Thiên niên kỉ đầu công nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thiên niên kỉ đầu công nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Đặc điểm văn hóa châu thổ Bắc bộ thời kì Bắc thuộc:
- Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến
phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu “Nam Việt” từ trước Công nguyên, trong đó yếu tố
chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ tồn tại trong hầu hết các quốc hiệu
về sau) đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng
thường trực từ phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế
quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Triệu Thị Trinh (246), Lí Bôn với nước Vạn
Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791),
cha con họ Khúc (906- 923), Dương Diên Nghệ (931- 937) và đạt đến đỉnh cao ở cuộc
khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).
- Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, bắt nguồn từ:
(1) sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao.
(2) sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
Tư Mã Thiên chép rằng từ đời Tần, Trung Hoa “đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất
Dương Việt… đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt”. Thời Hán, Mã Viện đưa
dân Trung Quốc sang ở lẫn để đồng hóa người Việt, sử cũ gọi họ là dân Mã lưu (do Mã
Viện lưu lại). Năm 231, Tiết Tông dâng sớ lên vua Ngô Hoàng Võ kể rằng “Vua Hán Võ
Đế giết Lữ Gia (thừa tường Nam Việt – TNT), chia nước Việt thành 9 quận, đặt ra quan
thứ sử quận Giao Chỉ. Từ đó những tội nhân Trung Quốc chạy sang, ở lẫn với dân, dạy
học sử sách (Trung Hoa – TNT) và phổ cập phong tục lễ hóa của Trung Quốc”.
- Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn
hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá
trình văn hóa Việt Nam hội
nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây là, tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên
với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa
nhiều, Nho giáo hầu như chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Lí do của sự kiện này
rất đơn giản: đó là văn hóa đến theo vó ngựa xâm lăng, do kẻ xâm lược tìm cách áp đặt
vào. Trong khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ, sau đó qua ngả
đường Trung Hoa) một cách hòa bình, nên được người Việt Nam tự giác tiếp nhận. Cho
nên, cùng với sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị, nét chủ đạo của giai đoạn
này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
Chính do có xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ như vậy cho nên, mặc dù ngay từ đầu
Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên ra sức truyền bá điển lễ hôn nhân và
gia đình theo lối Trung Hoa; Sĩ Nhiếp vào thế kỉ II ra sức mở trường dạy học để truyền bá
văn hóa Trung Hoa và thủ tiêu văn tự ngôn ngữ Việt; Tô Định, Mã Viện ra sức thiết lập
nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo, suốt các thế kỷ này văn hóa Trung Hoa nói chung
và Nho giáo nói riêng vẫn không thể nào bắt rễ sâu được vào làng xã Việt Nam. Trong sử
sách Trung Hoa thời kì này, những đoạn viết về Phật giáo Giao Châu thì nhiều mà nói về
Nho giáo thì rất ít. Dân Mã lưu do Mã Viện đưa sang không những không thực hiện được
nhiệm vụ đồng hóa người Việt và làm chỗ dựa cho chính quyền mà, trái lại, còn bị Việt hóa hoàn toàn.
- Giai đoạn văn hóa Đại Việt, chỉ sau ba triều đại (Ngô – Đinh – Tiền Lê) lo việc gây
dựng lại, văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hoa nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt
trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và Lê
(Đại Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời kì này). Truyền thống tổng hợp bao
dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa), được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo giàu
lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc), đã làm nên linh hồn của thời đại Lí-Trần. Văn
hóa Lí-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với nhu cầu xây
dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu thời điểm Việt Nam chính
thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời, với tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng
cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo. “Tam giáo đồng quy” trên cơ sở truyền thống dân tộc
đã khiến cho văn hóa Việt Nam thời Lí-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.
- Giữa thời Trần, Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều
đình, các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Phật giáo và các triều vua trước.
- Thời Lê, Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã
hội. Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách trọng
động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố
lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một
bị khinh rẻ… Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo.
- Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn tự. Chữ Nôm – chữ
của người Nam (chữ “nôm” gồm bộ khẩu và chữ “nam”), một trong những sản phẩm của
cuộc giao lưu này – manh nha từ cuối giai đoạn chống Bắc thuộc và hình thành vào đầu
giai đoạn Đại Việt, được dùng trong sáng tác văn chương và đặc biệt được đề cao dưới
triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang Trung đã sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính
thức trong các chiếu chỉ của mình và từng có kế hoạch giao cho La Sơn phu tử Nguyễn
Thiếp tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ Hán sang Nôm.
2. Đặc điểm văn hóa Champa ở Trung bộ
- Người Chăm là một tộc người thuộc chủng Nam Á. Ngôn ngữ của họthuộc ngữ hệ
Malai–Pôlinêdi. Niên đại khởi đầu của vương quốc Champa theo thư tịch Trung Hoa cổ là
vào cuối thế kỉ II (năm 192, Khu Liên đã lập nước Lâm Ấp ở đất Quảng Nam ngày nay.
Đó là nước Champa của người Chăm với đô thành sư tử). Văn hóa Champa nảy sinh từ
văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu của người Sa Huỳnh cổ.
- Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Champa đã kết hợp hài hòa yếu tố văn
hóa nội sinh và ngoại sinh trên cơ sở môi trường tự nhiên và tâm lí dân tộc để sáng tạo ra
nền văn hóa của mình có những nét chung song có nhiều nét riêng so với những văn hóa
láng giềng khác ở Đông Nam Á cũng tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.
- Mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Chămpa áp
dụng triệt để. Vua là hiện thân của thần trên mặt đấtvà cũng là người bảo vệ thần dân giữ
gìn trật tự đất nước theo “luật riêng”. Các vua chúa Chămpa do vậy, là những người nhiệt
thành với các tôn giáoẤn Độ. Về nguyên tắc, việc truyền ngôi tiến hành theo huyết thống
nhưng đôikhi không phải như vậy mà do triều đình cử ra. Dựa vào các nguồn tư liệu,
chúng ta có thể hình dung khái quát bộ máy chính quyền và hành chính của Chămpa thời
cổ. Toàn bộ đất nước được chia làm ba (bốn) khu vực: Amaravati ở phía Bắc;
Vijaya ở giữa; Panduranga ở phía Nam và có thểKauthara được tách thành khu vực thứ 4.
Cũng theo các nguồn sử liệu Chămpa được chia thành 38 châu lớn nhỏ. Nhà vua dùng anh
em làm phó vương hay thứ vương và lập quan lại cai trị mà tên gọi các chức quan hayđơn
vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Độ.
- Người Chămpa tiếp nhận hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, mặc dù hệ thống đẳng cấp này
của người Chăm không khắt khe và nhiều trường hợp mang tính hình thức.
- Sự tiếp nhận về mô hình tôn giáo. Các tôn giáo Ấn Độ đã có mặt ở các vùng đất thuộc
vương quốc Chămpa sau này ngay từ đầu công nguyên (Bia Võ Cạnh niên đại thế kỉ II
mang nội dung về tưtưởng Phật giáo; tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương có niên đại
thế kỉIV…). Tiến trình lịch sử của các tôn giáo Ấn Độ ở Chămpa có những đặc điểm
(theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh là: “Suốt hơn 12 thế kỉ tồn tại, Chămpa liên tục lấy
những tôn giáo Ấn Độ làm tôn giáo của mình”. Tuy nhiên, nhiều trường hợp những yếu tố
của tôn giáo Ấn Độ lại chỉ là cái vỏ, cái hình thức bề ngoài của các tín ngưỡng bản địa,
chủ yếu là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẹ của người Chăm.
- Về phương diện ngôn ngữ, người Chăm pa đã sớm tiếp thu hệ thốngvăn tự cổ Ấn Độ để
sáng tạo ra chữ viết của mình. Từ chữ Phạn (Sanskrit) – một thứ chữ cổ ở Ấn Độ, người
Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ (khoảng thế kỉ IV– V).
- Hệ thống đền tháp. Đầu thế kỉ này tháp Chăm còn khoảng 100 chiếc, hiện nay còn
khoảng 70 chiếc (với những phếtích còn lại suốt từ Quảng Bình cho tới Tây Nguyên, các
nhà nghiên cứu ướctính đã có tới hơn nghìn tháp lớn nhỏ). Tháp Chăm được xây dựng rải
ráckhắp nơi và có những quần thể kiến trúc lớn như Mỹ Sơn, Đồng Dương (Quảng Nam),
Pônaga (Khánh Hòa) … Dù được xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, có khác biệt về
chi tiết kiến trúc, điêu khắc song trên cơ bản loạihình, cấu trúc hầu như thống nhất. Chúng
được xây dựng theo mẫu số chung và thể hiện biểu trưng tôn giáo Ấn Độ
- Người Chăm đã có những tiến bộ về nông nghiệp mà đầu tiên là phát hiện ra giống lúa
chịu hạn (sử sách gọi là lúa Chiêm Thành hay lúa Chiêm, lúa Chăm), gieo cấy cả hai vụ
từ tháng 7 đếntháng 10 trồng lúa trắng ở ruộng bạch điền, từ tháng 12 đến tháng 4 trồng
lúađỏ ở ruộng xích điền. Để thích ứng với vùng đất khô hạn Trung Bộ, người Chăm đã có
hàng loạt các biện pháp thủy lợi như cọn nước, giếng, hồ đậpđặc biệt là hệ thống khai
thác nước mạch chảy ra từ những cồn cát, đồi gòmà vết tích hiện nay vẫn còn thấy ở
Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận…
- Người Chăm có cái nhìn hướng biển, dù nền văn hóa của họ lànền văn hóa đa sắc thái,
song vượt trội là sắc thái biển. Cư dân Chăm cổthường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài
đảo xa, đánh cá, buôn bán, thườngxuyên trao đổi kinh tế – văn hóa với thế giới hải đảo
Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương 3. Văn hóa Óc Eo
- Cư dân Óc Eo cư trú trên một địa bàn rộng lớn, ở nhiều tiểu vùng sinhthái khác nhau và
ở mỗi tiểu vùng này có những đặc trưng riêng về xây cất nhà ở, đền tháp, cách thức làm ăn, đi lại.
+ Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên. Vào những năm 1931–1936, P. Paris đãnhận biết trên
không ảnh 30 đường nước cổ, đây là nơi tập trung các di tích lớn như Óc Eo–Ba Thê, Đá
Nổi, những di tích này nằm ở vị trí giao hội của các đường nước. Theo L. Malleret, bản
thân Óc Eo là “thị cảng”. Ngoài ra, trong khu tứ giác Long Xuyên có các di tích cư trú
nhà sàn, xưởng thủ công, kiến trúc đền thờ, đền tháp, mộ hỏa táng.
+ Tiểu vùng Đồng Tháp Mười: Di tích phân bố ở nhiều vị trí khác nhau. Di tích có quy
mô nhỏ. Dân cư sống ở trên nhà sàn hoặc nhà đất. Ngoài ra, còn có kiến trúc đền tháp, mộ hoả táng, bia kí.
+ Tiểu vùng ven biển Tây Nam (vùng U Minh – Năm Căn): Di tích đều tậptrung ở vùng
trũng. Ở đây có di tích nhà sàn, kiến trúc đá, mộ táng, bệ thờ, tượng thần. Đặc biệt là 10 di
cốt cá thể người. Cạnh Đền là di tích lớn nhất, có thể là “cảng khẩu”.
+ Tiểu vùng rừng sác Duyên Hải: Di tích là những gò đất đắp nổi cao hơn mặt biển từ 1–
3m, rộng từ 200–600m2. Đó là các di tích “Giồng”. Qua di vật, người ta thấy đây là nơi
giao tiếp giữa văn hóa Óc Eo, Đồng Nai và Sa Huỳnh.
+ Tiểu vùng ven biển Đông – từ sông Tiền đến Minh Hải: Các di tích Óc Eo phân bố ở
đồng bằng ven biển, giáp sông Tiền và sông Hậu, ở các giồng cao và các trũng thấp kế
cận. Ở đây có các kiến trúc lớn như Lưu Cừ II, TràCú, Gò Thành, di tích mộ táng, minh
văn chữ Phạn, di tích cư trú.
+ Tiểu vùng Đông Nam Bộ: Đây là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng
sông Cửu Long. Di tích di vật Óc Eo phân bố rải rác, có kiến trúcgạch đá hỗn hợp tượng
thần như di tích Gò Cây Mai, Bình Tả, Gò Xoài. Cácdi tích văn hóa Óc Eo ở Đông Nam
Bộ, thường tập hợp thành cụm kiến trúc. Mỗi kiến trúc nằm trên một gò đất đắp nổi. Loại
di tích phổ biến là đền tháp. Theo nghiên cứu gần đây ở đất Đông Nam Bộ đặc biệt phát
triển các di tích giai đoạn muộn từ thế kỉ VII và được gọi là văn hóa hậu Óc Eo. Trong đó
vùng Biên Hòa, Long Thành là một trung tâm phát triển ở hạ lưu sông Đồng Nai –Cận
biển, Vùng Nam Cát Tiên là một trung tâm lớn ở trung lưu – nội địa, hợpthành thế cân
bằng cho sự tồn tại và phát triển của văn hóa này
- Người Óc Eo trồng trọt trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, chủ yếu là trồng lúa. Lúa
có nhiều loại khác nhau, có loại lúa hạt tròn, lúa bản địa, cóloại lúa hạt dài – lúa ngoại
nhập, có loại lúa hoang dại. Lúa được gieo cấy ởruộng rẫy hay ruộng trũng. Hình thành
những trang trại lớn, có vườn tược, kênh đào. Đã tìm thấy lúa gạo trong các di tích, minh
văn và thư tịch cổ cũngnói về nghề trồng lúa của Óc Eo. Ngoài trồng lúa, cư dân Óc Eo
còn trồng dừa, mía, cau và nhiều loại cây quả khác. Hoạt động chăn nuôi thuần dưỡng khá
phát triển. Ở các di tích đã tìm thấy nhiều di cốt động vật như trâu, bò, lợn, chó…
- Các nghề thủ công phát triển cao, rất đa dạng và tinh xảo. Qua các di tích, di vật có thể
thấy được sự tồn tại và phát triển của các nghề thủ công sau: nghề làm đồ trang sức, nhất
là trang sức bằng vàng, nghề gia công kim loại màu, nhất là hợp kim thiếc cũng rất độc
đáo, nghề chế tác đá bao gồm chế tác đồ gia dụng và điêu khắc đá cũngrất phát triển, nghề
làm gốm cũng là một nghề khá phát triển, đồ gốm đa dạng phong phú về hình loại, được
chế tác bằng bản xoay, màu sắc đẹp, đều