Thực trạng các loại chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay Thị trường chứng khoán
Thực trạng các loại chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay Thị trường chứng khoán với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường chứng khoán (FIN13A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CĐ:Thực trạng các loại chứng khoán trên thị trường hiện nay
1. Các loại chứng khoán
Có 3 loại chứng khoán chính, gồm: - Chứng khoán vốn - Chứng khoán nợ - Chứng khoán phái sinh
1.1 Chứng khoán vốn
Chứng khoán vốn được biết đến nhất là cổ phiếu phổ thông. Tức là cổ phiếu
nhà đầu tư cá nhân hay mua trên các sàn chứng khoán.
Chứng khoán vốn thể hiện quyền sở hữu của cổ đông một thực thể (công ty, ủy thác…)
Vì chứng khoán vốn xem như là cổ phiếu, nên nó có vai trò và đặc điểm như là
cổ phiếu: được trả cổ tức nếu công ty hoạt động kinh doanh tốt, được hưởng lợi từ việc
bán chênh lệch giá (mua thấp bán cao), chứng khoán vốn cũng có quyền biểu quyết
các hoạt động quan trọng của công ty.
Trong trường hợp phá sản, giải thể thì cổ đông sẽ nhận lại các khoản tiền còn
lại, khi công ty thanh toán xong các khoản nợ. 1.2 Chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ được biết đến nhiều nhất là trái phiếu. Khi bạn sở hữu chứng
khoán nợ, hay trái phiếu công ty, điều đó thể hiện bạn là chủ nợ của công ty.
Khi bạn sở hữu chứng khoán nợ, thì xác lập tiền bạn cho công ty vay và công ty
phải có tránh nhiệm hoàn trả (trừ trường hợp phá sản, mà không đủ tiền trả nợ). Chứng
khoán nợ thể hiện số tiền cho vay, lãi suất, kỳ hạn, gia hạn…
Chứng khoán nợ ngoài sản phẩm chủ đạo là trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp), chứng chỉ tiền gửi (CD), chứng khoán được thế chấp.
Nếu bạn hay gửi ngân hàng, thì sổ tiết kiệm bạn có thể xem là chứng khoán nợ.
Chứng khoán nợ sẽ được trả lãi thường xuyên, bất chấp công ty hoạt động tốt hay xấu.
Và được ưu tiên thanh toán trước nhất trong trường hợp công ty phá sản.
- Chứng khoán lai: Có thể bạn sẽ nghe một số thuật ngữ cổ phiếu ưu đãi, trái
phiếu chuyển đổi. Đó là dạng của chứng khoán lai. Nó có đặc tính của cả
chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Thực tình mà nói thì nó vẫn có xu
hướng thiên về chứng khoán nợ (trái phiếu nhiều hơn).
2.3 Chứng khoán phái sinh
Đây là hình thức phức tạp hơn. Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
giao dịch chứng khoán phái sinh, nó phụ thuộc giá vào chỉ số VN30.
Nhưng đó cũng chỉ là 1 dạng của chứng khoán phái sinh, ngoài ra còn có hợp đồng quyền chọn.
Quyền chọn thì có quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Ví dụ Cổ Phiếu X
hiện có mức giá 50.000 đồng, và bạn dự đoán nó sẽ lên 60.000 đồng. Thay vì bỏ ra
50.000 đồng mua Cổ Phiếu X với kỳ vọng sẽ lãi 10.000 đồng (tương đương 20%).
Thì bạn có thể đặt chi phí quyền chọn giả định 1.000 đồng. Bạn sẽ mua được 50
quyền mua Cổ Phiếu X, khi Cổ Phiếu X tăng giá lên 60.000 đồng, thì bạn sẽ lãi: 50 (cổ
phiếu) X 10.000 đồng (lãi 10.000 đồng/cổ phiếu) – 50.000 đồng (chi phí mua quyền) = 450.000 đồng.
Chứng khoán phái sinh luôn tồn tại mức rủi ro cao hơn rất nhiêu so với chứng khoán thường.
Xét về mức độ rủi ro giảm dần ta có:
+ Rủi ro nhất: Chứng khoán phái sinh
+ Rủi ro: Chứng khoán vốn – cổ phiếu.
+ Ít rủi ro nhất: Chứng khoán nợ – trái phiếu
Dù thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000, nhưng hiện tại thị
trường cổ phiếu là tương đối nhiều nhà đầu tư giao dịch nhất. Tiếp theo thị trường phái
sinh (ra đời năm 2018) cũng thu hút nhà đầu tư cá nhân. Thị trường trái phiếu cho nhà
đầu tư cá nhân hiện chưa phát triển. 2. Thực trạng
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động từ năm 2000, đến nay,
sau hơn 20 năm hoạt động đã trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư
phát triển. Quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 - 2020
đạt gần 2,9 triệu đồng, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 2000 - 2010, đóng góp bình
quân 19,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội [1], góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính
Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn.
Tuy nhiên, TTCK của Việt Nam cũng tồn tại những hạn chế, yếu kém, xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như :
1. thông tin thị trường: còn thiếu tính công khai, minh bạch, không được tổ
chức quản lý và giám sát kịp thời nên khả năng xảy ra rủi ro rất lớn như mất khả năng
thanh toán, lừa đảo, thao túng chứng khoán.
2. quy mô thị trường của TTCK Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn
còn nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch lớn nhưng quy mô
nhỏ và không đồng đều.
3. giá chứng khoán (chỉ số giá cổ phiếu VN - index ) tăng giảm thất thường,
TTCK trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. Đặc biệt hiện
nay, tâm lý của các nhà đầu tư còn có sự bất ổn, điều này thể hiện rất rõ sự biến động
của chỉ số giá cổ phiếu VN - Index thời gian qua 3. Giải pháp
Giải pháp cho các loại chứng khoán trên thị trường hiện nay
1. Nâng cao chất lượng thông tin: •
Doanh nghiệp niêm yết cần công bố thông tin minh bạch, đầy đủ và kịp thời. •
Các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các vi
phạm liên quan đến công bố thông tin.
2. Phát triển hệ thống giao dịch: •
Nâng cấp hệ thống giao dịch để đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. •
Mở rộng kênh giao dịch để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.
3. Đa dạng hóa sản phẩm: •
Phát triển các sản phẩm phái sinh mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. •
Tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư tham gia thị trường.
4. Nâng cao kiến thức cho nhà đầu tư: •
Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo để cung cấp kiến thức về thị trường
chứng khoán cho nhà đầu tư. •
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán trong việc tư vấn cho nhà đầu tư.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết: •
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. •
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị công ty.
6. Thu hút đầu tư nước ngoài: •
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. •
Khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
7. Hoàn thiện hệ thống pháp luật: •
Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán để
đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả.
8. Tăng cường công tác quản lý: •
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả. •
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán.