Tham khảo mô hình kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên - Quản trị Kinh doanh | Đại học Văn Lang
Tham khảo mô hình kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên - Quản trị Kinh doanh | Đại học Văn Langgiúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học và
Preview text:
I.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở
hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vố n điề u lệ của công ty.
1. MÔ HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM H U H Ữ N 1 THÀNH VIÊN Ạ
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có thể đồng thời là Chủ tịch Công ty có quyền
cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV có thể thuê Giám đốc/ đồng thời làm Giám đốc,
Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Chủ sở hữu công ty có quyền bổ nhiệm một/ một số người đại diện theo ủy quyền với
nhiệm kỳ không quá 05 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy
định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty phải có đủ các tiêu chuẩn và
điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp 2020
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có quyền thay thế người đại diện theo ủy quyền bất cứ khi nào
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì Chủ sở hữu công ty TNHH 1
thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH 1 thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu
Theo quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và
hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đối với công ty được tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên
Theo quy định tại Điều 80 Luật doanh nghiệp thì Hội đồng thành viên phải có
từ 03 đến 07 thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công
ty bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty,
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm hoặc do các
thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc đa số theo trình tự, thủ
tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy
định khác, nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp
dụng theo quy định tại Điều 56 Luật doanh nghiệp 2020 và các quy định khác có liên quan.
Đối với công ty được tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty
Điều 81 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Chủ tịch công ty do chủ sở hữu
công ty bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công
ty, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy định đối với Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Bên cạnh Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì cơ cấu quản lý trong
công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu cũng có Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc công ty. Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh
doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách
nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành
viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty phải không thuộc các đối tượng quy
định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 và có trình độ chuyên
môn, kinh nghiệp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty;
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động;
Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
Điều 85 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc.”
Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty, đồng thời có thể kiêm hoặc thuê
người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Trường hợp thuê
người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thì quyền và nghĩa vụ
của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định trong hợp đồng lao động và Điều lệ công ty.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì cơ cấu tổ
chức có phần đơn giản và dễ quản lý hơn so với công ty TNHH 1 thành viên
do tổ chức làm chủ sở hữu. 2. NGUỒN VỐN CẦN CÓ
Theo quy định tại luật doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ công
ty tnhh một thành viên có thể góp bằng các loại tài sản sau:
1. Tài sản góp vốn có thể là bằng tiền hay còn gọi là Đồng Việt
Nam, các loại ngoại tệ khác mà pháp luật cho phép tự do
chuyển đổi. Một số loại tài sản có giá như vàng, các loại giấy
tờ có giá như giá trị quyền sử dụng đất, hoặc giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, các thiết bị công nghệ cũng như các loại bí quyết
kỹ thuật. Ngoài ra chủ sở hữu công ty tnhh 1 thành viên còn
có thể góp vốn các tài sản khác như bất động sản miễn là có
thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Ngoài ra thì quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể được sử dụng
để góp vốn điều lệ công ty tnhh một thành viên cụ thể bao
gồm về quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác
giả được cục sở hữu trí tuệ công nhận, các quyền sở hữu liên
quan đến hoạt động công nghiệp, quyền đối với giống vật
nuôi, giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cũng cần chú ý: Chỉ cá nhân, tổ chức người thực hiện góp vốn vào
công ty phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp
pháp đối với các tài sản kể trên thì mới có quyền thực hiện việc góp
vốn và công nhận là tài sản của công ty II.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN
Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Công ty TNHH hai thành viên) là doanh
nghiệp. Trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên
từ hai cho đề n 50 người. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vố n đã góp vào
công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấ p giấ y chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiề u.
1. MÔ HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN
-Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên, là cơ quan có quyết định cao nhất
trong công ty. Quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật doanh nghiệp
2020. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần do Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc thành viên (nhóm thành viên) sở hữu một tỉ lệ nhất định theo quy định tại Điều lệ công ty.
-Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch
hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc Tổng
giám đốc công ty. Quyền và nhiệm vụ cụ thể của chủ tịch hội đồng thành viên được quy
định tại Khoản Điều 56 Luật doanh nghiệp 2020 và theo Điều lệ của công ty.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh
hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về các quyền và
nhiệm vụ của mình. Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) được quy
định cụ thể tại Khoản 2 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2020 và theo Điều lệ công ty.
– Ban kiểm soát được thành lập khi công ty có trên mười thành viên trở lên được
thành lập khi công ty có trên mười thành viên, hoặc theo nhu cầu quản trị của công ty.
Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của ban kiểm soát, trưởng
ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định.
2. NGUỒN VỐN CẦN CÓ
Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc đối với
công ty TNHH hai thành viên trở lên (trừ trường hợp quy định vốn pháp định và mức ký quỹ).
Do đó, công ty tự do lựa chọn mức vốn pháp định phù hợp với công ty mình.
Đối với trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (như
kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ,…) hoặc yêu cầu ký quỹ (như kinh doanh dịch vụ
đòi nợ, sản xuất phim…) thì mức vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH hai thành viên
trở lên phải đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc ký quỹ theo quy định.
Số vốn góp quyết định mực thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình
thành lập công ty. Theo quy định hiện hành thuế môn bài được chia thành hai mức:
Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;
Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm. III. CÔNG TY CỔ PHẦN
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và
không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
1. MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
– Đại hội cổ đông là gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng
cổ đông ra quyết định trên cơ sở biểu quyết hoặc thực hiện thông qua lấy ý kiến
bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường ít nhất
mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét các quyết định những
vấn đề chủ yếu và quan trọng của công ty (K2 Đ 135 LDN 2014).
– Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty. Hội đồng quản trị thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông ( K2
Đ 149 LDN 2014). Hội đồng quản trị có từ 3 đến 11 thành viên. Nhiệm kỳ của hội
đồng quản trị là lăm năm, có thể được bầu lại. Quyết định của hội được thông
qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang
nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng quản
trị. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về những sai
phạm trong quản lý gây thiệt hại cho công ty.
– Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được giao. Giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể là cổ đông công ty hoặc không
phải là cổ đông công ty. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
được quy định cụ thể tại K3 Đ157 LDN 2014.
– Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng
giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội
đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có từ 3
đến 5 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 5 năm. Trưởng Ban
kiểm soát được các thành viên trong Ban kiểm soát bầu ra theo nguyên tắc đa
số. Quyền và nghĩa vụ của trưởng ban kiểm soát được quy định theo Điều lệ công ty. 2. NGUỒN VỐN CẦN CÓ
Vốn đăng ký kinh doanh để bắt đầu thành lập công ty cổ phần sẽ
bao gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản như sau:
+ Đầu tiên là vốn điều lệ: Đây là số vốn mà công ty cổ phần đăng
ký với Sở kế hoạch và đầu tư, số vốn này sẽ tùy thuộc vào quy mô
và nhu cầu hoạt động công ty cổ phần sau khi thành lập.
Ví dụ: Công ty cổ phần dự tính tổng chi phí hoạt động của công ty
bao gồm cả định phí và biến phí là 7 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng
cho hoạt động là 1 tỷ 800 triệu đồng, lúc này công ty có thể đăng ký
vốn điều lệ của mình là khoảng 8 tỷ 800 triệu đồng.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại Việt Nam được thoải mái
đăng ký mà không phải chịu ràng buộc hay bị vướng mắc gì với
những quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, công ty sẽ phải chịu
trách nhiệm trên số vốn của mình khi thành lập công ty cổ phần.
Công ty cổ phần sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trên tổng số vốn góp
của mình, vì thế sẽ gây ít rủi ro cho các cổ đông hơn.
+ Thứ 2 là vốn pháp định: Vốn pháp định của công ty cổ phần sẽ
được quy định theo từng ngành nghề đúng theo quy định phát luật. Ví dụ:
– Nếu thành lập công ty cổ phần về bất động sản thì vốn pháp định
bắt buộc phải là 6 tỷ đồng;
– Nếu như thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng hay công ty tài
chính thì bắt buộc vốn pháp định phải là 300 tỷ đồng;
– Nếu như thành lập công ty cho thuê tài chính thì vốn pháp định là 100 tỷ đồng;
+ Thứ 3 là vốn ký quỹ: Thực ra loại vốn này vẫn là vốn pháp định,
tuy nhiên phải có số tiền thực tế trong ngân hàng của công ty trong
suốt quá trình hoạt động.
Ví dụ: Khi thành lập công ty cổ phần bảo vệ thì yêu cầu vốn ký quỹ
ngân hàng của công ty là trên 2 tỷ đồng.
+ Cuối cùng là Vốn cá nhân/ tổ chức nước ngoài: Cá nhân/tổ
chức nước ngoài hoàn toàn có thể góp vốn với tỷ lệ nhất định vào
công ty cổ phần tại Việt Nam. Hay cũng có thể góp toàn bộ vốn để
thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. IV. CÔNG TY HỢP DANH
Theo quy định tại Điều 172 Luâtt doanh nghiêtp thì công ty hợp danh là công ty trong đó:
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các
thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
1. MÔ HÌNH CÔNG TY HỢP DANH
Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa
thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình tổ chức quản lý của công
ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành
viên, giám đốc ( tổng giám đốc).
– Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp
danh. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên ( thành viên
hợp danh và thành viên góp vốn). Hội đồng thành viên bầu một thành
viên hợp danh làm chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền quyết định
các công việc kinh doanh của công ty.
– Giám đốc (tổng giám đốc): Nếu Điều lệ công ty không có quy định
khác thì chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời kiêm Giám đốc( tổng
giám đốc). Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc) có
các nhiệm vụ chính như: Quản lý và điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày của công ty với tư cách thành viên hợp danh, triệu tập và tổ
chức họp hội đồng thành viên, phân công phối hợp với công việc kinh
doanh giữa các thành viên hợp danh, đại diện cho công ty với tư cách
là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại
hoặc các tranh chấp khác.
2.NGUỒN VỐN CẦN CÓ CÔNG TY HỢP DANH
Vốn điều lệ của một công ty được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên
đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua
khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Mỗi loại hình công ty thì lại có những quy chế riêng biệt về vốn góp, từ việc
góp vốn, chuyển nhượng vốn hay vay vốn. Sở dĩ có sự khác biệt này là do
đặc điểm pháp lý của mỗi loại hình công ty là khác nhau, về quy mô, tính
chất,…đặc biệt đối với loại hình công ty hợp danh có những quy định về quản
lý vốn khắt khe hơn so với các loại hình công ty khác, loại hình công ty này
mang tính chất đối nhân chặt chẽ hơn nên pháp luật cũng sẽ có những quy
định để phù hợp với tính chất này.
Đối với công ty hợp danh thì thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn
bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản ghi trong Điều lệ công ty.
V. CÔNG TY DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ
doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua
cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
a. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Tùy theo cách thức quản lý doanh nghiệp khác nhau của chủ sở hữu mà hình
thành nên các mô hình khác nhau, nhưng trong bộ máy quản lý doanh nghiệp
đều có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân với 3 yếu tố chính như: các bộ
phận quản lý, cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức.
Căn cứ theo Điều 190 của Luật doanh nghiệp 2020 về việc quản lý doanh
nghiệp tư nhân quy định là:
Chủ doanh nghiệp tư nhân – người đứng đầu sở hữu doanh nghiệp có
toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của mình khi
thành lập doanh nghiệp tư nhân, có quyền sử dụng lợi nhuận sau khi
đã nộp thuế cho nhà nước và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
Được quyền thuê người làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để điều
hành và quản lý công ty nhưng vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về
mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.