-
Thông tin
-
Quiz
Tham vọng của trung quốc tại Biển Đông từ năm 2012 đến nay | Tiểu luận địa chính trị thế giới
Tầm quan trọng của tranh chấp Biển Đông. Các vấn đề và lợi ích tại biển Đông. Việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp biển Đông. Tham vọng của Trung Quốc. Tác động của những diễn biến gần đây. Triển vọng trong tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Địa chính trị thế giới 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Tham vọng của trung quốc tại Biển Đông từ năm 2012 đến nay | Tiểu luận địa chính trị thế giới
Tầm quan trọng của tranh chấp Biển Đông. Các vấn đề và lợi ích tại biển Đông. Việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp biển Đông. Tham vọng của Trung Quốc. Tác động của những diễn biến gần đây. Triển vọng trong tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Địa chính trị thế giới 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA : QUAN HỆ QUỐC TẾ
_____________________________ TIỂU LUẬN
MÔN : ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
Đề tài : Tham vọng địa – chính trị của Trung Quốc ở biển Đông từ 2012 đến nay.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS NGÔ THỊ THUÝ HIỀN
LỚP : TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ K40 SINH VIÊN MSSV ĐINH THỊ NHUNG 2051070030 TRẦN KHÁNH NGÂN 2051070028 ĐÀO LINH TRANG 2051070043
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................3
B. NỘI DUNG........................................................................................................4
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ
THẾ GIỚI.............................................................................................................4
1. Tầm quan trọng của tranh chấp Biển Đông.............................................4
2. Các vấn đề và lợi ích tại biển Đông...........................................................6
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BÊN TRONG VÀ NGOÀI BIỂN ĐÔNG........9
3. Việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp biển Đông 9
4. Tham vọng của Trung Quốc....................................................................11
III. NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG..................................18
5. Tác động của những diễn biến gần đây..................................................18
6. Triển vọng trong tương lai.......................................................................24 IV.
NHỮNG VẤN ĐỀ VIỆT NAM CẦN GIẢI QUYẾT XUNG QUANH
BIỂN ĐÔNG.......................................................................................................26
C. KẾT LUẬN......................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….29 2 A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa , thế giới đang có nhiều diễn biến sâu sắc và phức
tạp như hiện nay , nghiên cứu địa chính trị địa quốc tế không thể không nghiên
cứu địa - chính trị , nghĩa là nghiên cứu sự biến đổi chính trị trong những quy
mô không gian địa lý nhất định với tất cả sự tác động qua lại giữa hai nhân tố
đó . Cụ thể là xác định các nước láng giềng , các khu vực có vị trí trọng yếu với
những ý đồ và chiến lược có thể là đối tác quan hệ hoặc là đối tượng đấu tranh
… Luôn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định chiến
lược đối ngoại của mỗi quốc gia sao cho phù hợp với tình hình thế giới và khu
vực , để phục vụ kịp thời mục tiêu phát triển đất nước . Đặc biệt là sau Chiến
tranh lạnh , địa - chính trị đã được sử dụng phổ biến hơn để phân tích các vấn
đề toàn cầu và khu vực .
- Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới
Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình, ổn định
và phát triển, không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn Châu Á - Thái Bình Dương
- Trong những năm trở lại đây , tình hình Biển Đông cơ bản vẫn giữ được hòa
hình , ổn định nhưng cũng có lúc có nguy cơ xung đột “ nóng đã hiện hữu “ .
Sau nhiều năm bàn thảo, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các
Nguyên tắc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Giữa các
nước liên quan trực tiếp tới tranh chấp, nhất là giữa Việt Nam, Philippin và
Trung Quốc cũng đã có rất nhiều nỗ lực ngoại giao. Trên các hội nghị, diễn đàn
chính thức của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, Biển Đông và việc duy
trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông đã trở thành chủ đề quan trọng
được quan tâm và thảo luận với tinh thần xây dựng. Từ một chủ đề bị coi là
“nhạy cảm”, Biển Đông đã được bàn thảo chính thức trên tinh thần tôn trọng
luật pháp, công khai, minh bạch vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích
chung của cả cộng đồng quốc tế.
- Đồng hành cùng với những diễn biến tích cực trên, Biển Đông vẫn tiềm ẩn
những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế của các bên liên quan, sự tôn trọng
các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và những nỗ lực có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Biển Đông là
một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Sự phức tạp 3
ấy đang gia tăng gấp bội do những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị,
quân sự và an ninh ở khu vực.
- Chính vì vậy, việc công bố các công trình nghiên cứu về Biển Đông đóng góp
rất thiết thực cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông.
Chính những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần đưa Biển
Đông vào “ra-đa” kiểm soát của cộng đồng quốc tế; bản chất của tranh chấp
trên Biển Đông cũng như các vụ việc xảy ra trên Biển Đông được phân tích,
đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận trong nội bộ từng bên
liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều
hơn. Những nỗ lực hợp tác trên đây mới chỉ là bước đầu trên một con đường vô
cùng lâu dài và gian khổ để các bên liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và
không trực tiếp, hành động vì lợi ích của mình và tính đến lợi ích của các bên
liên quan khác và của cả cộng đồng quốc tế, hướng đến mục tiêu cuối cùng là
biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp, thực sự trở thành một khu vực
hòa bình, hợp tác và phát triển .
- Đặc biệt là sự tham vọng của Trung Quốc về khu vực này ngày càng lớn và
mạnh mẽ bởi Biển Đông có vai trò đă ƒc biê ƒt quan trọng để Trung Quốc hiê ƒn thực
hóa tham vọng trở thành cường quốc biển và cường quốc thế giới . Nó luôn là
vấn đề thời sự , việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
vấn đề này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc , góp phần cho công
việc giảng dạy , học tập , nghiên cứu của sinh viên .
- Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn đó chúng tôi thấy rằng vấn đề “ tham
vọng của trung quốc tại Biển Đông từ năm 2012 đến nay “ là đề tài lý thú và
đem lại những kết quả hữu ích . Do đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này làm
đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kì của mình .
2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung nghiên cứu , tiểu luận nghiên cứu tham vọng của Trung Quốc ở
Biển Đông từ 2012 đến nay .
- Về không gian nghiên cứu của vấn đề , chủ yếu là ở khu vực Biển Đông với những nước liên quan. B. NỘI DUNG
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
1. Tầm quan trọng của tranh chấp Biển Đông.
- Một câu hỏi được đặt ra việc tranh chấp ở Biển đông mang tính khu vực hay
toàn cầu ? Vốn hai cách tiếp cận này đã mang nhiều phức tạp và khó khăn này
giờ đã sáng tỏ . Cách nhìn thứ nhất , được Trung Quốc thể hiện một cách mạnh
mẽ và kiên định , là vấn đề này mang tính khu vực . Trên website chính thức
của mình , Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì liên tục cảnh báo việc 4
Mỹ dính líu sâu hơn về vấn đề Biển Đông , cho rằng điều này sẽ làm gia tăng
căng thẳng trong khu vực . “ Nếu vấn đề này được biến thành vấn đề quốc tế
hay đa phương thì hậu quả sẽ như thế nào ? Điều này chỉ làm vấn đề xấu đi và
khó đạt được giải pháp … Tốt nhất là nên đạt được sự đồng thuận rằng các
tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua các cuộc tham vấn thiện chí vì hòa
bình , ổn định ở Biển Đông và những mối quan hệ láng giềng hữu hảo ? “ . Vấn
đề Biển Đông là một vấn đề khu vực , và nó chỉ có thể được giải quyết bởi các
nước trong khu vực . Vấn đề đã đủ căng thẳng và nhạy cảm khi có quá nhiều
quốc gia yêu sách ở Biển Đông và chống lấn về quyền tài phán cần giải quyết ,
thế thì , tại sao lại phải làm cho mọi việc xấu hơn bằng cách lôi kéo thêm các
nước không có yêu sách chủ quyền ở khu vực vào tranh chấp ?
- Ngược lại , nhà chiến lược đầu thế kỉ 20 Halford Mackinder từ nhiều năm trước
đã đưa ra luận điểm sau này được nhiều người nhìn nhận là một luận điểm quan
trọng : “ Sự thống nhất của đại dương là yếu tố tự nhiên đơn giản giúp xác định
giá trị vượt trội của sức mạnh biển trong thế giới hiện đại . “ Do biển kết nối tất
cả các quốc gia kết nối với nhau , các nước bên ngoài khu vực cũng có lợi ích
lớn trong việc quản lý xung đột và kết quả của tranh chấp , đặc biệt khi họ là
các quốc gia biển , do đó việc họ muốn thể hiện lợi ích của mình trong các vấn
đề này là dễ hiểu . Vì vậy , tranh chấp Biển Đông nên được xem như một vấn
đề toàn cầu và cộng đồng quốc tế có lợi ích trong việc quản lý hòa bình các
tranh chấp này với hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra một giải pháp . Ngoại
trưởng Mỹ Hilary Clintoncho rằng : “ Cách thức để đo sức mạnh của một cộng
đồng các quốc gia là xem xét cộng đồng đó phản ứng lại những mối đe dọa đối
với các quốc gia thành viên , láng giềng và khu vực như thế nào “ . Bên cạnh đó
, tại cuộc đối thoại Shangri - La tháng 6/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Robert Gates cũng đã tiếp tục nhấn mạnh quan điểm rằng tranh chấp Biển Đông
là một vấn đề toàn cầu và những hệ lụy mang tính toàn cầu của nó . Theo đó ,
các vai trò và hệ lụy mang tính toàn cầu cảu tránh chấp đã giúp Mỹ và các nước
bên ngoài trong nỗ lực duy trì việc đảm bảo các lợi ích rộng lớn của những
nước tại khu vực . Vì vậy , câu hỏi được đặt ra là Mỹ và các quốc gia ngoài khu
vực lại có lợi ích như vậy như vậy ở vấn đề Biển Đông và hệ quả của việc này
là gì ? Một vài lý do được đưa ra nhưng có lẽ chủ yếu là vấn đề an ninh : Có
quan điểm cho rằng trong thời kỳ toàn cầu hóa vấn đề an ninh quốc tế không
thể bị chia nhỏ theo các khu vực địa lý rời rạc .Theo đó các quốc gia bên ngoài
một khu vực ngày càng quan ngại hơn về việc thỉnh thoảng tranh chấp trong
khu vực lại nóng lên không chị bởi vì sự bất ổn này sẽ gửi trực tiếp đến các
nước đó . Kinh tế thế giới bên ngoài bị ảnh hưởng rất lớn và những sự kiện diễn
ra xung quanh và ngay tại khu vực Đông Nam Á vì vậy đây là một thị trường
quan trọng một nguồn hàng hóa dịch vụ phát điểm thu hút chủ yếu của ngành
du lịch . Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á những năm 90 ảnh hưởng tới châu 5
Âu cũng như tình trạng suy thoái kinh tế thế giới hiện tại đều chứng minh một
điều rằng toàn bộ nền kinh tế thế giới là không bị chia cắt . Vì những lý do này
toàn bộ các quốc gia khác trên thế giới có lợi ích lớn trong việc ổn định và thịnh
vượng trong khu vực được tiếp tục duy trì và do đó như người ta thường nói lá
cờ đi sau thương mại thương mại chi phối các chính sách và quan hệ quốc tế
những cân nhắc chính trị và chiến lược cũng cho thấy điều này.
- Một câu hỏi được đặt ra nữa là - tại sao các cường quốc bên ngoài khu vực có
xu hướng chấp nhận quan điểm rằng họ nên đóng một vai trò nào đó trong tranh
chấp biển đông ? Có ít nhất 2 lý do cho vấn đề này :
a. Tầm quan trọng về mặt chính trị của tranh chấp
- An ninh là một vấn đề chung và không thể chia cắt , việc giải quyết tranh chấp
được xem là quan trọng do kết quả của nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc an
ninh tương lai của thế giới , và ít nhất ảnh hưởng đến vai trò tương lai của một
nước Trung Quốc ở Biển Đông được theo dõi cẩn thận bởi qua đó các nhà quan
sát sẽ nắm bắt được nhận thức của Trung Quốc về chính mình và những ý định
sắp tới ở khu vực . Tất nhiên , đây chỉ là một trong những yếu tố nhưng lại là
yếu tố có khả năng định hướng các quan niệm không chỉ của các quốc gia láng
giềng mà còn có xu hướng củng cố lợi ích của các cường quốc ngoài khu vực .
- Bởi so với những quốc gia khác , Trung Quốc bị rất nhiều nước coi là thiếu
minh bạch trong chính sách đối ngoại , nên người ta tập trung rất nhiều hành
động của người Trung Quốc hơn chú ý vào điều nước này nói .Tuy vậy , ít nhất
là đối với người nước ngoài , giọng điệu khá diều hâu của Thời báo Hoàn Cầu
lại rất khác với những nhận xét công khai mang tính xoa dịu của lãnh đạo nước
này và được dẫn chứng minh họa của những trường hợp xấu nhất của những hành động đó .
b. Yếu tố hàng hải mang tính chiến lược
- Vấn đề Biển Đông có yếu tố chiến lược rất lớn bởi ngay từ đầu đây là cuộc
tranh chấp về quyền tài phán trên biển và khu vực này là tuyến đường lưu thông
quan trọng của các tàu buôn , một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thương mại Thế giới.
2. Các vấn đề và lợi ích tại biển Đông.
- Biển Đông với diện tích: khoảng 3,5 triệu km2, diện tích bề mặt khoảng
3.939.245 km2 . Độ sâu trung bình: 1464 km, là đại dương trong biển cấu trúc
nước sâu, khối nước dày.Vị trí địa lí: nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, trải rộng
từ vĩ độ 30 đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 121o Đông, được bao bọc
bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là con đường hàng hải đi qua biển đông được
coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới (Trung bình mỗi
ngày có 150- 200 tàu các loại qua Biển đông, trong đó các tàu có trọng tại trên
5000 tấn chiếm khoảng 50%).Đây là đường huyết mạch thiết yếu vận chuyển
dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và ĐNÁ tới Nhật 6
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. ( Hơn 90% thương mại quốc tế của thế giới
thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua biển Đông)
- Chiếm 5 trên 16 eo biển có ý nghĩa chiến lược trên thế giới và có 5 trong số 10
đường giao thông trên biển của thế giới, nằm ở khu vực ngã ba đường nối Thái
Bình Dương với Ấn Độ Dương, có vị thế chiến lược về kinh tế, quân sự quam
trọng, là vùng biển đa kinh tế.
- Lượng khoáng sản rất dồi dào và phong phú. Đặc biệt là dầu khí, khí gas,
photpho,… (Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 km³
(7,7 tỷ thùng), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ thùng). Trữ
lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³)
- Đây là vùng biển có vị trí vô cùng quan trọng đối với địa lý chính trị kinh tế của
nhiều quốc gia, nước lớn trên thế giới. Đồng thời là nơi chứa nhiều tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên sinh học,….. Những tiềm năng, ưu thế này gây ra những
vấn đề phức tạp do các yêu sách chủ quyền đối với các vùng các đảo trên Biển Đông .
- Theo bà Clinton thì “ Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải tự do tiếp
cận các tài nguyên biển Trung ở châu Á và tôn trọng luật quốc tế ở biển Đông”.
Điều này tóm lại thành hai vấn đề cụ thể . Vấn đề thứ nhất liên quan đến tuyến
đường lưu thông không bị cản trở của các tuyến thương mại mà cả hệ thống
thương mại Thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào . Ngoài ra đối với Mỹ cũng như
các nước khác khái niệm tự do ở các vùng biển còn có khía cạnh văn hoá .
Trước đây tư tưởng này đã thâm nhập vào đến chính sách Mỹ kể từ khi thành
lập nên Cộng hòa , thậm chí dẫn đến xung đột. Trọng tâm vấn đề này là khi tự
do của các tuyến đường lưu thông thông lại trên biển bị cản trở, cộng đồng
thương thuyền quốc tế chắc chắn sẽ ngay lập tức trở nên lo ngại. Tuy nhiên, có
lẽ khu vực này sự tự do hàng hải sẽ không bị cản trở bởi Trung Quốc đã liên tục
tìm cách nói rõ ràng sự di chuyển tự do của tàu bè thương mại ở Biển Đông
không phải là vấn đề gây tranh cãi.
- Nhưng trên thực tế , Trung Quốc hiện nay có nhiều lợi ích trong việc đảm bảo
an toàn cho hơn 74.000 tàu thuyền thương mại qua lại ở eo Malacca và qua biển
Đông mỗi năm. Do đó mối lo ngại quốc tế về sự quan tâm lớn hơn và có tính
mâu thuẫn của Trung Quốc đối với các hoạt động thăm dò thương mại Của Việt
Nam và Philippines trở nên rõ ràng hơn và khoảng thời gian đầu năm 2011.
- Vấn đề bất đồng thực sự nằm ở khía cạnh thứ hai của tự do hàng hải , đó là việc
di chuyển và hoạt động của các tàu chiến . Bảo vệ điều này là điều rõ ràng là
vấn đề ưu tiên chiến lược đối với Mỹ . Đô đốc hải quân Mike Mullen nói “
Chúng ta phải tiếp tục có khả năng phản ứng nhanh trong các cuộc khủng hoảng
nhân đạo và quyết liệt trong những lúc xảy ra xung đột” . Hình thức hiện diện
tích cực phụ thuộc vào điều kiện của từng khu vực cụ thể . “Các lực lượng hoạt
động theo sứ mệnh, phân bổ trên toàn cầu” được hình thành nhằm đối phó với 7
hàng loạt các nhiệm vụ có yêu cầu thấp hơn, góp phần “ duy trì sự ổn định ,
ngăn chặn khủng hoảng , và chống lại chủ nghĩa khủng bố” . Mặt khác, “các lực
lượng chiến đấu tinh nhuệ tập trung theo khu vực” được yêu cầu thực hiện các
nhiệm vụ khó khăn như bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ , bảo vệ đồng minh; …
và để cản trở, ngăn chặn và nếu cần thiết thì đánh bay các kẻ thù tiềm ẩn . Tuy
nhiên, điểm chung của hai loại sứ mệnh này là sự cần thiết của các vùng duyên
hải . Tầm quan trọng của khái niệm này trong tư duy chiến lược hải quân của
Mỹ lý giải tại sao trước đây Mỹ tham gia diễn tập tự do hàng hải, thái độ cương
quyết trong quá khứ như các cuộc tuần tra ở vịnh Sirte từ giữa những năm 1980
và vụ va chạm có liên quan tới USS Caron với tàu chiến của Liên Xô ở Việt Nam năm 1988 .
- Theo đó , tự do hàng hải đã và đang trở thành vấn đề đau đầu giữa Trung Quốc
và Mỹ . Theo cách Trung Quốc hiểu về các điều khoản UNCLOS , nước này
cho rằng tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác thì bị hạn
chế và có điều kiện hơn so với cách nhìn của Mỹ , đặc biệt là khi các tàu chiến
tìm cách dử dụng các quyền đó .
- Các sự kiện gần đây cũng cho thấy rằng Trung Quốc cũng có điểm yếu như các
nước khác , nhất là các hoạt động trái phép của Vệ binh Cách mạng Iran ở vùng
Vịnh , sự cướp bóc của hải tặc Xômali hay như sự mất ổn định và trật tự ở các
vùng biển ngoài khơi khác . Là một cường quốc hàng hải đang lớn mạnh và các
lợi ích quốc gia ngày càng được mở rộng và cộng đồng người Hoa kiều ngày
càng phát triển , Trung Quốc ngày càng có một mối lo ngày càng lớn đối với tự
do hàng hải , đại dương của thế giới như một “ nguồn tài nguyên vô hạn” trong
việc bảo vệ hệ thống toàn cầu . Nếu tính thêm yếu tố văn hóa chiến lược đặc
trưng của Trung Quốc , một quốc gia trong lịch sử dễ bị tổn thương trước các
nguy cơ từ biển , không chỉ riêng ở khu vực này và xét đến các hệ quả nghiêm
trọng cho Trung Quốc , thì sự nhạy cảm của người Trung Quốc đối với các hoạt
động và sự xuất hiện trái phép trong “ các khu vực biển của Trung Quốc” là
điều hoàn toàn có thể hiểu được .
- Trung Quốc vẫn cho rằng hoạt động hàng hải trái phép của các nước khác trong
vùng đặc quyền kinh tế của nước này , kể cả cái nước Anh gọi là “ thu nhập dữ
liệu quân sự” đều là các hành vi chuản bị cho chiến tranh , và sẽ gây tổn hại đến
an ninh của Trung Quốc . Trung Quốc cho rằng , đều này vi phạm điều 301
UNCLOS , yêu cầu các bên kiềm chế việc đe dọa đến chủ quyền của bất kì
nước nào khi thực hiện các quyền của nước đó trên biển .
- Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong cuộc tranh cãi nói trên, đó là xét về góc độ tự
do hàng hải, người Mỹ cảm thấy họ bị ảnh hưởng lớn từ kết quả của các sự kiện
diễn ra trên biển Đông. Rốt cuộc, nếu như những yêu sách về tất cả các điểm
đảo ở biển Hoa Đông và biển Đông của người Trung Quốc được chấp nhận, nếu
những điểm đạo này được phép tạo ra trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, 8
gần như tương tự "đường chín đoạn" Và nêu cách hiểu của Trung Quốc về
những hoạt động quân sự nước ngoài được cho phép trong vùng đặc quyền kinh
tế được chấp thuận, thì các hoạt động hải quân của Mỹ trong tám vùng này sẽ bị
hạn chế tối đa khi đó một phần lớn ở phía Tây Thái Bình Dương là khu vực cấm
hải quân Mỹ xâm phạm đến nhất là theo cách nhìn của người Trung Quốc. Nếu
người Trung Quốc thống nhất với Đài Loan viễn cảnh này càng trầm trọng
thêm. Tóm lại đối với hải quân Mỹ các nhu cầu với cán sự hải quân đa quốc gia,
nhận diện phạm vi hàng hải và sự hiện diện tích cực phút đều phụ thuộc vào rất
nhiều vào tự do hàng hải. Tự do hàng hải là khái niệm cốt yếu trong phong cách
hiểu của phương Tây về sức mạnh hàng hải và vai trò của lực lượng hải quân.
Do đó, hải quân Mỹ cực kỳ nhạy cảm đối với bất kỳ vấn đề nào có thể giới hạn
sự tự do đó, cho dù bắt nguồn từ cách giải thích không như ý về luật hàng hải
quốc tế, hay sự xuất hiện của một môi trường không cho phép cũng như các
chiến lược ngăn chặn tiếp cận, cấm tiếp cận mà Mỹ cho là PLA đang chuẩn bị .
- Cũng vì lý do này, Mỹ gần đây đã thay đổi chính sách, nhấn mạnh rằng việc
duy trì các lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Tất cả những điều này cùng với những diễn biến gần đây cho thấy rằng Biển
Đông ngày càng trở thành trọng tâm chiến lược của các cường quốc bên ngoài
cho dù là các cường quốc trong khu vực có thích hay không , và điều này khó
lòng giúp giải quyết hay quản lý tình hình ở Biển Đông .
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BÊN TRONG VÀ NGOÀI BIỂN ĐÔNG.
3. Việc áp dụng chính trị thực tiễn trong giải quyết tranh chấp biển Đông
- Trong việc giải quyết các vấn đề ở biển Đông, quan trọng nhất là ta cần
phải có cái nhìn khách quan và tỉnh táo.
- Với vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung và vấn đề Biển Đông nói riêng, lập
trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng
hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với
luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC). Bất kể hành vi nào có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn,
xung đột và chiến tranh cần được nỗ lực để ngăn chặn, dù còn cơ hội nhỏ nhoi
nhất cho hòa bình chúng ta cũng phải tận dụng. Trên thực tế, mỗi khi chủ quyền
và quyền chủ quyền quốc gia bị đe doạ thì Đảng và Nhà nước luôn thể hiện tinh
thần đấu tranh kiên quyết bằng việc sử dụng các biện pháp hoà bình, cụ thể là
thông qua các diễn đàn, các cuộc gặp gỡ trong các lĩnh vực chính trị, ngoại
giao… Việt Nam đã dựa vào chỗ đứng ngày càng nâng cao của mình trên 9
trường quốc tế để cất tiếng nói khẳng định chủ quyền ở biển Đông. Một trong
những ví dụ điển hình nhất cho lập luận trên là sự kiện Việt Nam đảm nhiệm vai
trò chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Trong thời gian đó, Việt Nam đã nhiều lần
nêu vấn đề Biển Đông để cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, đúng đắn
về vấn đề này. Tuy vậy, Việt Nam luôn ở trong tình thế chuẩn bị, sẵn sàng để
phòng cho tình huống xấu nhất, đó là việc sử dụng biện pháp quân sự khi “
không còn đường nào khác”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Việt
Nam đấu tranh bằng mọi biện pháp hòa bình, kể cả đấu tranh pháp lý, dù Việt
Nam không mong muốn chiến tranh, xung đột xảy ra nhưng phải chuẩn bị tất cả
mọi phản ứng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam không
chấp nhận bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt phải nhượng bộ chủ
quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên
diễn đàn quốc tế đã phát biểu Việt Nam không chấp nhận đánh đổi chủ quyền
thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc.
- Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981 và biện pháp giải quyết tranh chấp của Việt Nam
- Không ai có thể quên được sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan di động
HD981, với tổng độ dài là 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn,
hoạt động tại tọa độ 15o29’ vĩ Bắc, 111o12’ kinh Đông. Đây là sự xâm phạm
trắng trợn của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền Việt Nam, đe doạ an ninh
và an toàn hàng hải. Theo Luật biển năm 1982, vị trí Trung Quốc đặt giàn
khoan đã nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Việt Nam. Nước ta đã yêu cầu Trung Quốc lập tức chấm dứt ngay hành động
của mình và cho rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy vậy, Trung
Quốc đã đáp lại và cho rằng đây là hoạt động khai thác tài nguyên bình thường
trên vùng biển Trung Quốc và tố cáo ngược lại Việt Nam là bên gây hấn. Trước
sự ngang ngược của Trung Quốc, 12 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã kiên quyết
ngăn cản hành vi trắng trợn nhưng Trung Quốc đã liên tục tăng số lượng tàu hộ
tống, tàu hải quân, tàu hải cảnh, đâm va, bắn vòi rồng vào các lực lượng chấp
pháp biển Việt Nam. Việc tập trung một số lượng lớn tàu hải giám, tàu cá, tàu 10
và máy bay quân sự, chủ động đâm hỏng, đâm chìm tàu đối phương là sự vi
phạm Luật Phòng chống đâm va trên biển COLREG 1972, làm ảnh hưởng đến
an toàn hàng hải quốc tế và trực tiếp vi phạm Điều 2 Hiến chương Liên hợp
quốc về không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trước những tranh chấp biển Đông với Trung Quốc vốn tồn tại nhiều thập kỷ,
Việt Nam đã và đang kiên trì theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp
mang tính ngoại giao, cụ thể là đàm phán song phương, đàm phán đa phương.
Bên cạnh đấu tranh thực địa, Việt Nam đã rất coi trọng đấu tranh ngoại giao,
đấu tranh công luận, tuyên truyền. Đấu tranh ngoại giao là công cụ hữu hiệu
trong thời bình. Đối ngoại Việt Nam đã có nhiều hình thức phong phú, kết hợp
ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân, đoàn thể, đối thoại quốc phòng, phối
hợp trong và ngoài nước. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tận dụng mọi cơ hội
đăng đàn trong nước và quốc tế lên án hành động ngang ngược, bất chấp luật
pháp quốc tế và kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp. Các Đại sứ, các cơ
quan đại diện Việt Nam tại các nước trên thế giới đều được huy động vào cuộc
viết bài, tuyên truyền, vận động bạn bè quốc tế ủng hộ. Không chỉ vậy, sự kiện
trên đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn của cộng đồng người Việt trong và
ngoài nước, với 4 triệu đồng bào ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn
thế giới đều đồng lòng hướng về Tổ quốc. Trước sự đấu tranh kiên quyết của
Việt Nam và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, ngày 15/7/2014, HD 981 buộc
phải di chuyển ra khỏi vùng biển Việt Nam trước thời hạn.
4. Tham vọng của Trung Quốc
- Một vài nét về Trung Quốc
- Trước khi tìm hiểu về tham vọng của Trung Quốc, ta sẽ bắt đầu bằng những
thông tin cơ bản và các nét đặc trưng về quốc gia này.
- Trung Quốc với tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một
quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế
giới và có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và là quốc gia có tổng diện
tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới. Tổng diện tích của Trung Quốc thường
được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km2. Trung Quốc có tổng chiều dài đường
biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km từ cửa sông Áp Lục đến vịnh 11
Bắc Bộ. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga.
- Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được cả thế giới biết đến là một trong những
cái nôi của nền văn hóa nhân loại bên cạnh những danh lam đẹp và nổi tiếng
trên thế giới. Hơn nữa, quốc gia này có nền kinh tế phát triển khá mạnh và đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sau khi tiến hành cuô ƒc cải cách
mở cửa, thị trường không ngừng được mở rô ƒng, môi trường đầu tư không
ngừng được cải thiê ƒn, cải cách thể chế tiền tê ƒ tiến triển vững chắc, những điều
này đã đảm bảo vững chắc cho nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển. Tính
đến năm 2016, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo GDP danh
nghĩa, tổng giá trị khoảng 11.391.619 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trung
Quốc ngày nay đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn mạnh, chỉ đứng
sau Mỹ. Quốc gia này được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” với hàng
loạt các nhà máy, trụ sở của rất nhiều tập đoàn trên toàn cầu. Trung Quốc có
mối quan hệ giao dịch thương mại khắng khít với các quốc gia Châu Á. Đồng
thời, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực. Đó
cũng là lý do khiến cho Trung Quốc trở thành một trong những điểm đến lý
tưởng để học tập về khối ngành kinh tế, sản xuất, logistics, khoa học kỹ thuật, công nghệ,…
- Về văn hoá, ngày nay Trung Quốc được xem là cái nôi của văn hóa nhân loại
với bề dày lịch sử và kho tàng văn hóa đồ sộ. Bản sắc văn hóa đậm đà được bảo
tồn và phát triển từ hàng nghìn năm đến nay. Việt Nam cũng là quốc gia có
nhiều điểm văn hóa tương đồng với Trung Quốc.
- Về quan hệ đối ngoại, tính đến tháng 6 năm 2017, nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia (trong đó có Palestine, quần
đảo Cook và Niue). Tính hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là
vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và một vài quốc gia khác (tính
đến tháng 6 năm 2017 có 20 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với
Trung Hoa Dân Quốc). Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay
thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại
Liên Hiệp Quốc và vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội 12
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc là một cựu thành viên và cựu lãnh
đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn nhận bản thân là nước bênh vực
cho những quốc gia đang phát triển. Trung Quốc là một thành viên trong nhóm
BRICS cùng với Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi. Trung Quốc thường được tán
tụng là một siêu cường tiềm năng, một số nhà bình luận cho rằng phát triển kinh
tế nhanh chóng, phát triển năng lực quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng
quốc tế gia tăng là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật
trên toàn cầu trong thế kỷ XXI.
- Quân sự ở Trung Quốc cũng là một lĩnh vực cần được nhắc đến, đặc biệt khi mà
vấn đề chủ quyền đang là chủ đề nóng giữa Việt Nam và quốc gia này. Khoa
học và kỹ thuật trong Công nghiệp quốc phòng của Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa hầu hết được đặt nền móng khi Liên Xô đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc
vào những năm 1950. Và phần lớn các vũ khí quan trọng của Liên Xô đã được
cấp giấy phép để sản xuất tại Trung Quốc. Cũng như Liên Xô đã giúp đỡ phát
triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử tại Trung Quốc. Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa cũng đã có được một số công nghệ của Hoa Kỳ khi mối quan hệ
giữa hai nước trở nên nồng ấm vào những năm 1970. Cũng như Trung Quốc bắt
đầu sao chép những vũ khí mà mình mua được từ phương Tây nhưng không
nhiều do các nước phương Tây thận trọng hơn trong việc mua bán vũ khí với
Trung Quốc cũng như bị cấm vận vũ khí vào năm 1989. Đến những năm 1990
thì Trung Quốc bắt đầu sao chép quy mô lớn các vũ khí hiện đại mua được từ
Nga. Còn khi Nga từ chối bán các loại vũ khí của mình thì Trung Quốc chuyển
sang mua của Ukraina vốn cũng sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại từ thời Liên
Xô. Hiện tại thì Trung Quốc đang tích cực sao chép các loại vũ khí của phương
Tây mua được từ Israel. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia vũ khí hạt
nhân, được nhìn nhận là một cường quốc quân sự lớn trong khu vực và có tiềm
năng trở thành một siêu cường quân sự. Trung Quốc đã phát triển các tài sản
phục vụ viễn chinh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu
phục vụ từ năm 2012, và duy trì một hạm đội tầm ngầm đáng kể, gồm cả một số
tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết
lập một mạng lưới gồm các quan hệ quân sự hải ngoại dọc những tuyến đường 13 biển then chốt.
- Tham vọng của Trung Quốc và lí do tại sao Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông
- Đã từ lâu, Trung Quốc nhen nhóm trong mình ý định làm bá chủ thế giới, thiết
lập lại trật tự thế giới. Theo Giáo sư Cổ Học Vũ nói: "Trung Quốc hy vọng thiết
lập được một trật tự thế giới đa cực về chính trị, đa phương về chức năng và đa
nguyên về ý thức hệ". Chuyên gia này đã đưa ra những giải thích về lý tưởng
của Trung Quốc; Đa cực hóa: một thế giới được chi phối bởi mấy trung tâm
quyền lực gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nga và có thể cả Ấn Độ; Chủ
nghĩa đa phương: một thế giới bị chi phối bởi mấy trung tâm quyền lực, bao
gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nga và có thể cả Ấn Độ. Trong thế giới
này, không một quốc gia nào có thể một mình quyết định chương trình nghị sự
toàn cầu, mà tất cả các trung tâm quyền lực đều phải đàm phán với nhau; Đa
nguyên hóa: thế giới phải chấp nhận các hình thức quản trị khác nhau, chứ
không chỉ là dân chủ tự do của phương Tây.
- Không chỉ vậy Trung Quốc còn có tham vọng trở thành cường quốc không gian.
Năm nay, Ngày Vũ trụ Trung Quốc tập trung vào sứ mệnh Mặt trăng Thường
Nga 5 (Chang'e-5), trưng bày một số mẫu vật tàu thăm dò mang về từ Mặt
trăng, và tên của tàu thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc mang tên
Chúc Dung (Zhurong) - sẽ hạ cánh trên hành tinh đỏ vào cuối tháng này. Bên
cạnh đó, một điểm nhấn thú vị khác của sự kiện là đoạn video do Học viện
Công nghệ thiết bị phóng Trung Quốc (CALT) - một trong những nhà sản xuất
tên lửa chủ chốt của Trung Quốc - trình bày cho thấy họ đang phát triển một tên
lửa tương tự như Starship. Một trong những cột mốc lớn trong tham vọng trở
thành siêu cường vũ trụ của Trung Quốc là sự kiện phóng module lõi của trạm
vũ trụ Trung Quốc tương lai hôm 29.4 vừa qua. Tân Hoa Xã cho hay, sau khi
hoàn thành vào cuối năm 2022, trạm vũ trụ của Trung Quốc sẽ có dạng hình
chữ T với module lõi ở trung tâm và một khoang thí nghiệm ở mỗi bên. Trạm
vũ trụ có ba cổng để tàu vũ trụ chở hàng hoặc phi hành đoàn và các phương tiện
tham quan khác có thể cập bến. Tổng chiều dài của module lõi mang tên Thiên
Hà là 16,6 mét, bằng chiều cao của một tòa nhà năm tầng. Với đường kính tối 14
đa là 4,2 mét, nó rộng hơn một toa tàu hoặc tàu điện ngầm. Thiên Hà sẽ cung
cấp cho các phi hành gia sáu khu vực để làm việc, ngủ, vệ sinh, ăn uống, chăm
sóc sức khỏe và tập thể dục.
- Vì cớ gì mà Trung Quốc lại dám ngang nhiên đem giàn khoan HD981 hoạt
động ở biển Đông và lí do gì khiến Trung Quốc thèm khát biển Đông đến như
vậy ? Trước hết. Đầu tiên, qua giấc mộng làm bá chủ thế giới của quốc gia này,
có thể hiểu được rằng tham vọng khống chế khu vực biển Đông và buộc các
quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á phải chịu sự chi phối chỉ là một mục tiêu trước
mắt cho giấc mơ Trung Hoa. Hiện tại, cả ba hướng Đông, Tây và Bắc, Trung
Quốc phải đối mặt với ba đối thủ lớn là Nhật Bản, Ấn Độ, Nga nên việc mở
rộng kiểm soát xuống phía Nam với những quốc gia nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn
chế là mục tiêu phù hợp với khả năng hiện tại của Trung Quốc. Ngoài ra, biển
Đông còn có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn mở rộng ra toàn thế giới.
- Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải rộng từ 3 độ vĩ
Bắc đến 26 độ vĩ Bắc và 100 độ kinh Đông đến 121 độ kinh Đông; là một trong
những biển lớn nhất trên thế giới. Có 9 nước tiếp giáp với biển Đông là: Việt
Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapo, Thái Lan,
Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông có ảnh hưởng trực
tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước và vùng lãnh thổ. Biển
Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu
vực mà còn của cả châu Á- Thái Bình Dương và châu Mỹ. Biển Đông có nguồn
tài nguyên biển dồi dào, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du
lịch. Đây là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh
giá của Bộ Năng lượng Mỹ thì trữ lượng dầu ở biển Đông là khoảng 7 tỷ thùng
với khả năng sản xuất là 2,5 triệu thùng/ ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc,
trữ lượng dầu khí của biển Đông là khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu
tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Theo các chuyên gia, khu
vực biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng. Biển
Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình
Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – Á, Trung Đông – châu Á. Đây được coi là 15
tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có
khoảng 150-200 tàu các loại qua lại biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở
khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo. Hơn 90% lượng vận tải của thế
giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua biển Đông. Biển
Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa
– chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
- Trung Quốc coi Biển Đông là một cửa ngõ thuận lợi để bành trướng xuống phía
Nam với ý đồ biến đất nước của họ vốn là một đại lục trở thành một quốc gia có
cả biển đảo. Tiến xuống Biển Đông, Trung Quốc có nhiều ý đồ: về cả kinh tế,
thương mại, hàng hải, tài nguyên, nhiên liệu, nhất là dầu mỏ, khí đốt (nguồn
máu nuôi sống nền kinh tế của Trung Quốc), các quần đảo như Hoàng Sa,
Trường Sa, các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của nhiều nước Đông Nam Á,
thậm chí cả các mưu đồ về an ninh, quốc phòng, đối ngoại và chính trị..., nhất là
vào đúng lúc Mỹ đang có chủ trương xoay trục sang khu vực châu Á- Thái Bình
Dương trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
- Có nhà nghiên cứu đã viết rằng Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch độc chiếm
Biển Đông từ cách đây 60 năm, khởi đầu từ năm 1950 và ngày càng hung hăng
và quyết liệt hơn. Người ta còn nói dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mao Trạch
Đông và Ban lãnh đạo tập thể của Trung Quốc lúc bấy giờ, cố Thủ tướng Chu
Ân Lai là người tích cực nhất rồi đến Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận
Bình bây giờ. Chuyện kể rằng: Trong thời gian tham dự Hội nghị Geneve về
Việt Nam năm 1954, Chu Ân Lai đã cố đòi bằng được thế giới phải công nhận
vai trò và vị trí đại cường quốc của Trung Quốc và Bắc Kinh phải có vai trò
quan trọng “trong việc giải quyết mọi vấn đề hòa bình của thế giới”. Nhưng đến
năm 1956, khi Pháp phải trả lại chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa cho Việt Nam, Trung Quốc đã đánh và chiếm phần phía Đông của Hoàng Sa.
Đến năm 1974, sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, khi quân đội
Mỹ rời khỏi miền nam Việt Nam, Trung Quốc đã đưa tàu chiến và quân đội đến
đánh chiếm nốt phần còn lại của Hoàng Sa. Sau khi tiến hành 4 hiện đại hóa,
Trung Quốc tăng cường được sức mạnh về nhiều mặt, Đặng Tiểu Bình đã ra 16
mặt khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực ở Biển Đông.
Đến năm 2010, dưới thời cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc lại có nhiều
hành động táo bạo hơn ở Biển Đông. Sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, khi ông Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ
tịch quân ủy Trung ương của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không bao
lâu, ông Tập Cận Bình đã ra lệnh cho cấp dưới của mình đưa giàn khoan Hải
Dương -981 cùng nhiều máy bay, hàng trăm tàu bè các loại, kể cả tàu cảnh sát
biển, tàu kiểm ngư và cả các phương tiện chiến tranh bí mật khác kéo xuống hạ
đặt giàn khoan tại vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Hoàng Sa,
bất chấp sự phản đối có lý, có tình và hết lòng kiên nhẫn của Việt Nam; dư luận
bất bình của quốc tế và các nước bầu bạn; bất chấp các quy định của Liên hợp
quốc và các luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã tham gia ký kết...
- Trung Quốc có nhiều lý do để thôn tính Biển Đông, trong đó có một động cơ
đáng lưu ý liên quan đến những thứ có ở trên bề mặt đáy biển. Trung Quốc hiện
đang hùng hổ cạnh tranh với các cường quốc tầm cỡ toàn cầu khác trong cuộc
đua kinh tế vĩ đại của thế kỷ 21: Chinh phục thị trường năng lượng sạch thay
thế nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc không úp mở về ý đồ trở thành nước tiên
phong trong sản xuất các loại pin đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, tiếp
năng lượng cho các thiết bị điện tử tối tân dùng để giao tiếp và kinh doanh, với
tiềm năng giảm biến đổi khí hậu. Đồng thời, Trung Quốc đang phấn đấu để trở
thành nhà sản xuất hàng điện tử hiện đại hàng đầu thế giới. Với kế hoạch
“Made in China 2025”, Trung Quốc ưu tiên các ngành sản xuất bán dẫn, công
nghệ hàng không vũ trụ, và robot học. Trong khi đó, để sản xuất các loại pin và
các thiết bị điện tử tiên tiến này không thể thiếu đất hiếm. Việc tiếp cận nguồn
cung đất hiếm phong phú sẽ đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng không
giới hạn của các ngành trên trong các năm tới. Theo nghiên cứu của Mỹ¸ một
mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là duy trì sức mạnh của họ trên thị
trường đất hiếm. Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã thống trị thị trường sản
xuất và xuất khẩu đất hiếm. Trung Quốc vẫn thường sản xuất trên 90% lượng
đất hiếm được tiêu thụ trên thế giới, quốc gia này có sức mạnh thị trường để
kiểm soát giá và số lượng các mặt hàng thiết yếu này. Tương tự như Saudi 17
Arabia có thể chi phối thị trường dầu thế giới, Trung Quốc có khả năng hạn chế
hoặc mở rộng việc xuất khẩu đất hiếm để duy trì mức giá và mức cung mà họ
mong muốn. Vậy vai trò của Trung Quốc trong thị trường đất hiếm thì có liên
quan gì đến chính trị Biển Đông? Trung Quốc hiện đang đối diện với 2 mối đe
dọa tiềm tàng đối với việc cung cấp đất hiếm. Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế
Trung Quốc phát triển và giới trung lưu nước này ngày càng mở rộng, chính
phủ Trung Quốc có khả năng dự tính đến sự cạn kiệt các mỏ đất hiếm lớn trên
đất liền ở nước này. Thứ hai, Trung Quốc đã bổ sung thành công nguồn cung
đất hiếm thô từ những nước như Congo nhưng sự ổn định dài hạn trong việc
tiếp cận các nguồn cung từ bên ngoài vẫn là một dấu hỏi. Trước các mối đe dọa
này, Trung Quốc đã bắt đầu nhìn ra biển để tìm cách bổ sung nguồn cung đất
hiếm. Đáy Biển Đông chứa đựng nhiều khoáng sản gọi là kết hạch mangan.
Trung Quốc đã phát triển công nghệ khai khoáng biển sâu tiên tiến nhất thế giới
và sở hữu năng lực vô song của mình trong khai thác các kết hạch mangan và
đất hiếm chứa trong đó. Trước các quy định mới về khai thác do Cơ quan quản
lý Đáy biển Quốc tế đặt ra, Trung Quốc thấy cách tốt nhất để đảm bảo việc tiếp
cận ổn định các khoáng sản đáy biển và nguồn cung đất hiếm ở ngoài khơi là...
biến các vùng biển này thành của họ.
III. NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG.
5. Tác động của những diễn biến gần đây.
- Tranh chấp và xung đột Biển Đông từ khá lâu chỉ được xem xét dưới góc nhìn
hẹp về tranh chấp tính hợp pháp và chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và các thực thể nằm rải rác trên biển giữa một Trung Quốc độc đoán
về quân sự và các bên yêu sách ASEAN yếu hơn.
- Các tranh chấp trên Biển Đông, đúng như Trung Quốc lo ngại, đã trở thành vấn
đề quốc tế. Nếu gạt sang một bên những tuyên bố chủ quyền còn cần tiếp tục
xem xét của các bên tranh chấp, vấn đề Biển Đông nay đã được nâng tầm trở
thành những quan ngại toàn cầu đối với việc “bảo vệ các tài sản chung toàn
cầu”; “tự do đi lại ngoài khơi”; “sử dụng không hạn chế các tuyến đường biển
quốc tế”. Vì vậy những tranh chấp hiện nay đã chuyển từ xung đột lợi ích giữa
Trung Quốc với ASEAN thành tranh chấp giữa Trung Quốc với Mỹ và với cả
cộng đồng quốc tế, các bên có lợi ích liên quan đối với việc sử dụng không hạn
chế các tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đông. 18
- Từ năm 2012 đến nay có rất nhiều những tranh chấp to nhỏ diễn ra tại biển
Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng nổi bật và đáng được đề cập đến
nhất vẫn là hành động đặt giàn khoan 981 từ phía Trung Quốc. Đã gần 7 năm
(2012-2021) kể từ ngày Trung Quốc gây ra sự kiện đưa giàn khoan Hải Dương
981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây xôn
xao dư luận quốc tế và khu vực. Thời gian 3 năm chưa phải là dài nhưng những
tác động của sự việc vẫn khiến chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề một cách sâu sắc.
- Diễn biến : ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải
Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam
khoảng 120 hải lý về phía Đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc
quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
Biển quốc tế năm 1982. Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là giàn khoan biển sâu
di động cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và Tổng công ty Dầu khí Hải
dương Trung Quốc sở hữu. Hải Dương 981 dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và
nặng 31.000 tấn, diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân
bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000m. Trung
Quốc đã đầu tư 06 tỉ nhân dân tệ tương đương 952 triệu USD để chế tạo Hải
Dương 981 trong suốt ba năm.
Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các
loại, trong đó có 07 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa
tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh. Ngoài
ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những
thời điểm, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc. Để bảo
vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế
theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cử 29 tàu chấp pháp tới
các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi nhận thấy giàn
khoan này định thiết lập vị trí cố định. Lực lượng thực thi pháp luật của Việt
Nam tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm
pháp luật quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra vào tháng 6/2014 ở Singapore, nguyên thủ và
lãnh đạo các nước như Nhật Bản và Mỹ đã kịch liệt lên án các hành vi ngang
ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng cũng khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu mọi phương án để bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình, kể cả phương án pháp lý.
Ở trong nước Trung Quốc, dư luận Trung Quốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều
tiếng nói phản đối hành vi ngang ngược của Bắc Kinh đối với các nước láng
giềng. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc gây 19
chuyện với các nước láng giềng sẽ không đem đến một kết cục có lợi, đồng thời
phản bác những lập luận mà nhà cầm quyền đưa ra tuyên bố về chủ quyền phi
lý bên trong “đường chín đoạn”.
Trước những sức ép ngày càng lớn đến từ dư luận trong nước và quốc tế, Trung
Quốc không còn con đường nào khác, ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết
định rút giàn khoan phi pháp Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, sớm hơn 01 tháng so với kế hoạch và được che đậy bằng lý do
“đã hoàn thành nhiệm vụ”.
- Tác động của sự kiện năm 2014 tại biển Đông đối với người Việt :
- Đa số các ý kiến trên báo chí và các diễn đàn công khai đều phản đối hành động
của Trung Quốc, tuy nhiên mức độ phản đối cũng như quan điểm về cách giải
quyết rất khác nhau, từ kêu gọi chiến tranh, đưa ý kiến kiện ra tòa án quốc tế, sử
dụng giải pháp ngoại giao đến hòa hoãn.
- Một vài cá nhân tỏ ý ủng hộ Trung Quốc đã bị phản đối dữ dội. Các cuộc tranh
luận gay gắt cũng đã nổ ra xung quanh những thái độ khác nhau trước vụ việc này.
- Ngày 9 tháng 5, Tổng Giám mục , Chủ tịch Phaolô Bùi Văn Đọc Hội đồng Giám
mục Việt Nam đã viết thư gửi giáo dân Việt Nam về Tình hình Biển Đông.
Trong đó, ông kêu gọi các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê
hương, kêu gọi mọi người sám hối, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm để góp
phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của tàu Trung Quốc và các chiến sĩ cảnh
sát biển, kiểm ngư Việt Nam bị thương. Nhưng ông cũng viết rằng những thỏa
ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng Cộng
sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho
dân nước Việt Nam mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi
Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung
đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì
nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc. Nhiều ngôi thánh
đường thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo phận Phát Diệm, Giáo phận
Vinh, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đã gióng chuông kêu gọi tín hữu
để cầu nguyện cho công lý và hòa bình cho toàn vẹn lãnh thổ.
- Một số người bất đồng chính kiến cho rằng hành động của giới lãnh đạo cao cấp của và Đảng Cộng sản
chính phủ Việt Nam là chưa đủ mạnh mẽ, thể hiện
qua việc, tính đến ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng Cộng sản Việt
Nam đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn
khoan. Nhưng kết thúc phiên họp, vào ngày 14 tháng 5 Hội nghị đã ra thông
báo trong đó có đề cập về vấn đề này.
- Cộng đồng mạng người Việt cũng có phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa có
xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều trang mạng được lập ra kêu gọi tẩy chay và nhiều 20