-
Thông tin
-
Quiz
Thi trường xuất khẩu nông sản 2018 môn Kinh tế vi mô | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bước vào năm 2018, bối cảnh và điều kiện để thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế- xã hội nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng có những yếu tố thuận lợi nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp mới nảy sinh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế vi mô 1 (KTVM1) 41 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thi trường xuất khẩu nông sản 2018 môn Kinh tế vi mô | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bước vào năm 2018, bối cảnh và điều kiện để thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế- xã hội nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng có những yếu tố thuận lợi nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp mới nảy sinh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô 1 (KTVM1) 41 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 32573545
Bước vào năm 2018, bối cảnh và điều kiện để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng có những yếu tố
thuận lợi nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp mới nảy sinh.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt lên các khó khăn; kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam chỉ tính riêng đến hết 11 tháng đầu năm
2018 đã đạt 36,3 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017, ước tính cả năm
2018 đạt vượt mức kỷ lục 40 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt được năm 2018 là
kỷ lục của ngành nông nghiệp Việt Nam, khẳng định vị thế cường quốc về xuất
khẩu nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 và đã xuất sang thị trường hơn 180 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới).
Thị phần xuất khẩu được duy trì, củng cố và mở rộng, 5 thị trường xuất khẩu các
mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,
ASEAN và Hàn Quốc chiếm thị phần lần lượt là 22,9% (giá trị tăng 3,6% so với
năm 2017), 17,9% (tăng 9,4%), 19,1% (tăng 7,1%); 10,64% (tăng 11,0%) và 6,9%
(tăng 29,4%). Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng, trong đó có: gạo,
rau quả, cá tra, đồ gỗ và lâm sản.
Mặc dù đạt những kết quả ấn tượng nhưng những khó khăn của thị trường nông sản
thế giới trong năm 2018 là một cản trở lớn làm cho xuất khẩu nông sản không thể tăng trưởng hai con số.
I. Tổng quan thị trường: -
Thị trường EU: EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn thứ hai
của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 3,96 tỷ USD, giảm 5,2% so
với năm 2017. Những mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng là gạo, rau quả, thủy sản,
chè. Trong khi đó, xuất khẩu giảm do giảm mạnh ở mặt hàng hạt tiêu, hạt điều và cao su. -
Thị trường Hoa Kỳ: Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2018
đạt 3,54 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm 2017. Đây là thị trường đứng đầu của Việt
Nam về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ 2 về cà phê, thủy sản. 1 . Anh : lOMoAR cPSD| 32573545
- Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt
Nam - Anh đạt 6,75 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,78 tỷ USD, tăng 6,5% và
nhập khẩu đạt 970 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm
xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh gồm: thủy sản (320,43 triệu USD), hạt
điều (128,78 triệu USD), cà phê (95,65 triệu USD), hạt tiêu (18,26 triệu USD), sản
phẩm từ chất dẻo (111,27 triệu USD), hàng dệt may (766,55 triệu USD), giày dép
(640,53 triệu USD), điện thoại và linh kiện (2,2 tỷ USD ). 2. Nga :
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Liên bang Nga gồm: điện thoại
và linh kiện (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 0,8% và chiếm tỷ trọng 45% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam), hàng dệt may (đạt 179,9 triệu USD, tăng 6,3%), máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện (219,7 triệu USD, tăng 67,6%), cà phê (đạt 185,8
triệu USD, tăng 59,1%), giày dép (đạt 122,4 triệu USD, tăng 20%)
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần lớn tại thị trường Nga, cho
thấy sản phẩm cà phê chế biến đã bước đầu xâm nhập được vào thị trường này. Các
mặt hàng như điện thoại, linh kiện, dệt may vốn là những mặt hàng chiếm tỷ trọng
lớn trong xuất khẩu của Việt Nam sang Nga bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm.
Ngoài ra, các mặt hàng nông sản khác như chè, gạo, hạt tiêu có xu hướng giảm,
nguyên nhân là do thay đổi thị hiếu người tiêu dùng (mặt hàng chè), cạnh tranh từ
các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan (mặt hàng gạo), điều tiết giá cả trên
thị trường thế giới (mặt hàng hạt tiêu).
Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Nga gồm: lúa mỳ (648,17 triệu USD),
sắt thép các loại (316,37 triệu USD), than đá (291,53 triệu USD), phân bón các loại
(152,31 triệu USD), máy móc, thiết bị, phụ tùng (99,82 triệu USD). Lúa mỳ là mặt
hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng mạnh trong năm 2018. Việt Nam nhập khẩu từ
Nga 2,88 triệu tấn lúa mỳ, trị giá 648,1 triệu USD, tăng khoảng 3,6 lần so với năm
2017 (chiếm 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga
và chiếm gần 60% về số lượng và khoảng 55% về giá trị nhập khẩu lúa mỳ của
Việt Nam. Nga đã vượt Australia và Canada trở thành nhà cung cấp lúa mỳ chính
của Việt Nam. Nguyên nhân là phía Nga được hưởng ưu đãi về thuế (0%) từ FTA
Việt Nam - EAEU và giá cả cạnh tranh hơn (232USD/tấn) so với lúa mỳ nhập khẩu
từ Australia, Canada và Mỹ (270USD/tấn) 3. khu vực EVFTA: lOMoAR cPSD| 32573545
Khu vực EFTA gồm 4 nước thành viên: Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của khối EFTA và Việt Nam chủ yếu dựa trên
số liệu với Thụy Sỹ và Na Uy, do hai nước nhỏ Iceland và Liechtenstein có số liệu
kim ngạch không đáng kể.
Ngày 02/07/2018, EC đã ban hành Quy định mới (Commission Implementng Regulaton 2018/941) vềề
tăng cường mức độ kiểm tra chính thức đốối với 98 loại nống phẩm của 27 nước nhập khẩu vào EU làm
thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuối. Việt Nam có 6 loại nống phẩm bị EC đưa vào Danh mục kiểm tra
tăng cường gốềm: lá rau mùi, lá rau húng quềố, lá bạc hà, rau mùi tây, hạt tều và trái thanh long. Cụ thể như sau:
Ngoài Quy định về tăng cường kiểm tra tại các cảng đến, Ủy ban châu Âu còn yêu
cầu mỗi lô hàng xuất khẩu sang EU phải có Giấy chứng nhận của các Phòng xét
nghiệm được ủy quyền tại nước xuất khẩu. Các lô hàng bị tái kiểm tại cảng đến sẽ
bị tiêu hủy nếu có dư lượng các chất độc hại (ví dụ: thuốc trừ sâu, chất diệt khuẩn,
chất diệt nấm mốc) vượt ngưỡng cho phép.