Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40660676 Chương 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ
THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
Sau khi nghiên cứu ở chương 1 về sự hình thành, phát triển, đối tượng, phương pháp và chức năng
nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin, ở chương 2 này sẽ cung cấp một cách có hệ thống về lý
luận Giá trị lao động của C.Mác thông qua các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luạt giá
trị...giúp nhận thức một cách cơ bản cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị
trường. Ngày nay, mặc dù trong kinh tế học hiện đại xuất hiện nhiều lý thuyết và các quan niệm khác
nhau về giá trị, lao động, tiền tệ, thị trường… song lý luận giá trị của Mác vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là
cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu nền sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường hiện đại.
Kết cấu của chương gồm 3 phần:
I.Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
II.Thị trường và nền kinh tế thị trường
III. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa
a. Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không phải
để tiêu dùng cho bản thân mà để trao đổi, mua bán trên thị trường.
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau
Phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ
tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi người lại có mối liên hệ phụ
thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất
và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
– Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất .
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, do đó xác định người sở
hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.
Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất làm cho người sản xuất độc lập, đối lập nhau, nhưng
họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng.
Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua mua- bán hàng
hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.
=>Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện trên, nếu thiếu một trong hai điều
kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá. lOMoAR cPSD| 40660676 2. Hàng hóa
2.1. Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa a. Khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có nhiều loại: Hàng hóa hữu hình – Hàng hóa vô hình; Hàng hóa thông thường – Hàng
hóa đặc biệt; Hàng hóa tư nhân – Hàng hóa công cộng...
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa
KN: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị sử dụng của một hàng hóa có các đặc điểm: -
Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định. Với ý nghĩa
nhưvậy, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng xác định mặt nội dung vật chất của hàng
hóa và nó là căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. -
Mỗi hàng hóa có một hay nhiều công dụng mà không phải ngay một lúc đã phát hiện được
hếtmà nó phải được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học và công nghệ -
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, khi chưa tiêu dùng nóở dạng tiềm năng. -
Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất ra
nómà cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa
phải luôn quan tâm đến nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Vì thế, có thể nói, giá trị sử
dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
* Giá trị của hàng hóa. -
Để hiểu được giá trị của hàng hóa thì trước hết phải hiểu được giá trị trao đổi của hàng hóa
-> Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m2 vải = 10 kg thóc -
Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
+ Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thái biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
+ Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.
2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của người sản xuất hàng
hóa có tính hai mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó. lOMoAR cPSD| 40660676
a. Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Mỗi một lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động, đối tượng lao động, phương pháp
lao động, và kết quả lao động riêng. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Khoa học-
kỹ thuật càng phát triển, các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng phong phú b. Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá, không kể đến hình thức cụ thể của
nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của con người về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa .
Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.
* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động -
Tính chất tư nhân biểu hiện ở chỗ: việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho
ai là công việc riêng của cá nhân chủ sở hữu về tư liệu sản xuất. Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư
nhân, hay lao động cụ thể của người sản xuất là biểu hiện của lao động tư nhân. -
Tính chất xã hội biểu hiện ở chỗ: lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao
phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống
nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội
* Lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau: -
Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp
hoặckhông phù hợp với nhu cầu xã hội -
Mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao
độngmà xã hội có thể chấp nhận được
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa.
2.3. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
a. Lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. *
Lượng lao động đã tiêu hao đó được đo bằng thời gian lao động. Thời gian lao động này
phảiđược xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian
lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào
đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ thành thạo trung bình và
cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của
người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường. lOMoAR cPSD| 40660676 *
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của hàng hóa bao gồm: Hao phí lao động quá khứ (
chứatrong các yếu tố như nhà xưởng, máy móc, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu, ký hiệu là C)
+ Hao phí lao động sống hay giá trị mới được tạo ra (V+m).
Giá trị của hàng hóa = C + V + m.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Tất cả những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng đến số
lượng giá trị của hàng hóa:
*Thứ nhất, năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hoá
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ lành nghề của người lao động, trình
độ phát triển khoa học - công nghệ, phương pháp tổ chức, quản lý lao động, quy mô và hiệu quả của tư
liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên…
* Thứ hai, Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động trong sản xuất (phản ánh sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động).
Khi tăng cường độ lao động lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng
tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản
phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, việc tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.
* Thứ ba, mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo
mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải
trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề .
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. C. Mác
viết “Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói đúng hơn, là lao động
giản đơn được nhân bội lên”. 3. Tiền tệ
3.1. Nguồn gốc và bản chất của Tiền
Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền sản xuất và trao đổi hàng hóa trải qua quá trình phát
triển từ thấp đến cao, quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ (4 hình thái):
3.2.1. Nguồn gốc của Tiền
a. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên lOMoAR cPSD| 40660676
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện ở giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, khi trao
đổi mang tính ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác.
VD: 1m vải = 5kg thóc hoặc Hàng hoá A = 5 hàng hoá B
Giá trị của hàng hoá A được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá B, còn hàng hoá B dùng làm
hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá A. Hàng hoá A ở vào hình thái giá trị tương đối, còn hàng hoá B
(mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá A) thì ở vào hình thái ngang giá. Quan hệ trao
đổi đó chỉ có tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng là ngẫu nhiên. Hàng hoá
đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ. b. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Khi lực lượng sản xuất phát triển, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, năng suất lao động
xã hội tăng lên thì sản phẩm thặng dư cũng nhiều hơn, do đó, trao đổi hàng hóa cũng thường xuyên hơn.
Khi đó, một hàng hóa có thể được trao đổi với nhiều hàng hóa khác.
Ví dụ: 10m2 vải = 2kg thóc hoặc = 5 cái bàn hoặc = 3 con cừu hoặc = …
Như vậy, hình thái vật ngang giá được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên,
vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
c. Hình thái chung của giá trị
Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn một bậc nữa, sản phẩm thặng dư sẽ nhiều hơn nữa làm cho
trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, dần dần xuất hiện hàng hóa trung gian trong trao đổi. Những
hàng hóa trung gian phải mang tính thông dụng, có ý nghĩa kinh tế đối với một bộ tộc, một địa phương,
một vùng… Khi đã có hàng hóa trung gian, người ta dễ dàng hơn trong việc trao đổi lấy hàng hóa mà họ
cần. Hình thái mở rộng của giá trị đã phát triển thành hình thái chung của giá trị. Ví dụ: 2kg thóc 5 cái bàn = 1m vải 3 con cừu v. v…
- Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang
giá chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào. Các địa phương khác
nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
d. Hình thái tiền Ví dụ: 10m2 vải
5 cái bàn = 0,1 chỉ vàng 2kg thóc v. v…
Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một hàng hóa độc tôn và phổ biến thì hình thái tiền tệ xuất hiện.
Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị. Khi chỉ
còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.Tại sao vàng và bạc,
đặc biệt là vàng lại có được vai trò tiền tệ như vậy? lOMoAR cPSD| 40660676 -
Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, chúng có cả giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng
của vàng, bạc như dùng làm đồ trang sức, làm các chi tiết sản phẩm công nghiệp… Giá trị của vàng, bạc
được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bao gồm hao phí lao động để tìm
kiếm, khai thác, chế tác vàng bạc. Vì vậy, chúng có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác. -
Thứ hai, nó có những ưu điểm từ thuộc tính tự nhiên như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, dát mỏng,
ít hao mòn, dễ vận chuyển, với trọng lượng nhỏ nhưng có giá trị cao...
3.2.2. Bản chất của tiền
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung
thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá
3.2. Chức năng của Tiền
Tiền có 5 chức năng: a.
Thước đo giá trị
Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa.
Muốn đo lường giá trị của hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Khi thực hiện chức năng
thước đo giá trị, tiền tệ không cần phải là tiền thật, mà chỉ là tiền trong ý niệm, trong tưởng tượng.
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, hay giá cả hàng hóa là hình
thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả của hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Giá trị của hàng hoá
+ Giá trị của tiền tệ
+ Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.
Trong đó giá trị vẫn là nhân tố quyết định. b.
Phương tiện lưu thông
Làm chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ là môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để
làm chức năng này đòi hỏi phải có tiền mặt. Công thức: H - T - H,
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán, trao đổi diễn ra dễ
dàng thuận lợi nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời
gian (có thể bán mà chưa mua, hay mua ở nơi này bán ở nơi kia), do đó nó làm tăng lên khả năng khủng hoảng kinh tế.
Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông được xác địmh theo công thức. P x Q G M = or V V Trong đó: lOMoAR cPSD| 40660676
M: là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
Q: Là số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường.
P: Là giá cả trung bình của một hàng hoá
G: Là tổng giá cả của hàng hoá
V: số vòng lưu thông của đồng tiền cùng loại
Điều kiện: Tất cả các nhân tố nói trên được xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian.
Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ nghịch với số vòng quay của đồng tiền. c.
Phương tiện thanh toán
Kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định thì tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu,
do đó tiền có chức năng phương tiện thanh toán.
Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì công thức số lượng tiền cần
thiết trong lưu thông được xác định: G – Gc – Tk + Ttt M = V Trong đó:
M: là số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
G: là tổng giá cả hàng hoá.
Gc: là tổng giá cả hàng hoá bán chịu
Ttt: tổng số tiền khấu trừ cho nhau
T: là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả
V: là số vòng lưu thông của đồng tiền cùng loại
d. Phương tiện cất trữ
Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu cho của cải xã hội, nên nó có thể thực hiện được chức năng
phương tiện cất trữ. Làm chức năng này, tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần có thể đem ra mua hàng.
Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng, bạc và các của cải bằng vàng, bạc mới thực hiện chức năng phương tiện cất trữ.
Sự cất trữ tiền làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết
cho lưu thông hàng hóa. Nếu sản xuất hàng hóa giảm sút, hàng hóa ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu
thông và được cất trữ. Ngược lại, nếu sản xuất hàng hóa tăng lên tức là hàng hóa nhiều thì đồng tiền đó quay trở lại lưu thông.
e. Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa
các nước, thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới.
Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ:
+ Phương tiện lưu thông, mua bán hàng hóa; lOMoAR cPSD| 40660676
+ Phương tiện thanh toán, dự trữ quốc tế và các hoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính; +
Di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.
Làm chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ phải có giá trị thật sự, phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng
được công nhận trên phạm vi quốc tế. Trên thực tế, chỉ có đồng tiền của những nước có nền kinh tế mạnh
mới đảm nhiệm được chức năng tiền tệ thế giới.
Tóm lại, tiền tệ có năm chức năng, những chức năng này ra đời cùng với sự phát triển của sản
xuất và lưu thông hàng hóa. Các chức năng có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường, tiền làm nhiều
chức năng cùng một lúc.
4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện hiện nay a. Dịch vụ
Trong các nền kinh tế hiện đại, bên cạnh những hàng hóa vật thể hữu hình còn có những hàng hóa
phi vật thể, vô hình, được trao đổi, mua bán trên thị trường. Những loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa dịch vụ.
Dịch vụ được coi là hàng hóa đặc biệt do các thuộc tính sau: Dịch vụ là hàng hóa không thể tích
lũy lại hay lưu trữ; việc sản xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời; không thể cầm nắm được (không
thể xác định chất lượng trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa); chất lượng dịch vụ mang
tính không đồng nhất, không ổn định và khó xác định...
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và tiêu dùng, dịch vụ cũng ngày càng đa dạng,
phong phú và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội hiện đại.
b. Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện hiện nay
* Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất, có giá trị sử dụng, có giá cả nhưng không do hao phí lao động tạo ra theo cách
như các hàng hóa thông thường. Giá cả của quyền sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố: giá trị của
tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, do tốc độ đo thị hóa, công nghiệp hóa, gia tăng dân số...Khi
thực hiện mua, bán quyền sử dụng đất, nhiều người lầm tưởng đó là mua bán đất đai; trên thực tế họ trao
đổi với nhau quyền sử dụng đất.
*Quan hệ trong trao đổi thương hiệu (danh tiếng)
Thương hiệu của một doanh nghiệp cũng có thể được trao đổi, mua bán, được định giá tức là
chúng có giá cả, thậm chí có giá cả cao. Thương hiệu hay danh tiếng là kết quả của sự nỗ lực, của sự hao
phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu, thậm chí của nhiều người. Dó đó, giá cả của thương
hiệu, nhất là những thương hiệu nổi tiếng thường rất cao.
* Quan hệ trong trao đổi, mua bán chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá
Chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) do các công ty, doanh nghiệp cổ phần phát hành, chứng quyền
do các công ty kinh doanh chứng khoán chứng nhận và một số loại giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương
phiếu) cũng có thể đem mua bán, trao đổi và đem lại lượng tiền lớn hơn cho người mua bán. Chứng
khoán, chứng quyền là loại yếu tố phái sinh, nó có tính hàng hóa, bản thân chúng không phải là là hàng
hóa như hàng hóa thông thường. lOMoAR cPSD| 40660676
II. THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường 1.1.Khái
niệm và phân loại thị trường
a. Khái niệm thị trường
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng
thông qua trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình
độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
b. Phân loại thị trường -
Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, ta có thị trường
hànghóa và thị trường dịch vụ. -
Căn cứ vào vai trò các yếu tố được trao đổi, mua bán ta có thị trường tiêu dùng và thị trường tưliệu sản xuất. -
Căn cứ vào phạm vi các quan hệ, ta chia ra thị trường trong nước và thị trường thế giới. -
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, ta có thị trường tự do, thị trường
cóđiều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).
1.2. Vai trò của thị trường
Trong sản xuất, trao đổi hàng hóa nói chung và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường
có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò đó được khái quát như sau:
Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất phát triển.
Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ
nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
*Vai trò của thị trường luôn không tách rời với cơ chế thị trường. Thị trường trở nên sống động
bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo các yêu cầu của các quy luật kinh tế.
2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường
2.1. Nền kinh tế thị trường a. Khái niệm
Nền kinh tê thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng
hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác
động, điều tiết của các quy luật thị trường.
b. Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua
hoạt động của các thị trường bộ phận. lOMoAR cPSD| 40660676
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh là môi trường, là động lực
thúc đẩy sản xuất kinh doanh; lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác là động lực của các chủ thể sản
xuất kinh doanh; nhà nước là chủ thể thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội. Thứ tư, là nền kinh tế
mở, thị trường quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế. c. Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị
trường * Ưu thế của nền kinh tế thị trường: -
Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể -
Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt tiềm năng của mọi chủ thể, của các vùng miền
cũngnhư lợi thế quốc gia -
Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con
người,từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
* Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể táitạo,
suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.2.2.
Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường a. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi
hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị
trường và chi phối các quy luật kinh tế khác; các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi.
* Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên
cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. -
Trong sản xuất, người sản xuất phải luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống
nhỏhơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. -
Trong trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở,
khôngdựa trên giá trị cá biệt.
* Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau: -
Thứ nhất, điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa. -
Thứ hai, tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. -
Thứ ba, thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành người giàu, ngườinghèo
b. Quy luật Cung - Cầu
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua)
hàng hóa trên thị trường.
Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả: Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả
thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị.
Quy luật cung cầu có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá; làm biến đổi cơ cấu và
dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường. Căn cứ quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế lOMoAR cPSD| 40660676
biến động của giá cả; khi giá cả thay đổi, cần đưa ra các chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu cầu thị trường...
Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế
như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng… để tác động vào các
hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý. c. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở
mỗi thời kỳ nhất định.
Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
được xác định bằng công thức tổng quát: P.Q M V
Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định; P là mức giá
cả; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng lưu thông của đồng tiền.
Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số
lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; G2 là tổng giá cả hàng
hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán; V là số vòng quay trung bình của tiền tệ.
d. Quy luật canh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế nói lên mối quan hệ cạnh tranh tất yếu giữa những chủ thể
trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. *
K/n:Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể trong sản xuất
kinhdoanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá
để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường
càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. * Các loại cạnh tranh: -
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hóa.
+ Các biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành: Cải tiến kỹ thuật; Nâng cao trình độ tổ chức, quản
lý sản xuất; Nâng cao chất lượng, hạ thấp chi phí sản xuất; Cải tiến kiểu dáng, mẫu mã hàng hóa; Nắm
bắt nhu cầu tiêu dùng; Nâng cao trình độ lao động, mở rộng quy mô sản xuất.
+ Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị xã hội hay giá trị thị trường của hàng hoá. Đồng thời
làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị thị trường của hàng hoá giảm
xuống, chất lượng hàng hoá nâng cao, chủng loại hàng hoá phong phú... -
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các
ngành khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất. lOMoAR cPSD| 40660676
Biện pháp: Các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác,
vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
* Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
- Những tác động tích cực:
+ Cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
+ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực +
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
- Những tác động tiêu cực:
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh
+ Cạnh tranh không lạnh mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
+ Cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại phúc lợi của xã hội
III. VAI TRÒ MỘT SỐ CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
1. Người sản xuất
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ...
Người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu,
sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, người sản xuất phải có trách
nhiệm với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại đến sức khỏe và
lợi ích của người trong xã hội.
2. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là tất cả các cá nhân, hộ gia đình; họ là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên
thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Trên thị trường, người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Người tiêu
dùng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
3. Các chủ thể trung gian trong thị trường
Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất,
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường như: thương nhân, môi giới chứng khoán, môi giới nhà đất,
môi giới khoa học công nghệ,...
Nhờ hoạt động của các trung gian trong thị trường, người sản xuất có thể thiết lập được hệ thống
phân phối hàng hóa đa dạng. Trên cơ sở đó, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả
sản xuất và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các trung gian thương mại cũng tạo điều kiện thuận lợi,
dễ dàng hơn cho người tiêu dùng trong tiếp cận với các sản phẩm của người sản xuất thông qua hệ thống
phân phối có mặt ở mọi nơi; giao lưu giữa các vùng, các khu vực và giữa các nước được đẩy mạnh; từ
đó góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển. 4. Nhà nước lOMoAR cPSD| 40660676
Mục tiêu hoạt động của nhà nước là lợi ích chung của toàn xã hội, của cả nền kinh tế; song nhà
nước không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn vì nhiều lợi ích khác như chính trị, quốc
phòng, an ninh, giáo dục...
Nhà nước là tác nhân quan trọng, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Trong đó, vai trò lớn nhất của nhà
nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, chính sách của mình. Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường. CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Hàng hoá là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó?
2. Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Vì sao chỉ lao động sản xuất hàng
hoá mới có tính hai mặt?
3.Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào? Những nhân tố nào có tác động và làm thay
đổi lượng giá trị của hàng hoá?
4. Từ nghiên cứu bản chất, chức năng của tiền, hãy làm rõ vì sao tiền là một loại hàng hóa đặc
biệt? Quy luật lưu thông tiền tệ hoạt động như thế nào?
5. Phân tích yêu cầu, nội dung, tác dụng của quy luật giá trị?
6. Làm rõ vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường? Ưu khuyết thật của nền kinh tếthi trường?
7. Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường? Chương 3
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Chương này sẽ tiếp tục trang bị hệ thống tri thức lý luận về giá trị thặng dư cảu C.Mác trong điều
kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh TBCN để thấy được các quan hệ lợi ích cơ bản nhất thông
qua phân phối giá trị mới do lao động tạo ra giữa các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế thị trường TBCN.
Trên cơ sở đó, giúp cho sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết có căn cứ khoa học quan hệ lợi ích của
mình khi khởi nghiệp hoặc tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Kết cấu của chương gồm 3 phần:
I. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư II. Tích lũy tư bản
III. Phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
I. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.1. Công thức chung của tư bản lOMoAR cPSD| 40660676
Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện thành một số tiền nhất định, nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.
Có hai loại tiền: loại tiền tệ thông thường và loại tiền tệ đóng vai trò là tư bản.
+ Tiền tệ thông thường lưu thông theo công thức (Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn): H – T – H’
+ Còn tiền tệ đóng vai trò là tư bản thì lưu thông theo công thức (Tiền trong nền sản xuất TBCN): T – H – T’.
* So sánh hai công thức
Công thức: H - T - H’ (1) T - H - T’ (2) - Giống nhau
+ Gồm hai yếu tố ( H và T)
+ Gồm hai hành vi đối lập ( M và B)
+ Có quan hệ giữa người mua và người bán - Khác nhau
+ Điểm xuất phát và kết thúc ( H – H’ và T – T’)
+ Trình tự mua và bán ( B – M và M – B )
+ Giới hạn của vận động.
+ Mục đích của vận động (ở công thức 1 người mua quan tâm đến giá trị sử dụng, còn công thức
2 người bán quan tâm tới giá trị)
T – H – T’ (Trong đó: T’= T +t , t>0) là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư
bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó. Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là GTTD; số
tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được GTTD trở thành tư bản.
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
Để có được giá trị thặng dư mà vẫn tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa,
đặc biệt là quy luật giá trị, thì trên thị trường cần xuất hiện phổ biến một loại hàng hóa có giá trị sử dụng
đặc biệt là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.
1.2. Hàng hóa sức lao động a. Khái niệm
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. Hay nói cách khác: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực
và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. -
Sức lao động là cái có trước, là tiềm năng sẵn có trong con người, còn lao động chính
là quátrình vận dụng sức lao động. -
Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất trong mọi thời đại.b.
Hai điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa -
Một là, người lao động phải là được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động
của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hoá. lOMoAR cPSD| 40660676 -
Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao
động và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động.
c. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
* Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất ra sức lao động quyết định.
- Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Cụ thể:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về cơ sở vật chất và tinh thần để tái sản xuất ra
sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân Hai là, chi phí đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.
Hàng hóa SLĐ bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. * Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ
có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động.
Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì:
+ Phương thức tồn tại và mua bán của nó (chỉ bán quyến sử dụng, chứ không bán quyền sở hữu,
chỉ bán trong một thời gian nhất định chứ không bán hẳn)
+ Khi được sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
a. Quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất của quá trình tạo ra GTSD và GTTD
Hàng hóa : 2 thuộc tính : GTSD và Giá trị
Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu lao động để sản xuất giá trị thặng dư có hai đặc điểm:
- Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
- Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của chủ tư bản. b. Ví
dụ về quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Để sản xuất sợi, chủ tư bản cần phải mua tư liệu sản xuất và thuê lao động. Giả định: +
Nhà tư bản ứng ra số tiền mua: * 10kg bông = 10$;
* Hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông sang dạng sợi = 2$;
* Thuê lao động trong một ngày lao động = 3$ (12h) (v)
- Giả sử kéo 10kg bông thành sợi mất 6 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra được một giá trị 0,5$(0,5$ x 6 = 3$).
- 6h lao động đầu: Kéo 10 kg bông thành 10 kg sợi Vậy giá trị của 10 kg sợi là:
Giá trị của 10 kg bông chuyển vào : 10$
Giá trị của máy móc chuyển vào : 2$ lOMoAR cPSD| 40660676
Giá trị mới do công nhân tạo ra : 3$ (v +m) Tổng cộng : 15$
- 6h lao động tiếp theo: giá trị của 10 kg sợi là:
Giá trị của 10 kg bông chuyển vào : 10$
Giá trị của máy móc chuyển vào : 2$
Giá trị mới do công nhân tạo ra : 3$ (v= 0) (v+m) Tổng cộng: 15$
Nếu quá trình lao động chỉ dừng lại ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá trị thặng dư.
Nhưng trên thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là
một ngày chứ không phải là 6 giờ. Nếu ngày lao động là 12 giờ, thì tương tự như 6 giờ LĐ đầu tiên,
người LĐ cũng tạo ra 10kg bông với tổng giá trị là 15$, với kết cấu giá trị cũng như vậy. Tổng hợp cả
ngày lao động, một công nhân sản xuất 20kg sợi có kết cấu giá trị như sau: GT của 20 kg bông = 20$
GT của máy móc (hao mòn) = 4$
GT mới do công nhân tạo ra = 6$ (v+m ) (3$ giá trị SLĐ và 3$ giá trị thặng dư (m)) Tổng cộng = 30$ bỏ ra 27$ - m= 3$
c. Một số kết luận -
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không (là kết quả lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản). Ký hiệu là: m -
Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:
+ Thời gian lao động cần thiết (t ): phần thời gian lao động mà người công nhân tạo ra một lượng
giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động.
+ Thời gian lao động thặng dư (t’): phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi thời gian lao động cần thiết. -
Đến đây có thể khái quát: Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư W = c + v +m
1.4. Tư bản bất biến và Tư bản khả biến
a.Tư bản bất biến (C)
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển
vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó. Ký hiệu là: C.
- Cấu trúc: Về mặt hiện vật, tư bản bất biến gồm:
+ Máy móc, thiết bị, nhà xưởng... (C1)
+ Nguyên, nhiên vật liệu…(C2) - Đặc điểm:
+ Giá trị của chúng được bảo tồn và được lao động cụ thể của người công nhân chuyển dịch
nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm. Trong đó, C1 chuyển giá trị nhiều lần, C2 chuyển giá trị một lần. + Giá
trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới. b. Tư bản khả biến(v) lOMoAR cPSD| 40660676
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động . Ký hiệu: V – Đặc điểm:
Sử dụng tư bản khả biến sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính tư bản khả biến bỏ ra
ban đầu. Lượng giá trị đó được chia thành hai bộ phận:
+ Một bộ phận giá trị ấy chuyển thành tư liệu sinh hoạt của người công nhân, bù lại giá trị sức lao
động cuả người công nhân và mất đi trong quá trình tiêu dùng của họ + Bộ phận còn lại chính là giá trị
thặng dư thuộc về nhà tư bản.
Nhà tư bản không sở hữu được sức lao động đã mua bằng tư bản khả biến, mà chỉ sử dụng sức lao
động đó trong thời gian nhất định trong ngày.
• Ý nghĩa: Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến có ý nghĩa quan trọng. Vì:
+ Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động không công của người công nhân tạo ra.
+ Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò quan trọng trong
quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động của công nhân. Giá trị hàng hóa = Giá trị cũ + Giá trị mới = C + (v+ m) 1.5. Tiền công
Tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay
giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động. + Sức lao động
+ Lao động : slđ và TLSX
Hình thức biểu hiện đó gây ra nhầm lẫn vì,
+ Một là, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là gắn liền với người bán, nó chỉ nhận được giá cả
khi cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà
tư bản trả giá trị cho lao động.
+ Hai là, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống,
nên anh ta tưởng mình bán lao động. Với nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
+ Ba là, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hay số lượng sản phẩm sản xuất ra,
điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
Tiền công che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu
và thời gian lao động thặng dư, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
- Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
1.6. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
1.6.1. Tuần hoàn của tư bản T- H - T’
- Tư bản công nghiệp, trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức: SLĐ T - H …SX … H’ - T’ TLSX lOMoAR cPSD| 40660676
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.
- Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưu thông 1 + Hình thái tư bản : tư bản tiền tệ.
+ Chức năng : mua các yếu tố sản xuất SLĐ T - H TLSX
- Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất
+ Hình thái tư bản : tư bản sản xuất
+ Chức năng : sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư SLĐ
- H …SX … H’ (c+v+m) TLSX
- Giai đoạn thứ ba – giai doạn lưu thông 2
+ Hình thái tư bản : tư bản hàng hoá
+ Chức năng : thực hiện giá trị thặng dư - H’ - T’ -
- Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hìnhthái
khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư
1.6.1. Chu chuyển của tư bản
- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mớivà
thường xuyên lặp đi lặp lại theo thời gian.
* Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn
T/g chu chuyển = T/g sản xuất + T/g lưu thông.
- Thời gian sản xuất là thời gian nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.
T/g sản xuất = T/g lao động + T/g gián đoạn + T/g dự trữ sản xuất
- Thời gian lưu thông là thời gian nằm ở trong lưu thông.
T/g lưu thông = T/g bán + T/g mua
Đến lượt nó, thời gian mua, bán lại phụ thuộc vào các yếu tố sau: khoảng cách thị trường, tình
hình thị trường, sự phát triển của vận tải và giao thông. lOMoAR cPSD| 40660676
Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được
sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng nhanh lớn hơn.
*Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm Công thức: n = CH/ch
Trong đó n là số vòng chu
chuyển của tư bản CH là thời gian
trong năm ch là thời gian 1 vòng chu chuyển
1.6.3. Tư bản cố định và tư bản lưu động -
Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau của từng bộ phận tư bản, tư bản sản xuất
được phânchia thành tư bản cố định và tư bản lưu động. -
Tư bản cố định, là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
tham gia toàn bộ vào trong quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần theo mức độ
hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.
Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
+ Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy được.
+ Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị.
Tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản
cố định, tránh được thiệt hại do hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình gây ra -
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng sức lao đông (v), nguyên,
nhiên liệu (c2),…giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi
hàng hoá được bán xong.
2. Bản chất của giá trị thặng dư
2.1. Bản chất của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư có bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các nhà tư bản
làm giàu dựa trên cơ sở lao động làm thuê.
Mục đích của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không những chỉ dừng lại
ở mức có được giá trị thặng dư, mà quan trọng là phải thu được nhiều giá trị thặng dư, do đó cần có thức
đo để đo lường giá trị thặng dư về lượng. C.Mác đã sử dụng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng để đo
lường giá trị thặng dư.
2.2. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư lOMoAR cPSD| 40660676
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra
giá trị thặng dư đó. Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là:
Trong đó, m’ – tỷ suất giá trị thăng dư; m – giá trị thặng dư; v - tư bản khả biến. Tỷ suất giá trị thặng
dư cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư (t’) và thời gian lao động tất yếu (t). t’ x m’ = 100% t
- Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được. Công
thức tính khối lượng giá trị thặng dư là: M = m’. V
Trong đó, M – khối lượng giá trị thặng dư, V – tổng tư bản khả biến.
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
3.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- KN: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt
quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao
động tất yếu không thay đổi. • Ví dụ: • Cách thức thực hiện:
+ Kéo dài ngày lao động; tăng cường độ lao động; hoặc áp dụng cả hai cùng một lúc.
+ Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân, nên gặp phải sự
phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi làm giảm giờ làm.
Phương pháp này áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản.
3.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
a. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng
cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều
kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. • Ví dụ: lOMoAR cPSD| 40660676
• Cách thức thực hiện: Để rút ngắn được thời gian lao động tất yếu, phải giảm giá trị sức
laođộng. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi
tiêu dùng của công nhân. Muốn vậy:
+ Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân;
+ Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau
để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. b. Giá
trị thặng dư siêu ngạch -
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá
biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Giá trị thặng dư siêu ngạch = Giá trị xã hội của hàng hóa – Giá trị cá biệt của hàng hóa.
Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời. Nhưng, xét toàn bộ xã
hội tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. -
Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng
dưsiêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (một bên là năng
suất lao động xã hội, còn một bên là năng suất lao động cá biệt).
+ Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư sản thu được. Giá trị thặng dư siêu ngạch do
một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được.
+ Khi công nghệ tiên tiến đó được áp dụng toàn ngành, toàn xã hội thì GTTD siêu ngạch chuyển thành GTTD tương đối.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ
thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động.
II. TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Bản chất của tích lũy tư bản
- Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Dướichủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phái sử dụng một phần giá trị thặng dư
để tăng thêm tư bản ứng trước. Vậy: Việc chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản
gọi là tích lũy tư bản. lOMoAR cPSD| 40660676
- Ví dụ: để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng dụng trước 5000 đơn vị tiền tệ, với
m’=100%và sự phân chia TB thành C và V là 4/1.
- Năm thứ nhất: 4000c + 1000v +1000m (500m tiêu dùng và 500m để MR sản xuất)
Nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích luỹ mở rộng sản xuất ( trong đó 400c1 và 100v1)
- Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m.
Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản. Như vây,
thực chất của tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản hay quá trình tư
bản hoá giá trị thặng dư. Kết luận:
+ Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày
càng lớn trong toàn bộ tư bản.
+ Quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến thành quyền chiếm
đoạt tư bản chủ nghĩa.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ *
Một là, nếu khối lượng giá trị thặng dư không đổi, qui mô tích luỹ phụ thuộc vào tỷ lệ phân
chia tích luỹ và tiêu dùng. *
Hai là, nếu tỷ lệ phân chia tích luỹ và tiêu dùng không đổi, qui mô tích luỹ phụ thuộc vào
khối lượng giá trị thặng dư. Đến lượt nó M lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trình độ bóc lột sức lao động ( m’).
Để nâng cao tỉ suất GTTD, ngoài sử dụng 2 phương pháp Sx GTTD nhà TB còn có thể sử dụng biện
pháp khác đó là cắt xén tiền công, tăng ca kíp.
- Trình độ tăng năng xuất lao động xã hội
Khi nslddxh tăng lên làm cho giá trị TLSH giảm xuống làm giảm giá trị sức lao động giúp nhà tư bản
thu được nhiều giá trị thặng dư hơn nhờ đó tăng quy mô tích lũy tư bản.
- Sử dụng hiệu quả máy móc (Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng) -
Đại lượng tư bản ứng trước.
3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản -
Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v) - Tích lũy tư bản
làm tăng tích tụ và tập trung tư bản. lOMoAR cPSD| 40660676 -
Quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu
nhập của nhà tư bản vớithu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
III. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Lợi nhuận
1.1. Chi phí sản xuất (k) Giá trị
của hàng hóa: Ký hiệu W
Giá trị của hàng hóa: W = c + v + m. ( Lấy VD) k= 1000000 $
Máy móc c1 : 500.000 (10 năm)
Nguyên vật liệu : c2 : 400.000
- TBKB (sức lao động): v : 100.000 m’ = 100%
G = W=( 50.000+400.000)c + 100.000v + 100.000m = 650.000 k = 550.000 (c + v) / 1 năm
Đối với nhà tư bản: họ bỏ ra một lượng tư bản dùng để thuê lao động (v) và mua máy móc, thiết
bị, mua nguyên vật liệu (c)… là có thể tiến hành sản xuất. Họ gọi đó là chi phí sản xuất TBCN. Ký hiệu k. k = c + v
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá.
(Hay chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã
tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy). Khi xuất hiện phạm trù k thì: W = k + m
1.2. Bản chất của Lợi nhuận (p)
Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là phần
chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất.
W = c + v + m = k +m bây giờ chuyển thành: W = k + p => p = W – k
1.3. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
a. Tỷ suất lợi nhuận (p’) lOMoAR cPSD| 40660676
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. Tỷ
suất lợi nhuận được ký hiệu là p’ và được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm.
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận - Tỷ
suất giá trị thặng dư (tlt) - Cấu tạo hữu cơ tư bản. - Tốc
độ chu chuyển tư bản - Tiết kiệm tư bản bất biến.
1.4. Lợi nhuận bình quân
- Cạnh tranh giữa các ngành : là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác
nhau nhằm tìm nơiđầu tư có lợi.
- Ví dụ : có 3 ngành sản xuất : Cơ khí, da, dệt TBĐT = 100 (k) bằng nhau. m’ = 100% n bằng nhau
c / v ( cấu tạo hữu cơ của TB) khác nhau: Cơ khí : 4 /1 Dệt : 7 / 3 Da : 3/2
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sự phát triển của cạnh tranh tất yếu dẫn tới hình thành
lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận có tác động điều tiết đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ
bản. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình
quân là con số trung bình của các tỷ suất lợi nhuận.Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình
quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu tư vào các ngành
khác nhau. Nếu ký hiệu lợi nhuận bình quân là và giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình
quân được tính như sau: lOMoAR cPSD| 40660676
Khi lợi nhuận bình quân trở thành quy luật phổ biến chi phối các hoạt động kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả
mang lại lợi nhuận bình quân. Nếu ký hiệu giá cả sản xuất là GCSX thì giá cả sản xuất được tính như sau:
Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất bao
gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyển.
1.5. Lợi nhuận thương nghiệp
Trong nền KTTT TBCN, do sự phân công lao động xã hội, xuất hiện một bộ phận chuyên môn
hóa việc lưu thông hàng hóa, bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất
do tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cho mình.
Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá
bán và giá mua ( trừ chi phí thương nghiệp nếu có)
Ví dụ: TBCN . k = 900, c/v : 4/1 ; m’ = 100%
W = G = 720c + 180v + 180m = 1080 H’ p’ cn = 20%
TBTN : k thương nghiệp = 100
p’ bình quân = 18% p bình quân CN = 162
TBCN bán hàng cho TBTN theo giá cả sản xuất : 900 +162 = 1062
TBTN bán HH đến người TD giá cả = giá trị = 1080
Lợi nhuận thương nghiệp = 1080 - 1062 = 18 2. Lợi tức
2.1. Lợi tức
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã hình thành hình thái tư bản
cho vay mới. Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là bộ phân tư bản xã hội dưới hình thái tiền tệ,
được tách ra từ sự vận động tuần hoàn của tư bản nhất định để gia nhập vào sự vận động tuần hoàn của tư bản khác.
Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm:
- Quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu.
- Là hàng hóa đặc biệt
- Là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất. lOMoAR cPSD| 40660676
Lợi tức cho vay (z) trong chủ nghĩa tư bản là phần lợi nhuận bình quân mà chủ thể sử dụng tư
bản nhượng lại cho chủ thể sở hữu tư bản. Lợi tức cho vay có nguồn gốc là một bộ phận giá trị thặng dư
được tạo ra trong sản xuất, bề ngoài chỉ phản ánh quan hệ giữa tư bản sở hữu và tư bản sử dụng, song
thực chất phản ánh quan hệ giữa tập thể tư bản sở hữu và sử dụng với giai cấp công nhân làm thuê. 0 < z < p bình quân
2.2. Tỷ suất lợi tức
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi tức là z’,
tư bản cho vay là TBCV, thì công thức tính tỷ suất lợi tức như sau:
Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và tình hình
cung cầu về tư bản cho vay.
3.Địa tô tư bản chủ nghĩa
3.1.Địa tô tư bản chủ nghĩa (R)
Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhà tư bản không những phải bù đắp được chi
phí sản xuất, thu được lợi nhuận bình quân, mà còn phải trả địa tô cho người cho thuê đất để sản xuất.
Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh doanh trên ruộng đất của địa chủ.
3.2. Các loại địa tô TBCN
Địa tô tư bản chủ nghĩa có nhiều loại hình, trong đó chủ yếu là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối:
Ví dụ : Có 3 thửa ruộng Tốt, Xấu, Trung Bình. Tư bản đầu tư : 100
Tỉ suất lợi nhuận bình quân : 20%
Sản lương: T : 6 tạ, TB: 5 tạ ; Xấu : 4 tạ
a. Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được hình thành
trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi. Địa tô chênh lệch được tính bằng
chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông sản, được hình thành trong những điều kiện kinh doanh
kém thuận lợi nhất, và giá cả sản xuất cá biệt trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình
và thuận lợi. Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. *
Địa tô chênh lệch I được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên trung bình
vàthuận lợi, bao gồm những thuận lợi về mức độ màu mỡ của đất và vị trí địa lý của đất. *
Địa tô chênh lệch II do thâm canh mà có. Sự hình thành địa tô chênh lệch II dẫn đến
mâuthuẫn giữa hai giai cấp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ, trong đó địa chủ luôn muốn
cho thuê đất với thời hạn càng ngắn càng tốt, còn nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp lại muốn thời hạn
thuê đất càng dài càng tốt. Khi thời hạn thuê đất đã được xác định, nhà tư bản bằng mọi cách cố gắng
khai thác ruộng đất, làm xuất hiện xu hướng độ màu mỡ của đất đai giảm dần. lOMoAR cPSD| 40660676
b. Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do nông nghiệp lạc hậu tương đối so với công nghiệp và các
ngành sản xuất khác, đồng thời độc quyền tư hữu ruộng đất trong nông nghiệp ngăn càn không cho
nông nghiệp tham gia vào cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.
3.3. Giá cả đất đai
Đất đai trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ là đối tượng sử dụng, cho thuê mà còn được
bán. Giá cả của đất đai không phải là biểu hiện bằng tiền của giá trị đất đai. Vì đất đai xét một cách thuần
tuý tự nhiên thì không phải là sản phẩm của lao động, không có lao động kết tinh, không có giá trị. Vì
vậy, giá cả của đất đai phản ánh quan hệ kinh tế phái sinh đặc biệt. Giá cả đất đai là địa tô tư bản hóa,
được tính theo sự biến động của địa tô và tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng. Giá cả đất đai được tính theo công thức sau: Địa tô Giá cả đất đai =
Tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Vì sao sức lao động trở thành hàng hóa? tính đặc biệt và vai trò của hàng hóa sức lao động là
như thế nào? Lý luận hàng hóa sức lao động có thể vận dụng cho sinh viên vào quá trình lập nghiệp sau
khi tốt nghiệp hay không? Nếu có thì định hướng vận dụng là như thế nào? 2.
Hãy so sánh phạm trù giá trị thặng dư với phạm trù giá trị? Trong nền kinh tế thị trường
nóichung có sự tồn tại của giá trị thặng dư hay không? 3.
Hãy so sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Cần vận dụng lý luận về các
phươngpháp sản xuất giá trị thặng dư như thế nào? 4.
Hãy làm rõ những nội dung cơ bản của lý luận tích lũy tư bản và cho biết khả năng vận
dụngvào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường? 5.
Hãy nêu những vai trò cơ bản của lợi nhuận và lợi nhuận bình quân? Có thể vận dụng
cácphạm trù này vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường như thế nào? 6.
Hãy phân biệt các phạm trù lợi nhuận, lợi tức và địa tô? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn?
Chương 4 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Sau khi sinh viên được trang bị hệ thống tri thức lý luận cốt lõi về KTCT của C. Mác, chương này
sẽ cung cấp hệ thống tri thức lý luận của Lênin về độc quyền và độc quyền Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường TBCN trong bối cảnh thế giới luôn có nhiều thách thức.
Kết cấu của Chương gồm 3 phần:
I. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nền kinnh tế thị trường II.
Lý luận của Lênin về độc quyền, độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thi trường TBCNIII.
Những biểu hiện mới của các trình độ độc quyền và giới hạn lịch sử của CNTB. lOMoAR cPSD| 40660676
I. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Độc quyền, độc quyền Nhà nước và tác động của độc quyền
1.1. Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền Nhà nước
a. Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền
* K/n: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản
xuấtvà tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
* Nguyên nhân hình thành độc quyền:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền. - Do cạnh tranh.
- Do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng.
b. Độc quyền nhà nước – Nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước
* Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc
quyềntrên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh
tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị xã hội ứng với điều kiện phát
triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.
* Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước: -
Tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những
cơcấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có một sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối. -
Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò
quantrọng trong phát triển kinh tế xã hội nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không thể, hoặc không muốn đầu tư. -
Sự thống trị của độc quyền tư nhân làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm
sựmâu thuẫn giai cấp trong xã hội. -
Sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dântộc.
* Bản chất của độc quyền nhà nước trong CNTB: -
Được hình thành nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền tư nhân và tiếp tục duy trì,phát triển CNTB. -
Có sự thống nhất của những quan hệ kinh tế - chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau. -
Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước trong CNTB, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bảnkhổng lồ. ....
1.2. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
a. Tác động tích cực -
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa
họckỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. lOMoAR cPSD| 40660676 -
Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổchức độc quyền. -
Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
sảnxuất lớn hiện đại.
b. Tác động tiêu cực -
Độc quyến xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng vàxã hội. -
Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. -
Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân
chiphối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền.
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
II. LÝ LUẬN CỦA V.I. LÊNIN VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền
1.1. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
1.2. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài
phiệt chi phối
1.3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
1.4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
1.5. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh
hưởng là cáchthức để bảo vệ lợi ích độc quyền
2. Lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
2.1. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
2.2. Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
2.3. Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế
III. BIỂU HIỆN MỚI CỦA ĐỘC QUYỀN, ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN
NGÀY NAY; VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Biểu hiện mới của độc quyền
1.1. Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản
1.2. Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền
1.3. Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản lOMoAR cPSD| 40660676
1.4. Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền
1.5. Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập
đoànđộc quyền
2. Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản
2.1. Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự
2.2. Những biểu hiện mới về sỡ hữu nhà nước
2.3. Biểu hiện mới trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước3. Vai
trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
3.1. Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
3.2. Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Mục đích của nền sản xuất TBCN vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản.
- CNTB đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên thế giới.- Sự
phân hóa giàu nghèo trong lòng các nươc tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc. CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc
quyền, đặc điểm nào giữ vai trò quyết định nhất? Vì sao?
2. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
Trìnhbày những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cơ chế điều tiết của nó?
3. Phân tích thành tựu, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản? Chương 5
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Sau khi nghiên cứu một cách hệ thống lý luận của C.Mác, Ănghen và V.I.Lênin về các quan hệ xã
hội của sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường TBCN, chương này cung cấp lý luận cơ bản về
nền kinh tế thị trường mang đặc thù phát triển của Việt Nam và vấn đề quan hệ lợi ích và bảo đảm hài
hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam.
Kết cấu của chương gồm 3 phần:
I.Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
II. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
III. Quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM lOMoAR cPSD| 40660676
1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường,
đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2.Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam -
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu, phù hợp với xu hướng
pháttriển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay. -
Do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam. -
Kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với nguyện vọng, mong muốn dân giàu,
nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam. 3.
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (5 tiêu
trí) 3.1. Về mục tiêu
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để phát triển lực lượng
sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một
nền kinh tế độc lập tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng
phát triển theo pháp luật.
3.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân
với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3.4. Về quan hệ phân phối
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện phân phối công bằng các
yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế (phân phối
đầu vào) để tiến tới xây dựng xã hội mọi người đều giàu có, đồng thời phân phối kết quả làm ra (đầu ra)
chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
3.5.Về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội; thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát
triển của kinh tế thị trường. lOMoAR cPSD| 40660676
Tóm lại: Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội
để hướng tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển tất sẽ còn bộc lộ nhiều yếu kém
cần phải khắc phục và hoàn thiện.
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.
Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam
1.1. Một số khái niệm
- Thể chế: là những quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các
hoạtđộng của con người trong một chế độ xã hội.
- Thể chế kinh tế: Là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điềuchỉnh
hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến
lược, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng,
hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế
nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần
thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1.2. Lý do phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Do thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đồng bộ
- Do hệ thống thể chế chưa đầy đủ
- Do hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại thịtrường.
2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
2.1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
a. Hoàn thiện thể chế về sở hữu
- Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ
tài sản) của nhà nước, tổ chức và cá nhân.
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả đất đai, khắc phục tình
trạng sử dụng đất lãng phí.
- Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản công; phân biệt rõ
tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội. Thực hiện đầu tư vốn của
nhà nước vào doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích đổi mới, sáng
tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất,
đồng bộ. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự với các quy
trình, thủ tục công khai, minh bạch, đơn giản hóa. lOMoAR cPSD| 40660676
b. Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
- Thực hiện nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp, không
phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
- Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh
doanh; bảo đảm đầy đủ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định.
- Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; xử lý dứt điểm tình trạng chồng
chéo các quy định về điều kiện kinh doanh;..
- Rà soát, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan,
kiên quyết xóa bỏ các quy định bất hợp lý.
- Đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
- Hoàn thiện thể chế về huy động các nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước để
các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển có hiệu quả.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể.
- Cơ cấu lại, sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần phát huy mặt tích
cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn
chặn, hạn chế mặt tiêu cực.
2.2. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường như: hàng hóa, giá cả, cạnh
tranh,cung cầu...các yếu tố này cần phải được vận hành theo nguyên tắc thể chế kinh tế thị trường.
- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường...
2.3. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, thúc
đẩy hội nhập quốc tế
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu
thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
- Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không
để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường...
2.4. Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị
Cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước và phát huy vai trò của nhân dân.
III. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
1.1. Lợi ích kinh tế a. Khái niệm
- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thứcvà
đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó. lOMoAR cPSD| 40660676
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của conngười.
b. Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
- Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thểtrong nền sản xuất xã hội.
- Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng: lợi ích của
chủdoanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập.
c. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế
a. Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng
đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với các tổ
chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong
mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một
giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
b. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế* Sự thống nhất
của quan hệ lợi ích kinh tế:
Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do
đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hay gián tiếp được
thực hiện. Mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp cới mục tiêu của
các chủ thể khác. Như vậy, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống
nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau.
* Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:
Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những
phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích
này có thể ngăn cản, thậm chí làm tổn hại đến lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế -
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
- Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước.
- Hội nhập kinh tế quốc tế.
d. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
- Quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
e. Phương thức thức hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu lOMoAR cPSD| 40660676
- Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường
- Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của Nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội.
2. Vai trò của Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi ích kinh tế
bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế...nhằm gia tăng thu nhập cho các chủ thể kinh
tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xử lý kịp thời khi có xung đột. 2.1.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm
lợi ích của cácchủ thể kinh tế 2.2.
Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội 2.3.
Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xãhội 2.4.
Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Tại sao Việt Nam lại lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? 2.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc trưng gì? So sánh
vớikinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa? 3.
Những nhiệm vụ cần phải thực hiện để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hộichủ nghĩa ở Việt Nam? 4.
Những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế? Các quan hệ lợi ích kinh tế chủ
yếutrong nền kinh tế thị trường? Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế?
Chương 6 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Chương 6 sẽ cung cấp hệ thống tri thức về CNH, HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh thích ứng với
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Nội dung của chương này gồm 2 phần chính:
I. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
II. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
I. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
1. Khái quát cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp
a. Khái niệm cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên
cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo
theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động
cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội.
b. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp* Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: lOMoAR cPSD| 40660676
- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới khởi phát từ nước Anh bắt đầu từ những năm60
của thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.
- ND: Cuộc cách mạng này thực chất là cuộc cách mạng về kỹ thuật với nội dung cơ bản là thaythế
lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng
năng lượng nước và hơi nước.
- Những phát minh quan trọng: Máy móc được sáng chế và đưa vào sản xuất như "thoi bay" củaJohn
Kay (1733), xe kéo sợi Jenny (1764), máy dệt vải của Edmund Cartwright (1785)…,; máy hơi nước của James Watt;... - Tác động:
+ Về kinh tế, các thành tựu khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy quá trình xóa bỏ nền sản xuất nhỏ phong
kiến, mở đường cho sản xuất hàng hóa phát triển. Nền sản xuất cơ khí hóa đã làm thay đổi bộ mặt các
nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời. Sự phát triển của sản xuất
xã hội đã kéo theo sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
+ Về xã hội - chính trị: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã dẫn đến hình thành hai giai
cấp cơ bản của xã hội tư bản - giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp...
=>Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát tính quy luật của cách
mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công
nghiệp. Đây là 3 giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội, 3 giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất
gắn với củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất TBCN; là 3 giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất diễn
ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại.
* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thếkỷ
XX. Cuộc cách mạng lần này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển hàng trăm năm của lực lượng sản
xuất dựa trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là chuyển nền sản xuất cơ khí sang nềnsản
xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Thể hiện ở việc sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao hàng loạt.
- Những phát minh: Những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biếnnhư:
điện, xăng dầu, động cơ đốt trong; kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemer; ngành sản
xuất giấy, in ấn; phương pháp quản lý tiên tiến của H. For và Taylor... - Tác động:
+ Về kinh tế: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật...
+ Về chính trị - xã hội: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa trong quá
trình đấu tranh giành giật thị trường bên ngoài. lOMoAR cPSD| 40660676
* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3: bắt đầu từ khoảng 1969 và kết thúc vào khoảng cuối thế
kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có khởi
nguồn từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- ND: sự xuất hiện của công nghệ thông tin và máy tính để tự động hóa sản xuất.
- Những phát minh: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điệntử,
máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960),
máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
- Tác động: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật, công nghệnổi
bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.
* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0): được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công
nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến
lược công nghệ cao” năm 2012.
- ND (Đặc điểm): Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc
cáchmạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things
– IoT); có sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in
3D...=>Liên kết giữa thế giới thực và ảo; để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.
- Tác động: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuấthiện
của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội.
c. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
* Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
* Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
* Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
1.2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
a. Khái niệm về công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính
sang nển sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
b. Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới * Mô hình CNH cổ điển
* Mô hình CNH kiểu Liên Xô(cũ)
* Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
2.1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lOMoAR cPSD| 40660676
lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghệ và tiến bộ KHCN nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
b. Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sảnxuất
xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
* Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH như nước ta, xây dựngcơ
sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH, HĐH.
=> CNH, HĐH là nhân tố quyết định thắng lợi của con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
c. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam -
CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh” -
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. -
CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. -
CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế.
2.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
a. Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
b. Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại. -
Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu KHCN mới, hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng,
cáclĩnh vực của nền kinh tế một cách đồng bộ, cân đối mới đem lại hiệu quả cao. -
Việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức:
+ K/n: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ
vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống (Theo OECD năm 1995)
+ Đặc điểm của kinh tế tri thức:
. Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu,
quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong
đó các ngành kinh tế dựa vào các thành tựu mới nhất của KHCN ngày càng tăng và chiếm đa số.
. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông
tin đa phương tiện phủ khắp nước. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.
. Nguồn nhân lực được tri thức hóa, phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
. Mọi vấn đề đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế.
c. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả. lOMoAR cPSD| 40660676
- Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấukinh
tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
- Trong hệ thống các cơ cấu thì cơ cấu ngành kinh tế (CN – NN – DV) giữ vị trí quan trọng nhất,vì
nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả thực hiện của quá trình CNH, HĐH.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của
ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP.
- Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn
lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cho phép ứng dụng những thành tựu KHCN mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
d. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản
lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động lực cho phát triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
e. Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
- Cần hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo. -
Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. -
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng
côngnghiệp lần thứ tư. Cần thực hiện các nhiệm cụ sau:
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số.
+ Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội.
+ Đẩy mạnh CNH. HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
II. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế
a. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế
của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
b. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế- Do sự phát triển của
phân công lao động quốc tế lOMoAR cPSD| 40660676
- Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước
đangvà kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
- Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công.
- Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
- Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốcphòng.
2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển.
- Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài.
- Có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau
trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
- Các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi.
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói
mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. .......
3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam
3.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
3.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các
camkết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
3.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế3.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ của Việt Nam CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nội dung, tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.Vai trò của các cuộc
cáchmạng công nghiệp đối với sự phát triển của thế giới?
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của CNH, HĐH ở Việt Nam?
3. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế?
4. Phương hướng nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?