Tâm lý học - Biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm trong gia đình ở trẻ vị thành niên
Gia đình là tế bào của xã hội, bởi là nơi mà những đứa trẻ sinh ra được cha mẹgiáo dục để trở thành con người xã hội. Những bổn phận và trách nhiệm xã hội sau nàyđứa trẻ sẽ gánh vác chính được hình thành đầu tiên từ trong gia đình. Bổn phận vàtrách nhiệm đối với gia đình không chỉ là của riêng người lớn mà còn của mọi thành viên trong gia đình, trong đó có con cái ở tuổi vị thành niên.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tâm lý học đại cương( GP1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ VÔ CẢM TRONG
GIA ĐÌNH Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Phan Thị Mai Hương Viện Tâm lý học
Tóm tắt: Bài viết chỉ ra những biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm trong gia đình của trẻ
vị thành niên hiện nay. Mẫu nghiên cứu gồm 1028 học sinh, trong đó .... % là nam, tuổi
từ 13 đến 17, với tuổi trung bình là ...., ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Công cụ
nghiên cứu là bảng hỏi, được thu thập từ điều tra chọn mẫu 1 lần theo lát cắt ngang. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra 24 biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm trong gia đình và chia thành
5 nhóm chính: Ich kỷ, thiếu thể hiện tình cảm yêu thương, thiếu sự tham gia, thiếu cảm
giác lỗi và thiếu khả năng nhận biết. Những đặc trưng này không phân biệt theo giới và
theo tuổi. Nghiên cứu góp phần hình thành thang đo Thái độ vô cảm trong gia đình để
nghiên cứu hiện tượng này.
Từ khóa: Vô cảm, vô cảm trong gia đình, gia đình, vị thành niên. Mở đầu
Gia đình là tế bào của xã hội, bởi là nơi mà những đứa trẻ sinh ra được cha mẹ
giáo dục để trở thành con người xã hội. Những bổn phận và trách nhiệm xã hội sau này
đứa trẻ sẽ gánh vác chính được hình thành đầu tiên từ trong gia đình. Bổn phận và trách
nhiệm đối với gia đình không chỉ là của riêng người lớn mà còn của mọi thành viên
trong gia đình, trong đó có con cái ở tuổi vị thành niên.
Bổn phận đối với gia đình của trẻ vị thành niên
Văn hóa Việt nam truyền thống truyền từ đời này qua đời khác rằng mọi thành
viên trong gia đình phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đạo làm con là phải hiếu thảo
với cha mẹ, ông bà..... Ca dao, tục ngữ Việt nam đã thể hiện sự trân trọng tình cảm gia
đình mà mỗi người phải có như: "Anh em liền khúc ruột mềm"; "Anh em thuận hòa là
nhà có phúc"; "Công cha như núi Thái-sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
Đó là những chuẩn mực sống mang tính truyền thống nhưng vẫn là những giá trị
được trân trọng trong đời sống hiện đại. Trên phương diện chính thức, Luật Hôn nhân
và Gia đình Việt nam năm 2014 cũng qui định rõ không chỉ quyền lợi mà cả bổn phận
của con cái trong gia đình. Điều 70 của bộ luật này nêu rằng con cái "có bổn phận yêu
quí, kính trọng biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống
tốt đẹp của gia đình". Hoặc "Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp
lứa tuổi, không trái với qui định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em"
(Luật Hôn nhân và gia đình, 2014, tr. 23).
Có thể thấy, từ cả phương diện văn hóa và luật pháp, bổn phận và trách nhiệm
của con cái với gia đình không giới hạn về tuổi tác. Con cái mỗi lứa tuổi sẽ ứng xử theo
cách phù hợp với lứa tuổi của mình để thể hiện đạo làm con và không được thờ ơ, đứng lOMoAR cPSD| 45734214
ngoài những bổn phận và trách nhiệm đó. Những bổn phận đó được qui định khá rõ và
thể hiện ở hai lĩnh vực chính: tình cảm đối với gia đình và sự tham gia, đóng góp của trẻ
vào công việc chung của gia đình.
Một số nghiên cứu cả các tác giả ở Việt nam đã đề cập đến sự tham gia của trẻ vị
thành niên vào công việc gia đình (Nguyễn Thị Mai Lan, 2009), hoặc giáo dục trẻ tham
gia việc nhà của cha mẹ (Vũ Quỳnh Châu, 2009). Đó là con đường xã hội hóa để trẻ trở
thành một người trưởng thành, có thể chăm lo gia đình sau này. Các nghiên cứu cho
thấy làm việc nhà đã được trẻ chấp nhận và thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ tham
gia việc nhà chịu ảnh hưởng bởi áp lực học tập, nhà có người giúp việc (Vũ Quỳnh Châu,
2009; Nguyễn Thị Mai Lan, 2009) nên sự tham gia của trẻ cũng ở các mức độ khác nhau.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra những việc trẻ có thể làm gồm việc nhà (nấu cơm, dọn nhà,
giặt giũ ...) hoặc chăm sóc em, giúp đỡ bố mẹ. Như thế, tham gia vào việc gia đình được
coi là trách nhiệm của trẻ, cũng là định hướng giáo dục của cha mẹ, và là việc trẻ phải
thực hiện trong gia đình.
Trên thế giới, thái độ đối với bổn phận của trẻ trong gia đình cũng là vấn đề được
quan tâm. Nghiên cứu của Ho năm 1981 trên trẻ Trung quốc chỉ ra rằng những việc mà
trẻ em Trung quốc làm trong gia đình cũng giống như trẻ Việt nam: nấu cơm, dọn dẹp,
mua thực phẩm, chăm sóc em. Bên cạnh đó, dành thời gian tham gia các hoạt động
chung cùng gia đình cũng là một chỉ báo cho bổn phận của trẻ (dẫn theo Fulignin và cs.,
2002). Nghiên cứu của Puligin trên trẻ có gốc Á, Mỹ là tinh và trẻ châu Âu, sống ở Mỹ,
về bổn phận đối với gia đình của trẻ cho thấy có 2 tiêu chí đo lường bổn phận. Đó là sự
gần gũi và tính hỗ trợ. Sự gần gũi bao gồm thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ
phép với người lớn trong nhà, làm vì lợi tích của gia đình, đối xử hàm ý biết ơn với ông
bà, hy sinh vì gia đình... Còn tính hỗ trợ là những hoạt động tham gia cùng gia đình và
trợ giúp các thành viên gia đình như dịch cho cha mẹ, thời gian dành cho người thân,
gia đình, giúp em học bài, làm việc nhà, chăm sóc người thân ... (Fuligni và cs., 1999).
Nghiên cứu của cùng tác giả trên trẻ vị thành niên ở Trung quốc về thái độ với bổn phận
gia đình cho thấy những khác biệt khu vực (nông thôn và thành thị) và khác biệt giới
(nam và nữ) về vấn đề này. Qua kết quả của nghiên cứu này, có thể thấy rằng khi nghiên
cứu ở nền văn hóa khác, những chỉ báo về bổn phận đặc trưng cho nền văn hóa cũng
được bổ sung và thay đổi. Ví dụ, trong nghiên cứu này, ngoài bổn phận đối với các mối
quan hệ gia đình, trẻ Trung quốc còn phải có động lực học tập ở mức cao, như một chỉ
báo về bổn phận của trẻ đối với gia đình. (Fuligni và cs., 2004). Có thể thấy rằng, cái
được coi là bổn phận đặc trưng văn hóa bắt nguồn từ những giá trị được coi trọng trong xã hội đương thời.
Sự vô cảm trong gia đình
Nghiên cứu này không đặt trọng tâm vào tìm hiểu thái độ về bổn phận của trẻ vị
thành niên với gia đình mà quan tâm đến khía cạnh khác - thái độ vô cảm của trẻ với các
bổn phận ấy. Vô cảm trong gia đình ở nghiên cứu này được hiểu là trạng thái tâm lý thể
hiện sự thờ ơ, dửng dưng như đứng ngoài cuộc của đứa con tuổi vị thành niên đối với
gia đình mình bao gồm trong đó sự thờ ơ trong chia sẻ các trách nhiệm gia đình, dửng
dưng nhìn người thân vất vả, cũng như thờ ơ với các thành viên trong gia đình trên
phương diện tình cảm. Đó là những khía cạnh mà đúng ra, theo luật định cũng như theo
văn hóa, mọi đứa trẻ đều có bổn phận phải hành xử thich hợp. 2 lOMoAR cPSD| 45734214
Những nghiên cứu đã dẫn ở trên cho thấy những chỉ báo đặc trưng về bổn phận
và trách nhiệm của trẻ vị thành niên trong gia đình và những khác biệt cũng như tương
đồng về văn hóa trong những chỉ báo ấy. Nhưng trẻ thực hiện việc nhà trên thực tế như
thế nào, liệu chúng có là người đứng bên lề các trách nhiệm gia đình hay không là câu
hỏi chưa được giải đáp. Mặt khác, trẻ thể hiện tình cảm gia đình như thế nào; liệu trẻ có
thực hiện được bổn phận của người con trong gia đình trong việc kết nối sợi dây tình
cảm với các thành viên trong gia đình. Hiện tại, cũng chưa có những nghiên cứu chỉ ra
trách nhiệm và bổn phận về mặt tình cảm của trẻ đối với gia đình. Nghiên cứu thái độ
vô cảm với các bổn phận gia đình của trẻ vị thành niên sẽ cho thấy một góc nhìn khác
về thái độ của trẻ đối với gia đình.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra những biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm
của trẻ vị thành niên trong gia đình để xây dựng thang đo lường hiện tượng này. Nghiên
cứu cũng cố gắng phát hiện liệu có những biểu hiện đặc trưng giới, đặc trưng lứa tuổi
về sự vô cảm trong gia đình ở trẻ hay không. Những biểu hiện đặc trưng về sự vô cảm
có ý nghĩa phương pháp luận trong đo lường thái độ vô cảm trên thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu
Qui trình: Do vô cảm là hiện tượng còn ít được nghiên cứu nên chưa có hệ thống
lý luận về vấn đề này. Vì thế, nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai doạn. -
Giai đoạn 1: Tìm kiếm các mô tả định tính về sự vô cảm của trẻ ở tuổi vị thành
niênqua các công bố trên các trang tin điện tử nhằm phác thảo các biểu hiện vô cảm. -
Giai đoạn 2: Liệt kê các biểu hiện vô cảm và tiến hành hỏi thử với 1 số trường
hợpbằng phỏng vấn cấu trúc nhằm chỉnh sửa cách diễn đạt các item. -
Giai đoạn 3: Điều tra trên diện rộng để xác định các biểu hiện đặc trưng của sự vôcảm.
Mẫu nghiên cứu -
Mẫu nghiên cứu giai đoạn 2 gồm 12 học sinh lớp 7 đến lớp 11. -
Mẫu nghiên cứu giai đoạn 3 là mẫu thuận tiện, gồm 1028 học sinh từ lớp 7 đến
lớp11 ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nam chiếm 46%. Tuổi trung bình của mẫu
là 14,7, độ lệch chuẩn = 1,6, trong khoảng từ 12 đến 18 tuổi.
Công cụ nghiên cứu: Công cụ nghiên cứu là bảng hỏi về các biểu hiện vô cảm
trong gia đình. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong bảng hỏi với điểm từ 1 (Không
giống em) đến 5 (Giống em hoàn toàn).
Nội dung các biểu hiện của sự vô cảm trong gia đình của trẻ sẽ tập trung vào hai
lĩnh vực bổn phận chính của trẻ: thể hiện tình cảm với người thân và tham gia việc nhà.
Các item có dạng trực tiếp như: "Có hành động làm tổn thương người thân", " Khó chịu
khi người thân không phục vụ mình", " Nhà có việc quan trọng nhưng không tham dự",
hoặc có dạng nghịch đảo như : " Cảm thấy mình có lỗi khi làm cha/ mẹ buồn". " Thể
hiện tình yêu thương với người thân"... Tổng cộng có 28 chỉ báo được xây dựng, trong
đó có 12 mệnh đề nghịch đảo, chiếm 42,8% số mệnh đề được xây dựng. lOMoAR cPSD| 45734214
Phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng các phép phân tích sau. -
Phân tích nội dung: trên cơ sở tìm kiếm các nội dung mô tả trạng thái vô cảm
trong các bài đăng trên Internest, nghiên cứu tổng hợp theo nội dung và liệt kê ra các
biểu hiện chính về vô cảm được nhiều người thừa nhận. -
Phỏng vấn cấu trúc được thực hiện để xem xét cách diễn đạt các biểu hiện thái
độ vô cảm đã được phác thảo có gây khó khăn cho người trả lời hay không -
Phân tích độ tin cậy Cronback Alpha được tính toán qua từng giai đoạn để xác
định tính chất đồng nhất về nội dung của tất cả các biểu hiện vô cảm trong thang đo,
đồng thời loại bỏ những biểu hiện không liên quan chặt chẽ với nội dung đó. -
Phân tích yếu tố được thực hiện để nhóm gộp các biểu hiện thành các kiểu dạng
vô cảm chính, đồng thời loại bớt các biểu hiện đơn lẻ. -
Phân tích tương quan được áp dụng trong phân tích item với mục đích đánh giá
độ phân biệt của từng biểu hiện -
Phân tích so sánh t-test được sử dụng để tính toán độ phân biệt của từng item
cũng như để xem xét đặc trưng giới và lứa tuổi của csc cbieeur hiện vô cảm ở trẻ.
Kết quả nghiên cứu
Tổng hợp các phát biểu về thái độ vô cảm qua các mô tả định tính
Vô cảm là thuật ngữ được sử dụng trên diễn đàn xã hội nhiều hơn diễn đàn khoa
học. Vì thế để thao tác hóa khái niệm vô cảm nhằm đo lường nó, bước đầu tiên được
thực hiện là tìm hiểu các biểu hiện vô cảm ở trẻ vị thành niên được nhắc đến trên các
phương tiện thông tin đại chúng (chủ yếu trên các trang tin điện tử). Cụ thể, nội hàm
thuật ngữ vô cảm đã được tra cứu đầu tiên với các từ khóa: "Vô cảm"; "Vô cảm giới
trẻ"; "Lối sống vô cảm"; và "Vô cảm trong gia đình". Do có rất nhiều bài viết bàn đến
vô cảm nên chỉ những bài có liên quan đến vô cảm ở tuổi thanh thếu niên, giới trẻ mới
được quan tâm, loại bỏ những bài liên quan đến vô cảm ở người lớn. Trong số hơn 1,8
triệu kết quả được tìm thấy, nghiên cứu chỉ quan tâm đến các bài mới nhất theo số thứ
tự, nằm ở trang từ 1 đến 10 của trang kết quả tìm kiếm Google.
Các nội dung về biểu hiện vô cảm được tổng hợp lại theo các mã và các phát biểu
phổ biến được lựa chọn để đưa vào danh mục các biểu hiện đặc trưng của thái độ vô
cảm. Một điều đáng ghi nhận là các biểu hiện vô cảm của thanh thiếu niên được phát
biểu khá thống nhất trong các bài báo được tổng hợp. Sự trùng lặp khi nói về các biểu
hiện này là khá nhiều. Thuật ngữ "thờ ơ" hay "dửng dưng" được sử dụng ở hầu hết các
bài báo về nội dung này. Kết quả cho thấy vô cảm được mô tả với những biểu hiện trong hộp 1.
Những biểu hiện đó được xem xét kỹ lưỡng để xây dựng các mệnh đề cho thang
đo lường thái độ vô cảm trong gia đình từ phương diện định lượng. Cuối cùng 28 mệnh
đề đã được hình thành bao quát 2 mảng chính về bổn phận trong gia đình của trẻ: thể
hiện tình cảm và tham gia. Các mệnh đề này đều bám sát cách hiểu về nội dung vô cảm
đã được tổng hợp và là chỉ báo quan trọng về độ hiệu lực nội dung của thang đo lường. 4 lOMoAR cPSD| 45734214
Hộp 1: Tổng hợp các mô tả về sự vô c mả
1. Không biết nói lời "xin lỗi" khi làm sai và "Cảm ơn" khi được giúp đỡ
2. Thờ ơ, dửng dưng với nỗi đau/ buồn/ vất vả/ mệt mỏi của người khác
3. Không cảm nhận được/ không biết về nỗi đau/ buồn/ khổ/ vất vả/ mệt mỏi của người khác
4. Thờ ơ, không trợ giúp người khác đang gặp khó khăn khi mình có thể
5. Gây ra sự buồn/ đau/ khổ cho người khác bằng lời nói, việc làm ( đôi khi một số
diễn đạt chúng bằng thuật ngữ "ác").
6. Không cảm thấy có lỗi/ cảm giác hối hận/ buồn khi làm điều gì không tốt cho người khác
7. Tỏ thái độ ủng hộ, cổ vũ các hành vi gây đau/ buồn/ khổ cho người khác (bằng hành động, lời nói).
8. Vun vén cho riêng mình bỏ mặc người khác, chỉ biết bản thân mình, "việc ai nấy
làm" "sống chết mặc bay", (Ví dụ: Bố mẹ có việc về muộn, anh chỉ lấy đồ ăn cho mình, để mặc em)
9. Hành vi trục lợi từ lao động, mất mát của người khác.
10. Được/ Đòi được/ bắt người khác phục vụ như ý muốn của bản thân hoặc gây
áplực để được phục vụ đúng ý (ví dụ, không mang cơm vào phòng thì bỏ luôn
cơm, món ăn không khoái khẩu thì không ăn)
11. Không giao tiếp, không tiếp xúc, không chia sẻ, nói chuyện (làm cha mẹ, ông bàcảm thấy cô đơn)
12. Đứng ngoài việc gia đình (ở trọ trong nhà của mình)
13. Không làm việc nhà khi có thể mà người khác thì không thể (trong hoàn cảnhnhư
mẹ bận chăm em nhỏ, bố đi công tác xa, nhà không có người giúp việc)
14. Không quan tâm đến vấn đề của mọi người trong nhà
Nguồn: Tổng hợp từ các bài viết trên các trang tin điện tử
Kiểm định các biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm trong gia đình của trẻ vị thành
niên qua thang đo đã được xây dựng
Những biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm trong gia đình được hiểu là những biểu
hiện rõ rệt nhất về vô cảm. Bởi các biểu hiện này đều phản ánh cùng 1 khái niệm, nên
chúng phải có liên quan chặt chẽ với nhau và cùng phản ánh đúng nội dung của vô cảm.
Bên cạnh đó, tất cả các mệnh đề của thang đo phải có khả năng phân biệt về mức độ vô
cảm trong đo lường. Các phân tích iem (Item analysis) sẽ được thực hiện để xác định
những biểu hiện (item) có giá trị nhất trong số các item được hình thành trong thang đo ban đầu.
Những item có nhiều vướng mắc trong cách hiểu đối với người trả lời
Một nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành với 12 học sinh Hà nội tuổi từ 13 đến
17 ở 5 khối lớp từ lớp 7 đến lớp 11 sử dụng thang đo trên nhằm mục đích xác định xem
các em gặp khó khăn gì khi trả lời các item của thang đo này không. Phương pháp thực
hiện là phỏng vấn cấu trúc với từng em.
Kết quả cho thấy, tất cả các item của thang đo đã được các học sinh trả lời khá
nhanh chóng. Thời gian trả lời chậm nhất là của học sinh lớp 7. Với học sinh các khối lOMoAR cPSD| 45734214
lớp khác, thời gian trả lời là tương đương nhau. Câu hỏi duy nhất được hỏi là về item
"Khi cha mẹ vắng nhà, em đã từng thay họ quán xuyến việc trong nhà", và 2 trong số 3
học sinh lớp 7 tham gia đã hỏi về câu này vì các em không rõ nghĩa chính xác của từ
"quán xuyến" lắm (cả 2 đều là nam). Các học sinh khác đều không gặp vấn đề gì về cách
hiểu khi trả lời thang đo.
Kết quả sau bước này, thang đo được giữ nguyên với 28 mệnh đề mô tả các biểu
hiện của thái độ vô cảm trong điều tra tổng thể tiếp theo. Thuật ngữ "quán xuyến" cũng
không được thay đổi bởi khó tìm thuật ngữ khác tương đương mà diễn tả ngắn gọn hơn,
và cũng vì các em hiểu nghĩa của từ đó nhưng không chắc chắn lắm và nó không gây
khó với nhiều em. Sự hiểu cách diễn đạt thang đo của người trả lời là một trong những
chỉ báo về độ hiệu lực nội dung của thang đo.
Độ tin cậy: mối liên kết ổn định giữa các biểu hiện của vô cảm trong gia đình
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronback Alpha của thang đo cho thấy chỉ số này
của toàn thang đo là 0,83, là chỉ số cao so với tiêu chuẩn của độ tin cậy là phải > 0,6.
Tuy nhiên, trong số 28 mệnh đề được xây dựng thì 2 mênh đề có hệ số tương quan với
điểm tổng (Corrected Item-Total Correlation)1 nhỏ hơn 0,3, thể hiện mối liên kết yếu
với toàn thang đo. Đó là: " Quần áo thay ra để giặt nhưng tiện đâu vứt đó " và " Dù có
lúc thấy món ăn không ngon/ không hợp khẩu vị, nhưng không liên tục chê bai người
nấu". Vì thế, chúng bị loại khỏi thang đo. Sau khi loại bỏ 2 mệnh đề này, thang đo có độ
tin cậy Cronback Alpha = 0,86. Tất cả các item đều có tương quan với toàn thang đo với hệ số > 0,3.
Như vậy, thang đo còn lại 26 mệnh đề, bước đầu được coi là những biểu hiện đặc
trưng cho thái độ vô cảm trong gia đình của trẻ vị thành niên. Các item này có mối liên
kết tốt với nhau, thể hiện sự ổn định bên trong của thang đo lường.
Cấu trúc yếu tố của thang đo: phát hiện những kiểu dạng vô cảm đặc trưng
Những biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm phải có độ hội tụ nhất định. Phân tích
nhân tố cho phép nhóm gộp các biểu hiện có liên quan chặt chẽ với nhau, đồng thời phân
biệt chúng với những biểu hiện khác. Vì thế, qua phân tích nhân tố, có thể phát hiện
được hoặc là cấu trúc của khái niệm vô cảm, hoặc có thể phát hiện các kiểu dạng hay
khuôn mẫu biển hiện vô cảm khác nhau. Phép phân tích này cũng loại bỏ những item
xuất hiện riêng lẻ, không có tương quan với bất cứ dạng vô cảm nào một cách chặt chẽ,
có thể coi là những biểu hiện không đặc trưng cho mẫu chọn. Tuy chúng mang nội dung
chung là biểu hiện của vô cảm, nhưng có những dạng biểu hiện khác nhau.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá, với phương pháp trích yếu tố là Thành phần
chủ yếu (Principle component method), và phép xoay Varimax được hiển thị ở bảng 1.
Trong phép phân tích này, có 5 yếu tố được trích xuất, với tổng tỷ lệ giải thích được của
các thành phần là gần 54%. Các mệnh đề có tương quan khá chặt với 1 yếu tố (đều >
0,4) và tương quan yếu với các yếu tố khác (< 0,3). Ở đây, kết quả phân tích cho thấy 2
mệnh đề có tương quan yếu với cả 5 yếu tố được trích xuất. Như vậy, thêm 2 mệnh đề
1 H sôố tệ ương quan c a t ng item v i t ng đi m c a thang đo sau khi đã lo i b item này ủ ừ ớ ổ ể ủ ạ ỏ 6 lOMoAR cPSD| 45734214
bị loại bỏ khỏi phân tích. Đó là :" Khi cha mẹ đi vắng, em đã từng thay họ quán xuyến
việc trong nhà", và " Khi cha mẹ không vui, em có những biểu hiện đồng cảm với họ".
Bảng 1: Kết quả phân tích yếu tố Các yếu tố Các biểu hiện Thiếu Thiếu sự Thiếu Thiếu Ích kỷ thể hiện tham gia cảm giác khả năng cảm xúc hối lỗi nhận biết
Đề nghị mà không cần biết người thân thế nào
0,732 -0,042 0,148 -0,068 -0,124 Khó chịu
khi người thân không phục vụ mình 0,732 -0,135 0,035 0,066 0,038 Cáu giận khi cha/mẹ không đồng ý với mình
0,720 -0,079 -0,003 -0,049 0,008
Có hành động làm tổn thương người thân 0,695 -0,104 0,167 0,013 0,006
Nói những lời làm đau lòng người thân
0,638 -0,094 0,315 0,036 0,043 Lờ đi lời nhờ vả của người khác
0,569 -0,058 0,274 -0,122 -0,130
Từ chối lời đề nghị giúp của người nhà
0,561 -0,063 0,281 -0,060 -0,208 Không cảm thấy
hối hận khi được phục vụ
0,457 -0,084 0,368 -0,138 0,067
Thể hiện sự quan tâm tới người thân -0,160 0,777 -0,023 0,197 0,086
Thể hiện tình yêu thương với người thân -0,118 0,756 -0,025 0,178 0,037
Chia sẻ khi người thân có chuyện không vui -0,066 0,734 -0,031 0,077 0,172
Hỏi han khi người thân ốm đau, mệt mỏi -0,059 0,641 -0,134 0,140 0,308
Tìm cách hòa giải quan hệ GĐ khi bất đồng 0,015 0,614 -0,059 0,073 0,107 Ít thể hiện quan tâm
khi người thân bị ốm đau
0,144 -0,550 0,212 0,176 0,067 Không quan tâm đến tâm trạng
của người thân0,132 -0,513 0,298 -0,057 0,117 Không quan tâm trong nhà có chuyện gì xảy ra
0,171 -0,133 0,715 -0,140 -0,167
Nhà có việc quan trọng nhưng không tham dự
0,187 -0,013 0,686 0,055 -0,295 Không thể
cảm thông với cha mẹ 0,324 -0,121 0,582 -0,036 0,103
Không quan tâm khi thấy người thân vất vả 0,368 -0,139 0,579 -0,186 0,083
Ít chia sẻ với mọi người trong nhà 0,103 -0,120 0,538 0,170 0,066
Cảm thấy đáng tiếc về cách cư xử của mình -0,055 0,131 -0,043 0,838 0,085
Cảm thấy mình có lỗi khi làm cha/ mẹ buồn -0,081 0,242 -0,097 0,796 0,173
Nhận ra tâm trạng bất thường của người thân -0,041 0,064 -0,056 0,155 0,793
Phát hiện khi người thân mệt mỏi, đau yếu -0,073 0,344 -0,039 0,078 0,605 Giá trị riêng 6,265 2,825 1,550 1,274 1,002
Tỷ lệ % giải thích được bởi yếu tố 26,103 11,771 6,459 5,309 4,176
Tỷ lệ % giải thích được bởi 5 yếu tố 53,818%
Như vậy, ở bước này, tổng số mệnh đề còn lại của thang đo là 24, được coi là
những biểu hiện đặc trưng về sự vô cảm trong gia đình của trẻ. Chúng là biểu hiện của
5 kiểu vô cảm chính. Dựa vào nội dung của từng mệnh đề trong mỗi yếu tố, chúng được
đặt tên là: (1) Ích kỷ; (2) Thiếu thể hiện cảm xúc yêu thương với người thân trong gia
đình; (3) Thiếu sự tham gia vào sinh hoạt gia đình; (4) Thiếu cảm giác hối lỗi và (5)
thiếu khả năng nhận biết trong gia đình.
Độ tin cậy của thang đo 24 mệnh đề là 8,73, cao hơn một chút so với phương án
26 item trước đó. Tất cả các mệnh đề đều có tương quan > 0,3 với toàn thang đo.
Kết quả chỉ ra rằng, với mẫu nghiên cứu là học sinh ở 2 thành phố lớn là Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh, các biểu hiện đặc trưng cho sự vô cảm trong gia đình gồm
5 dạng chính. Có thể diễn dạt như sau: lOMoAR cPSD| 45734214 -
Vô cảm là sự ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, đòi hỏi mà lờ đi
sựmệt mỏi, vất vả của người nhà, đặc biệt là cha mẹ mình, thậm chí có thể có những lời
nói, hành động làm tổn thương họ. -
Vô cảm là sự không thể hiện tình cảm yêu thương phải có, sự quan tâm
cầnthiết, sự giao tiếp thân mật giữa những người ruột thịt trong gia đình. -
Vô cảm cũng là thái độ dửng dưng, đứng ngoài việc gia đình, không quan
tâmchuyện gì xảy ra trong nhà, không tham dự vào các việc quan trọng trong gia đình,
ít chia sẻ với người thân -
Vô cảm là thiếu đi cảm giác có lỗi, hối hận khi làm điều gì đó không phải vớingười thân. -
Và cuối cùng, vô cảm là thiếu khả năng nhạy cảm để nhận biết những thay
đổibất thường của người thân trong gia đình.
Trong 5 dạng trên, thì 2 dạng được trích xuất rõ rệt hơn cả của sự vô cảm trong
gia đình của trẻ là sự ích kỷ và thiếu thể hiện cảm xúc yêu thương (2 yếu tố có giá trị riêng cao nhất).
Chỉ số phân biệt: khả năng phân biệt của từng item trong thang đo lường
Những biểu hiện đặc trưng của sự vô cảm được diễn đạt qua các item cần được
xem xét ở chỉ số phân biệt (item-discrimination index) của chúng. Chỉ số này được thể
hiện qua tương quan của item với tổng điểm của toàn thang đo (item-total correlation)2.,
Chỉ số này đánh giá mối quan hệ của điểm từng item với đánh giá chung của thang đo.
Một item được coi là tốt khi nó có mức điểm đánh giá tương đương với đánh giá chung
của thang đo lường, hay nói khác đi, hệ số tương quan của nó phải cao3. Đây là chỉ số
cho biết mỗi biểu hiện (item) phân biệt tốt đến mức độ nào khi đánh giá các cá nhân.
Một cách khác cũng được dùng để đánh giá chỉ số này là so sánh điểm của từng
item ở 2 nhóm nghiệm thể có điểm tổng cao nhất và điểm tổng thấp nhất. Nhóm điểm
cao được xác định là 27% những người có điểm tổng cao nhất và nhóm điểm thấp là
27% những người có điểm tổng thấp nhất trên thang đo. Một item được coi là tốt khi
nhóm điểm cao trên toàn thang đo trả lời nó khác hẳn với nhóm điểm thấp. Chỉ số này
sẽ là ước lượng tốt khi tổng điểm thang đo có phân bố chuẩn (Kelly T.L, 1939).
Trong nghiên cứu này sẽ xem xét ở cả 2 cách. Thứ nhất, là tính hệ số tương quan
của từng item với tổng điểm của cả thang đo vô cảm trong gia đình. Thứ hai, sẽ so sánh
điểm của từng item ở nhóm 27% có tổng điểm cao nhất và nhóm 27% có tổng điểm
thấp nhất ở thang đo này.
2 H sôố tệ ương quan c a t ng item v i đi m t ng c a tấốt c các item trong thang đo. Nó khác v i correted item-ủ ừ ớ ể ổ ủ ả
ớ correlaton đã nói đ tn c y.ở ộ ậ
3 Vềề đi m phấn chia ngể ưỡng t i h n c a h sôố tớ ạ ủ ệ ương quan trong đánh giá đ phấn bi t, có nh ng ý kiềốn
tráiộ ệ ữ ngược nhau M t sôố tác gi không ch ra ngộ ả ỉ ưỡng này mà ch nóỉ i chung chung rằnề g h sôố này càng
cao h n 0 thìệ ơ càng tôốt, nh ng nhiềuề ngư ười thônố g nhấốt rằnề g 0,3 là điểm cut-of. Trền 0,3 thì được coi là
tương đôối m nh, dạ ưới 0,2 là rấốt yềuố , trền 0,4 là rấốt m nh (Nunnally J.C & Burnạ stain I.H., 1994, tr. 304 - 306). 8 lOMoAR cPSD| 45734214
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố của tổng điểm thang đo tiệm cận phân bố
chuẩn với điểm trung bình (=52) gần bằng điểm trung vị (51), độ xiên (=0,44) và độ
nhọn (=-0,22) đều gần điểm 0 (trong khoảng được chấp nhận từ -1 đến +1). Các chỉ số
về độ phân biệt của từng item được hiển thị ở bảng 2. Bảng 2: Các chỉ số về độ phân biệt của từng item r t p p Các mệnh đề Item-total Điểm cao - Nam - Nữ THCS điểm thấp THPT
1. Khi cha/mẹ, ông/bà, hay anh/ chị/em mệt mỏi, đau 0,41** 12,75** > 0,05 > 0,05 yếu hay ốm nhẹ là em biết ngay (N)
2. Ít thể hiện sự quan tâm khi người thân trong bị ** -15,14** > 0,05 > 0,05 0,46
nhà ốm đau (bằng lời nói, việc làm)
3. Không quan tâm lắm đến tâm trạng của người ** -17,47** > 0,05 > 0,05 0,50 thân
4. Nhận ra tâm trạng không như ngày thường của 0,31** 9,05** > 0,05 > 0,05 người thân (N)
5. Hỏi han người thân trong nhà khi họ ốm đau, mệt 0,58** 22,77** > 0,05 > 0,05 mỏi (N)
6. Có những hành động, lời nói chia sẻ với người ** 21,66** > 0,05 > 0,05 0,54
thân khi biết họ có chuyện không vui (N)
7. Tìm cách hòa giải quan hệ trong gia đình khi có 0,43** 14,04** > 0,05 > 0,05 bất đồng (lời nói, việc làm) (N)
8. Thể hiện sự quan tâm tới cha mẹ, anh chị em 0,62** 24,34** > 0,05 > 0,05 trong nhà (lời nói, cử chỉ, việc làm) (N)
9. Thể hiện tình yêu thương với người thân trong 0,56** 21,20** > 0,05 > 0,05 nhà (lời nói, cử chỉ, việc làm) (N)
10. Nhà có việc quan trọng nhưng không tham dự, ** -14,25** < 0,05 > 0,05 0,47
không đóng góp công sức
11. Không quan tâm trong nhà có chuyện gì xảy ra 0,55** -15,30** < 0,01 > 0,05
12. Ít nói chuyện, chia sẻ với mọi người trong nhà 0,49** -17,60** > 0,05 > 0,05
13. Không thể cảm thông với cha mẹ trong nhiều ** -15,80** >0,05 > 0,05 0,51 chuyện
14. Không quan tâm lắm khi thấy người thân làm ** -18,38** > 0,05 > 0,05 0,58 việc nhà vất vả
15. Không có cảm giác hối hận khi để người khác ** -14,58** >0,05 p< 0,01 0,49
phục vụ mình trong khi mình có thể làm việc đó
16. Nói những lời làm đau lòng người thân 0,52** -15,59** >0,05 > 0,05
17. Có những hành động làm tổn thương người thân 0,49** -13,77** >0,05 > 0,05
18. Thể hiện sự khó chịu khi người thân trong nhà ** -15,20** >0,05 > 0,05 lOMoAR cPSD| 45734214 0,50
không làm cho mình việc gì đó
19. Hay đề nghị người nhà làm gì đó cho nình ** -15,90** < 0,01 > 0,05 không cần biết họ đang trong tình trạng như thế nào 0,52
20. Từ chối lời đề nghị của người nhà nhờ mình làm ** -15,05** > 0,05 > 0,05 0,52 việc gì đó
21. Lờ đi lời nhờ vả của người khác 0,51** -14,46** < 0,01 > 0,05
22. Cáu giận khi cha/mẹ không đồng ý với đề nghị 0,45** -13,10** > 0,05 > 0,05 của mình
23. Cảm thấy mình có lỗi khi làm cha/ mẹ buồn (N) 0 , 46 ** 13,49** < 0, 01 > 0, 05
24. Cảm thấy đáng tiếc về cách cư xử của mình với > 0 0, 05 mọi người trong nhà (N) , 37 ** 11,00** > 0, 05
Ghi chú: r**: hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01
t** : giá trị t trong kiểm định t-test có ý nghĩa thống kê ở mức p< 0,01
Dữ liệu cho thấy ở phương án thang đo có 24 item, tất cả các item đều có tương
quan rất mạnh với tổng điểm của thang đo. Trong đó, 2 item có hệ số tương quan >0,3
(chiếm 8,33%); 9 item có hệ số > 0,4 (chiếm 37,5%); 12 item có hệ số này > 0,5 (chiếm
50%) và 1 item có hệ số > 0,6 (chiếm 4.17%).
Mặt khác, so sánh điểm của từng item ở nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% ở tất cả các item của thang đo.
Như vậy, có thể nói rằng, các biểu hiện thái độ vô cảm trong gia đình của trẻ vị
thành niên được diễn đạt qua các item thang đo lường là rất đặc trưng cho thái độ vô
cảm của trẻ. Chúng có khả năng phân biệt tốt giữa trẻ vô cảm và trẻ không vô cảm.
Những item phân biệt tốt nhất là "Thể hiện sự quan tâm tới cha mẹ, anh chị em trong
nhà"; "Hỏi han người thân trong nhà khi họ ốm đau, mệt mỏi"; "Có những hành động,
lời nói chia sẻ với người thân khi biết họ có chuyện không vui"; "Thể hiện tình yêu
thương với người thân trong nhà"; "Không quan tâm lắm khi thấy người thân làm việc
nhà vất vả"; "Ít nói chuyện, chia sẻ với mọi người trong nhà" và "Không quan tâm lắm
đến tâm trạng của người thân". Đây là những biểu hiện chủ yếu của dạng vô cảm Ích
kỷ và dạng vô cảm Thiếu thể hiện tình yêu thương trong gia đình đã chỉ ra ở trên.
Đặc trưng giới và lứa tuổi của thái độ vô cảm
So sánh tổng điểm của thái độ vô cảm ở học sinh nam và nữ cho thấy không có
sự khác biệt đáng kể. Khi xem xét ở từng item, kết quả cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nam và nữ chỉ phát hiện thấy ở 5 trong số 24 biểu hiện.
So sánh tổng điểm của thang đo này ở học sinh bậc trung học cơ sở và trung học
phổ thông, kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về thái độ vô cảm giữa
học sinh lớn và học sinh bé hơn. Xem xét ở từng biểu hiện cụ thể thì chỉ học sinh THPT
và học sinh THCS chỉ khác nhau có ý nghĩa thống kê ở duy nhất 1 biểu hiện. 10 lOMoAR cPSD| 45734214
Những dữ liệu trên cho thấy rằng, không có biểu hiện thái độ vô cảm đặc trưng
riêng cho giới và cho lứa tuổi cho mẫu nghiên cứu ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận
Thái độ vô cảm là vấn đề được quan tâm trong xã hội, nhưng hiện tượng vô cảm
trong gia đình còn ít được quan tâm. Những nghiên cứu về hiện tượng này vẫn còn khá
khiêm tốn nên chưa đủ sơ sở để đánh giá những biểu hiện đặc trưng của nó.
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đã chỉ ra 24 biểu hiện
đặc trưng của thái độ vô cảm trong gia đình của trẻ vị thành niên và được chia thành 5
dạng biểu hiện chính: Ích kỷ, Thiếu thể hiện tình cảm yêu thương, Thiếu sự tham gia,
Thiếu cảm giác hối lỗi và Thiếu khả năng nhận biết.
Các biểu hiện này phản ánh đúng nội dung của khái niệm Vô cảm, đồng thời thể
hiện khả năng phân biệt tốt trong đo lường.
Những biểu hiện đặc trưng cho sự vô cảm là tiền đề tốt để xây dựng thang đo thái
độ vô cảm khi nghiên cứu vềvấn đề này. Đồng thời đó cũng là là cơ sở ban đầu để hình
thành những luận điểm mang tính chất lý luận và phương pháp luận khi nghiên cứu hiện
tượng vô cảm trong xã hội hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Vũ Quỳnh Châu (2009), Một số nhân tố tác động đến sự biểu hiện tính người lớn của
học sinh THCS, Tạp chí Tâm lý học, số 12:20-27.
Fuligni A. J., Tseng V. and Lam M. (1999), Attitudes toward Family Obligations among
American Adolescents with Asian, Latin American, and European Backgrounds.
Child Development, Volume 70 , Issue 4 , pages 1030– 1044, July/August 1999
Fuligni A. J., Yip Tiffany, and Tseng V. (2002), The Impact of Family Obligation on the
Daily Activities and Psychological Well-Being of Chinese American
Adolescents. Child Development, January/February 2002, Volume 73, Number 1, Pages 302–314
Fuligni A. J. and Zhang W, (2004), Attitudes Toward Family Obligation Among
Adolescents in Contemporary Urban and Rural China. Child Development,
Volume 75 , Issue 1 , pages 180–192, January 2004.
Ho, D. Y. F. (1981). Traditional patterns of socialization in Chinese society. Acta
Psychologica Taiwanica, 23, 81–95.
Kelley, T. L. (1939). The selection of upper and lower groups for the validation of test
items. Journal of Educational Psychology, Vol 30(1), Jan 1939, 17-24.
http://psycnet.apa.org/psycinfo/1939-03313-001
Nguyễn Thị Mai Lan (2009), Định hướng giá trị nhân cách của hojcsinh THPT thể hiện
trong quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, Tạp chí Tâm lý học, số 8: 19-25 Luật Hôn nhân và Gia đình (2014).
Nunnally & Bernstein (1994). Psychometric Theory. New York: McGraw Hill, 3rd ed.