Thời sự tài chính quốc tế và trong nước: Tuần 10/09/2022 - 30/09/2022 | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chuyên đề này cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính quốc tế và trong nước trong thời gian từ 10/09/2022 - 30/09/2022. Sinh viên cần theo dõi thường xuyên các sự kiện tài chính để cập nhật kiến thức và ứng dụng vào học tập cũng như thực tiễn. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc điều chỉnh nội dung, hãy cho mình biết!
Môn: Kế toán tài chính 1(ACF1)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thời sự tài chính quốc tế và trong nước:
Tuần 10/09/2022 - 30/09/2022
Bản tin: Lạm phát kéo dài, Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất
cơ bản lần thứ 3 liên tiếp
Ngày 14/9, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy, lạm phát tháng 8 của Mỹ đã
tăng hơn mức dự báo khi chi phí nhà ở và thực phẩm tăng cao, dù giá xăng giảm mạnh.
Theo Báo cáo gần đây của Bộ Thương mại Mỹ, lạm phát trong tháng 8 ở ngưỡng 8,3%,
sau khi chạm đỉnh hơn 40 năm 9,1% trong tháng 6. Tuy nhiên, nếu loại trừ chi phí năng
lượng và thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng trong tháng vừa qua, trái với kỳ vọng
của giới chuyên gia về khả năng giảm dần theo tháng theo giá năng lượng, mở đường cho
khả năng FED sẽ giảm quy mô tăng lãi suất trong những tháng tới đây. Đáng chú ý, chi phí
thuê nhà có xu hướng tăng triền miên từ tháng này sang tháng khác, nhu cầu mua sắm nhà
ở vì thế cũng giảm mạnh. Số giấy phép xây dựng nhà ở trượt 10% xuống 1517 triệu đơn vị,
mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng và dư thừa tiết kiệm sau đại dịch đã tiếp
sức cho lạm phát. Cụ thể là, thu nhập trung bình của người dân Mỹ trong tháng 8/2022 tăng
khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong ít nhất hai thập kỷ gần đây.
Theo kết quả nghiên cứu của Goldman Sachs, số tiền mà các hộ gia đình tại Mỹ tiết kiệm
trong quãng thời gian phong tỏa để chống COVID-19 lên tới con số trên 2.000 tỷ USD,
tương đương với 10% GDP hàng năm của quốc gia này.
Ngày 21/9/2022, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tiếp tục
tăng mạnh lãi suất nhằm kéo giảm lạm phát về ngưỡng mục tiêu, trong bối cảnh kinh
tế Mỹ được cho là vẫn đang tăng quá nóng và rủi ro suy thoái đang chực chờ. Fed đã
tăng 75 điểm lần thứ 3 liên tiếp
Cùng với quyết định tăng lãi suất, FED cũng đưa ra lộ trình tăng lãi suất với
kế hoạch tăng thêm 125 điểm cơ bản trong năm nay, đưa lãi suất cho vay qua đêm
lên 4,4% vào cuối năm, tăng khá cao so với dự báo 3,8% đưa ra tại cuộc họp tháng 6
vừa qua. Các quan chức FED hy vọng, những đợt tăng lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra một cách hợp lý.
Ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác:
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế thế giới trên
các phương diện: mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại. tổng cầu hàng hóa dịch vụ thế giới suy giảm, đồng USD lên giá so
với hầu hết các đồng tiền khác làm cho đồng nội tệ các nước yếu đi. Kích thích xuất
khẩu nhưng nhập khẩu đắt hơn đặc biệt là nhập khẩu xăng dầu.
Hàng loạt ngân hàng trung ương tăng lãi suất
Ngày 22/9, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm
phần trăm lên 2,25%. BoE có quan điểm cần phải thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn nữa
để kiểm soát lạm phát. Với quyết định này, lãi suất chuẩn của BoE tăng lên mức cao
nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cũng tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần
trăm, nâng lãi suất lên 0,5% từ mức âm 0,25% hồi tháng 6. Đây mới là lần tăng lãi
suất thứ hai trong vòng 15 năm qua. SNB cho biết không loại trừ khả năng tiếp tục
tăng thêm lãi suất trong bối cảnh các ngân hàng trung ương khác đang thắt chặt chính
sách tiền tệ để kiềm chế giá cả leo thang.
Nhiều quốc gia tại châu Âu cũng đã có những bước đi tương tự. Cùng ngày
22/9, Ngân hàng trung ương Na Uy thông báo tăng lãi suất từ 1,75% lên 2,25%.
Trước đó, Đan Mạch cũng đã kết thúc chính sách lãi suất âm kéo dài gần một thập kỷ
của mình vào ngày 8/9 khi ngân hàng trung ương nước này tăng lãi suất cơ bản thêm
0,75 điểm phần trăm lên 0,65%. Tương tự, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đã
tăng lãi suất lên 1,75% vào ngày 20/9.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 8/9 đã nâng lãi suất cơ bản thêm
0,75 điểm phần trăm từ mức 0%, bước nhảy lớn chưa từng có trong lịch sử ECB. Cơ
quan này đồng thời cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Thị trường đang tin chắc rằng,
ECB sẽ tiếp tục lãi suất lần nữa vào ngày 23/10 và mức tăng được dự báo không nhỏ hơn 0,5 điểm phần trăm.
Tại châu Á, ngày 22/9, các ngân hàng trung ương của Philippines và Indonesia
đều tăng lãi suất tiêu chuẩn. Cơ quan quản lý tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) cùng
ngày đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, lên 3,5%, mức cao nhất trong vòng 14 năm qua.
Động thái tăng lãi suất ồ ạt của các ngân hàng trung ương đã khiến Ngân hàng
Thế giới (WB) phải đưa ra cảnh báo. Theo WB, ngân hàng trung ương các nước đưa
ra các biện pháp riêng rẽ nhằm kiểm soát lạm phát trong nước một cách hiệu quả là
điều cần thiết, song có khả năng cao cũng sẽ đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái
sâu hơn. Do đó, các nước cần tham khảo cách thức các nền kinh tế tiên tiến đã cùng
hạ giá đồng USD vào giai đoạn 1985–1987 để có thể phối hợp nhằm giảm thiểu các
rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Lãi suất USD tăng khiến các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, rút vốn từ các thị
trường mới nổi quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác
để phòng tránh rủi ro và hưởng lãi suất cao. Điều này tác động tiêu cực đến dòng vốn
đầu tư, đặc biệt là đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Điều này cũng tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế
của các quốc gia đang phát triển vì các tổ chức cho vay sẽ nâng mức lãi suất cao hơn
khi lãi suất khi họ đầu tư an toàn ở Mỹ.Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển cũng
phải đương đầu với giá năng lượng tăng cao do xung đột Nga-Ukraine.
Ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán
Quyết định của FED trở thành lực hút mạnh mẽ dòng tiền từ thị trường đổ về
ngân hàng để hưởng lãi suất cao. Sự xoay chuyển của dòng tiền khiến thị trường
chứng khoán Mỹ liên tiếp “đỏ lửa” trong những phiên giao dịch gần đây. Khép lại
một tuần rung lắc, chỉ số sàn giao dịch Dow Jones giảm 486,27 điểm, tương đương
1,62%, xuống 29.590,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,72% xuống 3.693,23 điểm…
Tác động không nhiều đến kinh tế Việt Nam
Dù kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm giảm liên tiếp nhưng điều này không tác
động nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Đa số các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam là các mặt hàng thiết yếu, như dệt may, da giày, sản phẩm nông thủy sản.
Đây là mặt hàng mà người dân các nước vẫn phải tiêu dùng khi nền kinh tế có suy
thoái, giá trị các mặt hàng này không lớn nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
không bị ảnh hưởng nhiều.
Bản tin: Giá dầu thế giới có những biến động mạnh.
Giá dầu thế giới:
Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 21/9/2022 (theo giờ Việt Nam), giá dầu
Brent (tiêu chuẩn toàn cầu) đã rơi xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng rồi phục hồi
nhẹ lên 90,1 USD/thùng, giảm hơn 2% so với 24 giờ trước đó.
Trong khi đó, Giá dầu WTI chuẩn Mỹ cũng lao dốc 1,85% so với 24 giờ trước đó, về
84,1 USD/thùng. Nói với Zing, chuyên gia quốc tế nhận định thị trường dầu đang
chịu sức ép lớn khi lãi suất tăng cao trên toàn cầu và đồng USD mạnh lên.
Giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu lao dốc trong vòng 24 giờ.
Nhìn chung, cả dầu Brent và WTI có xu hướng giảm theo tỷ lệ phần trăm hàng
quý tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Trước đấy vào tháng 3, Brent
đạt khoảng 139 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008.
“Đồng USD là then chốt, Fed giữ vị trí trung tâm. Chắc chắn họ sẽ cố gắng
tiêu diệt bất kỳ yếu tố nào có thể gây ra lạm phát”, giám đốc bộ phận giao dịch năng
lượng tương lai tại ngân hàng Mizuho ở New York – ông Robert Yawger phân tích.
Tại sao giá dầu lại có sự biến động như vậy?
Hiện nay, việc FED liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ tăng lãi
suất đang khiến cho thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường dầu thô nói
riêng đối mặt với nhiều lần “chao đảo”.
Ngày 21/9/2022, sau cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9, Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên
bang lên 3-3,25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008, nhằm kéo giảm lạm phát về ngưỡng mục tiêu.
Theo Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam “Thị trường dầu thô dường như không
tìm được điểm tựa vững chắc từ các yếu tố cơ bản về cung cầu, thay vào đó lại gặp
phải sức ép không ngừng nghỉ đến từ các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là cuộc chiến chống
lạm phát của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.”
"Mối đe dọa về một cuộc suy thoái toàn cầu tiếp tục đè nặng lên giá dầu.
Việc các ngân hàng trung ương ồ ạt nâng lãi suất trong vài ngày qua cũng làm dấy
lên lo ngại đối với tăng trưởng", ông Craig Erlam - nhà phân tích thị trường cấp cao
có trụ sở ở London - nhận định với Zing.
FED nâng lãi suất đã tác động như thế nào đến giá dầu?
Về mặt lý thuyết, giá dầu là sản phẩm của một sự pha trộn phức tạp và liên tục
biến động giữa hoạt động của giới đầu cơ, sản lượng dầu, thời tiết, chính sách của các
chính phủ, kinh tế toàn cầu, mối quan hệ giữa các quốc gia chủ yếu trong cung cấp dầu,
thậm chí cả quãng đường mà người Mỹ hay người Trung Quốc lái xe trong một khoảng
thời gian nào đó. Ngoài ra, giá dầu được giao dịch bằng đồng USD cho nên giá dầu cũng
bị ảnh hưởng khá nhiều bởi biến động giá trị của đồng USD.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lên cao là bệ phóng cho giá trị
đồng USD, vốn đang ở gần mức cao nhất trong hai thập kỷ. Đồng USD lên giá
khiến dầu được định giá theo đồng tiền này trở nên đắt hơn, kéo giảm nhu cầu dầu
mỏ của những người mua bằng các đồng tiền khác. Ngoài ra còn làm gia tăng cả chi
phí kinh doanh hàng thực lẫn giao dịch dầu thô. Bởi vậy, giá dầu thế giới có xu
hướng giảm mạnh, kéo theo đó là giá dầu trong nước.
Theo ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức, Sở Giao dịch hàng
hóa Việt Nam (MXV), vì FED sẽ còn hai lần tăng lãi suất trong cuối năm nay, nên
thị trường dầu thô sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động trong thời gian tới.
Không chỉ nhà đầu tư mà những doanh nghiệp kinh doanh dầu thô cũng sẽ cần phải
chuẩn bị cho kịch bản giá dầu thế giới có thể tiếp tục giảm.
Sắp tới, cuộc khủng hoảng dầu Diesel của Châu Âu sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Theo báo cáo ngày 30/9, bất chấp những dấu hiệu gần đây về nhu cầu dầu
diesel thấp hơn và những khó khăn kinh tế, nguồn cung dầu diesel và các sản phẩm
thô khác ở châu Âu dự kiến sẽ eo hẹp trong những tuần tới trong bối cảnh bảo dưỡng
nhà máy lọc dầu cao hơn mức bình thường và tình trạng ngừng hoạt động bất ngờ tại
các nhà máy lọc dầu, chẳng hạn như cuộc đình công đang diễn ra của Pháp đã khiến
60% công suất lọc dầu của nước này phải ngừng hoạt động.
Vào tháng 10, các nhà máy lọc dầu lớn trên khắp châu Âu sẽ được bảo trì theo
kế hoạch, nâng tổng công suất bị gián đoạn lên 1,5 triệu thùng/ngày, theo ước tính từ
Energy Aspects được Reuters trích dẫn. Con số đó cao hơn công suất hiện tại đang
được bảo trì và cao hơn mức trung bình 5 năm trước COVID.
Tuy nhiên, ngoài việc bảo trì theo kế hoạch, đã có những sự cố ngừng hoạt
động ngoài kế hoạch, chẳng hạn như việc đóng cửa của nhà máy lọc dầu hiện nay ở
Pháp do một cuộc đình công của các công nhân nhà máy lọc dầu vì tranh chấp tiền
lương. Hơn một nửa công suất lọc dầu của Pháp hiện đang ngừng hoạt động do các
cuộc đình công, và các nhà kinh doanh dầu diesel và các sản phẩm khác ở châu Âu lo
ngại rằng thời điểm không chắc chắn của việc trở lại công suất đó sẽ càng làm thắt
chặt thị trường hơn nữa ngay trước khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu và sản
phẩm dầu của Nga có hiệu lực vào đầu năm sau.
Williams nói với Reuters: “Chúng tôi dự đoán giá sẽ thực sự tăng đột biến vào
giữa tháng 01, có thể là tháng 02, nhưng chúng ta có thể thấy mức tăng vọt sớm hơn
một chút khi thị trường bắt đầu hoảng loạn”.
Bản tin: Giá vàng 22/9/2022: Biến động mạnh, tăng sau cuộc họp Fed
Giá vàng lúc 6 giờ ngày 22/9/2022
Giá vàng trong nước
Chốt phiên, Tập đoàn Doji niêm yết vàng ở mức 66 triệu đồng - 66,6 triệu
đồng/lượng và (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào cả chiều
bán ra so với chốt phiên trước.
Giá vàng SJC cũng niêm yết ở mức 65,95 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào
và bán ra 66,75 triệu đồng/lượng, tăng thêm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều mua -
bán so với chốt phiên trước. Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1670.3 - 1671.3 USD/ounce. Trong
phiên trước, giá vàng biến động mạnh, tăng giảm đột ngột trong khoảng rộng 1653.5 - 1689.5 USD/ounce.
Giá vàng cao hơn sau khi chạm mức thấp nhất gần 2,5 năm vào buổi chiều
trước đó. Kim loại màu vàng đang trải qua một đợt tăng nhẹ sau tuyên bố cuộc họp
của FOMC mà không có bất ngờ lớn nào, lãi suất tăng như dự kiến và các bình luận
trong cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Powell không được coi là quá cứng rắn như thị trường dự kiến.
Tại cuộc họp, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định
chính sách của Fed, đã công bố ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất quỹ chính
thêm 0,75% điểm phần trăm lên phạm vi cao nhất kể từ đầu năm 2008 là từ 3%-
3,25% trong nỗ lực giảm lạm phát giá đang có vấn đề. Các quan chức Fed cũng phát
tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lãi suất quỹ liên bang chạm mức 4,6% vào năm 2023.
Kim loại quý đang mắc kẹt trong phạm vi giao dịch từ 1.650 đến 1.800 USD/ounce
kể từ tháng 6. Trong phiên thứ Hai, vàng giảm xuống 1.678,20 USD/ounce. Nguyên nhân :
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất và điều này giúp cho giá trị
đồng USD ngày càng mạnh. Đồng thời, lợi suất trái phiếu lên mức cao nhất kể từ
tháng 4-2011. Các nhân tố này đã đẩy giá vàng lao dốc không phanh.
Kỳ vọng tăng lãi suất thực hiện, điều này không có lợi cho vàng. Fed càng
tăng, vàng càng suy yếu trong thời gian ngắn. chuyên gia về kim loại quý của
Gainesville Coins, Everett Millman, cho biết.
Vì lãi suất tăng khiến trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định khác trở
nên hấp dẫn hơn. Tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư này (như trái phiếu và quỹ thị trường
tiền tệ) và rời khỏi vàng khi lãi suất tăng cao hơn.Vàng là tài sản trú ẩn an toàn
- Tài sản không sinh lãi. Nó là thứ chống lại nền kinh tế Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư
chọn vàng khi niềm tin của họ vào đô la Mỹ và khả năng kiểm soát nền kinh tế của FED giảm đi. Tác động:
Đối với thị trường vàng, khi Fed tăng lãi suất, giá trị đồng USD tăng khiến giá
vàng thế giới tiếp tục giảm sâu, đồng thời kéo giá vàng Việt Nam giảm theo, điều này
khiến vàng trở thành tài sản đầu tư kém hấp dẫn.
“Đối với nhà đầu tư vàng sẽ xảy ra 2 xu hướng, người mua vàng Việt Nam
tranh thủ cơ hội vàng giảm giá để mua vào. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư
đang nắm giữ vàng rơi vào tình trạng lo lắng. Ngoài ra, tại thị trường vàng Việt Nam,
chênh lệch giá mua vào - bán ra cao khiến nhà đầu tư gặp rủi ro và nguy cơ thẩm lậu
vàng từ thế giới vào Việt Nam”, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Bản Tin: Ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh mức lãi suất có
hiệu lực từ ngày 23/9/2022
Cụ thể, Quyết định số 1606/QĐ-NHNN ngày 22/9/2022 về lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối
với tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định các mức lãi suất như sau:
1- Lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm;
2- Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm;
3- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù
đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài: 6,0%/năm. 1728/QĐ-NHNN 1606/QĐ-NHNN Lãi suất tái cấp vốn 4,0%/năm 5,0%/năm
Lãi suất tái chiết khấu 2,5%/năm 3,5%/năm Lãi suất cho vay qua đêm 5,0%/năm 6,0%/năm
trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh
toán bù trừ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đối với
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Quyết định số 1606/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2022 và
thay thế Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 của Thống đốc NHNN về
lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của
NHNN đối với các ngân hàng. Với quyết định 1606, NHNN tăng lãi suất cấp vốn
thêm 100 điểm cơ bản. Từ 4% lên 5%/năm. Tăng lãi suất tái chiết khấu thêm 100
điểm cơ bản, từ 2.5%/năm lên 3.5%/năm Nguyên nhân :
Việc tăng lãi suất được thực hiện ngay sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% và sau 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất, đưa
lãi suất điều hành lên mức 3-3,25%/năm. FED cũng khẳng định sẽ tiếp tục tăng lãi
suất và duy trì trên 4%/năm sau năm 2023 để kiềm chế lạm phát. Điều này khiến chỉ
số USD tăng cao kỷ lục so với nhiều năm trở lại đây.
Ở trong nước, đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của Ngân hàng
Nhà nước trong 2 năm trở lại đây. Trước đó vào năm 2020, trong bối cảnh lãi suất
huy động trên thị trường của các ngân hàng giảm mạnh và dịch COVID-19 bùng
phát, nhà điều hành đã có tới ba lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Do đó, việc tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm tiếp tục
thực hiện các biện pháp góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ
phục hồi kinh tế, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động
ngân hàng; tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ…
NHNN tăng lãi suất là để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so
với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Tác động :
Tác động đến lãi suất ?
Trong xu hướng lãi suất đầu vào tăng, lãi suất cho vay có tăng theo? Ông Đỗ Bảo
Ngọc cho rằng, từ trước đến nay lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại thấp và
phụ thuộc vào lãi suất điều hành. Nhưng lãi suất cho vay hoàn toàn do các ngân hàng quyết
định. Điều này lý giải vì sao nhiều khi lãi suất huy động thấp nhưng lãi suất cho vay vẫn
cao, không như mong đợi của thị trường và cơ quan quản lý.
Các chuyên gia cho rằng, việc nâng trần lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
ngân hàng, doanh nghiệp và người dân.
Trần huy động được nâng lên cho phép các ngân hàng đang cần vốn trả lãi
suất cao hơn cho người gửi tiền. Điều đó cũng đồng nghĩa tăng chi phí đầu vào của
ngân hàng, qua đó, có thể khiến lãi suất đầu ra - tức lãi suất cho vay tăng theo. Khi
tăng lãi suất cho vay sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá
trên thị trường xã hội.
Việc tăng lãi suất cho vay cũng có thể khiến việc vay vốn của doanh nghiệp,
của khách hàng khó khăn hơn. Nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp
không dám vay, không dám triển khai dự án...
Mặc dù việc tăng trần lãi suất huy động tác động trực tiếp đến ngân hàng và
khách hàng có thể khiến lãi suất cho vay tăng nhưng ta vẫn có thể lạc quan khi Thủ
tướng vào ngày 22/9 cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại phấn đấu tiết giảm
chi phí, giảm biên lợi nhuận để giữ nguyên mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân, giữ ổn định lãi vay. Trong trường hợp vẫn lo tăng lãi suất huy
động ảnh hưởng đến lãi vay và tác động xấu đến người dân, doanh nghiệp, ông Lê
Xuân Nghĩa - thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho
rằng “ Ngân hàng nhà nước có thể vừa tăng lãi suất huy động và trong trường hợp
cần thiết vẫn có thể bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá hối đoái”
Thực trạng cụ thể như các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi kịch
trần. Như biểu đồ tỉ giá ở đây ta thấy được, tỉ giá nước ta cũng vẫn theo đà đang
tăng sau khi NHNN tăng lãi suất.
Tác động tới các chỉ số như “room” tín dụng (ảnh hưởng tới cung tiền) :
NHNN đang ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, đồng thời
duy trì lãi suất cho vay thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, các ngân hàng thương
mại sẽ ít có khả năng được nới thêm “room” tín dụng. Điều này sẽ tác động trực tiếp
tới cung tiền của nền kinh tế, từ đó tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Tác động tới tỷ giá :
Ông Hinh cho rằng thị trường này vẫn chịu áp lực trong những tháng cuối năm
nay khi đồng USD mạnh hơn theo lộ trình tăng lãi suất của Fed. Tuy nhiên, vẫn có
những yếu tố hỗ trợ, bao gồm dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải
thiện (dự báo đạt khoảng 8,9 tỷ USD trong năm), thặng dư cán cân thanh toán, Dự
trữ ngoại hối đạt ngưỡng an toàn (tương đương 3,3 tháng nhập khẩu). Các kịch bản tăng trưởng kinh tế :
Nhận định ý kiến cá nhân :
- Lý thuyết cung cầu vốn vay :
Lãi suất cho vay tăng => ảnh hưởng đến cầu vốn vay, cầu vốn vay dịch trái. lượng vay giảm trong tương lai