Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì? | Câu hỏi ôn tập môn Luật hành chính

Thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D (sau đây gọi là thủ tục B) đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục tố tụng tư pháp (cụ thể là thủ tục tố tụng hành chính). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46797236
Câu 3: Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và
thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D đối với Quyết
định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì? Phân biệt các loại thủ tục đó?
1. Xác định thủ tục:
Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND (sau đây gọi
là thủ tục A) là thủ tục hành chính (cụ thể là thủ tc hành chính).
Thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D (sau đây gọi
là thủ tục B) đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục tố tụng tư pháp (cụ thể
là thủ tục tố tụng hành chính).
2. Phân biệt:
Thứ nhất, dựa trên loại thủ tục. Thủ tục A thủ tục hành chính. Đó trình tự, cách
thức tổ chức thực hiện các hoạt động của quản lý hành chính nhà nước theo một trình
tự nhất đinh, trong đó các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn; nhân, tổ chức thực hiện quyền nghĩa vụ do PL quy định. Chủ
yếu do các quan hành chính nhà nước tiến hành. Thủ tục B thủ tục tố tụng tư
pháp. Đó thủ tục giải quyết các tranh chấp, định tội được thực hiện bởi các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử. Do TAND cơ quan tiến hành, có thẩm quyền quyết
định.
Thứ hai, dựa trên sở pháp lý, thủ tục A được quy định bởi Luật Khiếu nại 2011
các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành, giải thích liên quan. Thủ tục B được
quy định bởi Luật Tố tụng hành chính 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 các văn
bản pháp luật hướng dẫn thi hành, giải thích có liên quan.
Thứ ba, dựa trên căn cứ phát sinh, thủ tc A phát sinh đầu tiên là khi có cơ sở PL
quy định; sau đó thực tiễn là khi có chủ thể khiếu nại. (Ông Lộc nộp đơn khiếu nại).
Thủ tục B phát sinh đầu tiên là dựa trên cơ sở PL quy định, sau đó thực tế là có chủ
thể khiếu kiện. (Ông Lộc khởi kiện vụ án ở TAND tỉnh D).
lOMoARcPSD| 46797236
Thứ tư, dựa trên chủ thể tham gia, thực hiện và quan hệ giữa ông Lộc và Chủ tịch
UBND phường T. Ở thủ tục A, chủ thể tham gia là ông Lộc (còn có người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, phiên dịch, giám định,...). Chủ thể thực
hiện là Chủ tịch UBND phường T. Quan hệ giữa ông Lộc Chủ tịch UBND phường
T là mối quan hệ bất bình đẳng giữa 1 bên sử dụng quyền lực nhà nước 1 bên phục
tùng. Ở thủ tục B, chủ thể tham gia là ông Lộc và Chủ tịch UBND phường T (ngoài
ra còn người quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay người đại diện cho đương
sự,..). Chủ thể thực hiện là Tòa án nhân dân tnh D (còn Viện Kiểm sát). Quan hệ
giữa ông Lộc Chủ tịch UBND phường T mối quan hệ bình đẳng với nhau, không
bên nào sử dụng quyền lực nhà nước do cả 2 đều là đương sự trong 1 vụ án.
Thứ năm, dựa vào các giai đoạn tiến hành. thủ tục A, giai đoạn bắt đầu
khởi xưởng vụ việc, tiếp nhận đơn khiếu nại và thụ giải quyết khiếu nại, Giai đoạn
trung tâm là xem xét ra quyết định giải quyết vụ việc (bao gồm các bước xác minh
nội dung khiếu nại). Giaiđoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có thể là giai
đoạn kết thúc nếu tiến hành bình thường khi các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh
yêu cầu của pháp luật, quyết định ra phù hợp không bị khiếu nại. Nếu trong quá
trình giải quyết khiếu nại lần đầu, yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh
nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại.
Đại diện cơ quan giải quyết gặp gvới người khiếu nại, người bkhiếu nại, người
quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để làm nội dung
khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
thủ tục B, giai đoạn bắt đầu là khởi kiện và thụ lý vụ án. Giai đoạn trung tâm
chuẩn bị xét xử xét xử (bao gồm xét xử thẩm; xét xử phúc thẩm; xét xgiám
đốc thẩm tái thẩm - giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính). Tiếp theo, giai
đoạn thi hành bản án thể giai đoạn kết thúc nếu tiến hành bình thường khi
mà các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định ra phù hợp
và không bị khiếu nại. Nếu quyết định đã ra không phù hợp, để bảo vệ quyền lợi cho
các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương
lOMoARcPSD| 46797236
sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án theo
thủ tục phúc thẩm - đây giai đoạn xét lại bản án quyết định chưa hiệu lực
pháp luật theo thủ tục phúc thẩm. Ngoài ra, còn giai đoạn giám đốc thẩm và tái
thẩm nếu đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc có những tình tiết mới
được phát hiện thể làm thay đổi bản nội dung của bản án, quyết định Tòa
án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó Thứ sáu, dựa
trên kết quả của 2 thủ tục. Thủ tục Akết quả là quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu. Thủ tục B có kết quả là bản án.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46797236
Câu 3: Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và
thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D đối với Quyết
định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì? Phân biệt các loại thủ tục đó? 1. Xác định thủ tục:
Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND (sau đây gọi
là thủ tục A) là thủ tục hành chính (cụ thể là thủ tục hành chính).
Thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D (sau đây gọi
là thủ tục B) đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục tố tụng tư pháp (cụ thể
là thủ tục tố tụng hành chính). 2. Phân biệt:
Thứ nhất, dựa trên loại thủ tục. Thủ tục A là thủ tục hành chính. Đó là trình tự, cách
thức tổ chức thực hiện các hoạt động của quản lý hành chính nhà nước theo một trình
tự nhất đinh, trong đó các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn; cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ do PL quy định. Chủ
yếu do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành. Thủ tục B là thủ tục tố tụng tư
pháp. Đó là thủ tục giải quyết các tranh chấp, định tội được thực hiện bởi các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử. Do TAND là cơ quan tiến hành, có thẩm quyền quyết định.
Thứ hai, dựa trên cơ sở pháp lý, thủ tục A được quy định bởi Luật Khiếu nại 2011
và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành, giải thích có liên quan. Thủ tục B được
quy định bởi Luật Tố tụng hành chính 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 và các văn
bản pháp luật hướng dẫn thi hành, giải thích có liên quan.
Thứ ba, dựa trên căn cứ phát sinh, thủ tục A phát sinh đầu tiên là khi có cơ sở PL
quy định; sau đó thực tiễn là khi có chủ thể khiếu nại. (Ông Lộc nộp đơn khiếu nại).
Thủ tục B phát sinh đầu tiên là dựa trên cơ sở PL quy định, sau đó thực tế là có chủ
thể khiếu kiện. (Ông Lộc khởi kiện vụ án ở TAND tỉnh D). lOMoAR cPSD| 46797236
Thứ tư, dựa trên chủ thể tham gia, thực hiện và quan hệ giữa ông Lộc và Chủ tịch
UBND phường T. Ở thủ tục A, chủ thể tham gia là ông Lộc (còn có người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, phiên dịch, giám định,...). Chủ thể thực
hiện là Chủ tịch UBND phường T. Quan hệ giữa ông Lộc và Chủ tịch UBND phường
T là mối quan hệ bất bình đẳng giữa 1 bên sử dụng quyền lực nhà nước và 1 bên phục
tùng. Ở thủ tục B, chủ thể tham gia là ông Lộc và Chủ tịch UBND phường T (ngoài
ra còn có người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay người đại diện cho đương
sự,..). Chủ thể thực hiện là Tòa án nhân dân tỉnh D (còn có Viện Kiểm sát). Quan hệ
giữa ông Lộc và Chủ tịch UBND phường T là mối quan hệ bình đẳng với nhau, không
bên nào sử dụng quyền lực nhà nước do cả 2 đều là đương sự trong 1 vụ án.
Thứ năm, dựa vào các giai đoạn tiến hành. Ở thủ tục A, giai đoạn bắt đầu là
khởi xưởng vụ việc, tiếp nhận đơn khiếu nại và thụ lý giải quyết khiếu nại, Giai đoạn
trung tâm là xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc (bao gồm các bước xác minh
nội dung khiếu nại). Giaiđoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có thể là giai
đoạn kết thúc nếu nó tiến hành bình thường khi mà các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh
yêu cầu của pháp luật, quyết định ra phù hợp và không bị khiếu nại. Nếu trong quá
trình giải quyết khiếu nại lần đầu, yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh
nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại.
Đại diện cơ quan giải quyết gặp gỡ với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có
quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung
khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Ở thủ tục B, giai đoạn bắt đầu là khởi kiện và thụ lý vụ án. Giai đoạn trung tâm là
chuẩn bị xét xử và xét xử (bao gồm xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; xét xử giám
đốc thẩm và tái thẩm - giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính). Tiếp theo, giai
đoạn thi hành bản án có thể là giai đoạn kết thúc nếu nó tiến hành bình thường khi
mà các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định ra phù hợp
và không bị khiếu nại. Nếu quyết định đã ra không phù hợp, để bảo vệ quyền lợi cho
các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương lOMoAR cPSD| 46797236
sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án theo
thủ tục phúc thẩm - đây là giai đoạn xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục phúc thẩm. Ngoài ra, còn có giai đoạn giám đốc thẩm và tái
thẩm nếu có đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc có những tình tiết mới
được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa
án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó Thứ sáu, dựa
trên kết quả của 2 thủ tục. Thủ tục A có kết quả là quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu. Thủ tục B có kết quả là bản án.