Theo anh (chị) kết quả bước đầu trong cuộc chiến đấu chống lại đại dịch covid-19 của toàn đảng toàn dân và toàn quân ta đã đạt được, đối với môn GDQP có vai trò to lớn như thế nào trong giáo dục tình cho sinh viên hiên nay?
Lời nói đầu tiên, tiểu đội 4 xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ giảng viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng nói chung cũng như thầy Nguyễn Ngọc Thanh nói riêng vì đã đồng hành cùng chúng em trong suốt học kì vừa qua. Người xưa có câu “một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy", dẫu rằng thời gian lớp gắn bó, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục quốc phòng HP II
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KÝ THUẬT TP.HCM ~~~~~~*~~~~~~
MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: THEO ANH (CHỊ) KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG CUỘC
CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA TOÀN ĐẢNG,
TOÀN DÂN VÀ TOÀN QUÂN TA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, ĐỐI VỚI MÔN HỌC
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH CÓ VAI TRÒ TO LỚN NHƯ THẾ
NÀO TRONG GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, GIÁO
DỤC NIỀM TIN, LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, TINH THẦN CỐNG HIẾN,
PHỤNG SỰ, HI SINH CHO SINH VIÊN HIÊN NAY?
GVHD: Nguyễn Ngọc Thanh SVTH: 1. Hồ Trọng Tài 22132141
2. Nguyễn Trung Thành 22132146
3. Lê Phước Thành 22132145
4. Phan Ngọc Thạch 22132149
5. Phạm Quang Sáng 22132140 6. La Nhật Tân 22132143
7. Phạm Nguyễn Nhật Thanh 22132144 8. Bùi Thanh Thảo 22132147 9. Phạm Mai Thảo 22132148
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022 LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, tiểu đội 4 xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ
giảng viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng nói chung cũng như thầy Nguyễn Ngọc
Thanh nói riêng vì đã đồng hành cùng chúng em trong suốt học kì vừa qua. Người xưa
có câu “một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy", dẫu rằng thời gian lớp gắn bó, học
tập dưới sự dẫn dắt của thầy không dài nhưng đủ để tụi em học hỏi được thêm nhiều
kinh nghiệm, kiến thức trong việc giữ gìn trật tự, bảo vệ an ninh tổ quốc. Thầy đã mang
lại cho tụi những tiết học thật sảng khoái đi cùng với đó một sân chơi đầy bổ ích và quan
trọng hơn hết đó là qua bộ môn này, chúng em đã rèn được tính kỷ luật thép, tác phong
nghiêm chỉnh trong mọi hành động. Một lần nữa, bằng cả tấm lòng, chúng xin chân
thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy - người đã dìu dắt lớp trong suốt chặn đường vừa qua!
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Theo Anh (Chị) kết quả bước đầu trong cuộc chiến đấu chống lại Đại dịch
Covid-19 của toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta đã đạt được, đối với môn học Giáo
dục quốc phòng, an ninh có vai trò to lớn như thế nào trong giáo dục tình yêu quê hương đất n ớ
ư c, giáo dục niềm tin, lý t ở
ư ng cách mạng, tinh thần cống hiến, phụng sự, hi sinh cho sinh viên hiên nay? MÃ SỐ SINH
TỶ LỆ % HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN VIÊN THÀNH 1 Hồ Trọng Tài 22132141 100% 2 Nguyễn Trung Thành 22132146 100% 3 Lê Phước Thành 22132145 100% 4 Phan Ngọc Thạch 22132149 100% 5 Phạm Quang Sáng 22132140 100% 6 La Nhật Tân 22132143 100% 7 Phạm Nguyễn Nhật Thanh 22132144 100% 8 Bùi Thanh Thảo 22132147 100% 9 Phạm Mai Thảo 22132148 100%
Nhận xét của giáo viên:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
ĐIỂM: ……………………………..
Ngày tháng 12 năm 2022
Giáo viên chấm điểm MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................ 1
3.Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG
LẠI ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA TOÀN ĐẢNG , TOÀN DÂN VÀ TOÀN QUÂN
TA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................................................... 2
1.1.Các chính sách phục hồi ...................................................................................... 2
1.1.1.Kiềm chế COVID-19 ....................................................................................... 2
1.1.2.Hỗ trợ tài chính vĩ mô .................................................................................... 3
1.1.3.Hội nhập quốc tế có lợi .................................................................................. 4
1.2. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng công bằn
g .................................................. 5
1.2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp ..................................................................................... 5
1.2.2. Đảm bảo an sinh ............................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO
SINH VIÊN HIỆN NAY ............................................................................................... 7
2.1.Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc .................................... 10
2.2. Giáo dục hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội ........ 10
2.3. Giáo dục tinh thần sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
................................................................................................................................... 11
2.4. Giáo dục ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành động xâm phạm
lợi ích quốc gia dân tộc ............................................................................................ 11
2.5.Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng ........................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC NIỀM TIN,LÍ TƯỞNG CÁCH
MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ...................................................................... 14
CHƯƠNG 4: VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC TINH THẦN CỐNG HIẾN,
PHỤNG SỰ, HY SINH CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ........................................... 18
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 22 LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Trước diễn biến phức tạp của tình hình và hậu quả tiêu cực do dịch COVID-19
(bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra), ngày 11/3, tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng
mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu và ở Việt Nam. Thủ tướng
Chính phủ vừa ký Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch COVID-
19 trên toàn quốc. Thời gian xảy ra dịch được xác định từ ngày 23/1/2020 (thời điểm
xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona gây ra). Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại bước vào “cuộc chiến
đấu trong thời bình” - Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 với tư tưởng chỉ đạo
và phương châm hành động là“Chống dịch như chống giặc”. Trong bối cảnh và điều
kiện đó, những kết quả đạt được trong phòng chống dịch thời gian qua là rất đáng trân
trọng, góp phần tạo động lực, niềm tin, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất của mọi tầng
lớp trong xã hội, tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian
tới. Qua đó, đối với môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh có vai trò to lớn trong giáo
dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục niềm tin, lý tưởng cách mạng, tinh thần cống
hiến, phụng sự, hi sinh cho sinh viên hiên nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
Bài tiểu luận sẽ tìm hiểu về những kết quả mà toàn Đảng, toàn dân ta đã cùng
nhau phòng chống dịch COVID-19, đồng thời nêu lên vai trò to lớn trong giáo dục tình
yêu quê hương đất nước, giáo dục niềm tin, lý tưởng cách mạng, tinh thần cống hiến,
phụng sự, hi sinh cho sinh viên hiên nay.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu dựa vào phương pháp phân tích , tổng hợp và
phương pháp nghiên cứu lý luận. 1
CHƯƠNG 1: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG
LẠI ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA TOÀN ĐẢNG , TOÀN DÂN VÀ TOÀN QUÂN
TA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 do virus
SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Xã hội, kinh
tế bị tác động bởi đại dịch. Các hoạt động kiểm soát đã diễn ra trong đó có hạn chế tự do di chuyển.
Biểu đồ tổng số ca xác nhận, đang điều trị, hồi phục và tử vong do COVID-19 tại
Việt Nam từ đầu dịch (logarit)
1.1.Các chính sách phục hồi
1.1.1.Kiềm chế COVID-19
Tăng cường tiêm vắc-xin có thể giúp ích cho quá trình chuyển tiếp của khu
vực ĐÁ-TBD sang giai đoạn tương đối lành tính mà COVID-19 trở thành “bệnh 2
dịch được kiểm soát”. Các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao như Pháp, Đức, Ít-xa-ren
và Anh Quốc đã giảm được số ca bệnh nặng và tử vong. Mặc dù tỷ lệ bao phủ vắc-xin
hiện còn chưa đồng đều, nhưng một số nền kinh tế khu vực ĐÁ-TBD về nguyên tắc có
thể đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin ở mức 60% trong vòng 9 tháng tới - nếu giải quyết được
các nút thắt trong phân phối à
v tâm lý e ngại tiêm vắc-xin.
Tuy nhiên, các quốc gia ĐÁ-TBD vẫn phải duy trì xét nghiệm, tăng cường
năng lực của hệ thống y tế và mở rộng sản xuất vắc-xin trong khu vực. Trước hết,
các biện pháp y tế công cộng như xét nghiệm cần được sử dụng để kiềm chế dịch lây
lan - như cách Sing-ga-po, Ma-lay-xia và Việt Nam đang làm. Nếu không, các biến
chủng mới có thể làm tăng số ca lây nhiễm và tiếp theo là tử vong. Thứ hai, vì miễn dịch
cộng đồng thông qua tiêm chủng chưa chắc đã khả thi, nên ưu tiên đặt ra là phải tăng
cường năng lực hệ thống y tế để xử lý COVID tồn tại lâu dài. Thứ ba, sản xuất vắc-xin
trong khu vực phải mở rộng để ứng phó với nhu cầu cao kéo dài và nguồn cung toàn cầu không ổn định.
1.1.2.Hỗ trợ tài chính vĩ mô
Hành động trong nước và quốc tế có thể giúp chính phủ các quốc gia nới
rộng hỗ trợ tài khóa mà không ảnh hưởng xấu đến ổn định tài khóa. Ở trong nước,
(tái) ban hành quy tắc tài khóa – như tại In-đô-nê-xia và Ma-lay-xia – như một cam kết
sẽ hạn chế bội chi và nợ trong tương lai; và ban hành các văn bản pháp luật cam kết cải
cách sâu hơn về cả thu và chi. Trên phạm vi quốc tế, phối hợp các gói kích thích tài khóa
và hợp tác về thuế để cho phép huy động thu nội địa khi phải đối mặt với dòng vốn có
khả năng dịch chuyển nhanh chóng.
Nhiều quốc gia ĐÁ-TBD có thể sử dụng dư địa chính sách tiền tệ để hỗ trợ
cho nền kinh tế, nhưng phải cảnh giác với rủi ro thắt chặt tài chính toàn cầu đột
ngột. Tăng cường tính độc lập và độ tin cậy của ngân hàng trung ương là cách giúp neo
giữ kỳ vọng lạm phát. Cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn cho phép theo đuổi chính sách tiền tệ
độc lập hơn và giảm nhẹ áp lực lên dự trữ, chẳng hạn như ở CHDCND Lào và Miến Điện.
Việc tiếp tục tạo điều kiện tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn phải đi kèm với
phòng trừ bất ổn tài chính tiềm tàng. Các biện pháp gia hạn thời hạn trả nợ hiện nay 3
đang song hành với kỷ lục về tích tụ nợ ở khu vực tư nhân ở nhiều quốc gia như Trung
Quốc, Ma-lay-xia, Thái Lan và Việt Nam. Các biện pháp này cần dần được gỡ bỏ một
cách hệ thống và minh bạch, như một số quốc gia đã bắt đầu thực hiện. Các quốc gia
trong khu vực cần tăng cường khung xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán để tạo
thuận lợi cho việc tái cơ cấu và giải quyết nợ của doanh nghiệp.
1.1.3.Hội nhập quốc tế có lợi
Chính sách mở cửa thương mại có nhiều khả năng có thể hỗ trợ khôi phục
kinh tế toàn cầu. Các chính sách dịch chuyển hoạt động sản xuất về nước của các quốc
gia công nghiệp hiện đại có thể “chuyển chuỗi giá trị về nhà” nhưng có thể sẽ làm giảm
thu nhập thực tế 3% so với kịch bản cơ sở vào năm 2030 ở khu vực ĐÁ-TBD, trong đó
quốc gia phụ thuộc vào thương mại như Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. “Nếu
bị vả má bên phải thì hãy giơ cả má bên trái”, tự do hóa và tạo thuận lợi thương mại có
thể làm thu nhập thực tế tăng ròng ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả ở khu vực ĐÁ-
TBD, và đóng góp tích cực cho quá trình phục hồi.
Cải cách chính sách thu hút FDI cũng có thể đẩy mạnh tăng trưởng. Cải cách
chính sách đầu tư gần đây ở In-đô-nê-xia ước tính có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP
tăng đến 0,2 điểm phần trăm. Trung Quốc, Ma-lay-xia, Thái Lan và Việt Nam có thể
tiếp tục cải cách các cơ chế, chính sách đầu tư trong các ngành dịch vụ. 4
Hợp tác song phương và khu vực có thể tạo thuận lợi về di chuyển lao động
cho khách du lịch và lao động thời vụ. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể thiết
lập “hộ chiếu vắc-xin” số, được công nhận chung, cũng như chứng nhận kết quả xét
nghiệm đáng tin cậy với một số quốc gia quan trọng, là nguồn khách du lịch chính và
điểm đến của đa số lao động thời vụ.
1.2. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng công bằn g
1.2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp
COVID-19 đang để lại vết sẹo, nhưng cũng tạo ra cơ hội. Cơ hội chủ yếu xuất
hiện từ việc lan tỏa công nghệ nhanh chóng, và quá trình này có thể thúc đẩy năng suất,
cải thiện về học tập và chuyển đổi thể chế nhà nước. Tuy nhiên, để làm chủ công nghệ
thì phải cải cách chính sách.
Những hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp cần phải bảo vệ tài sản vô
hình có giá trị mà không cản trở quá trình “hủy diệt mang tính sácg tạo”. Hỗ trợ
những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả phải không làm sao nhãng việc khuyến
khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mới gia nhập thị trường thông qua cải cách
môi trường kinh doanh. Cải cách các ngành dịch vụ vẫn đang được bảo hộ, mà mọi
doanh nghiệp đều phải phụ thuộc vào như tài chính, truyền thông, giao thông và hàng
loạt các dịch vụ kinh doanh khác, cũng có thể giúp ích. 5
Chính sách cần hỗ trợ để công nghệ được lan tỏa rộng rãi hơn. Việc trang bị
cho doanh nghiệp những kỹ năng để áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh cần
được bổ sung bằng những chính sách mở cửa và cạnh tranh để tạo động lực cho doanh
nghiệp khai thác những công nghệ đó. Mặc dù cơ sở hạ tầng số cho các công nghệ cơ
bản thường có sẵn, nhưng khả năng truy cập băng thông rộng cần được mở rộng để tạo
thuận lợi cho việc sử dụng những công nghệ tiên tiến hơn.
1.2.2. Đảm bảo an sinh
Tạo dựng các hệ thống an sinh xã hội thích ứng. Đặc trưng của chính sách an
sinh xã hội trong khu vực vẫn là hạn chế lớn về phạm vi bao phủ. Hạn chế này có thể
được xử lý bằng cách mở rộng đối tượng đủ điều kiện được nhận hỗ t ợ r dựa trên nhu
cầu tới những người nghèo chưa được hỗ trợ, tăng phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội
và bằng cách chuyển từ lựa chọn đối tượng mục tiêu tĩnh theo cách truyền thống sang
các phương pháp lựa chọn đối tượng mục tiêu linh hoạt hơn, có khả năng nắm bắt được
những đối tượng bị ảnh hưởng bất lợi bởi các cú sốc.
Cải cách giáo dục có thể giúp triển khai công nghệ mới để tạo điều kiện xây
dựng vốn con người một cách công bằng hơn. Nhiều quốc gia trong khu vực đã phải
đối mặt với khủng hoảng về học tập và có chỉ số Nghèo về Học tập (Learning Poverty)
ở mức cao trước khi có COVID. Trường học cần được mở cửa trở lại một cách an toàn,
với những hỗ trợ khắc phục hậu quả được điều chỉnh cho phù hợp với từng em học sinh
hơn để bù đắp thời gian học tập bị mất. Để xây dựng vốn con người nhằm đáp ứng nhu
cầu của tương lai, cải cách về đào tạo giáo viên, chương trình học và tư liệu giảng dạy
sẽ cần được bổ sung cho hoạt động đầu tư vào công nghệ giáo dục “EdTech”. 6
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO
SINH VIÊN HIỆN NAY
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam phải thường
xuyên đương đầu với các thế lực ngoại xâm từ đó đã hun đúc lên truyền thống yêu nước,
truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng đồng. Ở Việt Nam, yêu nước
vừa là tình cảm, vừa là tư tưởng mà đồng thời là triết lý, “là kim chỉ nam cho hành động,
là một tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt - xấu, nên - chăng” của người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý, kết tinh những tư tưởng, tình cảm
thiêng liêng nhất, là hệ chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền thống dân
tộc, đã trở thành một nguyên tắc chính trị - đạo đức - thẩm mỹ của con người Việt Nam.
Đó không phải thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước
nói chung; cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước.
Đó là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài, từ những tình cảm yêu quê hương, đất
nước, phát triển dần thành một tư tưởng sâu sắc, toàn diện, đi đến chủ nghĩa yêu nước,
ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời
đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến
kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
“Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình
cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là
tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác”. Theo đó, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng
hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh
thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy có thể thấy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh,
là “bệ phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn sóng gió, thử thách để đi đến
những thắng lợi vinh quang; là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất 7
cả các dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cùng cộng đồng
người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính
cách con người Việt Nam; là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh
quan và thế giới quan Việt Nam; là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là động
lực tinh thần to lớn của toàn dân tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên
sức mạnh nội sinh để dân tộc ta trường tồn và phát triển; là nguồn sức mạnh thường trực trong lòng dân tộc ta.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã
hình thành nên một hệ thống chuẩn mực: Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ; niềm
tự hào về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những truyền thống tốt đẹp
khác của dân tộc; yêu nước gắn liền với yêu dân, với tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan
dung trong cộng đồng và hòa hiếu với cá c dân tộc lân bang...
Trong điều kiện đất nước bị xâm lăng, đô hộ, chứng kiến sự áp bức, bóc lột, sự
dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc, lòng yêu nước của mỗi con dân đất Việt thể hiện
ngày càng mạnh mẽ. Trong thế kỷ 20 được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được đưa lên một tầm cao mới. Thấm
nhuần chủ nghĩa yêu nước và cách mạng mới, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh, không ngại hi sinh, gian khổ để giành cho kỳ được độc lập, tự
do. Biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã ngã xuống, biết bao sinh viên không còn
được trở lại mái trường xưa, họ đã hi sinh vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của
nhân dân. Bức tượng đài mà lớp lớp thanh niên cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh càng tô
đậm thêm cho truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc, khẳng định mạnh mẽ cho chủ
nghĩa yêu nước và cách mạng Việt Nam.
Đất nước bước vào thời kỳ độc lập, trước những khó khăn, thách thức của công
cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh, hàng vạn thanh niên lại xung phong đi đến
những vùng đất mới, những công trường, công trình còn nhiều khó khăn. Cùng với sự
nỗ lực của cả dân tộc liên tục trải qua những năm thương đau và chịu nhiều mất mát,
hàng vạn thanh niên đã góp sức mình, cùng tuổi trẻ và hoài bão để lập nghiệp trên quê
hương mới, xung kích đi đầu trong lao động, học tập và nghiên cứu khoa học. 8
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi
mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống
chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Ðộc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế
và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất
nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo
con đường xã hội chủ nghĩa.
Sinh viên là một bộ phận thanh niên có học vấn cao, sẽ là lực lượng lao động trí
tuệ của đất nước, là những trí thức tương lai. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, tính đến hết năm học 2016 - 2017, nước ta hiện có 235 trường đại học, học viện
(bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn
nước ngoài); về quy mô đào tạo, năm học 2016- 2017, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên.
Sinh viên ngày nay sống và học tập trong một môi trường hòa bình, hội nhập và
phát triển, đất nước ngày càng đổi mới. Nhìn chung, sinh viên hôm nay luôn có lòng
yêu nước nồng nàn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sống có lý tưởng, tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chấp hành tốt chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm chỉ học tập, rèn luyện; tích
cực nghiên cứu khoa học; có ý thức trau dồi kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp,
có tinh thần xung kích tình nguyện, tương thân tương ái, không ngại khó khăn, sống có
trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
Thực tế những năm qua cho thấy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho thế
hệ trẻ nói chung, sinh viên các trường đại học nói riêng chủ yếu được thực hiện lồng
ghép thông qua các môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Cơ sở văn hóa Việt Nam... mà chưa được trở thành một nội dung
giảng dạy chính trong các nhà trường. Trước tình hình đó, giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên các trường đại học - nguồn nhân lực chất
lượng cao, tương lai của đất nước trở thành nhiệm vụ quan trọng không chỉ là duy trì 9
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chính là tăng thêm sức mạnh nội sinh,
phát huy tiềm lực con người cho quá trình phát triển đất nước của các nhà trường. Tuy
nhiên, trong một số trường đại học, việc giáo dục cho sinh viên về tư tưởng, đạo đức,
lối sống, về quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
cũng chưa được coi trọng đúng mức. Thực tế này đã dẫn đến xuất hiện hiện tượng không
nhận thức rõ được lòng tự hào, tự tôn dân tộc; mơ hồ về ý thức, trách nhiệm bản thân
đối với việc tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; hoặc không hiểu đầy đủ nội hàm
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước sẽ góp phần nâng đỡ
họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân,
xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
các trường đại học cần tập trung vào những nội dung sau:
2.1.Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc
Giáo dục cho sinh viên có lòng tự hào dân tộc sâu sắc: Tự hào về truyền thống
lịch sử vẻ vang của một dân tộc anh hùng, bất khuất chống ngoại xâm; về nền văn hóa
Việt Nam với những giá trị tinh thần bền vững, sức mạnh trường tồn của dân tộc...
Trên cơ sở tự hào quá khứ của dân tộc, trong thời đại ngày nay, cần xây dựng
niềm tự hào mới giúp sinh viên ý thức sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng cách mạng của
Đảng và của cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đồng thời,
xây dựng niềm tự hào mới còn giúp không ngừng nâng cao tính tích cực - xã hội trong
học tập, trong lao động, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong quản lý xã hội, quản
lý kinh tế; có bản lĩnh kiên định, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; năng động,
sáng tạo và có ý chí vươn lên không để dân tộc mình thua kém các nước khác.
2.2. Giáo dục hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
Hướng theo mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cần giáo
dục để sinh viên thấm sâu chủ nghĩa yêu nước, nhận thức được vị trí của thế hệ trẻ đóng
vai trò chính trong xây dựng đất nước, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thấy
được tầm quan trọng của việc rèn luyện và học tập tốt để sau này ra phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân; thực hiện tốt mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Từ đó giúp cho mỗi sinh viên xây dựng cho mình hoài bão, khát vọng suy 10
nghĩ và hành động để đưa đất nước ra khỏi lạc hậu, nghèo nàn, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2.3. Giáo dục tinh thần sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, giá trị tinh thần vì dân,
vì nước, ý chí hoàn thành nhiệm vụ phải thể hiện ở hành động thực tiễn của mỗi người,
ở lĩnh vực công tác cụ thể. Thanh niên sinh viên, phải được thể hiện ở động cơ học tập,
ở ý chí vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao. Trên tinh thần đó, nhiều sinh viên đã
vượt qua khó khăn và đã giành được nhiều thành tích trong rèn luyện đạo đức, trong học tập.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các trường đại học hiện nay cần góp
phần giúp các em nhận ra rằng yêu nước không nhất thiết là phải làm những việc thật
"to lớn" cho Tổ quốc. Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân
chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của
mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách,
pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó chính là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp
phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước.
Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ
như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Những
việc làm ấy không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm
xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình
một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
2.4. Giáo dục ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành động xâ m phạm
lợi ích quốc gia dân tộc
Công cuộc xây dựng đất nước luôn gắn liền với bảo vệ đất nước. Trong sự nghiệp
xây dựng đất nước hôm nay, các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá, xâm
phạm nước chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết
làm thất bại mọi hành động chống phá của chúng để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại hành
động của những người xâm phạm đến lợi của đất nước, của nhân dân. Vì vậy, giáo dục
chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, cần hướng tới giúp họ thấy được những âm mưu của 11
các thế lực thù địch tác động đến sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời, cần nâng cao
nhận thức cho họ trong tích cực đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng...,
những hành động làm yếu đi sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Thước đo giá trị tinh thần yêu nước nông, sâu ở mỗi người vẫn là hoạt động thực
tiễn. Đó là những việc làm cụ thể hàng ngày của sinh viên, cùng cả nước và vì cả nước
giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những việc làm thật sự tự giác,
tự nguyện, thường xuyên để đất nước ổn định và phát triển, nhân dân ngày một ấm no,
thực hiện tốt quyền làm chủ chỉ có ở những con người hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc,
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
2.5.Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, thắng lợi của cách
mạng Việt Nam góp phần đẩy mạnh cách mạng thế giới. Đến lượt nó, cách mạng thế
giới phát triển lại thúc đẩy đến cách mạng Việt Nam phát triển. Vì thế, mỗi bước đi lên
của cách mạng Việt Nam cũng hướng về cuộc đấu tranh chung của cách mạng thế giới
vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đảng ta chủ trương: “Bảo đảm
lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động
đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối
đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Trên tinh thần nhận thức được mối quan hệ của cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới, giáo dục để sinh viên nhận thức được trách nhiệm trước dân tộc và nghĩa
vụ quốc tế. Tránh tình trạng chỉ chăm lo lợi ích dân tộc mà xem nhẹ, thoái thác nhiệm
vụ quốc tế, ngược lại đặt nhiệm vụ quốc tế lên trên, trước hết, còn lợi ích dân tộc lại ít 12
chú ý, không coi trọng đúng mức. Thực hiện đoàn kết quốc tế thực sự là yêu cầu của sự
phát triển đất nước vừa phù hợp với lý luận vừa phù hợp với thực tiễn. 13
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ TRONG GIÁO DỤC NIỀM TIN,LÍ TƯỞNG CÁCH
MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
Quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các cá nhân
phát huy khả năng và thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng sinh viên là lớp người
có trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Sinh viên
là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng hai mặt của cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế.
Trước xu hướng đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để những người “chủ tương lai của đất
nước” định hướng đúng đắn giá trị đạo đức và lý tưởng cách mạng để họ vừa tiếp thu
học hỏi được những giá trị tiên tiến của thế giới đồng thời kế thừa và phát huy được
những giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
Thực tiễn phát triển trong những năm qua cho thấy, trước sự thay đổi của đời
sống kinh tế - xã hội, thang giá trị tư tưởng của con người cũng có nhiều biến đổi theo
cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những thuận lợi mà xu thế hội nhập thế giới
mang lại, sinh viên ngày nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Đó là một
bộ phận sinh viên ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các hoạt động chính trị và các hoạt
động xã hội, có nhận thức chính trị hời hợt, chưa xác định lý tưởng sống đúng đắn, coi
nhẹ giá trị văn hóa truyền thống. Một số sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, chưa
có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới lành mạnh, nhiều giá trị đạo đức
xã hội bị đảo lộn, xuống cấp và bị quan niệm lệch lạc. Không ít sinh viên thiếu tinh thần
tích cực trong việc học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng
sống… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này mà một trong những nguyên
nhân căn bản là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được quan
tâm một cách đúng mực.
Để xứng đáng là “chủ nhân tương lai” của đất nước vừa “hồng”, vừa “chuyên”
ngoài việc nâng cao năng lực về chuyên môn, thanh niên sinh viên còn cần phải chú
trọng đến việc trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống. Điều đó chỉ có được khi gia đình,
nhà trường và xã hội đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức và lý tưởng cách
mạng cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng nói riêng. 14
Từ một số góc độ tiếp cận trên, có thể khẳng định: Lý tưởng là một hiện tượng
của ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng một mô hình, một hình mẫu
hoàn thiện, vừa là mục tiêu cao cả mà con người cần hướng tới, vừa là động lực mạnh
mẽ thôi thúc con người hành động.
Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là công việc cần thiết
và cấp bách, nhưng cũng là công việc lâu dài. Cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp
và tổ chức đoàn cần có chiến lược cho công tác này. Mỗi đoàn viên, thanh niên cần có
kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng, phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, trở thành “người thừa
kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.
Người thanh niên Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, với lý tưởng
cộng sản là Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đó Người đã tích cực
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân.
Chính Người đã lựa chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên để tổ chức mở lớp huấn luyện
chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền bá đường lối cách mạng vô sản. Xác
định rõ vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên đối với tương lai, vận mệnh của dân tộc,
Đảng và Bác Hồ đã luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản cho thanh
niên. Với lý tưởng cộng sản, trong quá trình đấu tranh cách mạng, các thế hệ thanh niên
đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Lớp thanh niên tham gia ngay từ
những ngày đầu cách mạng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, phấn đấu rèn
luyện trở thành những người cộng sản tiền bối, tiêu biểu, xuất sắc của Đảng và dân tộc
như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh
Khai…Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thanh
niên Việt Nam đã phấn đấu quên mình cho mục tiêu: độc lập dân tộc và thống nhất đất
nước với khẩu hiệu hành động: “vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên
anh dũng tiến lên”. Bước vào công cuộc đổi mới, thanh niên Việt Nam tiếp tục phấn
đấu, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta đã chỉ rõ: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế
kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam
có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực
lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Đến Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Xây dựng thế hệ 15