Thành tựu văn học và nghệ thuật của văn minh arập - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Trước khi nhà nước Arập và đạo Hồi ra đời, trên bán đảo đã rất thịnh hành thơ ca truyềnmiệng. Các thi sĩ có nguồn gốc từ nhân dân và họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc dumục nghe.

NHÓM 19 - THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
Danh sách thành viên:
1. Đặng Thị Minh Trang LQT46A0261923
2. Đỗ Thị Mỹ Lệ NNA49B10967
I. Thành tựu văn học
Thành tựu văn học của nền văn minh ARập chủ yếu được thể hiện qua thơ và truyện.
a. Thơ ca
Trước khi nhà nước Arập và đạo Hồi ra đời, trên bán đảo đã rất thịnh hành thơ ca truyền
miệng. Các thi nguồn gốc từ nhân dân họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc du
mục nghe. Ngôn ngữ của các bài thơ này uyển chuyển và trau chuốt. Nội dung thơ mô tả
đời sống của bộ lạc Bêđoanh – tộc người chiếm đa số trên bán đảo Arập, tuân theo những
khuôn mẫu tư tưởng, quan niệm của chế độ thị tộc, bộ lạc.
Bắt đầu từ thế kỉ VII, các bài thơ dân gian được chép lại thơ ca bằng chữ viết ra đời.
Các bài thơ này vẫn kế thừa tinh thần của thơ ca truyền miệng thời trước, với nội dung ca
ngợi tình yêu, chiến công và rượu ngon,…
Từ sau thế kỷ VII đến nửa đầu thế kỉ VIII, thơ ca Arập chia làm hai loại chính: thơ chính
trị và thơ trữ tình. Thơ chính trị chủ yếu ca ngợi chính quyền, calipha, các cận thần, đồng
thời chế nhạo kẻ thù của họ, với ngôn ngữ khoa trươnghoa mỹ, trong khi thơ trữ tình
là loại thơ của thị dân viết về tình yêu với ngôn từ giản dị, trong sáng.
Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI có thể nói là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thơ ca Arập.
Trên cơ sở của nền thơ ca đời trước, hai thầy trò Abu Tammam đã sưu tầm hiệu đính
tập thơ nổi tiếng “Anh dũng ca” bao gồm những tác phẩm của hơn 500 thi thời xưa.
Thế kỉ X, Abu Faraj cũng soạn một tập thơ lớn tên “Thi ca tập”, bao gồm nhiều bài
thơ của thi thời trước. Thời y cũng xuất hiện một số nhà thơ tiêu biểu như Abu
Nuvát, Abu lơ Ala Maari. Nuvát được coi nhà thơ xuất sắc nhất thời bấy giờ. Thơ
của ông viết về rượu và những thú vui xa hoa bên bàn tiệc. Trái ngược với Nuvát, Maari
một nhà thơ theo chủ nghĩa khắc kỉ, ông không ca ngợi phụ nữ hay tình yêu, cũng
không bàn đến chiến tranh. Thơ của ông thường nói về những vấn đề mang tính triết lý,
ví dụ như có Chúa không, đời có đáng sống không, có kiếp sau không?
b. Văn xuôi
1
13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
about:blank
1/5
Thời kỳ đầu, văn xuôi phổ biến là tục ngữ, ngụ ngôn, các bài hùng biệntruyền thuyết
về chiến tích của các anh hùng Arập. Đáng chú ý nhất “Những ngày A rập” của
Ubaiđa. Các giai đoạn sau, kể từ vương triều Ômayát (661-750), phổ biến nhất là những
bài thuyết giáo, các thể loại văn xuôi mới bàn về chính trị.
Từ thế kỷ X trở đi, văn xuôi Arập phát triển đa dạng về thể loại, như luận văn, truyện
ngắn, nổi bật nhất phải kể đến “Nghìn lẻ một đêm” một bộ truyện đã gây tiếng vang
trên toàn thế giới được rất nhiều trẻ em ưa thích. Tác phẩm bắt nguồn từ tập “Một
nghìn câu chuyện” của Ba Tư và dần dần được bổ sung bằng những truyện thần thoại của
Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ,… rồi tạo thành một câu chuyện dài xảy ra trong cung vua Arập.
Chuyện kể về nàng công chúa thông minh tài trí đã nghĩ ra cách thoát chết bằng cách kể
chuyện cho vua nghe. Khi biết sáng hôm sau mình sẽ chết, nàng đã khéo léo dừng đoạn
hay nhất vào lúc bình minh, khiến cho nhà vua nóng lòng đợi đến đêm tối để nghe
chuyện tiếp tiếp tục tha chết cho nàng. Và cứ thế một nghìn lẻ một đêm trôi qua. Câu
chuyện đã miêu tả một cách rất sinh động về những phong tục, tập quán, mong ước cũng
như trí tưởng tượng phong phú của người dân Arập.
Ngoài “Nghìn lẻ một đêm”, một tập truyện khác cũng được lưu hành rất rộng, đó là “Ngụ
ngôn”. Tập truyện này vốn của Ấn Độ, được truyền sang Ba từ thế kỉ VI và đã được
dịch ra 40 thứ tiếng.
II. Thành tựu nghệ thuật
Khi nhà nước Ả Rập mới ra đời, cơ sở nghệ thuật của người Ả Rập còn khá nghèo nàn vì
mới thoát thai từ kinh tế du mục buôn bán. Ngoài ra, Muhammad còn cấm điêu khắc
và hội họa vì ông sợ hai môn nghệ thuật này sẽ dẫn đến sự sùng bái ảnh tượng. Ông cấm
dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp làm bằng vàng bạc vì không muốn người dân ham
thú vui khoái lạc sinh ra đồi bại. Ngay cả âm nhạc cũng bị cấm Rập tương
truyền, Muhammad cho rằng lời ca, điệu vũ của phụ nữ, tiếng nhạc cụ giống như là tiếng
dụ dỗ của quỷ sứ để đày con người xuống địa ngục. Chính những điều này đã làm cho
nghệ thuật bị hạn chế. Về sau, nhờ sự bành trướng, mở rộng về lãnh thổ của đế quốc
Rập, những cấm đoán dần được nới lỏng, đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ba Tư, Byzantine, nghệ thuật Ả Rập những tiến bộ đáng kể, thăng hoa
đạt được những thành tựu rực rỡ.
a. Âm nhạc
Các nhà thần học bốn trường phái luật chính đều chê bai âm nhạc kích thích dục
tình nhưng một số khác cho rằng lối sống của con người luôn luôn lành mạnh hơn tín
2
13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
about:blank
2/5
ngưỡng của họ nên người Rập câu tục ngữ này: “Rượu như thể xác, âm nhạc như
linh hồn, nhờ hai cái đó mà đời sống mới vui vẻ”. Từ đó về sau, âm nhạc mới được mọi
người ham tập luyện nhưng thân phận các nhạc sĩ và ca nữ vẫn rất thấp kém, trừ một
số rất nổi danhgiới thượng lưu cũng ít ai chịu học bộ môn nghệ thuật này. Về sau, do
chịu ảnh hưởng của Hy Lạp Ba nên mới bớt thái độ khinh thường nhạc sĩ. Vua
các triều đại Umayyad và Abbasside cũng thưởng các nhạc sĩ tài năng rất rộng rãi. Có thể
một vài người thấy nhạc Ả Rập thường đơn điệu, buồn tẻ và nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng
chính người Ả Rập lại cho rằng âm nhạc phương Tây thiếu tế nhị, rắc rối, ồn ào, khác với
sự dịu dàng, trầm tĩnh, đa cảm của âm nhạc nơi này. Bởi vậy, theo lời của một một sử gia
rất có tài thì “so với Ả Rập, mọi xứ khác không đáng gọi là tôn trọng nghệ thuật, vì chỉ
Ả Rập âm nhạc mới được mọi người ham mê luyện tập”. Có lẽ vì thế “không một người
phương Tây nào thể hoàn toàn thưởng thức được âm nhạc Rập nếu không được
luyện tai trong một thời gian lâu”.
Ngoài ra, lúc đầu âm nhạc Rập thường dùng những thể âm điệu cổ của người
Semite; nó phát triển thêm khi tiếp xúc với các điệu Hy Lạp mà gốc cũng từ châu Á; sau
cùng chịu ảnh hưởng mạnh của Ba Ấn Độ. Học mượn của Hy Lạp một lối âm
và phần lớn lý thuyết âm nhạc. Cuốn “The Great Book of Music” của al Farabi là một tác
phẩm chính thời Trung cổ về lý thuyết âm nhạc. Ông cũng viết một cuốn sách tên là “Đại
thư âm nhạc”, chép tất cả tiểu sử các nhà thơ, nhà soạn nhạc, ca sĩ, các loại nhạc cụ, nhịp,
điệu và âm của các lời bài hát.
Thậm chí người Rập cũng đã viết về thứ âm nhạc “có thể đo được” khi từ thế kỉ VII,
người Arab đã biết cách âm thể hiện độ cao độ dài của các nốt nhạc trong khi đó
người châu Âu phải đến cuối thế kỉ XII mới bắt đầu biết đến.
Thêm vào đó, người Rập cũng đến hàng trăm loại nhạc cnhư đàn luth, đàn lyre,
sáo, trống, chũm chọe, và,… Thông thường, người ta chỉ chơi khoảng bốn, năm nhạc
cụ một lần nhưng cũng khi một cuộc đại hoà tấu. Tương truyền, nhạc người
Rập Suryal Medina người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng để điều khiển dàn
nhạc trong các cuộc đại hòa tấu. Ngay cả Hồi giáo, trước đó mạt sát âm nhạc sau cũng đã
sử dụng nó trong các buổi lễ.
b. Hội họa
Tuy hội họa bị cấm nhưng một số nhà thần học nới tay hơn, cho phép họa sĩ vẽ các vật vô
tri. Có nhà còn cho phép vẽ hình người hoặc sinh vật trên những đồ thường dùng, không
phải đồ cúng tế. Một số vua triều đại Umayyad thì không cấm đoán gì cả như vua Walid
3
13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
about:blank
3/5
đệ nhất trang hoàng cung điện mùa của ông bằng những bức họa vẽ người đi săn,
nữ,… Các vua triều đại Abbasside tuy mộ đạo nhưng trong cung điện cũng treo hình, vẽ
hình. Tuy nhiên dân chúng cũng phải giữ đúng phép tắc, khi phải phá hủy những tác
phẩm đó những nghệ thì phải hoàn toàn tùy thuộc vào sự bảo hộ của vua chúa
giới quý phái.
Dù hầu hết các bức họa thời ấy đã bị mất nhưng tiểu họa của Hồi giáo vẫn được liệt vào
hạng đẹp và công phu nhất thế giới. Nó tô điểm cho các bản viết tay những bức họa nhiều
màu, là một nghệ thuật chỉ dành riêng cho giới quý phái. Ta có thể chiêm ngưỡng những
bức tiểu họa này trong cuốn sách Khamsa hay Panj Ganj của Nizami Ganjavi, được sáng
tác đặc biệt cho nhà cai trị Safavid Shah Tahmasp. Những bức tranh trong cuốn sách
này đã mô tả cuộc hành trình lên thiên đường của Nhà tiên tri Muhammad trên con chiến
mã thiên thần mang tên Buraq.
c. Nghệ thuật tạo hình: Nghệ thuật viết chữ đẹp (thư pháp) và Arabesque
Chính vì sự nghiêm cấm điêu khắc và hội họa của Hồi giáo nên hai môn nghệ thuật này
mới được ra đời phát triển. Nghệ thuật viết chữ đẹp của người Rập hay còn gọi
thư pháp, thường được dùng để chép kinh Qur’an, trang trí các đền thờ và các công trình
kiến trúc Hồi giáo, sách vở và các đồ vật khác.
Có 2 loại chữ để viết thư pháp: Kufic và chữ thảo. Chữ Kufic được phát triển từ rất sớm.
Đến khoảng thế kỉ X, chữ thảo, đặc biệt là chữ Naskh ra đời và dần lấn át lối chữ Kufic,
trừ trong các đền đài và trên các đồ gốm; hầu hết các sách Hồi giáo thời Trung Cổ còn lại
đến nay đều viết bằng chữ Naskh; hầu hết những sách đó đều kinh Qur'an. Thời
điểm đó, những thư gia rất được tôn trọng. Họ thường được tặng những số tiền rất lớn
đa phần hạng vua chúa đại thần cũng đều những người giỏi về thư pháp. Nghệ thuật
viết chữ đẹp của người Rập có ảnh hưởng tới nghệ thuật châu Âu bởi nhiều hoạ
cũng đã đưa chữ Ả Rập vào trong các bức tranh của mình. Trong đóbức “Coronation
of the Virgin” của hoạ Filippo Lippi (1406- 1469), hiện được trưng bày bảo tàng
Uffizi của Florence, các thiên thần trong tranh đang cùng nhau nâng một dải khăn voan
dài thướt tha được trang trí bởi những dòng chữ Ả Rập. Vào ngày 14/12/2021, UNESCO
cũng đã thông qua ghi danh 9 di sản trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại, trong đó có nghệ thuật thư pháp Ả Rập.
Nghệ thuật Arabesque là một loại hình hội họa trang trí với những dây leo uốn lượn cầu
những típ tượng trưng trừu tượng hình cong với những họa tiết hình học phức
4
13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
about:blank
4/5
tạp như hình đa giác, hình trôn ốc, mặt cầu kết hợp lại với nhau. Họ vẽ rồi chạm nổi, rồi
khắc các hình ấy. Ta thể thấy các họa tiết này trên rất nhiều đồ vật của người Rập
như bìa sách, đồ thuỷ tinh, lụa, đồ gốm.
Đạo Hồi cấm ảnh tượng nên mĩ thuật hầu như mấy không phát triển, bởi vậy, nghệ thuật
trang trí Arabesque được thể hiện rất phong phú tuyệt vời tới nỗi tưởng chừng như
từng phân của bức tranh cũng đầy những hoạ tiết phức tạp, được vẽ hết sức cầu kỳ
cùng đẹp mắt. Ngoài ra, nghệ thuật trang trí Arabesque còn được bắt gặp rất nhiềucác
đền đài, cung điện, thánh thất Hồi giáo.
5
13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
about:blank
5/5
| 1/5

Preview text:

13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
NHÓM 19 - THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
Danh sách thành viên:
1. Đặng Thị Minh Trang LQT46A0261923
2. Đỗ Thị Mỹ Lệ NNA49B10967 I. Thành tựu văn học
Thành tựu văn học của nền văn minh ARập chủ yếu được thể hiện qua thơ và truyện. a. Thơ ca
Trước khi nhà nước Arập và đạo Hồi ra đời, trên bán đảo đã rất thịnh hành thơ ca truyền
miệng. Các thi sĩ có nguồn gốc từ nhân dân và họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc du
mục nghe. Ngôn ngữ của các bài thơ này uyển chuyển và trau chuốt. Nội dung thơ mô tả
đời sống của bộ lạc Bêđoanh – tộc người chiếm đa số trên bán đảo Arập, tuân theo những
khuôn mẫu tư tưởng, quan niệm của chế độ thị tộc, bộ lạc.
Bắt đầu từ thế kỉ VII, các bài thơ dân gian được chép lại và thơ ca bằng chữ viết ra đời.
Các bài thơ này vẫn kế thừa tinh thần của thơ ca truyền miệng thời trước, với nội dung ca
ngợi tình yêu, chiến công và rượu ngon,…
Từ sau thế kỷ VII đến nửa đầu thế kỉ VIII, thơ ca Arập chia làm hai loại chính: thơ chính
trị và thơ trữ tình. Thơ chính trị chủ yếu ca ngợi chính quyền, calipha, các cận thần, đồng
thời chế nhạo kẻ thù của họ, với ngôn ngữ khoa trương và hoa mỹ, trong khi thơ trữ tình
là loại thơ của thị dân viết về tình yêu với ngôn từ giản dị, trong sáng.
Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI có thể nói là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thơ ca Arập.
Trên cơ sở của nền thơ ca đời trước, hai thầy trò Abu Tammam đã sưu tầm và hiệu đính
tập thơ nổi tiếng “Anh dũng ca” bao gồm những tác phẩm của hơn 500 thi sĩ thời xưa.
Thế kỉ X, Abu Lơ Faraj cũng soạn một tập thơ lớn tên “Thi ca tập”, bao gồm nhiều bài
thơ của thi sĩ thời trước. Thời kì này cũng xuất hiện một số nhà thơ tiêu biểu như Abu
Nuvát, Abu lơ Ala Maari. Nuvát được coi là nhà thơ xuất sắc nhất thời kì bấy giờ. Thơ
của ông viết về rượu và những thú vui xa hoa bên bàn tiệc. Trái ngược với Nuvát, Maari
là một nhà thơ theo chủ nghĩa khắc kỉ, ông không ca ngợi phụ nữ hay tình yêu, cũng
không bàn đến chiến tranh. Thơ của ông thường nói về những vấn đề mang tính triết lý,
ví dụ như có Chúa không, đời có đáng sống không, có kiếp sau không? b. Văn xuôi 1 about:blank 1/5 13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
Thời kỳ đầu, văn xuôi phổ biến là tục ngữ, ngụ ngôn, các bài hùng biện và truyền thuyết
về chiến tích của các anh hùng Arập. Đáng chú ý nhất là “Những ngày A rập” của
Ubaiđa. Các giai đoạn sau, kể từ vương triều Ômayát (661-750), phổ biến nhất là những
bài thuyết giáo, các thể loại văn xuôi mới bàn về chính trị.
Từ thế kỷ X trở đi, văn xuôi Arập phát triển đa dạng về thể loại, như luận văn, truyện
ngắn, nổi bật nhất phải kể đến “Nghìn lẻ một đêm” – một bộ truyện đã gây tiếng vang
trên toàn thế giới và được rất nhiều trẻ em ưa thích. Tác phẩm bắt nguồn từ tập “Một
nghìn câu chuyện” của Ba Tư và dần dần được bổ sung bằng những truyện thần thoại của
Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ,… rồi tạo thành một câu chuyện dài xảy ra trong cung vua Arập.
Chuyện kể về nàng công chúa thông minh tài trí đã nghĩ ra cách thoát chết bằng cách kể
chuyện cho vua nghe. Khi biết sáng hôm sau mình sẽ chết, nàng đã khéo léo dừng đoạn
hay nhất vào lúc bình minh, khiến cho nhà vua nóng lòng đợi đến đêm tối để nghe
chuyện tiếp và tiếp tục tha chết cho nàng. Và cứ thế một nghìn lẻ một đêm trôi qua. Câu
chuyện đã miêu tả một cách rất sinh động về những phong tục, tập quán, mong ước cũng
như trí tưởng tượng phong phú của người dân Arập.
Ngoài “Nghìn lẻ một đêm”, một tập truyện khác cũng được lưu hành rất rộng, đó là “Ngụ
ngôn”. Tập truyện này vốn của Ấn Độ, được truyền sang Ba Tư từ thế kỉ VI và đã được dịch ra 40 thứ tiếng. II.
Thành tựu nghệ thuật
Khi nhà nước Ả Rập mới ra đời, cơ sở nghệ thuật của người Ả Rập còn khá nghèo nàn vì
mới thoát thai từ kinh tế du mục và buôn bán. Ngoài ra, Muhammad còn cấm điêu khắc
và hội họa vì ông sợ hai môn nghệ thuật này sẽ dẫn đến sự sùng bái ảnh tượng. Ông cấm
dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp làm bằng vàng bạc vì không muốn người dân ham
thú vui khoái lạc mà sinh ra đồi bại. Ngay cả âm nhạc cũng bị cấm ở Ả Rập vì tương
truyền, Muhammad cho rằng lời ca, điệu vũ của phụ nữ, tiếng nhạc cụ giống như là tiếng
dụ dỗ của quỷ sứ để đày con người xuống địa ngục. Chính những điều này đã làm cho
nghệ thuật bị hạn chế. Về sau, nhờ sự bành trướng, mở rộng về lãnh thổ của đế quốc Ả
Rập, những cấm đoán dần được nới lỏng, đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ba Tư, Byzantine, nghệ thuật Ả Rập có những tiến bộ đáng kể, thăng hoa và
đạt được những thành tựu rực rỡ. a. Âm nhạc
Các nhà thần học và bốn trường phái luật chính đều chê bai âm nhạc là kích thích dục
tình nhưng một số khác cho rằng lối sống của con người luôn luôn lành mạnh hơn tín 2 about:blank 2/5 13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
ngưỡng của họ nên người Ả Rập có câu tục ngữ này: “Rượu như thể xác, âm nhạc như
linh hồn, nhờ hai cái đó mà đời sống mới vui vẻ”. Từ đó về sau, âm nhạc mới được mọi
người ham mê tập luyện nhưng thân phận các nhạc sĩ và ca nữ vẫn rất thấp kém, trừ một
số rất nổi danh và giới thượng lưu cũng ít ai chịu học bộ môn nghệ thuật này. Về sau, do
chịu ảnh hưởng của Hy Lạp và Ba Tư nên mới bớt thái độ khinh thường nhạc sĩ. Vua ở
các triều đại Umayyad và Abbasside cũng thưởng các nhạc sĩ tài năng rất rộng rãi. Có thể
một vài người thấy nhạc Ả Rập thường đơn điệu, buồn tẻ và nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng
chính người Ả Rập lại cho rằng âm nhạc phương Tây thiếu tế nhị, rắc rối, ồn ào, khác với
sự dịu dàng, trầm tĩnh, đa cảm của âm nhạc nơi này. Bởi vậy, theo lời của một một sử gia
rất có tài thì “so với Ả Rập, mọi xứ khác không đáng gọi là tôn trọng nghệ thuật, vì chỉ ở
Ả Rập âm nhạc mới được mọi người ham mê luyện tập”. Có lẽ vì thế “không một người
phương Tây nào có thể hoàn toàn thưởng thức được âm nhạc Ả Rập nếu không được
luyện tai trong một thời gian lâu”.
Ngoài ra, lúc đầu âm nhạc Ả Rập thường dùng những thể và âm điệu cổ của người
Semite; nó phát triển thêm khi tiếp xúc với các điệu Hy Lạp mà gốc cũng từ châu Á; sau
cùng chịu ảnh hưởng mạnh của Ba Tư và Ấn Độ. Học mượn của Hy Lạp một lối ký âm
và phần lớn lý thuyết âm nhạc. Cuốn “The Great Book of Music” của al Farabi là một tác
phẩm chính thời Trung cổ về lý thuyết âm nhạc. Ông cũng viết một cuốn sách tên là “Đại
thư âm nhạc”, chép tất cả tiểu sử các nhà thơ, nhà soạn nhạc, ca sĩ, các loại nhạc cụ, nhịp,
điệu và âm của các lời bài hát.
Thậm chí người Ả Rập cũng đã viết về thứ âm nhạc “có thể đo được” khi từ thế kỉ VII,
người Arab đã biết cách ký âm thể hiện độ cao và độ dài của các nốt nhạc trong khi đó
người châu Âu phải đến cuối thế kỉ XII mới bắt đầu biết đến.
Thêm vào đó, người Ả Rập cũng có đến hàng trăm loại nhạc cụ như đàn luth, đàn lyre,
sáo, trống, chũm chọe, tù và,… Thông thường, người ta chỉ chơi khoảng bốn, năm nhạc
cụ một lần nhưng cũng có khi là một cuộc đại hoà tấu. Tương truyền, nhạc sĩ người Ả
Rập Suryal ở Medina là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng để điều khiển dàn
nhạc trong các cuộc đại hòa tấu. Ngay cả Hồi giáo, trước đó mạt sát âm nhạc sau cũng đã
sử dụng nó trong các buổi lễ. b. Hội họa
Tuy hội họa bị cấm nhưng một số nhà thần học nới tay hơn, cho phép họa sĩ vẽ các vật vô
tri. Có nhà còn cho phép vẽ hình người hoặc sinh vật trên những đồ thường dùng, không
phải đồ cúng tế. Một số vua triều đại Umayyad thì không cấm đoán gì cả như vua Walid 3 about:blank 3/5 13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
đệ nhất trang hoàng cung điện mùa hè của ông bằng những bức họa vẽ người đi săn, vũ
nữ,… Các vua triều đại Abbasside tuy mộ đạo nhưng trong cung điện cũng treo hình, vẽ
hình. Tuy nhiên dân chúng cũng phải giữ đúng phép tắc, có khi phải phá hủy những tác
phẩm đó và những nghệ sĩ thì phải hoàn toàn tùy thuộc vào sự bảo hộ của vua chúa và giới quý phái.
Dù hầu hết các bức họa thời ấy đã bị mất nhưng tiểu họa của Hồi giáo vẫn được liệt vào
hạng đẹp và công phu nhất thế giới. Nó tô điểm cho các bản viết tay những bức họa nhiều
màu, là một nghệ thuật chỉ dành riêng cho giới quý phái. Ta có thể chiêm ngưỡng những
bức tiểu họa này trong cuốn sách Khamsa hay Panj Ganj của Nizami Ganjavi, được sáng
tác đặc biệt cho nhà cai trị Safavid là Shah Tahmasp. Những bức tranh trong cuốn sách
này đã mô tả cuộc hành trình lên thiên đường của Nhà tiên tri Muhammad trên con chiến
mã thiên thần mang tên Buraq.
c. Nghệ thuật tạo hình: Nghệ thuật viết chữ đẹp (thư pháp) và Arabesque
Chính vì sự nghiêm cấm điêu khắc và hội họa của Hồi giáo nên hai môn nghệ thuật này
mới được ra đời và phát triển. Nghệ thuật viết chữ đẹp của người Ả Rập hay còn gọi là
thư pháp, thường được dùng để chép kinh Qur’an, trang trí các đền thờ và các công trình
kiến trúc Hồi giáo, sách vở và các đồ vật khác.
Có 2 loại chữ để viết thư pháp: Kufic và chữ thảo. Chữ Kufic được phát triển từ rất sớm.
Đến khoảng thế kỉ X, chữ thảo, đặc biệt là chữ Naskh ra đời và dần lấn át lối chữ Kufic,
trừ trong các đền đài và trên các đồ gốm; hầu hết các sách Hồi giáo thời Trung Cổ còn lại
đến nay đều viết bằng chữ Naskh; mà hầu hết những sách đó đều là kinh Qur'an. Thời
điểm đó, những thư gia rất được tôn trọng. Họ thường được tặng những số tiền rất lớn và
đa phần hạng vua chúa đại thần cũng đều là những người giỏi về thư pháp. Nghệ thuật
viết chữ đẹp của người Ả Rập có ảnh hưởng tới nghệ thuật châu Âu bởi có nhiều hoạ sĩ
cũng đã đưa chữ Ả Rập vào trong các bức tranh của mình. Trong đó có bức “Coronation
of the Virgin” của hoạ sĩ Filippo Lippi (1406- 1469), hiện được trưng bày ở bảo tàng
Uffizi của Florence, các thiên thần trong tranh đang cùng nhau nâng một dải khăn voan
dài thướt tha được trang trí bởi những dòng chữ Ả Rập. Vào ngày 14/12/2021, UNESCO
cũng đã thông qua và ghi danh 9 di sản trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại, trong đó có nghệ thuật thư pháp Ả Rập.
Nghệ thuật Arabesque là một loại hình hội họa trang trí với những dây leo uốn lượn cầu
kì và những mô típ tượng trưng trừu tượng hình cong với những họa tiết hình học phức 4 about:blank 4/5 13:16 6/8/24
THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN MINH ARẬP
tạp như hình đa giác, hình trôn ốc, mặt cầu kết hợp lại với nhau. Họ vẽ rồi chạm nổi, rồi
khắc các hình ấy. Ta có thể thấy các họa tiết này trên rất nhiều đồ vật của người Ả Rập
như bìa sách, đồ thuỷ tinh, lụa, đồ gốm.
Đạo Hồi cấm ảnh tượng nên mĩ thuật hầu như mấy không phát triển, bởi vậy, nghệ thuật
trang trí Arabesque được thể hiện rất phong phú và tuyệt vời tới nỗi tưởng chừng như
từng phân của bức tranh cũng đầy những hoạ tiết phức tạp, được vẽ hết sức cầu kỳ và vô
cùng đẹp mắt. Ngoài ra, nghệ thuật trang trí Arabesque còn được bắt gặp rất nhiều ở các
đền đài, cung điện, thánh thất Hồi giáo. 5 about:blank 5/5