Tâm Lý học giáo dục Tiểu học - tuần 4 | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tâm lí tuần 4 | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC TIỂU HỌC - TUẦN 4
Câu 1: Thế nào là kĩ năng, kĩ xảo?
Câu 2: Phân biệt kĩ năng, kĩ xảo qua một ví dụ minh
hoạ Bài làm Câu 1:
Kỹ năng là sự vận dụng tri thức vào thực hiện một hành động. Đó là khả
năng con người vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết của mình vào việc thực
hiện một công việc nào đó nhằm tạo ra được kết quả như mong muốn. Kỹ năng
thường đòi hỏi các kích thích và tình huống môi trường nhất định để đánh giá
mức độ kỹ năng được thể hiện và sử dụng.
Trong khi đó, kỹ xảo là hành động được củng cố và tự động hóa nhờ luyện
tập. Hay nói cách khác, kỹ xảo là những hành động được thực hiện một cách
thuần thục, điêu luyện, mang tính tự động và đôi khi không cần có sự tham gia của ý thức. Câu 2:
Có thể thấy, kỹ xảo khác kỹ năng ở chỗ: mức độ tham gia của ý thức ít,
thậm chí có lúc cảm thấy không có sự tham gia của ý thức mà hiệu quả hoạt động
vẫn cao. Các động tác thừa, phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng
chính xác, nhanh và tiết kiệm. Ngoài ra, kỹ xảo không nhất thiết theo dõi bằng
mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác vận động.
Ví dụ: đối với một học sinh tiểu học, khi mới học lớp 1, các em được giáo
viên hướng dẫn đọc bảng chữ cái, các vần. Sau đó học sinh sẽ vận dụng đọc được
các từ, các câu có trong sách, truyện, … đó là kỹ năng. Khi lên các lớp lớn hơn,
việc đọc của các em trở nên dễ dàng, thuần thục hơn mà không cần đánh vần,
thậm chí là đọc nhanh, đọc diễn cảm - đó là kỹ xảo.