Tập quán làm nhà của người Êđê - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tập quán làm nhà của người Êđê - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Tập quán làm nhà của người Êđê
Nhà dài là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ
của người Ê đê. Là nơi ở chung có khi là của cả một dòng họ và thường xuyên được
nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất nên có
huyền thoại rằng nhà dài như tiếng chiêng ngân (vì đứng ở đầu nhà dài đánh chiêng
thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi nhà là không còn nghe thấy tiếng chiêng
nữa).
Đặc điểm:
Nhà dài của người Ê đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn
100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Người Ê đê không có nhà rông hay
như nhà Gươl như các dân tộc khác ở Tây nguyên, ngôi nhà chung của buôn cũng là
một ngôi nhà dài truyền thống nhưng to đẹp và hoành tráng hơn.
Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh.
Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Người
Ê đê thường làm nhà theo hướng Bắc- Nam. Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám
nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới
trên chục mét; chúng ta đếm có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài.
Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì
người Ê đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không
có quyền hành gì.
Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất
dày, trên 20 cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại.
Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4–5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn
được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đã bỏ dần
tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất
kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong
tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà.
Những của nhà Ê Đê là: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên đặc trưng
mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Từ gọi là là nơi cửa chính đi vào Gah
tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế
khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) có thể dài tới 20m được đẽo từ những thân cây
rừng nguyên vẹn kể cả chân, trên vách có treo cồng chiêng...là nơi cúng thần, là chỗ
ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý.
Phần còn lại gọi là là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng,Ôk
chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ.
Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa... Nguyên bản
trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường được đặt trực tiếp trên sàn, họ đóng một
khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày
với mục đích giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác.
Người Ê Đê có thì đầu quay về hướng Đông và chân quay về tập quán là khi đi ngủ
hướng Tây. Do đó nhà dài thường làm theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn
giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ
nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ
chống những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.
Mỗi đầu nhà có một sân sàn. ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn Sân sàn
vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.
Gia chủ giàu có thì ở phòng khách (Gah) người ta bày rất nhiều đồ dùng như chén
rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng… là những tài sản rất có giá trị với người Ê đê. Nếu
số lượng những đồ vật này càng nhiều thì có thể hiểu rằng đây là một gia đình rất
giàu có
Cầu thang là một điểm nhấn của nhà dài người Ê đê luôn được đẽo bằng tay, gắn với
hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành
cho phụ nữ. Thường nhà người Ê đê có 2 cầu thang, cầu thang phía trước và cầu
thang phía sau. Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc và được gọi là cầu
thang chính. Đối với những gia đình giàu có ngày xưa, cầu thang chính bao giờ cũng
có 2 cầu thang để lên xuống, cầu thang đực và cầu thang cái. Trên cầu thang cái bao
giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ (thể hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt của người Ê
đê) và vầng trăng khuyết, còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều,
thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống.
Trong mỗi ngôi nhà dài, người Ê đê rất nhiều hình con vật như voi, cua, cá... Sự giàu
có của chủ nhà được thể hiện trên những hoa văn đó. Ví dụ hoa văn hình con voi phải
những gia đình nào sở hữu những con voi thật thì mới có quyền chạm khắc hoa văn
hình con voi. Một số hoa văn khác như là hoa văn con kỳ đà, con rồng, cua, rùa… là
những con vật xuất hiện trong tín ngưỡng của người Ê đê. Người ta khắc những con
kỳ đà trên xà ngang với mong muốn sẽ mang đến cho gia đình nhà mình những điều
may mắn và mang đi những rủi ro. Đặc biệt là con rồng có vây hình con cá, râu, sừng
nhô lên. Theo các chuyên gia, đây là hoa văn nguyên thủy của người Êđê không trộn
lẫn với các dân tộc khác.
->Nhà dài không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc
của người Ê đê. Khi người con gái lấy chồng, căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho
đôi vợ chồng mới. Rồi đến đời cháu gái, ngôi nhà lại tiếp tục nối. Cứ như thế, nhà cứ
dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ... Trong không gian ấy, đêm đêm
cả đại gia đình quây quần sum họp bên bếp lửa. Ðàn bà con gái dệt vải, thêu thùa;
đàn ông sửa lại cái cày, cái cuốc; người già thì kể sử thi, đọc truyện thơ cho con trẻ.
Cũng trong không gian ấy, các lễ nghi, tập tục của người Ê đê được thể hiện trọn vẹn
như hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.
| 1/2

Preview text:

Tập quán làm nhà của người Êđê
Nhà dài là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ
của người Ê đê. Là nơi ở chung có khi là của cả một dòng họ và thường xuyên được
nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất nên có
huyền thoại rằng nhà dài như tiếng chiêng ngân (vì đứng ở đầu nhà dài đánh chiêng
thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi nhà là không còn nghe thấy tiếng chiêng nữa). Đặc điểm:
Nhà dài của người Ê đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn
100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Người Ê đê không có nhà rông hay
như nhà Gươl như các dân tộc khác ở Tây nguyên, ngôi nhà chung của buôn cũng là
một ngôi nhà dài truyền thống nhưng to đẹp và hoành tráng hơn.
Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh.
Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Người
Ê đê thường làm nhà theo hướng Bắc- Nam. Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám
nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới
trên chục mét; chúng ta đếm có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài.
Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì
người Ê đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.
Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất
dày, trên 20 cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại.
Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4–5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn
được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đã bỏ dần
tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất
kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong
tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà.
Những đặc trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên
mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Từ cửa chính đi vào gọi là Gah là nơi
tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế
khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) có thể dài tới 20m được đẽo từ những thân cây
rừng nguyên vẹn kể cả chân, trên vách có treo cồng chiêng...là nơi cúng thần, là chỗ
ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý.
Phần còn lại gọi là
là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, Ôk
chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ.
Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa... Nguyên bản
trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường được đặt trực tiếp trên sàn, họ đóng một
khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày
với mục đích giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác.
Người Ê Đê có tập quán là khi đi ngủ thì đầu quay về hướng Đông và chân quay về
hướng Tây. Do đó nhà dài thường làm theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn
giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ
nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ
chống những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.
Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn
vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.
Gia chủ giàu có thì ở phòng khách (Gah) người ta bày rất nhiều đồ dùng như chén
rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng… là những tài sản rất có giá trị với người Ê đê. Nếu
số lượng những đồ vật này càng nhiều thì có thể hiểu rằng đây là một gia đình rất giàu có
Cầu thang là một điểm nhấn của nhà dài người Ê đê luôn được đẽo bằng tay, gắn với
hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành
cho phụ nữ. Thường nhà người Ê đê có 2 cầu thang, cầu thang phía trước và cầu
thang phía sau. Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc và được gọi là cầu
thang chính. Đối với những gia đình giàu có ngày xưa, cầu thang chính bao giờ cũng
có 2 cầu thang để lên xuống, cầu thang đực và cầu thang cái. Trên cầu thang cái bao
giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ (thể hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt của người Ê
đê) và vầng trăng khuyết, còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều,
thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống.
Trong mỗi ngôi nhà dài, người Ê đê rất nhiều hình con vật như voi, cua, cá... Sự giàu
có của chủ nhà được thể hiện trên những hoa văn đó. Ví dụ hoa văn hình con voi phải
những gia đình nào sở hữu những con voi thật thì mới có quyền chạm khắc hoa văn
hình con voi. Một số hoa văn khác như là hoa văn con kỳ đà, con rồng, cua, rùa… là
những con vật xuất hiện trong tín ngưỡng của người Ê đê. Người ta khắc những con
kỳ đà trên xà ngang với mong muốn sẽ mang đến cho gia đình nhà mình những điều
may mắn và mang đi những rủi ro. Đặc biệt là con rồng có vây hình con cá, râu, sừng
nhô lên. Theo các chuyên gia, đây là hoa văn nguyên thủy của người Êđê không trộn
lẫn với các dân tộc khác.
->Nhà dài không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc
của người Ê đê. Khi người con gái lấy chồng, căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho
đôi vợ chồng mới. Rồi đến đời cháu gái, ngôi nhà lại tiếp tục nối. Cứ như thế, nhà cứ
dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ... Trong không gian ấy, đêm đêm
cả đại gia đình quây quần sum họp bên bếp lửa. Ðàn bà con gái dệt vải, thêu thùa;
đàn ông sửa lại cái cày, cái cuốc; người già thì kể sử thi, đọc truyện thơ cho con trẻ.
Cũng trong không gian ấy, các lễ nghi, tập tục của người Ê đê được thể hiện trọn vẹn
như hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.