-
Thông tin
-
Quiz
Thanh lý hợp đồng là gì? Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thanh lý là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình cho các chủ thể có quyền. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu
Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Thanh lý hợp đồng là gì? Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thanh lý là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình cho các chủ thể có quyền. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Thanh lý hợp đồng là gì? Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng
1. Thanh lý hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự. Thanh lý là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình cho các chủ thể có
quyền. Trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu
cầu sử dụng. Do đó, thanh lý hợp đồng có thể được định nghĩa như sau:
Thanh lý hợp đồng là sự ghi nhận thể hiện dưới hình thức là một biên bản ghi nhận việc thực hiện hợp
đồng của các bên, sau khi hoàn tất một công việc nào đó đã được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng,
chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ký tên.
Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thường sử dụng thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự và thực
hiên hợp đồng làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. Đặc biệt, trong một
số trường hợp, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có.
2. Thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ được ghi nhận tại Điều 28 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989:
Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:
1. Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
2. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
3. Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
4. Khi thực hiện hợp đồng kinh tế được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều
24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.
Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Bộ Luật dân sự và Luật
thương mại. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn ghi nhận khái niệm
"thanh lý hợp đồng" nữa mà thay vào đó là quy định về chấm dứt hợp đồng (Điều 422 ). Mặc dù không
được pháp luật dân sự ghi nhận nhưng trên thực tế "thanh lý hợp đồng" vẫn được các doanh nghiệp, cá
nhân, tổ chức sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt hợp đồng hoặc các giao dịch dân sự.
Mặt khác, tại Luật thương mại năm 2005, thuật ngữ "thanh lý hợp đồng" vẫn được đề cập đến, cụ thể tại một số điều như:
* Khoản 2 Điều 181 Luật thương mại 2005:
Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Khoản 3 Điều 231 Luật thương mại 2005:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền cọc, lý quỹ bảo đảm thực
hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, kỹ quỹ
bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.
3. Những trường hợp thanh lý hợp đồng thường gặp
Về bản chất, thanh lý hợp đồng được tiến hành sau khi hai bên đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ cũng
như được hưởng các quyền tương ứng thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng hoặc vẫn có thể thanh lý hợp
đồng kể cả khi nghĩa vụ chưa được thực hiện hết những nội dung quy định trong hợp đồng nhưng các bên
thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng. Theo đó, thủ tục thanh lý hợp đồng diễn ra sau khi hợp đồng thực
hiện xong hoặc theo thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt hợp đồng. Tuy pháp luật không quy định cụ
thể thanh lý hợp đồng nhưng có đề cập tới châm dứt hợp đồng nên thủ tục thanh lý hợp đồng hay thủ tục
chấm dứt hợp đồng được thực hiện trong những trường hợp sau: Hoàn thành hợp đồng Theo các bên thỏa thuận
Cá nhân, pháp nhân chấm dứt tồn tại mà yêu cầu hợp đồng phải do những người/tổ chức này thực hiện
Hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Không thể thực hiện hợp đồng do đối tượng không còn
Khi hoàn cảnh cơ bản thay đổi vì nguyên nhân khách quan, các bên không thể lường được sự thay đổi hoàn cảnh
Trường hợp khác do luật định
4. Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng
4.1. Về thời điểm thanh lý hợp đồng
Hai bên có thể thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Do đó, việc thanh lý hợp đồng có thể xảy ra ngay
cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. 4.2. Về hình thức
Thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp
đồng của các bên, cụ thể:
Mỗi bên đã thực hiện được những nghĩa vụ gì đối với bên có quyền
Đã được hưởng những quyền gì từ bên có nghĩa vụ
Còn nghĩa vụ nào chưa được thực hiện.....
Luật Minh Khuê xin giới thiệu một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng, bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp
đồng trong bài viết Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng cập nhật mới nhất
4.3. Thủ tục thanh lý hợp đồng
Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng được phân chia thành 02 trường hợp sau:
4.3.1. Các bên trong hợp đồng thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Do có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu
cầu tiếp tục hợp đồng thì hai bên có thể thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng. Theo đó, thủ tục để thông
báo thanh lý hợp đồng trường hợp này khá đơn giản và không có sự cưỡng ép, ép buộc của quy định về
nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Các bên sẽ soạn thư dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên
thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý.
4.3.2. Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng thì căn cứ vào những
điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ cần phải:
- Gửi thông báo cho bên kia trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt, hủy bỏ nên để sau khoảng 15 ngày kể từ
ngày thông báo trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký tước đó.
- Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần
căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện đúng với quy định pháp luật.
* Lưu ý: Đối với trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các
điều khoản tại hợp đồng trước đó:
Nếu hai bên có hỏa thuận trong hợp đồng thì căn cứ vào sự thỏa thuận đó để bên đơn phương chấm
dứt, hủy bỏ hợp đồng soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp
đồng. Thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối
tác một khoảng thời gian nhất định.
Nếu hai bên không có điều khoản thỏa thuận về thanh lý hợp đồng thì khi có nhu cầu, bên đơn
phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và phải nhận được sự đồng ý
của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại....