Thừa kế theo di chúc môn Lý luận Nhà Nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Di chúc của người để lại di sản cũng phải phù hợp với các quy
định của pháp luật mới phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Người lập di chúc sẽ
có những quyền gì. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46348410
THỪA KẾ THEO DI CHÚC
Khi còn sống chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản cho người khác qua một
giao dịch dân sự mà sau khi chủ sở hữu chết thì việc định đoạt này mới có giá trị pháp
lí, hình thức của việc định đoạt này chính là bằng di chúc.
Cho nên – ta có khái niệm chính là Di chúc: sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Ngoài ra Bản chất của di chúc là một giao dịch cho tặng có điều kiện, bởi vì
chính cái điều kiện này mới làm cho giao dịch có tính pháp lí.
Di chúc của người để lại di sản cũng phải phù hợp với các quy định của pháp luật mới
phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc.
Vậy thì - Thừa kế theo di chúc là gì ?: Đó chính là việc thừa kế theo nội dung của
di chúc hợp pháp được lập từ khi người để lại di sản còn sống.
Xin nói thêm là Thừa kế theo di chúc chính là hình thức được ưu tiên
cao nhất về thừa kế. Tức là, chỉ khi không có di chúc hoặc di chúc bị vô
hiệu một phần hoặc toàn bộ thì mới xem xét đến việc định đoạt tài sản
của người lập di chúc bằng hình thức khác (thừa kế theo pháp luật).
Ví dụ: Ông A, qua đời để lại di chúc chia toàn bộ di sản thừa kế cho
con trai cả của mình. Ý nguyện của ông A được thể hiện qua di chúc của
mình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ điều đó.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Người lập di chúc sẽ có những quyền gì?
Thứ nhất – Họ có quyền Chỉ định người thừa kế hoặc là truất quyền hưởng di sản cho từng người thừa kế.
Người bị truất quyền hưởng di sản sẽ không được thừa kế dù họ có
đầy đủ các điều kiện để hưởng di sản theo pháp luật.(không cho
hưởng cái quyền đáng được hưởng)
Thứ hai – là Phân định phần di sản cho từng người thừa kế theo di chúc. lOMoAR cPSD| 46348410
Phân định cụ thể: là trường hợp người để lại di sản xác định rõ
người thừa kế nào được hưởng di sản là bao nhiêu, là hiện vật gì?
Vì vậy, khi phân chia di sản, người thừa kế được nhận tài sản theo
sự xác định của di chúc.
Thứ ba – Người lập di chúc có quyền Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Thứ tư – là Giao nghĩa vụ cho người thừa kế theo di chúc.
Và cuối cùng – chính là có quyền Chỉ định người giữ di chúc, quản lí di sản, hoặc là người phân chia di sản.
Về phần Hình thức di chúc:
Thì hiển nhiên - nếu Di chúc phải được lập bằng văn bản, nhưng mà
không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng
Ngoài ra Người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng của dân tộc mình
Vậy thì Di chúc bằng văn bản gồm có những loại gì?
Thứ nhất - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Thứ hai - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Được quy định tại điều 634 bộ luật dân sự 2015
Tiếp theo là loại Thứ ba - Di chúc bằng văn bản có công chứng
Và loại Thứ tư - Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Chứng thực chỉ thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các
giấy tờ của người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng
nhận không đề cập đến nội dung.
Trong khi đó công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một
giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của
hợp đồng, giao dịch đó.
Về hình thức Di chúc miệng:
Nó được lập - Trong trường hợp người lập di chúc bị cái chết de dọa do bệnh tật hoặc
các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản . lOMoAR cPSD| 46348410
Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ có hiệu lực trong 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng
mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.