15/4
Địa điểm: toàn bộ các nơi ở Thái Lan
Songkran là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan, được tổ chức
vào ngày đầu năm theo Phật lịch để đón năm mới. Lễ hội này diễn ra vào giữa
tháng 4 hàng năm, thường được tổ chức khắp cả nước trong khoảng 3 ngày
liên tục. Ngoài các hoạt động truyền thống và đặc trưng như lau dọn bàn thờ,
chúc may mắn, và thể hiện lòng biết ơn với bề trên. Người Thái tổ chức tết
theo phong cách đặc biệt hơn bằng hoạt động té nước. Họ quan niệm ai được
té nhiều nước sẽ gặp may mắn cả năm. Vì thế, vào những ngày này, già trẻ gái
trai đều đổ xuống đường với tất cả dụng cụ, đồ vật có thể chứa nước như xô,
chậu, vòi nước và đặc biệt là những chiếc súng phun nước để thực hiện nghi lễ
có một không hai này. Thời điểm diễn ra lễ hội Songkran cũng là mùa cao điểm
du lịch ở Thái, nhiều khách du lịch lựa chọn đất nước Đông Nam Á này làm
điểm dừng chân để trải nghiệm đón Tết theo các đặc biệt của người Thái.
Một số “tips” hữu ích khi tham gia lễ hội té nước Songkran Thái Lan: 1.
Hãy mặc những bộ đồ thoải mái và không màng đến việc nó sẽ bị bẩn
(trừ khi bạn du lịch đến Thái Lan trong dịp này nhưng lại ở lì trong phòng khách
sạn). Phổ biến là áo phông sẫm màu, quần short. 2.
Những thiết bị điện tử, giấy tờ tùy thân khi mang theo cần được để
trong túi nhựa khóa kín hoặc mang theo thiết bị chống thấm nước hay tốt nhất
là để tại khách sạn. Riêng giấy tờ tùy thân nên mang theo bản photo. lOMoARcPSD| 42676072 3.
Hãy trang bị một khẩu súng nước hoặc một xô nước để có thể hòa mình
vào lễ hội và trải nghiệm những giây phút hay ho nhất.
2. Lễ hội Loy Krathong:
Thời gian: đêm trăng rằm tháng 12 theo lịch Thái (khoảng tháng 11
dương lịch) Địa điểm: Chiang Mai
Mặc dù diễn ra ở nhiều nơi, Loy Krathong ở Chiang Mai được biết đến là địa
điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch nhất. Ban ngày không khí lễ hội đã tưng
bừng khắp các đường phố. Khi đêm xuống, mọi người tập trung đông đúc tại
Mae Jo và cầu Nawarat. Đây là 2 địa điểm tổ chức hội hoa đăng có quy mô lớn
nhất. Những chiếc đèn trời mang theo lời mong ước năm mới may mắn cùng
hy vọng mọi muộn phiền, tội lỗi sẽ được gột rửa. Hàng nghìn đèn lồng cùng
được thắp sáng và thả lên không trung tạo nên khung cảnh lấp lánh ảo diệu chưa từng có.
3.Lễ hội Hoàng gia:
Địa điểm: cả nước Thái Lan
Lễ hội hoàng gia gồm nhiều lễ hội nhưng nổi bật nhất là lễ hội mừng sinh
nhật của nhà vua và hoàng hậu. Vào dịp diễn ra lễ hội, các nhà đều trang hoàng
cẩn thận, phố xá cũng tổng vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là các khu vực xung quanh
hoàng cung sẽ thắp đèn và bắn pháo hoa. Hai hôm trước ngày sinh nhật đức
vua, cận vệ hoàng gia sẽ diễu hành và tuyên lại lời thề trung thành tuyệt đối
của họ. Còn những người dân sẽ đặt vòng hoa trước tượng của nhà vua để bày
tỏ lòng thành. Các cơ quan, trường học đều được trang hoàng đẹp mắt, các lOMoARcPSD| 42676072
thành phố lớn và đặc biệt là những khu phố xung quanh hoàng cung sẽ thắp
đèn sáng rực đêm tạo nên những không gian vô cùng ấn tượng.
4.Lễ hội voi Surin:
Thời gian: cuối tuần 3 của tháng 11 Địa điểm: Surin
Diễu hành voi ở Surin là một lễ hội lớn ở phía bắc tỉnh Surin vào tháng 11.
Tất cả các chú voi được đăng ký trong tỉnh sẽ được đưa trở về nhà để tham dự
lễ hội. Sẽ có khoảng 300 chú voi tham gia diễu hành và làm các động tác nghệ
thuật trong lễ hội. Theo sau các chú voi là các nhóm nhảy, ban nhạc, và các vũ
công khác trong đoàn diễu hành. Sự pha trộn giữa nhạc diễu hành, nhạc cụ
truyền thống Thái Lan, các vũ công và đội cờ tạo nên một cảnh tượng hoành
tráng. Tuy không quá nổi tiếng nhưng lễ hội voi Surin là một trong những hoạt
động vô cùng ý nghĩa nhằm tôn vinh loài vật khổng lồ này. lOMoARcPSD| 42676072 SINGAPORE
A.GIỚI THIỆU CHUNG: I.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1.Vị trí địa lý:
Nằm Phía Đông khu vực Đông Nam Á , thuộc phần Đông Nam Á hải đảo ,
Singapore được tạo bởi các quần đảo nên còn được gọi là bán đảo Singapore.
Gồm 1 đảo lớn và 60 đảo nhỏ . Đảo chính là đảo Singapore có chiều dài
khoảng 42km và chiều rộng 23km với diện tích khoảng 556 km2 trong tổng
diện tích 647,5 km2 của cả quần đảo Singapore.
Singapore có một vị trí địa lý lý tưởng : nằm trên trục đường vận tải biển từ
Á sang Âu , Đông sang Tây , là đầu cầu , cửa ngõ ra vào của Châu Á , Singapore
còn là tâm điểm nối các châu lục lOMoARcPSD| 42676072
Á – Âu – Phi – Úc và Bắc , Nam Mỹ ( phía Tây Thái Bình Dương ) 2.Địa hình:
Địa hình của Singapore là bình nguyên xen kẽ với các gò , đống , đồi thấp và
đầm lầy . Gần 2/3 diện tích đảo không cáo quá 15m so với mực nước biển .
Đỉnh cao nhất của Singapore là Bukitpanjang cũng chỉ cao 177m . Phần phía
Đông của đảo là một cao nguyên thấp đã bị bào mòn nhiều nên trở thành đồng
bằng , thỉnh thoảng có vài thung lũng nhỏ. 3. Khí hậu
Singapore nằm trong vùng khí hậu xích đạo nên nhiệt độ và đổ ẩm không khí
khá cao . Nhiệt độ trung bình hằng ngày là 26,7 độ C , nhiệt dộ cao nhất vào
buổi chiều là 30,8 độ C và nhiệt độ thấp nhất lúc hoàng hôn là 23,9 độ C .
Tháng 12 và tháng giêng là tháng mát nhất . Tháng 5 là tháng nóng nhất trong
năm . Lượng mưa hằng năm là 2344ml , mưa quanh năm những tháng mưa to
vào tháng 11 đến tháng giêng , tháng 7 là tháng mưa ít nhất . Độ ẩm không khí
bình quân trong năm cao khoảng 84,3 %
4. Tài nguyên tự nhiên:
Singapore có rất ít tài nguyên tự nhiên , tuy nhiên họ biết biến từ không có thành có.
• Sentosa là hòn đảo, điểm tham quan nổi tiếng nhất mà không du khách
nào có thể bỏ qua khi đến Singapore. Trên đảo, cây xanh mát rười rượi,
những con đường phẳng lì, xuyên qua cây, qua núi, cảnh sắc tươi đến
thư thái lòng. Trên đảo, người ta xây một “Đại dương mini”. Đó là một
trong những khu hải dương học lớn nhất thế giới, tập trung các loại cá,
tôm, sinh vật biển kì lạ với kích thước từ li ti đến khổng lồ. lOMoARcPSD| 42676072
• Garden by the bay, được gọi là “khu vườn kì lạ nhất thế giới” bởi đó là
một khu vườn năng lượng trên không trung. Với chiều cao từ 25 tới
48m, đây thực chất là những tòa tháp thẳng đứng phỏng theo hình
những cái cây. Không chỉ trang trí bằng cây thật trên thân, cách vận hành
của nó cũng mô phỏng thế giới tự nhiên khi sử dụng điện mặt trời vào
ban đêm. Một vài trong số những cây này có chức năng giữ mát và thoát
khí. Ngoài ra, khu vườn trên không trung là nơi trồng hàng ngàn loại hoa đến từ năm châu.
• Ngoài ra, Singapore còn có hai khu bảo tồn thiên nhiên đáng nể: Vườn
chim Jurong với hàng ngàn loài chim trên thế giới, trong đó có nhiều loài
quý như hồng hạc, vẹt Nam Mỹ, sếu đầu đỏ. Vườn thú Night Safari,
vườn thú đêm đầu tiên trên thế giới, với hơn 1.000 loài, trong đó không
ít loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. lOMoARcPSD| 42676072 II.
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI: 1.Dân số:
Năm 2012, dân số Singapore là 5,312 triệu người, trong đó
3,285 triệu (62%) là công dân Singapore và những người còn lại (38%) là những
cư dân thường trú hoặc công nhân/học sinh ngoại quốc. 23% công dân
Singapore sinh ra bên ngoài Singapore. lOMoARcPSD| 42676072
Tăng trưởng dân số Singapore giai đoạn năm 2012-2050
Singapore là một quốc gia đa dân tộc , đa sắc thái văn hóa, năm 2009,
khoảng 40% cư dân Singapore là người ngoại quốc, một trong những tỷ lệ cao
nhất trên thế giới . Điều tra dân số của chính phủ báo cáo rằng 74,2% cư dân là
người gốc Hoa, 13,4% là người gốc Mã Lai, và 9,2% là người gốc Ấn Độ, người
Âu-Á và các nhóm khác chiếm 3,2%.
Tỷ lệ nam nữ ở Singapore cân bằng nhau , tuổi thọ của Singapore đạt mức
cao ở trên thế giới , nam là 75,6 năm và nữ là 79,6 năm. 2.Tôn giáo:
Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số
cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ đạo Phật trong cuộc điều tra dân số gần
đây nhất. Tôn giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi
giáo, Đạo giáo, và Ấn Độ giáo. 17% dân số không gia nhập tôn giáo nào.
Hầu hết tín đồ Phật giáo tại Singapore là người Hoa và theo truyền thống Đại
thừa. Đại thừa Trung Hoa là tông phái Phật giáo chiếm ưu thế nhất tại
Singapore, với các hòa thượng truyền giáo đến từ Đài Loan và Trung Quốc
trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, Phật giáo Thượng tọa bộ từ Thái Lan ngày
càng phổ biến trong cư dân Singapore (không chỉ người Hoa) trong thập niên qua
Ở Singapore không có một tôn giáo nào được gọi là quốc giáo. 3.Chính trị: lOMoARcPSD| 42676072
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện
theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của
quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện.
Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở
một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống. Tổng thống được bầu thông
qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể
các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm
phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi.
Hệ thống luật pháp ổn định , chặt chẽ , nghiêm chặt được xếp vào loại tốt và
hoàn chỉnh nhất khu vực châu Á. 4.Kinh tế:
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài. Nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập khẩu lương thực,
thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và
một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như:
cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và
lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn
nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa
máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận
chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu
trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Singapore có một nền kinh tế thị trường phát triển cao, dựa trên lịch sử về
thương mại cảng vận tải mở rộng. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào
buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) ,Năm 2009, GDP chỉ tăng
1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế. Hiện tại (2019), nền kinh tế của
Singapore đứng thứ tư của ASEAN, đứng thứ 12 châu Á và đứng thứ 34 trên
thế giới, GDP đạt 362,818 tỷ USD.
Singapore thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài do vị trí của nó, lực
lượng lao động có tay nghề, thuế suất thấp, cơ sở hạ tầng tiên tiến và không
khoan nhượng chống tham nhũng. Singapore có trữ lượng ngoại tệ lớn thứ 11
thế giới, và là một trong những quốc gia được đầu tư quốc tế cao nhất trên
đầu người. Có hơn 7.000 tập đoàn đa quốc gia đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và
Châu Âu tại Singapore. Cũng có khoảng 1.500 công ty từ Trung Quốc và một số tương tự từ Ấn Độ 5.Văn hóa: lOMoARcPSD| 42676072
Singapore là một quốc gia đa dạng và non trẻ, với nhiều ngôn ngữ, tôn giáo,
và văn hóa. Từ thập niên 1990, chính phủ xúc tiến các hoạt động nhằm biến
Singapore thành một trung tâm nghệ thuật và văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật
biểu diễn, và biến đổi quốc gia thành một "cửa ngõ giữa phương Đông và phương Tây. 6.Giáo dục:
Singapore có diện tích và dân số khá nhỏ nhưng có hệ thống giáo dục thừa
hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc. Singapore đặt
nền giáo dục là yếu tố chủ chốt trong sự lớn mạnh và phát triển xã hội. Chính vì
vậy hệ thống giáo dục Singapore là một trong những điểm mạnh nổi bật giúp
cho đất nước này trở thành điểm đến của rất nhiều du học sinh trên thế giới.
Các cấp bậc trong hệ thống giáo dục: • Mầm non: 3 năm • Tiểu học: 6 năm • Trung học: 4-5 năm
• Dự bị đại học: 2-3 năm • Sau trung học: 1-3 năm
Ưu điểm trong nền giáo dục:
• Các trường đào tạo tại Singapore cung cấp chất lượng giáo dục và hệ
thống bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới và có cơ hội chuyển
tiếp hoặc liên thông lên qua một nền giáo dục khác một cách dễ dàng.
• Hệ thống giáo dục xây dựng ngày càng hoàn thiện theo hướng linh hoạt
và đa dạng hơn, nhằm đem đến nhiều sự lựa chọn phù hợp với sở thích
và phương pháp học tập của cho sinh viên
• Mối liên hệ mật thiết giữa hệ các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp
tạo cơ hội thực tập và làm việc cho sinh viên trong thời gian đào taọ và sau khi ra trường.
• Giáo dục thế hệ trẻ theo hướng sáng tạo, tìm tòi để có thể phát hiện và
giải quyết vấn đề, sẵn sàng vượt qua những khó khăn đẻ đạt được thành công lOMoARcPSD| 42676072
B.ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ: I.
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH DÂN TỘC NỔI BẬT:
Singapore là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Tính
cách của người Singapore cũng mang những đặc điểm tính cách chung của
người châu Á: đề cao gia đình; coi trọng thứ bậc và tôn ti trật tự; tôn trọng người cao tuổi, …
Họ có tinh thần học hỏi nghiêm túc, thái độ triệt để chống tham nhũng, đức
tính cần cù, tiết kiệm. Chẳng hạn, thiết kế những tòa nhà cao tầng, thang máy
3 tầng mới đỗ 1 lần/ Vòi nước lúc đầu chảy mạnh, sau yếu dần rồi tự động tắt …
Họ rất thực tế và lạnh lùng trên mức bình thường của người Việt. Do đó
người Việt Nam mới tiếp xúc với họ hay cho rằng người Singapore niềm nở hơi
giả tạo. Suy ra cho cùng thì với xã hội cạnh tranh và phát triển, tính cách trên cũng là bình thường.
Người Singapore không thích nói chuyện nhiều và cũng không hay bắt
chuyện như người Châu Âu, nhưng lại có nguồn cảm hứng nghiêm túc và vô
tận: đó là trẻ em. Sự quý mến, trân trọng và nâng niu trẻ em là nét văn hóa
đẹp của người Singapore. VD: Trên các kênh truyền hình, đến tiết mục thiếu
nhi bao giờ cũng có hình ảnh của 3 em bé: da màu, da trắng và da vàng. Nếu là
phim hoạt hình hay phim kịch múa rối, cũng đều có tương tự 3 màu như thế
rất đậm đà tình đoàn kết. lOMoARcPSD| 42676072
3 đặc điểm nổi bật trong tính cách của người Singapore:
• Con người Singapore rất thân thiện: Như đa số chúng ta đều đã được
biết thì Singapore là một quốc gia mở cửa đa chủng tộc, đa văn hóa. Mỗi
một chủng tộc sẽ lại có những tính cách khác nhau với những phong tục
tập quán khác nhau, nhưng có một điểm chung của tát cả những con
người sinh sống ở Singapore đó chính là thân thiện. Họ luôn sẵn sàng
giúp đỡ mọi người gặp khó khăn. Cũng chính vì điều này mà dù cho có
sự giao thoa rất lớn giữa phương Đông và phương Tây với những khác
biệt rất lớn nhưng Singapore vẫn luôn là một thể thống nhất và đoàn
kết. Đây chính là điểm khiến cho Singapore thu hút được rất nhiều nhân
tài đến đất nước của mình. Dù cho mới bắt đầu một cuộc sống ở nơi
hoàn toàn mới mẻ nhưng những người đến sinh sống và làm việc ở
Singapore luôn không bao giờ cảm thấy lạc lõng và rất dễ hòa nhập vì tất
cả những người dân nơi đây và thậm chí là chính phủ cũng vô cùng hòa đồng và thân thiện.
• Sạch sẽ cũng là đặc điểm của con người Singapore: Chắc chắn rồi không
phải tự nhiên mà Singapore lại được mệnh danh là đất nước sạch nhất
thế giới. Những con người Singapore luôn được biết đến là những người
ngăn nắp, nề nếp và đặc biệt là không bao giờ vứt rác bừa bãi, điều này
dường như đã ăn sâu vào tính cách của những người con quốc đảo sư
tử. Họ luôn nghĩ đến cái chung lớn lao chứ không bao giờ vì sự tiện lợi
nhất thời của mình mà làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
• Con người Singapore cực kì tiết kiệm: Điều quan trọng nhất giúp cho đất
nước Singapore có thể phát triển được như ngày này không phải là gì
khác mà chính là sự tiết kiệm trong tính cách của những con người ở nơi
đây. Là một quốc gia có diện tích vô cùng nhỏ bé chỉ lớn hơn đảo Phú
Quốc của chúng ta một chút lại vô cùng nghèo tài nguyên nhưng họ vẫn lOMoARcPSD| 42676072
có thể vươn lên trở thành một cường quốc trong khu vực và cả trên thế
giới, đó chính là vì họ
biết tiết kiệm (tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước, tiết kiệm chất xám,…) II.
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP: 1.Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính của Singapore là tiếng Malaysia , tiếng Trung Quốc , tiếng Anh và tiếng Tamil .
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại quốc đảo và là ngôn ngữ của kinh doanh,
chính phủ, và là phương tiện giảng dạy trong trường học . Các cơ cấu công
cộng tại Singapore quản lý công việc của họ bằng tiếng Anh, và các tài liệu
chính thức được viết bằng tiếng Anh, hiến pháp Singapore và toàn bộ các luật
được viết bằng tiếng Anh
Tiếng Hoa là ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều người Singapore nhất, chiếm một
nửa trong số họ. Quan thoại Singapore là phương ngôn tiếng Hoa phổ biến
nhất tại quốc đảo, với 1,2 triệu người sử dụng nó làm ngôn ngữ nói tại nhà
Tiếng Malaysia là ngôn ngữ quốc gia . Ngôn ngữ được sử dụng trong quốc
ca, trong các trích dẫn của hệ thống thứ bậc và huy chương của Singapore , trong chỉ huy quân sự lOMoARcPSD| 42676072
Đại bộ phận dân chúngSingapore ngày nay thông thạo cả 2 thứ tiếng : tiếng
Anh và tiếng mẹ đẻ . Với một nền giáo dục khá hoàn chỉnh , Singapore có tỷ lệ
dân biết đọc biết viết đạt 90 %.
2.Cách chào hỏi, giao tiếp:
Người Singapore rất thân thiện bởi văn hóa của họ có sự giao thoa giữa
châu Á và châu Âu. Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, người Singapore sẽ
bắt tay nhau thay cho lời chào, nếu gặp những người lớn tuổi họ sẽ cúi đầu
chào lễ phép để thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương. Việc chào hỏi này
khá giống với người Việt Nam. Tuy nhiên Singapore vì là một quốc gia đa chủng
tộc, đa văn hóa, Singapore có một bộ phận không nhỏ người Hồi giáo. Việc bắt
tay trong văn hóa của họ lại là một điều tối kỵ.
Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ
và tiếng Anh. Người Singapore thường trao đổi “business card”. Họ rất coi
trọng danh thiếp. Hãy trao đổi danh thiếp với người Singapore bằng hai tay và
xem danh thiếp một cách cẩn thận, tôn kính là phép lịch sự tối thiểu khi làm
việc với người Singapore.
Cũng như nhiều nước Châu Á khác, người Singapore rất ngại nói “không’’ mà
thay vào đó là họ nói “Vâng, nhưng có thể việc này sẽ khó khăn’’.
Khi mua sắm, đợi xe công cộng, xếp hàng rất trật tự, không chen lấn, xô đẩy nhau.
Kín đáo khi bày tỏ tình cảm với người khác giới.
III. NHU CẦU SỞ THÍCH DU LỊCH CỦA NGƯỜI SINGAPORE: lOMoARcPSD| 42676072 1.Sở thích chung:
Người Singapore thích mua sắm tất cả mọi thứ, nó gần như được coi là một
sở thích đặc trưng của quốc gia này. Tình yêu đó thể hiện qua số lượng trung
tâm mua sắm dày đặc, từ các trung tâm giá rẻ đến trung tâm sang trọng, cao
cấp. Đảo quốc sư tử này còn được coi là điểm đến đầu tiên cho những người
yêu thích shopping của khu vực Đông Nam Á.
Tặng quà được cho là nét văn hóa đặc trưng của rất nhiều quốc gia. Tuy
nhiên ở Singapore có một số đồ không nên tặng là đồng hồ - vì họ cho rằng
đồng hồ là điềm tang tóc, không tặng khăn tay-là chia ly, không tặng dù-là điềm rủi ro.
Khách có nguồn gốc Mã Lai thích tranh sơn mài, phong thủy Việt Nam
nhưng trong tranh không được có động vật, nhất là những con vật thờ (tứ linh).
Khách theo đạo Hồi vẫn chọn lựa đến các nhà hàng chuyên nấu món ăn dành riêng cho họ
Lượng khách gốc Hoa thích mua sắm hàng lưu niệm, đồ ăn truyền thống
đóng gói (bánh đậu xanh, bánh pía, kẹo dừa …) 2.Ẩm thực:
Ẩm thực Singapore là sự pha trộn giữa công thức chế biến của người Hoa,
Malaysia, Ấn Độ, Peranalean,…tạo nên những nét đặc trưng thu hút khách du
lịch mỗi khi đến với Singapore. Những món ăn đặc trưng được người
Singapore yêu thích nhất có thể kể đến như:
• Cà ri Laska: Món ăn được chế biến từ mì, kết hợp với tôm, cua, cá, sò
huyết,... và không thể thiếu nước cà ri cay cay, tạo nên một món ăn vô
cùng hấp dẫn. Làng chài Laska là địa điểm thưởng thức món ăn này ngon nhất. lOMoARcPSD| 42676072
• Char kway teow: món bánh phở xào với tương ngọt cùng giá, phần bánh
nhân cá và khoai tây cùng sò, lạp xưởng,…
• Satay: món thịt xắt lát được viên vào thành từng que, nướng trên lửa
than và dùng với nước sốt đậu phộng. lOMoARcPSD| 42676072 3.Con số yêu thích: Người Singapore cho rằng con số “4”,
“7”, “13”, “37” và “69” là những con số tiêu cực và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số “7”, bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người gốc Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong
dịp Tết để lấy lộc.
Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc,
nên người ta hết sức tránh. 4.Màu sắc:
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng
là màu họ không thích. Họ thích màu hồng, màu đỏ, bởi vì theo họ màu này
tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và
tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
Ngoài ra, màu đỏ còn là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị,
nhất là trong những dịp lễ hội.
5.Loài hoa yêu thích:
Ở Singapore, Phong lan Vanda Miss Joaquim vinh dự được chọn làm quốc
hoa của đất nước này vào năm 1981 vì vẻ đẹp dịu dàng mà đằm thắm của nó.
Người dân yêu thích loài hoa Vanda Miss Joaquim (Agnes) và tôn làm quốc
hoa, biểu trưng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người dân nơi đây (loài
hoa nở suốt bốn mùa) ….
Màu hồng rực rỡ khoe sắc trong nắng của hoa lan Vanda Miss Joaquim như
toát lên sức sống dồi dào, niềm tin căng tràn của người dân Singapore, khỏe
khoắn và tươi đẹp. Không những vậy trong mưa, màu hồng thắm đó như nói lOMoARcPSD| 42676072
rằng niềm tin vào cuộc sống tươi sáng không bao giờ tắt trên đất nước Singapore.
Đến Singapore, du khách sẽ thấy hoa lan Vanda Miss Joaquim có mặt ở hầu
hết các nơi trên quốc đảo xinh đẹp này, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp và
tình yêu của con người, đất nước Singapore với loài hoa quý đó. IV.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ CỦA NGƯỜI SINGAPORE:
1.Trong chào hỏi và giao tiếp:
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự
được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo....
nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi
tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn
tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.
Ở Singapore có văn hóa là bắt tay khi gặp mặt, du khách có thể bắt tay với
bất cứ ai ở Singapore trừ những phụ nữ Hồi giáo. Bởi vì, phụ nữ Hồi giáo bị
cấm bắt tay với người lạ. Để tránh hiểu nhầm và vi phạm điều cấm kỵ thì du
khách nên cười và gật đầu chào mỗi khi gặp là được.
Những người Hồi Giáo thường dùng tay phải để ăn cơm, làm các hoạt động
tích cực , còn tay trái của họ thường được dùng để làm những việc khác. Vậy
nên một trong những điều kiêng kỵ trong văn hóa Singapore đó chính là bạn
không được dùng tay trái để bắt tay hay tặng quà cho người khác. Với họ việc
bạn dùng tay trái để bắt tay hay tặng quà là thể hiện thái độ không tôn trọng, bất hợp tác. lOMoARcPSD| 42676072
2.Trong hành động, cử chỉ:
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm
tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không
được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.
Không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn
hoặc có thứ bậc cao hơn.
Lời “chúc phát tài”: Nếu như người Trung Quốc đại lục chúc nhau “chúc phát
tài” là muốn chúc làm ăn, kinh doanh phát tài. Nó mang hàm nghĩa tích cực.
Thì đối với người Singapore lời chúc ” chúc phát tài” lại là điều họ không thích,
thậm chí còn là một điều nên tránh. Đối với người Singapore, lời chúc ” chúc
phát tài” cũng đồng nghĩa với sự giễu cợt hoặc sỉ nhục vì người Singapore đồng
nghĩa lời chúc này với “chúc bất nghĩa”.
Tặng quà: Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm
tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi
không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương
ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề
cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi
vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó
ra, ăn từ trên xuống dưới. lOMoARcPSD| 42676072
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét
dọn nhà cửav hoặc gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may
mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ
gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc
đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể
đem đến vận hạn cho họ. V.
NHỮNG NGÀY LỄ LỚN CỦA NGƯỜI SINGAPORE:
1.Lễ hội Phật Đản của Phật giáo:
Đây là ngày lễ quan trọng đối với không chỉ riêng gì đất nước Singapore. Đây
là dịp lễ được diễn ra hằng năm vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch (rằm tháng Tư) tại
khu di tích đền thờ The Buddha Tooth. Mục đích của lễ hội này là để tưởng
nhớ và đánh dấu ngày sinh nhật của Đức Phật Gautama. Đây là dịp mà người
dân Singapore theo đạo Phật đi đến chùa để cầu may, đọc kinh Phật, ăn chay,
niệm Phật và phóng sinh. Tham gia lễ hội không chỉ là những “tín đồ” Phật giáo
tại Singapore mà còn là đông đảo du khách quốc tế - kể cả những người chưa
biết về đạo Phật. Chúng ta sẽ hiểu hơn về những nét đặc biệt độc đáo của Phật
giáo tại quốc gia này khi tham gia lễ hội truyền thống của họ.
2.Tết Trung Thu truyền thống - Tháng 9:
Singapore là một nước cũng giống như Việt Nam chịu nhiều sự ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa và được lưu giữ đến ngày nay. Vào ngày lễ hội của
thiếu nhi này, các em nhỏ sẽ được tổ chức lễ hội Trung thu bằng các hoạt động
vui chơi giải trí như rước đèn, múa lân, biểu diễn nhiều tiết mục hài kịch khác.
Nếu như bạn muốn tham gia lễ hội truyền thống ở Singapore này với những
chiếc bánh trung thu của Singapore xem liệu có khác hương vị của bánh Việt lOMoARcPSD| 42676072
Nam không thì hãy đến đây vào tháng 9 Dương lịch ( hay 15 tháng 8 Âm lịch)
tại khu China Town. Sẽ có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí mà bạn không thể bỏ qua.
3.Lễ hội thu hoạch Pongal:
Lễ hội thu hoạch Pongal bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ ( tiêu biểu nhất là ở
miền Nam Ấn Độ).Lễ hội này được tổ chức vào ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil
( nhằm tháng 1 Dương lịch) và được diễn ra sầm uất nhất tại khu phố Campbell Lane.
Vào những ngày này, người dân Singapore sẽ tới nhà người thân, hàng xóm,
bạn bè để vui chơi, thăm hỏi và chúc sức khỏe. Ngày này cũng là ngày mà nông
dân Singapore tôn vinh gia súc, gia cầm, máy móc nông nghiệp để họ đem về
cho mình một mùa màng bội thu
Cuộc thi nấu ăn Mass Pongal là cuộc thi được mong đợi nhất trong mùa lễ
này. Những người tham gia được nấu những món ăn mình tự “sáng tạo” từ
món Pongal truyền thống trong ẩm thực Ấn Độ.Hãy đến Singapore vào tháng 1
Dương lịch để được thưởng thức những món ăn của Ấn Độ và những món ăn
tuyệt vời đặc trưng của lễ hội này nhé. lOMoARcPSD| 42676072