Thực hành lý sinh bài 1 - Lý sinh y học | Trường Đại học Phenika
Thực hành lý sinh bài 1 - Lý sinh y học | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bài số 1. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CHẤT KHÁNG SINH/THUỐC TRONG MẪU
BẰNG PHỔ HẤP THỤ TỬ NGOẠI KHẢ K ẾN I (UV – VIS) 1. Mục đích, yêu cầu Kiến thức
- Trình bày được cách xác định nồng độ chất kháng sinh/thuốc điều trị thông qua phổ
hấp thụ tử ngoại khả kiến UV – vis Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ/thiết ị b thực hành.
- Pha dung dịch kháng sinh/thuốc thành thạo.
- Từ kết quả đo, xây dựng được đường chuẩn và tín
h nồng độ kháng sinh/th ố u c trong
mẫu dựa trên đường chuẩn đã dựng Thái độ
- Tác phong thực hành nghiêm túc, khoa học.
- Tuân thủ nghiêm túc nội quy phòng thí nghiệm.
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình đo, ghi kết quả, xử lí số liệu. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1.
Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV – vis
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần
đơn sắc khác nhau. Từ đó, thu được các thông tin về thành phần, tính chất hay trạng
thái của những khối vật chất liên quan đến chùm sáng đó. Quang phổ cho phép đo
đạc và giải thích bức xạ điện từ phát ra hoặc hấp thụ, khi các ion, nguyên tử hoặc
phân tử của mẫu chuyển từ trạng thái năng lượng này sang trạng thái năng lượng
khác. Quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến UV sử dụng bức xạ trong vùng UV và
vùng khả kiến, bước sóng hấp thụ chủ yếu dao động từ 190 – 1100 nm.
Máy quang phổ UV – vis về cơ bản được cấu tạo từ các thành phần sau:
- Nguồn sáng: có nhiệm vụ cung cấp bức xạ tương thích với quá trình đo, thường là chùm bức xạ đa sắc.
- Bộ phận đơn sắc hóa: gồm có kính ọ
l c, lăng kính, cách tử, khe sáng.
- Buồng đo: khoang hấp thụ quang phổ là vùng tối, nằm nơi cuối cùng của đường
truyền, khi tia bức xạ đơn sắc được phân tách sẽ đi đến đó.
- Detecter: là bộ phận đảm nhận vai trò ghi nhận và xử lý tín hiệu quang thành tín
hiệu điện. Bộ phận này có tác dụng cảm nhận bức xạ điện từ sau khi bị hấp thụ và
chuyển chúng thành dòng điện.
Hình 1. Cấu tạo cơ bản của máy quang phổ UV – vis 2.2.
Ứng dụng quang phổ hấp thụ
Thiết bị quang phổ UV-Vis được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khoa học,
từ phân tích lâm sàng, nghiên cứu hóa học, sinh học (axit nucleic, protein, nuôi cấy
vi khuẩn…) và y dược học. Ngoài ra nó cũng được ứng dụng phổ biến trong các
lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, phân tích môi trường và nguồn nước.
Máy quang phổ UV – vis được sử dụng trong ngành dược phẩm để thử nghiệm
trong các giai đoạn nghiên cứu và kiểm soát chất lượng trong quá trình phát triển thuốc:
- Phân tích định tính, định lượng và cấu trúc của một c ấ h t trong dung dịch
- Xác định và định lượng sự hấp thụ và phân phối các phân ử t thuốc trong cơ thể
- Định lượng tạp chất, axit nucleic và protein trong quá trình phát triển dược phẩm
- Phân tích kết quả thử nghiệm độ hòa tan của dạng bào chế rắn dùng qua đường uống
Điều này cung cấp thông tin về sự hấp thụ ánh sáng giúp xác định các chất khác
nhau có trong hợp chất dược phẩm và đảm ả
b o sự an toàn của hợp chất dược phẩm
đó đối với sức khỏe con người.
Hình 2. Phổ hấp thụ UV – vis của một số chất
Ứng dụng trong định lượng có thể sử dụng phương pháp đường chuẩn: Chuẩn
bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ tăng dần nhất định, ví dụ: C1, C2, C3, C4,
C5, C6 của chất chuẩn phân tích. Sau đó, chọn thông số máy và đo cường độ vạch
phổ hấp thụ của dung dịch mẫu chuẩn,ví dụ: giá trị cường độ tương ứng các nồng
độ trên là D1, D2, D3, D4, D5, D6. Từ đó, xây dựng đường chuẩn D = f (C). Dung
dịch mẫu phân tích có nồng độ Cx chưa biết cũng được chuẩn bị và đi như các dung
dịch mẫu chuẩn, được giá trị Dx. Dựa vào đường chuẩn suy ra nồng độ Cx. 3.
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 3.1.
Dụng cụ, thiết bị - Máy đo UV – vis - Cuvet
- Cốc, ống nghiệm thủy tinh các loại, bình định mức
- Pipette và đầu tip (100 µL, 1000 µL) - Bình tia 3.2. Hoá chất - Nước cất 1 lần
- Kháng sinh/thuốc (Metronidazolde, paracetamol…) 4.
Tiến hành thí nghiệm 4.1. Ch ẩ
u n bị dụng cụ
- Bật máy UV – vis để máy khởi động, làm ấm và ổn định hệ đèn của máy - Khởi động máy tính
- Kích đúp vào biểu tượng phần mềm ể đ khởi động phần mềm
- Chọn các thông số của máy và điều kiện phù hợp
- Tráng cuvet bằng nước cất và lau sạch cạnh cuvet mà phương ánh sáng chiếu qua 4.2.
Xây dựng đường tuyến tính (đ ờn ư g chuẩn)
- Chuẩn bị dung dịch pha mẫu: nước cất, dung môi
- Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn, ít nhất là 5 mẫu, có nồng độ chính xác, tăng dần
của chất chuẩn phân tích trong dung dịch pha mẫu
- Đổ dung dịch pha mẫu vào cuvet để đo mẫu kiểm chứng
- Đo dãy dung dịch chuẩn đã được chuẩn bị, đo từ mẫu có nồng độ thấp đến mẫu có
nồng độ cao ta thu được dãy các giá trị hấp thụ tại b ớc
ư sóng hấp thụ cực đại
- Từ dãy nồng độ mẫu và dãy giá trị hấp thụ dựng đường tuyến tính thể hiện mối quan
hệ giữa nồng độ th ố
u c và giá trị hấp thụ, đồ thị có dạng: y = ax + b (1) 4.3.
Đo mẫu kháng sinh/thuốc
- Một mẫu kháng sinh/thuốc chưa biết ồ
n ng độ được đo hấp thụ, thu được giá trị hấp
thụ (nằm trong khoảng tuyến tính của đường chuẩn)
- Thay giá trị hấp thụ vừa đo được vào phương trình (1) để xác định nồng độ của
kháng sinh/thuốc có trong mẫu.
Lưu ý: Kiểm tra curvet, làm sạch trước mỗi phép đo đối với các dung dịch khác
nhau, tránh cầm vào mặt truyền qua của curvet. 5. Báo cáo thí nghiệm
XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ C ẤT KHÁNG SINH/THUỐC H TRONG MẪU
BẰNG PHỔ HẤP THỤ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN (UV – VIS)
Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên: Lớp: Ngày thực hiện: Yêu cầu:
o Dựng đường chuẩn (tuyến tính) của mẫu chất chuẩn kháng sinh/thuốc
o Tính nồng độ kháng sinh/thuốc điều trị có trong mẫu thực dựa vào phương
trình đồ thị đường chuẩn 5.1.
Mô tả tóm tắt quá trình thực hiện
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………… 5.2.
Dựng đường chuẩn Bảng 5.1. Giá t ị
r nồng độ và giá trị hấp thụ của mẫu chuẩn STT Nồng độ (µg/mL)
Giá trị hấp thụ (λ = nm) 1 2 3 4 5 6 7
Hình 3. Đồ thị đường chuẩn của mẫu chuẩn (mẫu)
Phương trình tuyến tính thu được:……………………………………………………….. 5.3.
Tính nồng độ kháng sinh/thuốc điều trị có trong mẫu t ự h c
- Giá trị độ hấp thụ cực đại của mẫu thực:……………………………………………
- Nồng độ kháng sinh/thuốc có trong mẫu thực:……………………………………… 5.4.
Đánh giá, nhận xét
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..