-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19 | Tiểu luận xã hội học
Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19: Phân tích các tác động tiềm ẩn của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam. Thói quen mua sắm thay đổi hoàn toàn trong dịch COVID-19. Khảo sát Thói quen Tiêu dùng - Tháng 12/2021. Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 2 tỷ người đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xã hội học 21 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19 | Tiểu luận xã hội học
Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19: Phân tích các tác động tiềm ẩn của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam. Thói quen mua sắm thay đổi hoàn toàn trong dịch COVID-19. Khảo sát Thói quen Tiêu dùng - Tháng 12/2021. Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 2 tỷ người đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xã hội học 21 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------- TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC
"Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19"
Sinh viên: NGUYỄN XUÂN HUY
Mã số sinh viên: 2051100016 Lớp: QUẢNG CÁO K40
Hà nội, tháng 3 năm 2022 1
1. Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài:
Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 2 tỷ người đã mua hàng
hóa hoặc dịch vụ trực tuyến. Nhờ vậy, doanh số bán lẻ điện tử của thế giới đã vượt
qua 4,2 nghìn tỷ USD. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động mua sắm của
người dân theo xu hướng có kế hoạch, chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền
vững, hợp lý. Người dân cũng ưu tiên lựa chọn những mặt hàng chất lượng có giá
cả phù hợp, cũng như săn hàng khuyến mãi, giảm giá... để tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Các hoạt động mua sắm bên ngoài được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay
vào đó là xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực
hiện tại nhà để hạn chế việc tiếp xúc đông người.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) chỉ ra rằng dịch COVID-19 đang
làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng tiến hành mua sắm
trực tuyến nhiều hơn, số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh
trong nửa đầu năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp và lan rộng.
Do đó, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh... đang đối mặt
với bài toán thị trường sau giãn cách xã hội để nhanh chóng bắt kịp thói quen tiêu
dùng mới của người dân.
Theo thống kê của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, mua
sắm đồ gia dụng, nội thất, trang trí nhà cửa chiếm hơn 40% hoạt động mua hàng
trực tuyến trên thế giới, kể từ khi đại dịch bắt đầu. Khi mua sắm trực tuyến, người
tiêu dùng đang có xu hướng tìm tới những món đồ và vật dụng trang trí trong nhà
có tính hiện đại, đơn giản, có chất lượng tương xứng với giá tiền. Do đó, các doanh
nghiệp nắm bắt được nhu cầu này có thể dễ dàng ghi điểm. 2
Đứng trước thực tế đó, nghiên cứu thực trạng thói quen tiêu dùng của người dân
Việt Nam đã bị tác động như thế nào bởi COVID-19, tìm giải pháp cơ bản, đưa ra
các phương án đối phó hợp lý để thúc đẩy và phục hồi kinh tế cũng như đời sống
của người dân trở lại với trạng thái bình thường mới là công việc vô cùng cấp thiết.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Thói quen tiêu dùng của người
dân Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19" làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Đại dịch Covid- 19 đã và đang diễn ra một cách khó lường tại Việt Nam. Đây cũng
được coi là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu
được khai thác. Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid- 19 đến tiêu dùng như sau:
PWC: Khảo sát Thói quen Tiêu dùng - Tháng 12/2021:
Mua sắm qua điện thoại thông minh (smartphone) đang ở mức cao kỷ lục
41% đáp viên cho biết họ mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoại di
động hoặc điện thoại thông minh, so với 39% cách đây sáu tháng và 12% năm năm trước.
Hoạt động mua sắm tại cửa hàng đã trở lại mức trước đại dịch: 47% cho biết họ
mua sắm tại cửa hàng hàng ngày hoặc hàng tuần, so với 45% cách đây sáu tháng
và 41% ngay sau khi đại dịch xảy ra.
Hơn một nửa không bao giờ sử dụng trợ lý ảo bằng giọng nói tại nhà hoặc thiết bị
có thể đeo trên người để mua sắm (tương ứng là 56% và 62%).
Mua sắm trên thiết bị di động hoặc điện thoại thông minh đang dần trở thành hình
thức mua sắm trực tuyến phổ biến nhất, với ít nhất 10 điểm phần trăm (và nhiều 3
nhất là 25) cao hơn so với mua sắm qua PC, máy tính bảng, trợ lý ảo bằng giọng
nói tại nhà và thiết bị có thể đeo trên người. Phương pháp mua sắm này đang theo
sát việc mua sắm tại cửa hàng với chỉ 6 điểm phần trăm thấp hơn so với mua sắm
tại cửa hàng. Mua sắm trên các thiết bị di động được kỳ vọng rằng sẽ tiếp tục theo
sát mua sắm tại cửa hàng trong thời gian tới.
Dành cho các nhà lãnh đạo đang tìm cách đưa khách hàng đến cửa hàng truyền
thống hoặc trực tuyến, khảo sát của chúng tôi cho biết các yếu tố cụ thể có mối liên
kết chặt chẽ với xu hướng mua sắm, theo cách này hay cách khác. Ví dụ: thực hiện
mua hàng thông qua mạng xã hội (social media) có thể góp phần thúc đẩy xu
hướng mua sắm trực tuyến, cũng như có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ giao trả hàng
hiệu quả. Tuy nhiên, việc có nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống với vị trí thuận lợi
cho người tiêu dùng có thể gia tăng tần suất mua sắm tại cửa hàng, cũng như tại
các cửa hàng địa phương và độc lập so với các cửa hàng thuộc chuỗi.
Để đạt được thành công trong thế giới kỹ thuật số, doanh nghiệp sẽ cần tận dụng
công nghệ mới, không chỉ sao chép công nghệ hiện có mà doanh nghiệp cần hướng
tới đầu tư vào các năng lực khác biệt, cho phép họ theo đuổi mục đích của doanh
nghiệp mình. Tìm kiếm vị thế mới trên thị trường có thể buộc doanh nghiệp từ bỏ
các mô hình kinh doanh cũ, tài sản cũng như những hiểu biết về xây dựng giá trị.
PWC: Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19: Phân tích các tác
động tiềm ẩn của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam:
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được
dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong
năm nay. Dựa trên tình hình hiện tại, chúng tôi tìm hiểu các tác động tiềm ẩn của
đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đi đôi
với một mức độ đáng kể các yếu tố không chắc chắn. Cụ thể là, khi xảy ra đại dịch 4
COVID-19, các dự đoán được kiểm tra lại và điều chỉnh lại mỗi tuần kể từ khi bắt
đầu xảy ra đợt bùng phát đại dịch.
Báo Người Lao Động: Thói quen mua sắm thay đổi hoàn toàn trong dịch COVID-19:
Các hoạt động mua sắm bên ngoài được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay
vào đó là xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực
hiện tại nhà để hạn chế việc tiếp xúc đông người. Kết luận:
Các nghiên cứu về đề tài tác động của đại dịch COVID-19 đến tiêu dùng đã đưa ra
được cái nhìn bao quát về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các ngành tiêu
dùng Việt Nam hay cụ thể hơn là thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam
trong thời kì này, từ đó cũng đã đưa ra các số liệu, khảo sát chi tiết, xác thực để làm rõ luận cứ.
Nhưng theo em thấy, các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào vấn đề nhức nhối nhất,
đó là “Tác động của COVID-19 đến thói quen tiêu dùng của người dân Việt
Nam” mà chỉ tập trung xoay quanh về nền kinh tế Việt Nam hay cụ thể hơn là
ngành tiêu dùng Việt Nam, cũng chưa làm được khảo sát thực tế về thói quen tiêu
dùng của người dân Việt Nam.
Đồng thời, cũng chưa ra được nhiều các phương án cụ thể, chi tiết và thiết thực để
góp phần đẩy mạnh lại hoạt động tiêu dùng, giúp thay đổi hướng đi của doanh
nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân, đưa ra các giải pháp khắc
phục các vấn đề xấu còn tồn đọng khi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam
thay đổi khi chịu tác động của COVID-19 để hướng tới mục tiêu quan trọng nhất,
là đưa cuộc sống người dân Việt Nam trở lại với trạng thái bình thường mới hiệu
quả nhất và trong thời gian ngắn nhất. 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích chung:
Đưa ra các giải pháp tích cực về tiêu dùng của người dân Việt Nam, góp phần
thúc đẩy kinh tế và đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh đó, tìm hiểu, đánh giá và phân tích tác động của đại dịch Covid- 19
đến những phương diện như nhu cầu, thị trường tiêu dùng, khó khăn… đến thói
quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Từ vấn đề đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị những chính sách thích hợp nhằm giải quyết vấn đề cho thị trường tiêu dùng Việt Nam. - Mục đích cụ thể:
Xác định, phân tích các tác động của đại dịch Covid- 19 đến thói quen tiêu dùng
của người dân Việt Nam.
So sánh thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam trước và sau khi chịu tác
động của đại dịch COVID-19 để làm rõ đề tài cần nghiên cứu.
Đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho thị trường tiêu dùng Việt Nam và cho
người dân Việt Nam khi tham gia tiêu dùng.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Người dân Việt Nam trong độ tuổi 18 – 30 tại khu tập thể C5B, phố Hoàng Ngọc
Phách, Đống Đa, Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung:
Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. - Phạm vi không gian: 6
Khu tập thể C5B, Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội. - Phạm vi thời gian:
Tháng 12 năm 2021 – Tháng 3 năm 2022.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp phi thực nghiệm:
Phương pháp điều tra bảng hỏi. 7 7. Khung phân tích: 8. Bảng hỏi:
Đề tài: "Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19" Xin chào các bạn!
Hiện tại, nhóm chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: "Thói quen tiêu dùng của
người dân Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19". Chúng tôi rất biết
ơn nếu các bạn có thể dành chút thời gian để trả lời những câu hỏi dưới đây. Việc
tham gia khảo sát của các bạn sẽ giúp chúng tôi có đủ dữ liệu phân tích và đánh giá
khách quan tác động của đại dịch COVID-19 đến thói quen tiêu dùng của người
dân Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các phương án, giải pháp khắc phục. Bạn hãy 8
đánh dấu (x) vào ô mà mình thấy đúng. Thông tin chia sẻ từ các bạn sẽ được giữ
kín và chỉ dùng cho mục đích học thuật. Rất cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn.
PHẦN I. THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI BẢNG HỎI:
Câu 1: Nghề nghiệp của bạn? ☐Học sinh, sinh viên ☐Nhân viên văn phòng ☐Lao động phổ thông ☐Khác...
Câu 2: Độ tuổi của bạn? ☐18 – 24 tuổi ☐24 – 30 tuổi
Câu 3: Giới tính của bạn? ☐Nam ☐Nữ
Câu 4: Thông tin liên hệ: Gmail (không bắt buộc) Nhập câu trả lời: ...
Câu 5: Bạn có sử dụng mạng xã hội không? ☐Có ☐Không
PHẦN II. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC NỀN
TÀNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN: 9
Câu 6: Bạn có biết và đang sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến không?
☐Không biết đến các nền tảng mua sắm trực tuyến
☐Biết nhưng không sử dụng
☐Biết và đang sử dụng
☐Đã từng sử dụng nhưng hiện tại không dùng nữa
Câu 7: Tại sao bạn sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến ? ☐Mua sắm tiện lợi hơn ☐Giá thành hợp lý hơn
☐Nhiều sản phẩm mới hơn
☐Sản phẩm chất lượng hơn
Câu 8: Bạn bắt đầu dùng các nền tảng mua sắm trực tuyến từ bao giờ ? ☐Dưới 1 năm gần đây ☐1-2 năm gần đây ☐Trên 2 năm gần đây
Câu 9: Tần suất mua các sản phẩm trực tuyến của bạn trong 1 tuần ? ☐Dưới 1 lần ☐Từ 1 đến 3 lần ☐Trên 3 lần
Câu 10: Bạn thường hay mua những sản phẩm gì trên các nền tảng mua sắm trực tuyến? ☐Đồ dùng học tập
☐Đồ chơi hay các thiết bị Gaming ☐Thực phẩm ☐Mỹ phẩm 10 ☐Thời trang
☐Các đồ dùng công nghệ Khác: ....
PHẦN III. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19
TỚI THÓI QUEN TIÊU DÙNG BẢN THÂN:
Câu 11: Bạn có cảm thấy bản thân dành nhiều thời gian vào các nền tảng mua
sắm trực tuyến hơn từ khi xuất hiện dịch COVID-19 không? ☐Có ☐Không
Câu 12: Bạn cảm thấy như thế nào khi so sánh mua sắm trên các nền tảng
trực tuyến so sánh với mua sắm truyền thống ?
☐Thích mua sắm trên các nền tảng trực tuyến hơn
☐Không khác nhau quá nhiều
☐Thích mua sắm truyền thống hơn
Câu 13: Bạn có hài lòng với chất lượng sản phẩm khi mua sắm trên các nền
tảng trực tuyến không? ☐Rất hài lòng ☐Hài lòng ☐Bình thường ☐Không hài lòng 11 ☐Rất không hài lòng
Câu 14: Nếu được, hãy đề xuất một vài giải pháp giúp bản thân mua sắm tiện
lợi và hài long hơn (không bắt buộc) Nhập câu trả lời:...
Cảm ơn bạn đã tham gia trả lời câu hỏi
9. Tài liệu tham khảo: 1.
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/tac-dong-cua-dai-dich-covid ---19-va-
nhung-van-de-phat-trien-dat-ra-phan-1--%E2%80%8B.html 2. https://ncov
.vnanet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-thoi-quen-tieu-dung-cua-nguoi-
dan-thay-doi-sau-gian-cach-xa-hoi/f0962a3d-fa05-4a39-9232-1091062f7f02 3. https://vtv
.vn/kinh-te/covid-19-thay-doi-thoi-quen-tieu-dung-the-gioi- 20211029164951779.htm 4. https://www
.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/economy- covid19.html 5.
https://hal.inrae.fr/hal-03318480/document 6. https://www
.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/consumer- insights-survey.html 7. https://www
.pwc.com/vn/vn/publications/2020/pwc-vietnam-covid-19-
vietnam-economy-and-export-vn.pdf 8.
https://nld.com.vn/kinh-te/thoi-quen-mua-sam-thay-doi-hoan-toan -trong-
dich-covid-19-20210624181024228.htm 9.
https://123docz.net/document/513804-chuong-ii-nghien-cuu-thi-truong-
phan-tich-hanh-vi-nguoi-tieu-dung.htm 12 10. https://www
.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-
dong-cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-
viet-nam-trong-giai-doan-toi.aspx
11. Giáo trình môn Xã Hội Học. MỤC LỤC
PHẦN 1: TÍNH CẤP THIẾT, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………..2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ………………………………………..3
PHẦN 3: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU …………………………...6 13
PHẦN 4: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………...6
PHẦN 5: PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………………….6
PHẦN 6: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………….7
PHẦN 7: KHUNG PHÂN TÍCH ………………………………………………...8
PHẦN 8: BẢNG HỎI …………………………………………………………….8
PHẦN 9: TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………...12 14