Thay đổi thói quen sinh hoạt của các gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19 | Tiểu luận xã hội học đại cương
Đại dịch COVID-19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và cả đời sống con người. COVID-19 là chủng virus có thể lấy đi tính mạng con người, lây nhiễm qua đường hô hấp,…vì thế mức độ lan tỏa nhanh chóng và hậu quả ảnh hưởng của đại dịch này là rất lớn và hết sức nghiêm trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ----------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Tên đề tài: THAY ĐỔI THÓI QUEN SINH HOẠT CỦA CÁC
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
Sinh viên thực hiện: Lê Hải Đăng
Lớp hành chính: Quản lý kinh tế A1 K40
Lớp tín chỉ: XH01001_K41.6 Mã sinh viên: 2055270008
Hà Nội , tháng 5 năm 2022 2 M C L C Ụ Ụ I.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ( LÝ DO NGHIÊN CỨU ) :.............4
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................5
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :........................................7 1.
Mục đích nghiên cứu :................................................................................7 2.
Nhiệm vụ nghiên cứu :................................................................................8
IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..........................8 1.
Đối tượng, khách thể nghiên cứu :..............................................................8 2.
Phạm vi nghiên cứu :..................................................................................8
V. KHUNG PHÂN TÍCH, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU :..............................8 1.
Khung phân tích :........................................................................................8 2.
Các loại thang do :.......................................................................................9
VI. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP ĐỂ THU
THẬP THÔNG TIN :...................................................................................9
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu :.....................................................................9
5.2 Phương pháp quan sát :..................................................................................9
5.3 Phương pháp phỏng vấn :............................................................................9
5.4 Phương pháp Ankét :.................................................................................10 3
VII. XÂY DỰNG BẢNG HỎI NHẰM THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU :.........................................................................................10 1.
Xây dựng bảng hỏi :...................................................................................10
2. Kết quả thu được sau quá trình khảo sát bằng bảng hỏi đã xây dựng :....14 II.
KẾT LUẬN :...............................................................................................17 III.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :.......................................................................17 NỘI DUNG
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ( LÝ DO NGHIÊN CỨU ) :
Đại dịch COVID-19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe va
cả đời sống con người. COVID-19 là chủng virus có thể lấy đi tính mạng con người,
lây nhiễm qua đường hô hấp,…vì thế mức độ lan tỏa nhanh chóng và hậu quả ảnh
hưởng của đại dịch này là rất lớn và hết sức nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển nền kinh tế, xã hội của các quốc gia, làm trì trệ các hoạt động nghiên
cứu, học tập và sinh hoạt. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng
của dịch COVID-19, tuy nhiên, nhờ chính sách và cách xử lí lịp thời, đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, Việt Nam ta trở thành quốc gia có số tăng trưởng kinh tế dương
trong năm 2020 và có số ca nhiễm bệnh, tử vong vì dịch COVID-19 thấp hơn so với
các quốc gia khác. Nhà nước ta đã ban hành các quy định yêu cầu người dân chấp
hành để đảm bảo cho công cuộc phòng chống dịch bệnh, ngoài ra, Bộ Y tế cũng
khuyến cáo người dân nên và không nên làm gì để tránh lây nhiễm dịch bệnh và bảo
vệ tốt sức khỏe của chính bản thân mình. Từ các lý do trên gây ảnh hưởng vô cùng
lớn đến đời sống con người, đặc biệt là tạo ra sự thay đổi thói quen sinh hoạt của
các gia đình Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Trong sự thay đổi thói
quen sinh hoạt của các gia đình, có những thói quen tốt, đem lại lợi ích không chỉ
cho bản thân mà cả cộng đồng, đáng được lan truyền. Tuy nhiên vẫn suất hiện
những thói quen xấu cần bài trừ loại bỏ.
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Trong tài liệu “Giữ lửa” gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19 đã nói lên
rằng hơn suốt thời gian qua, diễn biến của dịch COVID-19 phần nào tác động đến
hoạt động thường nhật, thói quen sinh hoạt của hàng triệu gia đình. Nhiều người
phải điều chỉnh các hoạt động của bản thân và gia đình để thích ứng với dịch bệnh.
Song ở một góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội để chúng ta thêm gắn kết hơn với gia đình của mình.
Bài viết trên đã nêu lên 1 số vấn đề quan trọng như sau:
+ “Thời điểm vàng” cho sự gắn kết
Những bữa cơm gia đình vừa ăn vừa theo dõi thời sự, xem tin tức diễn biến của
dịch bệnh, những lúc kèm con học online hay việc cả nhà nhắc nhở nhau hạn chế
ra đường, đeo khẩu trang phòng bệnh... mọi người cùng trò chuyện, quan tâm đầy
yêu thương. Đây cũng chính là thời gian vợ chồng và các con có dịp bên nhau, trò
chuyện, quan tâm và thấu hiểu hơn.
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, nhằm thích ứng với tình hình dịch COVID-
19, làm việc ở nhà có thể khiến cho mọi người cảm giác bận hơn so với làm việc
tại cơ quan bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con học hành,
làm công việc nhà... Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng đã giúp cho các
thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công
việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn; vợ chồng đặt mình vào vị
trí của nhau và thông cảm, chia sẻ với nhau nhiều hơn, mỗi người dường như có
trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình.
+ Nâng cao giá trị văn hoá truyền thống
Bên cạnh những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra trong xã hội, dịch bệnh
cũng là cơ hội để nhiều người tìm về giá trị gia đình, làm ấm thêm mái ấm và có
thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái, những việc mà ngày thường bận rộn họ ít
khi có đủ thời gian làm được. Cùng với đó, những giá trị văn hóa truyền thống gia
đình vốn ít nhiều bị khuất lấp bởi nhịp sống hối hả trước đây cũng được khơi dậy.
Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển từ những chuẩn mực giá trị tốt
đẹp trong văn hóa ứng xử. Từ văn hóa ứng xử gia đình đã hình thành nên nhiều
giá trị truyền thống của người Việt Nam như sự hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình,
lòng yêu thương, hy sinh cho con cái, sự tôn trọng, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ...
Chính vì thế, thời gian gần nhau để các thành viên trong gia đình truyền tải, bảo
ban những giá trị văn hoá mang tính truyền thống lại càng trở nên quan trọng.
2. Trong bài báo Gắn kết gia đình trong bối cảnh dịch Covid-19 của báo Kinh
tế và đô thị đã đưa ra giả thiết Trong bối cảnh toàn cầu hoá, gia đình Việt Nam
đang chịu nhiều tác động và biến đổi. Tuy nhiên, nhiều gia đình Việt vẫn giữ gìn
truyền thống văn hoá tốt đẹp trong mối quan hệ giữa các thành viên.
Ngoài ra bài viết cũng đã đưa ra ý kiến:
Vượt qua thách thức thời cuộc: Bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành hiện
nay cũng cho thấy, giữa những giá trị nứt vỡ, nhiều mái nhà gặp khó khăn thì
truyền thống gia đình vẫn đang đóng vai trò là chất keo kết dính để các thành viên
cùng nhau nương tựa, đồng hành chung tay với cộng đồng vượt qua thách thức.
Chính trong bối cảnh này, chúng ta đã được chứng kiến vô số hình ảnh, nghĩa cử
đẹp xuất phát từ các “tế bào của xã hội”. Trong đó, có thể kể đến như việc các bạn
trẻ tạm dừng tổ chức đám cưới; sinh viên tại các trường tình nguyện vào vùng dịch
để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Một số cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa gia đình và môi trường văn hóa gia đình
nêu, văn hóa gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên mà mỗi cá nhân, mỗi con
người tiếp xúc. Khi con người được sinh ra, môi trường văn hóa gia đình đã bao
quanh họ, dạy cho họ những bài học văn hóa đầu tiên và nhào nặn, hình thành trong
họ những khuôn mẫu văn hóa mang đậm màu sắc gia đình. Văn hóa gia đình là
những thực hành hàng ngày của các thành viên trong gia đình nhằm củng cố và
phát triển các mối quan hệ tình cảm, đạo đức, tạo nên một gia đình bền vững.
Mặt khác, từ thực tế xuống cấp đạo đức của giới trẻ thời gian qua, trong đó có
những vụ án gây rúng động xã hội, có một phần không nhỏ của việc thiếu vắng một
môi trường văn hóa gia đình lành mạnh. Do vậy, để môi trường xã hội ngày càng
tốt đẹp và nhân văn hơn thì việc xây dựng môi trường văn hóa gia đình cần được
quan tâm hơn nữa cả ở khía cạnh quản lý và nghiên cứu. Bởi môi trường văn hóa
lành mạnh chính là yếu tố nền tảng để phát triển gia đình bền vững và nhân văn,
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay.
3. Trong bài viết về “Tình cảm gia đình gắn kết trong bối cảnh dịch COVID-19”
của Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương đã nêu lên những giả tiết như sau:
Thực hiện giãn cách xã hội, phần lớn người dân đã tạm dừng công việc hoặc
chuyển sang làm việc tại nhà, hạn chế tối đa ra đường trừ những trường hợp thật sự cần thiết.
Cuộc sống thời điểm giãn cách xã hội đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt hằng ngày, bắt buộc người dân thay đổi thói quen để thích nghi với tình hình mới.
Với rất nhiều người quen với lối sống năng động, thường xuyên di chuyển do công
việc thì bài toán sắp xếp lịch ở nhà 24/24 giờ cũng vô cùng “đau đầu” như việc
chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc trẻ nhỏ, làm việc tại nhà…
+ Thích nghi với những bất tiện
+ Cơ hội tăng thêm gắn kết gia đình
Từ những tài liệu trên, em rút ra được rằng dịch COVID-19 đang làm thay đổi
cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Từ văn hóa ứng xử gia đình đã hình
thành nên nhiều giá trị truyền thống của người Việt Nam như sự hòa thuận, thủy
chung, nghĩa tình, lòng yêu thương, hy sinh cho con cái, sự tôn trọng, hiếu lễ với
ông bà, cha mẹ... Chính vì thế, thời gian gần nhau để các thành viên trong gia đình
truyền tải, bảo ban những giá trị văn hoá mang tính truyền thống lại càng trở nên quan trọng. III.
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
1. Mục đích nghiên cứu :
Bắt tay vào nghiên cứu đề tài “ Thay đổi thói quen sinh hoạt của các gia đình
trong bối cảnh dịch COVID-19 “ nhằm mục đích hiểu rõ về thực trạng thói quen
sinh hoạt hằng ngày của các gia đình trong sự ảnh hưởng của bối cảnh dịch COVID-
19. Biết được nguyên nhân của sự thay đổi đó và yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
trong thói quen sinh hoạt. Từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết, cho những thói
quen xấu, và đưa ra hướng phát triển cho những thói quen tốt.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
+ Chỉ ra thói quen trong sinh hoạt của các gia đình Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19.
+ Lảm rõ sự khác biệt trong thói quen sinh hoạt của các gia đình Việt Nam trước
và trong bối cảnh dịch COVID-19.
+ Chỉ ra nguyên nhân tại sao lại có sự thay đôỉ đó.
+ Đối với thói quen xấu trong sinh hoạt, đưa ra giải pháp cụ thể, đối với thói quen
tốt trong sinh hoạt thì đưa ra hướng đẩy mạnh, phát huy.
IV. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.
Đối tượng, khách thể nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu: Thói quen sinh hoạt của các gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19.
Khách thể nghiên cứu: các hộ gia đình đang sinh sống ở Việt Nam 2.
Phạm vi nghiên cứu :
2.1 Phạm vi về không gian : Các gia đình ở Việt Nam
2.2 Phạm vi về thời gian : Thời gian nghiên cứu đề tài trong là trong bối
cảnh dịch COVID-19, từ đợt dịch lần thứ nhất ( 23/01/2020 ) đến giữa đợt dịch lần thứ 4 ( 1/6/2021)
V. KHUNG PHÂN TÍCH, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU : 1. Khung phân tích :
Dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe, tính mạng con
người, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống xã hội,…từ đó thói quen sinh
hoạt củ con người, trong đó có thói quen sinh hoạt của các gia đình có sự thay
đổi. Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt của gia đình cũng tác động ngược
lại, giúp ngăn chặn sự phát sinh của dịch bệnh, đẩy lùi dich COVID-19. Thói quen sinh Ngăn chặn sự Dịch bệnh hoạt của các gia phát sinh dịch COVID-19 đình COVID-19.
2. Các loại thang do :
+ Thang đo định danh : Phục vụ việc phân loại gia đình đó ở nông thông hay
thành thị để dễ dàng nhận thấy sự khác nhau trong thay đổi thói quen sinh hoạt
của các gai đình trong bối cảnh dịch COVID-19.
+ Thang đo thứ tự : Sử dụng các thang đo thứ tự để biết mức độ của sự thay
đổi thói quen sinh hoạt của các gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19.
VI. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP ĐỂ THU THẬP THÔNG TIN :
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu :
Thu thập, phân loại, thống kê các tài liệu phục vụ quá trình nghiên cứu gồm :
+ Tài liệu viết : Các sách, báo,…tài liệu về thóiquen gia đình và thay đổi thói quen
gia đình trong bối cảnh COVID-19.
+ Tài liệu khác : Tài liệu qua mạng, các kênh truyền hình, phát thanh, truyền
thông,…chiếu các tin tức có liên quan.
5.2 Phương pháp quan sát :
Xem xét, quan sát thói quen của các gia đình ( chính gia đình mình, các gia đình hàng
xóm, bạn bè người quen, các gia đình được đăng tải trên báo, tin tức,…) tronng suốt
bối cảnh diễn ra dịch COVID-19 và tác động qua lại giữa chúng.
5.3 Phương pháp phỏng vấn :
+ Phỏng vấn thường : Phỏng vấn các thành viên trong một số gia đình thuộc
các đối tượng khác nhau ( gia đình ở nông thôn, gia đình ở thành thị,…)
Câu hỏi :”Bạn nghĩ sao về sựu thay đổi thói quen sinh hoạt của gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19?”
Bạn Đặng Kim Mai, học sinh lớp 12, trường THPT Ngô Quyền: “ Do ảnh hưởng
của dịch bệnh nên thói quen trong giá đình mình thay đổi khá nhiều, mình học
online ở nhà, bố mình có nhiều thời gian ở nhà giúp việc nhà cho mẹ mình hơn.”
5.4 Phương pháp Ankét :
Sử dụng phương pháp Ankét trực tiếp: Dùng bảng hỏi Ankét để thu thập thông tin
cần biết do chính đại diện các gia đình điền vào.
VII. XÂY DỰNG BẢNG HỎI NHẰM THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU :
1. Xây dựng bảng hỏi :
BẢNG HỎI VỀ SỰ THAY ĐỔI THÓI QUEN SINH HỌAT CỦA CÁC GIA ĐÌNH
TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
1.1 Phần mở đầu:
+ Giới thiệu vấn đề và nêu mục đích của cuộc điều tra: Đại dịch COVID-19
diễn ra gây hậu quả nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con
người, trong đó có ảnh hưởng lớn làm đến thói quen sinh hoạt của các gia đình ở
Việt Nam. Vì vậy, chúng mình mở cuộc điều tra này nhằm mục đích nắm rõ thực
trạng của sự thay đổi thói quen sinh hoạt của các gia đình ở Việt Nam trong bối
cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Từ đó biết được ảnh hưởng tích cực để
đưa ra hưóng đẩy mạnh phát triển và biết ảnh hưởng tiêu cực để đưa ra gỉai pháp
nhằm nhăm chặn và chung tay xóa bỏ.
+ Hướng dẫn cho người phỏng vấn cách trả lời câu hỏi: Để phục vụ cho quá
trình điều tra, bạn hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng khoanh tròn vào ý
mà bạn cho thấy cho là đáp án của câu hỏi . Đối với những câu hỏi mở, bạn hãy
điền câu trả lời vào phần chúng tớ để trống ngay bên dưới.( lưu ý: hãy dựa trên quan
sát thói quen của gia đình bạn và những gì bạn biết ).
+ Khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra: Bạn không cần thiết ghi địa
chỉ cụ tthể, hay tên, họ cúa mình vào phiếu. Mọi thông tin cá nhân của người trả lời
khảo sát sẽ tuyệt đối được khuyết danh để đẩm bảo không có bất kì ảnh hưởng đến bạn. 1.2 Phần nội dung: + Câu hỏi đóng:
Câu hỏi đóng đơn giản :
Câu 1: Bạn có tán thành với ý kiến “ Các gia đình ở Việt Nam có sự thay đổi trong
thói quen sinh hoạt trong bối cảnh dịch COVID-19”? A. Tán thành B. Không tán thành
Câu 2: Bạn có thấy hài lòng với sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của gia đình mình? A. Hài lòng B. Không hài lòng
Câu hỏi đóng phức tạp :
Câu 3: Theo bạn, sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của các gia đình ở Việt
Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 như thế nào?
A. Thay đổi rất lớn B. Thay đổi lớn C. Thay đổi vừa
D. Gần như không thay đổi + Câu hỏi mở:
Câu 4: Bạn hãy nêu một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt mà bạn nghĩ là tốt
trong gia đình ở Việt Nam do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19?
Câu trả lời: ……………………………………………………………………………………
Câu 5: Bạn hãy nêu một thay đổi trong vài thói quen sinh hoạt mà bạn nghĩ là xấu
trong gia đình ở Việt Nam do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19?
Câu trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 6: Bạn có đề xuất gì để thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu trong gia đình
ở Việt Nam do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19?
Câu trả lời:…………………………………………………………………………………..
+ Câu hỏi kết hợp :
Câu 7: Những ai có sự thay đổi thói quen trong gia đình bạn? A. Chính bạn B. Bố mẹ C. Anh/chị/em
D. Tất cả các ý trên E. Khác :
Câu 8: Trong gia đình bạn có những thay đổi thói quen nào sau đây ?
A. Thành viên trong gia đình có thời gian ở nhà quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
B. Tổ chức các buổi vui chơi tại nhà thay vì ra ngoài tụ tập bạn bè.
C. Đặt mua đồ tại các ứng dụng trên mạng thay vì ra chợ mua đồ
D. Thường xuyên rửa tay trước khi ăn và chú ý vệ sinh hơn. E. Khác :
Câu 9 : Theo bạn, đâu là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thói quen sinh
hoạt của các gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19 là gì ?
A. Sự nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của virus COVID-19.
B. Sự ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, giáo dục,…
C. Các chế tài, quy định, khuyến cáo của Nhà nước và Bộ Y tế ban hành D. Khác:
+ Câu hỏi nội dung : Câu 10:
Gia đình bạn ở nông thôn hay thành thị? A. Nông thôn B. Thành thị
Câu 11: Những thay đổi sinh hoạt của các gia đình trong bối cảnh dịch COVID -19 góp phần ?
A. Gỉam thiểu sự lây lan dịch bệnh
B. Tạo thói quen tốt cho con người
C. Tăng thêm tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
D. Cả 3 phương án trên
E. Gây phiền phức cho gia đình.
+ Câu hỏi chức năng :
Câu 12 : Các câu trả lời của bạn có đúng như dựa trên những gì quan sát, hiểu
biết về gia đình bạn và các gia đình khác (nếu có)?
A. Hoàn toàn chính xác B. 50/50 C. Không chính xác
2. Kết quả thu được sau quá trình khảo sát bằng bảng hỏi đã xây dựng :
Sau quá trình khảo sát bằng bảng hỏi, thu được 89 người tham gia trả lời bảng
hỏi phụ vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài “ Thay đổi thói quen sinh hoạt của các
gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19”.
Kết quả thu được như sau:
Đối với câu hỏi số 1 và số 2
Đối với câu hỏi số 3 và số 10:
Đối với câu hỏi số 9 và số 1 1:
Đối với câu hỏi mở
số 4 và câu hỏi kết hợp số 8: II. KẾT LUẬN :
Từ kết quả khảo sát, có thể chỉ ra một số thay đổi thói quen sinh hoạt của các gia
đình Việt trong bối cảnh dịch COVID-19 từ nguyên nhân : Sự nguy hiểm đến tính
mạng và sức khỏe của virus COVID-19; Sự ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, giáo dục,
…; Các chế tài, quy định, khuyến cáo của Nhà nước và Bộ Y tế ban hành,… Sự thay
đổi thói quen sinh hoạt của các gia đình cũng có thói quen tốt và xấu. Thói quen
sinh hoạt tốt bao gồm: Thành viên trong gia đình có thời gian ở nhà quan tâm, chăm
sóc lẫn nhau; Tổ chức các buổi vui chơi tại nhà thay vì ra ngoài tụ tập bạn bè; Đặt
mua đồ tại các ứng dụng trên mạng thay vì ra chợ mua đồ; Thường xuyên rửa tay
trước khi ăn và chú ý vệ sinh hơn,…đó là các thói quen tốt góp phần gỉam thiểu sự
lây lan dịch bệnh; Tạo thói quen tốt cho con người; Tăng thêm tình cảm giữa các
thành viên trong gia đình,… những thói quen này cần duy trì và phát huy ngay cả
khi đã hết dịch. Một số thói quen sinh hoạt xấu như : Mọi người vì rảnh rỗi mà dành
quá nhiều thời gian vào công nghệ thông tin, mạng xã hội, game,…dẫn đến
“nghiện” mạng xã hội, game,…Một số trường hợp lười vận động, thể dục,…dẫn
đến không tốt co sức khỏe
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Gíao trình Nhập môn xã hội học – khoa Xã hội học và Phát triển – Học viện
Báo chí và Tuyên truyền - PGS.TS Vũ Hào Quang, TS Lưu Hồng Minh – NXB Lý
luận chính trị - 2015.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu khoa học về gia đình hiện nay -
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Qúy (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và phát triển)
3. COVID-19 và những thay đổi thói quen sinh hoạt – Báo Tuổi trẻ.
4. Những thói quen mới sau thời COVID-19 – Báo Đồng Nai.
5. Gắn kết gia đình – nhìn từ dịch COVID-19 – Báo điện tử Đảng Cộng sản
6. Gắn kết gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19- báo Bạc Liêu online 7.
Linh hoạt thích ứng với dịch COVID-19: Tăng thêm gắn kết gia đình- tuyengiao.vn 8.
Tình cảm gia đình gắn kết trong bối cảnh dịch COVID-19- báo Ninh Thuận online