Thêu ren ở Văn Lâm – tinh hoa nghề truyền thống | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Với những sợi chỉ mảnh mai cùng đôi bàn tay khéo léo tuyệt vời của những người thợ làng thêu truyền thống Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thêu ren ở Văn Lâm – tinh hoa nghề truyền thống
Với những sợi chỉ mảnh mai cùng đôi bàn tay khéo léo tuyệt vời của những
người thợ làng thêu truyền thống Văn Lâm, Ninh Hải, huyện Hoa Lư,
Ninh Bình, nhiều tác phẩm thêu ren vô cùng tinh xảo, độc đáo đã được tạo
nên, chinh phục được khách hàng ở các thị trường khó tính nhất thế giới.
Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng với đósự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo,
máy móc thay thế cho bàn tay con người. Cũng bởi vậy, những công việc đòi
hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng của đôi tay hầu như không còn nhiều. Thế nhưng, ở ngôi
làng nhỏ Văn Lâm (Hoa Lư, Ninh Bình), nghề thêu rua ren một nghề rất cần sự
tài hoa, khéo léo của đôi tay, vẫn đang được các nghệ nhân nơi đây tận tâm lưu
giữ và phát triển.
Gìn giữ nghề truyền thống
Người làng Văn Lâm truyền tai nhau rằng, Trần Thị Dung, vợ Thái Trần
Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về vùng đất Ninh Bình truyền dạy cho
người dân địa phương nghề thêu ren. Như vậy, làng Văn Lâm lịch sử hơn
700 năm gắn bó với nghề thêu. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cũng như
nhiều nghề thủ công truyền thống khác, nghề thêu ren Văn Lâm cũng đã có thời
điểm rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, những nghệ nhân, những người con của làng vốn lớn lên cùng cây
kim, sợi chỉ, trót mang “cái nghiệp” của tổ tiên nên quyết tâm bằng mọi giá gìn
giữ và phát huy nghề quý.
Sản phẩm thêu của Công ty Thêu Minh Trang, làng Văn Lâm, xã Ninh Hải,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Cô Hoa – một người con của làng thêu Văn Lâm, cũng là công nhân tại Công ty
Thêu Minh Trang tâm sự: "Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ cũng hiện
đại hơn, những nghề thủ công như thế này cũng không còn được để ý nhiều nữa.
Nhưng thêu rua ren nghề truyền thống của làng tôi bởi vậy tôi cũng như các
bà con trong làng đều quyết tâm không để mất nghề".
Người làng Văn Lâm từ già đến trẻ, từ gái đến trai, hầu như ai cũng biết thêu.
Hiện nay, thôn Văn Lâm gần 3.000 lao động làm nghề thêu kết hợp với du
lịch 16 nghệ nhân cấp tỉnh. Hầu như nhà nào cũng khung thêu, lao
động gắn với nghề truyền thống này, bất chấp một thực tế nghề thêu đã
không còn ở thời hoàng kim như xưa.
Dường như tình yêu với cái nghề truyền thống đã ngấm vào trong máu, trẻ em
nhìn người lớn trong gia đình làm rồi dần dần là thêu được. Nhưng để thêu đẹp
thì vẫn cần học bài bản, học từ cách căng, kéo vải vào khung dài, khung tròn
sao cho phẳng, không co rúm, rồi mới học tới các kiểu thêu như đâm xô, bó hạt,
nối đầu… cho đến học các đường nét thêu tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại,
thanh tú, nhưng lại sống động, mịn màng như nét vẽ.
Phát triển nghề truyền thống
Ngày nay, làng nghề thêu ren Văn Lâm chuyên sản xuất các loại vật dụng trang
trí nội thất, phục vụ đời sống sinh hoạt: rèm, khăn trải bàn, khăn ăn, vỏ chăn ga,
gối, quần áo thời trang. Nhiều gia đình thêu Văn Lâm đã sáng tạo ra những
loại hình sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các loại tranh
thêu: tùng, cúc, trúc, mai, tranh sơn thủy hữu tình, tranh mừng thọ hay các loại
tranh con vật.
Để đưa làng nghề đến gần hơn với mọi người, người dân làng Văn Lâm đã kết
hợp làng nghềkhai thác du lịch. Những du khách đến đây sẽ được hòa mình
vào không khí làng Văn Lâm đồng thời được tận mắt chứng kiến từng công
đoạn thêu tại nơi đây. thể kể đến Vũ Thị Hồng Yến Giám đốc Công ty
Thêu Minh Trang đã lựa chọn giải pháp kết hợp hài hòa này để thúc đẩy làng
nghề phát triển một cách bền vững.
Công ty Thêu Minh Trang nằm ngay trên con đường dẫn vào khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động, với quy khá lớn. Yến đã phân chia xưởng thêu thành
nhiều khu vực với những tiêu chí khác nhau: Tầng 1 có khu thời trang thêu, khu
chăn ga gối rèm thêu, khu bày bán các sản phẩm nhỏ xinh để phục vụ khách du
lịch.
Các sản phẩm của Công ty Thêu Minh Trang
Ấn tượng độc đáo hơn cả nơi làm ra các sản phẩm thêu trên tầng 2. Tại
đây, khách du lịch thể tận mắt chứng kiến những công đoạn làm ra các sản
phẩm thêu tinh tế và độc đáo. Bên cạnh đó, bà Yến rất quan tâm những hội chợ
triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống ở trong nước và nước ngoài nhằm
mở rộng đầu ra và quảng bá cho sản phẩm của mình.
Mặc thời gian thoi đưa, Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm vẫn luôn ở đấy. Những
người nghệ nhân vẫn cần mẩn ngày đêm để cho ra đời những tác phẩm đặc biệt,
để đưa cái nghề của cha ông đến được với bao thế hệ trẻ giữ mãi ngọn lửa
nhiệt huyết chẳng thể tắt. Qua từng đường kim mũi chỉ, dường như ta thể
cảm nhận được trọn vẹn hồn Việt năm nào.
Minh Trang
| 1/5

Preview text:

Thêu ren ở Văn Lâm – tinh hoa nghề truyền thống
Với những sợi chỉ mảnh mai cùng đôi bàn tay khéo léo tuyệt vời của những
người thợ làng thêu truyền thống Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư,
Ninh Bình, nhiều tác phẩm thêu ren vô cùng tinh xảo, độc đáo đã được tạo
nên, chinh phục được khách hàng ở các thị trường khó tính nhất thế giới.

Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng với đó là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo,
máy móc thay thế cho bàn tay con người. Cũng bởi vậy, những công việc đòi
hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng của đôi tay hầu như không còn nhiều. Thế nhưng, ở ngôi
làng nhỏ Văn Lâm (Hoa Lư, Ninh Bình), nghề thêu rua ren một nghề rất cần sự
tài hoa, khéo léo của đôi tay, vẫn đang được các nghệ nhân nơi đây tận tâm lưu giữ và phát triển.
Gìn giữ nghề truyền thống
Người làng Văn Lâm truyền tai nhau rằng, bà Trần Thị Dung, vợ Thái sư Trần
Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về vùng đất Ninh Bình và truyền dạy cho
người dân địa phương nghề thêu ren. Như vậy, làng Văn Lâm có lịch sử hơn
700 năm gắn bó với nghề thêu. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cũng như
nhiều nghề thủ công truyền thống khác, nghề thêu ren Văn Lâm cũng đã có thời
điểm rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, những nghệ nhân, những người con của làng vốn lớn lên cùng cây
kim, sợi chỉ, trót mang “cái nghiệp” của tổ tiên nên quyết tâm bằng mọi giá gìn
giữ và phát huy nghề quý.
Sản phẩm thêu của Công ty Thêu Minh Trang, làng Văn Lâm, xã Ninh Hải,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Cô Hoa – một người con của làng thêu Văn Lâm, cũng là công nhân tại Công ty
Thêu Minh Trang tâm sự: "Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ cũng hiện
đại hơn, những nghề thủ công như thế này cũng không còn được để ý nhiều nữa.
Nhưng thêu rua ren là nghề truyền thống của làng tôi bởi vậy tôi cũng như các
bà con trong làng đều quyết tâm không để mất nghề".
Người làng Văn Lâm từ già đến trẻ, từ gái đến trai, hầu như ai cũng biết thêu.
Hiện nay, thôn Văn Lâm có gần 3.000 lao động làm nghề thêu kết hợp với du
lịch và 16 nghệ nhân cấp tỉnh. Hầu như nhà nào cũng có khung thêu, có lao
động gắn bó với nghề truyền thống này, bất chấp một thực tế là nghề thêu đã
không còn ở thời hoàng kim như xưa.
Dường như tình yêu với cái nghề truyền thống đã ngấm vào trong máu, trẻ em
nhìn người lớn trong gia đình làm rồi dần dần là thêu được. Nhưng để thêu đẹp
thì vẫn cần học bài bản, học từ cách căng, kéo vải vào khung dài, khung tròn
sao cho phẳng, không co rúm, rồi mới học tới các kiểu thêu như đâm xô, bó hạt,
nối đầu… cho đến học các đường nét thêu tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại,
thanh tú, nhưng lại sống động, mịn màng như nét vẽ.
Phát triển nghề truyền thống
Ngày nay, làng nghề thêu ren Văn Lâm chuyên sản xuất các loại vật dụng trang
trí nội thất, phục vụ đời sống sinh hoạt: rèm, khăn trải bàn, khăn ăn, vỏ chăn ga,
gối, quần áo thời trang. Nhiều gia đình thêu ở Văn Lâm đã sáng tạo ra những
loại hình sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các loại tranh
thêu: tùng, cúc, trúc, mai, tranh sơn thủy hữu tình, tranh mừng thọ hay các loại tranh con vật.
Để đưa làng nghề đến gần hơn với mọi người, người dân làng Văn Lâm đã kết
hợp làng nghề và khai thác du lịch. Những du khách đến đây sẽ được hòa mình
vào không khí làng Văn Lâm đồng thời được tận mắt chứng kiến từng công
đoạn thêu tại nơi đây. Có thể kể đến bà Vũ Thị Hồng Yến – Giám đốc Công ty
Thêu Minh Trang đã lựa chọn giải pháp kết hợp hài hòa này để thúc đẩy làng
nghề phát triển một cách bền vững.
Công ty Thêu Minh Trang nằm ngay trên con đường dẫn vào khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động, với quy mô khá lớn. Bà Yến đã phân chia xưởng thêu thành
nhiều khu vực với những tiêu chí khác nhau: Tầng 1 có khu thời trang thêu, khu
chăn ga gối rèm thêu, khu bày bán các sản phẩm nhỏ xinh để phục vụ khách du lịch.
Các sản phẩm của Công ty Thêu Minh Trang
Ấn tượng và độc đáo hơn cả là nơi làm ra các sản phẩm thêu trên tầng 2. Tại
đây, khách du lịch có thể tận mắt chứng kiến những công đoạn làm ra các sản
phẩm thêu tinh tế và độc đáo. Bên cạnh đó, bà Yến rất quan tâm những hội chợ
triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống ở trong nước và nước ngoài nhằm
mở rộng đầu ra và quảng bá cho sản phẩm của mình.
Mặc thời gian thoi đưa, Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm vẫn luôn ở đấy. Những
người nghệ nhân vẫn cần mẩn ngày đêm để cho ra đời những tác phẩm đặc biệt,
để đưa cái nghề của cha ông đến được với bao thế hệ trẻ và giữ mãi ngọn lửa
nhiệt huyết chẳng thể tắt. Qua từng đường kim mũi chỉ, dường như ta có thể
cảm nhận được trọn vẹn hồn Việt năm nào. Minh Trang