Thực trạng chính sách thuế - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng

Tính đến đầu năm 2024, mặc dù tỷ lệ hút thuốc đã giảm, nhưng Việt Nam vẫn còn nằmtrong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới, với 38,9% nam giới trên15 tuổi tại Việt Nam hút thuốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO THUỐC
LÁ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam và chính sách thuế đánh vào thuốc lá
2.1.1 Thực trạng sử dụng thuốc lá tại Việt Nam hiện nay
Tính đến đầu năm 2024, mặc tỷ lệ hút thuốc đã giảm, nhưng Việt Nam vẫn còn nằm
trong nhóm 15 nước sngười hút thuốc cao trên thế giới, với 38,9% nam giới trên
15 tuổi tại Việt Nam hút thuốc. Tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc còn khá phổ biến tại
các nhà hàng, quán bar và một số nơi tập trung đông người. (Đào Hồng Lan, 2023). Ngoài
ra, sử dụng thuốc điện tử đang càng ngày trở nên phổ biến trong giới trẻ, với tỷ lệ sử
dụng lên đến 8,0% trong nhóm học sinh từ 13 đến 15 tuổi.
Tại Việt Nam, mỗim khoảng 40 nghìn người tử vong các bệnh liên quan đến
thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo rằng con số này sẽ tăng lên tới 70 nghìn
ca/năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng, chống không được thực hiện hiệu quả.
Ngoài ra, không chỉ người hút thuốc bị tác động người hút thuốc thụ động cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề. Đối với trẻ em, khói thuốc thụ động có thể dẫn đến các bệnh như
nhiễm trùng đường hô hấp dưới, suy giảm chức năng hô hấp, viêm tai giữa, làm tăng nguy
suy dinh dưỡng nặng. Đặc biệt, trẻ được sinh ra từ mẹ bầu hút thuốc sẽ nguy
bị nhiễm trùng đường hấp cao n so với mẹ bầu không hút thuốc. Nghiên cứu cho
thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy mắc bệnh ung thư khác
ít nhất là 30%.
Với tình trạng sử dụng thuốchiện nay cũng khiến Việt Nam phải hứng chịu gánh nặng
kinh tế rất lớn. Hiện có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, tổn thất từ những
người mất sức lao động do bệnh tật và tử vong sớm do 5 trong 25 nhóm bệnh là 25 nghìn
tỷ đồng/năm. Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trên Việt Nam chiếm khoảng 1% GDP.
Hằng m Việt Nam ghi nhận số tiền người dân bỏ ra cho việc mua thuốc đến 49
nghìn tỷ đồng.
2.1.2 Chính sách thuế:
Để giảm số lượng người hút thuốc lượng tiêu dùng thuốc thì tăng thuế phương
pháp hiệu quả nhất. Theo Ngân ng Thế giới (WB) Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
chính sách giá và thuế giúp giảm từ 50% đến 60% tỷ lệ hút thuốc lá tại các quốc gia. Tăng
thuế sẽ tác động trực tiếp đến tăng giá thuốc lá. Giá cao sẽ ngăn ngừa việc bắt đầu hút
thuốc, khuyến khích người đang hút thuốc giảm lượng tiêu thụ hoặc thể bỏ thói quen
hút thuốc.
Hơn nữa, theo báo cáo của Ngân ng Thế giới về phúc lợi tác động của tăng thuế
thuốc Việt Nam cho thấy, khi giá thuốc tăng thể góp phần ngăn ngừa tử vong
sớm do hút thuốc giảm tình trạng khốn khổ do chi phí y tế liên quan đến thuốc lá,
làm giảm số lượng người nghèo Việt Nam. Khi giảm tình trạng hút thuốc thụ động,
năng suất của người lao động cũng sẽ tăng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống của người
hút thuốc gia đình họ, đồng thời có khả năng đầu thêm nguồn thu thuế vào các
chương trình xã hội và y tế.
Đối với Việt Nam, Tổng độ co giãn cầu theo giá của thuốc ước tính mức không lớn
hơn -0,50. Nghĩa là, khi tăng 10% giá thuốc lá, thì có thể làm giảm lượng tiêu dùng thuốc
ít nhất 5%. Khi tăng giá thuốc lá, nhóm người thanh thiếu niên nhóm người
mức sống thấp sẽ phản ứng mạnh hơn, nhanh hơn so với nhóm người lớn tuổi, nhóm
người có thu nhập cao.
Thuốc các sản phẩm thuốc hút khác bị đánh nhiều loại thuế khác nhau, bao gồm
thuế tiêu thụ đặc biệt 75% giá xuất xưởng, thuế giá trị gia tăng 10%, và thuế nhập khẩu.
Tuy đã đánh thuế vào mặt hàng thuốc nhưng theo đánh giá, Việt Nam nước mức
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) Ngân hàng Thế giới về tỷ trọng thuế thuốc trên giá bán lẻ phải đạt
từ 75% mới thực sự tác động giảm tiêu dùng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc của Việt Nam 75% giá xuất xưởng, nhưng nếu
tính trên giá bán lẻ, thì mức thuế này chỉ chiếm 38,8%. thể thấy, tỷ lệ này bằng một
nửa của hầu hết các nước ASEAN như Thái Lan (tỷ lệ thuế chiếm 78,6% giá bán lẻ),
Singapore (tỷ lệ thuế chiếm 67,1% giá bán lẻ), Indonesia (tỷ lệ thuế chiếm 62,3% giá bán
lẻ). Mức thuế này đứng thứ 7 trong tổng số 10 quốc gia trong khu vực.
Thuế đánh vào thuốc thấp dẫn đến việc giá của thuốc cũng thấp. giá thuốc
Việt Nam đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia có số liệu báo cáo năm 2020 được minh
họa ở hình 2.2.
Nguồn: lapphap.vn
ĐVT: Phần trăm (%)
Hình 2.1: Tỷ lệ thuế thuốc lá trên giá bán lẻ của nhãn hiệu thuốc lá phổ biến ở các
nước trong khu vực năm 2020
Đơn vị tính được được tính bằng đồng đô la PPP (còn gọiđô la ngang giá sức mua hay
đô la quốc tế), trong đó đã tính đến sự khác biệt về thu nhậpcác quốc gia khác nhau.
Kết quả cho thấy, giá thuốc lá ở Việt Nam nằm trong nhóm các nước có giá thuốc lá thấp
nhất thế giới.
Theo báo cáo của , năm 2020, giá trung bình một bao thuốcTổ chức Y tế Thế giới (WHO)
lá nhãn phổ biến nhất ở Việt Nam (Marlboro) là 2,82 đô la PPP/1 bao, chỉ bằng 1/3 so với
mức bình quân của tất cả các quốc gia trên thế giới (8,46 đô la PPP/bao)
Hình 2.2: Giá một bao thuốc lá nhãn phổ biến ở Việt Nam so với các nước khác
trong khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2020
ĐVT: Đô la PPP, USD
Nguồn: lapphap.vn
2.2 Thuận lợi, khó khăn từ chính sách thuế
2.2.1 Thuận lợi
Với mức thuế suất hiện tại ở Việt Nam, thì việc tăng thuế thuốc lá sẽ giúp tăng thêm ngân
sách từ thuế cho chính phủ. Mặc dù tăng thuế thuốc lá làm giảm lượng tiêu dùng nhưng
doanh thu thuế vẫn tăng. Nguyên nhân là vì thuốc lá là loại hàng hoá có tính gây nghiện
nên tốc độ giảm tiêu dùng sẽ chậm hơn so với tốc độ tăng giá, và do sự gia tăng dân số
nên vẫn luôn có một số lượng những người mới gia nhập thị trường và tổng số người hút
sẽ giảm nhưng giảm chậm.
Ngoài ra, tiền thuế thu thêm từ thuốc lá sẽ được dùng để tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ
khác nên sản lượng và việc làm của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó sẽ tăng
lên.
2.2.2 Khó khăn
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả khả quan trong việc giảm thiểu tiêu thụ
thuốc lá khi vẫn thuộc các nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao. Nguyên nhân là vì “các sản
phẩm thuốc lá càng ngày càng rẻ. Giá gần như không thay đổi, trong khi thu nhập người
dân tăng lên nên sức mua ngày càng cao và việc mua ngày càng dễ dàng hơn.” (Angela
Pratt, 2023).
Có thể thấy ở hình 2.3, trong giai đoạn 2007 - 2020, trong khi thu nhập bình quân theo
đầu người của Việt Nam tăng gấp 3,7 lần thì giá thuốc lá bán lẻ chỉ tăng 1,9 lần. Qua đó,
có thể thấy rằng mức tăng giá thuốc lá ở Việt Nam thấp hơn tốc độ tăng trưởng.
Hình 2.3: Giá bán lẻ thuốc lá và thu nhập đầu người tại Việt Nam 2007-2020
ĐVT: VND
Nguồn: lapphap.vn
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/su-nguy-hiem-cua-hut-thuoc-la-
thu-dong/
https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-suc-khoe-doi-song-xa-hoi-
va-kinh-te-3
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211570
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tang-thue-doi-voi-thuoc-la-do-uong-co-con-vi-suc-khoe-nguoi-
dan-136513.html
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211580
Bùi Tuấn Anh (28/05/2023), “Thuốc lá ở Việt Nam chịu thuế gì? Thuế sản xuất, kinh
doanh thuốc lá”, , được truy cập tại địa chỉ Luật Minh Khuê
https://luatminhkhue.vn/thuoc-la-o-viet-nam-chiu-thue-gi.aspx vào ngày 05/05/2024
Công Minh (12/12/2023), “Mỗi năm có ít nhất 40.000 ca tử vong do các bệnh liên
quan đến thuốc lá”, , được truy cập tại địa chỉ Báo Dân Tộc https://baodantoc.vn/moi-
nam-co-it-nhat-40000-ca-tu-vong-do-cac-benh-lien-quan-den-thuoc-la-
1702433681134.htm vào ngày 05/05/2024
TẤT CẢ CÁC WEB ĐỀU TRUY CẬP NGÀY 05/05/2024
| 1/7

Preview text:

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO THUỐC
LÁ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam và chính sách thuế đánh vào thuốc lá
2.1.1 Thực trạng sử dụng thuốc lá tại Việt Nam hiện nay
Tính đến đầu năm 2024, mặc dù tỷ lệ hút thuốc đã giảm, nhưng Việt Nam vẫn còn nằm
trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới, với 38,9% nam giới trên
15 tuổi tại Việt Nam hút thuốc. Tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc còn khá phổ biến tại
các nhà hàng, quán bar và một số nơi tập trung đông người. (Đào Hồng Lan, 2023). Ngoài
ra, sử dụng thuốc lá điện tử đang càng ngày trở nên phổ biến trong giới trẻ, với tỷ lệ sử
dụng lên đến 8,0% trong nhóm học sinh từ 13 đến 15 tuổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh có liên quan đến
thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo rằng con số này sẽ tăng lên tới 70 nghìn
ca/năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng, chống không được thực hiện hiệu quả.
Ngoài ra, không chỉ người hút thuốc bị tác động mà người hút thuốc lá thụ động cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề. Đối với trẻ em, khói thuốc thụ động có thể dẫn đến các bệnh như
nhiễm trùng đường hô hấp dưới, suy giảm chức năng hô hấp, viêm tai giữa, làm tăng nguy
cơ suy dinh dưỡng nặng. Đặc biệt, trẻ được sinh ra từ mẹ bầu có hút thuốc sẽ có nguy cơ
bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn so với mẹ bầu không hút thuốc. Nghiên cứu cho
thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%.
Với tình trạng sử dụng thuốc lá hiện nay cũng khiến Việt Nam phải hứng chịu gánh nặng
kinh tế rất lớn. Hiện có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, tổn thất từ những
người mất sức lao động do bệnh tật và tử vong sớm do 5 trong 25 nhóm bệnh là 25 nghìn
tỷ đồng/năm. Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trên ở Việt Nam chiếm khoảng 1% GDP.
Hằng năm Việt Nam ghi nhận số tiền người dân bỏ ra cho việc mua thuốc lá là đến 49 nghìn tỷ đồng.
2.1.2 Chính sách thuế:
Để giảm số lượng người hút thuốc và lượng tiêu dùng thuốc lá thì tăng thuế là phương
pháp hiệu quả nhất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
chính sách giá và thuế giúp giảm từ 50% đến 60% tỷ lệ hút thuốc lá tại các quốc gia. Tăng
thuế sẽ tác động trực tiếp đến tăng giá thuốc lá. Giá cao sẽ ngăn ngừa việc bắt đầu hút
thuốc, khuyến khích người đang hút thuốc giảm lượng tiêu thụ hoặc có thể bỏ thói quen hút thuốc.
Hơn nữa, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về phúc lợi và tác động của tăng thuế
thuốc lá ở Việt Nam cho thấy, khi giá thuốc lá tăng có thể góp phần ngăn ngừa tử vong
sớm do hút thuốc lá và giảm tình trạng khốn khổ do chi phí y tế liên quan đến thuốc lá,
làm giảm số lượng người nghèo ở Việt Nam. Khi giảm tình trạng hút thuốc lá thụ động,
năng suất của người lao động cũng sẽ tăng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống của người
hút thuốc lá và gia đình họ, đồng thời có khả năng đầu tư thêm nguồn thu thuế vào các
chương trình xã hội và y tế.
Đối với Việt Nam, Tổng độ co giãn cầu theo giá của thuốc lá ước tính ở mức không lớn
hơn -0,50. Nghĩa là, khi tăng 10% giá thuốc lá, thì có thể làm giảm lượng tiêu dùng thuốc
lá ít nhất là 5%. Khi tăng giá thuốc lá, nhóm người thanh thiếu niên và nhóm người có
mức sống thấp sẽ có phản ứng mạnh hơn, nhanh hơn so với nhóm người lớn tuổi, nhóm người có thu nhập cao.
Thuốc lá và các sản phẩm thuốc hút khác bị đánh nhiều loại thuế khác nhau, bao gồm
thuế tiêu thụ đặc biệt 75% giá xuất xưởng, thuế giá trị gia tăng 10%, và thuế nhập khẩu.
Tuy đã đánh thuế vào mặt hàng thuốc lá nhưng theo đánh giá, Việt Nam là nước có mức
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới về tỷ trọng thuế thuốc lá trên giá bán lẻ phải đạt
từ 75% mới thực sự tác động giảm tiêu dùng.
Hình 2.1: Tỷ lệ thuế thuốc lá trên giá bán lẻ của nhãn hiệu thuốc lá phổ biến ở các
nước trong khu vực năm 2020 ĐVT: Phần trăm (%) Nguồn: lapphap.vn
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá của Việt Nam là 75% giá xuất xưởng, nhưng nếu
tính trên giá bán lẻ, thì mức thuế này chỉ chiếm 38,8%. Có thể thấy, tỷ lệ này bằng một
nửa của hầu hết các nước ASEAN như Thái Lan (tỷ lệ thuế chiếm 78,6% giá bán lẻ),
Singapore (tỷ lệ thuế chiếm 67,1% giá bán lẻ), Indonesia (tỷ lệ thuế chiếm 62,3% giá bán
lẻ). Mức thuế này đứng thứ 7 trong tổng số 10 quốc gia trong khu vực.
Thuế đánh vào thuốc lá thấp dẫn đến việc giá của thuốc lá cũng thấp. Và giá thuốc lá ở
Việt Nam đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia có số liệu báo cáo năm 2020 được minh họa ở hình 2.2.
Hình 2.2: Giá một bao thuốc lá nhãn phổ biến ở Việt Nam so với các nước khác
trong khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2020 ĐVT: Đô la PPP, USD Nguồn: lapphap.vn
Đơn vị tính được được tính bằng đồng đô la PPP (còn gọi là đô la ngang giá sức mua hay
là đô la quốc tế), trong đó đã tính đến sự khác biệt về thu nhập ở các quốc gia khác nhau.
Kết quả cho thấy, giá thuốc lá ở Việt Nam nằm trong nhóm các nước có giá thuốc lá thấp nhất thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020, giá trung bình một bao thuốc
lá nhãn phổ biến nhất ở Việt Nam (Marlboro) là 2,82 đô la PPP/1 bao, chỉ bằng 1/3 so với
mức bình quân của tất cả các quốc gia trên thế giới (8,46 đô la PPP/bao)
2.2 Thuận lợi, khó khăn từ chính sách thuế 2.2.1 Thuận lợi
Với mức thuế suất hiện tại ở Việt Nam, thì việc tăng thuế thuốc lá sẽ giúp tăng thêm ngân
sách từ thuế cho chính phủ. Mặc dù tăng thuế thuốc lá làm giảm lượng tiêu dùng nhưng
doanh thu thuế vẫn tăng. Nguyên nhân là vì thuốc lá là loại hàng hoá có tính gây nghiện
nên tốc độ giảm tiêu dùng sẽ chậm hơn so với tốc độ tăng giá, và do sự gia tăng dân số
nên vẫn luôn có một số lượng những người mới gia nhập thị trường và tổng số người hút
sẽ giảm nhưng giảm chậm.
Ngoài ra, tiền thuế thu thêm từ thuốc lá sẽ được dùng để tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ
khác nên sản lượng và việc làm của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó sẽ tăng lên. 2.2.2 Khó khăn
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả khả quan trong việc giảm thiểu tiêu thụ
thuốc lá khi vẫn thuộc các nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao. Nguyên nhân là vì “các sản
phẩm thuốc lá càng ngày càng rẻ. Giá gần như không thay đổi, trong khi thu nhập người
dân tăng lên nên sức mua ngày càng cao và việc mua ngày càng dễ dàng hơn.” (Angela Pratt, 2023).
Hình 2.3: Giá bán lẻ thuốc lá và thu nhập đầu người tại Việt Nam 2007-2020 ĐVT: VND Nguồn: lapphap.vn
Có thể thấy ở hình 2.3, trong giai đoạn 2007 - 2020, trong khi thu nhập bình quân theo
đầu người của Việt Nam tăng gấp 3,7 lần thì giá thuốc lá bán lẻ chỉ tăng 1,9 lần. Qua đó,
có thể thấy rằng mức tăng giá thuốc lá ở Việt Nam thấp hơn tốc độ tăng trưởng.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/su-nguy-hiem-cua-hut-thuoc-la- thu-dong/
https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-suc-khoe-doi-song-xa-hoi- va-kinh-te-3
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211570
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tang-thue-doi-voi-thuoc-la-do-uong-co-con-vi-suc-khoe-nguoi- dan-136513.html
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211580
Bùi Tuấn Anh (28/05/2023), “Thuốc lá ở Việt Nam chịu thuế gì? Thuế sản xuất, kinh
doanh thuốc lá”, Luật Minh Khuê, được truy cập tại địa chỉ
https://luatminhkhue.vn/thuoc-la-o-viet-nam-chiu-thue-gi.aspx vào ngày 05/05/2024
Công Minh (12/12/2023), “Mỗi năm có ít nhất 40.000 ca tử vong do các bệnh liên
quan đến thuốc lá”, Báo Dân Tộc, được truy cập tại địa chỉ https://baodantoc.vn/moi-
nam-co-it-nhat-40000-ca-tu-vong-do-cac-benh-lien-quan-den-thuoc-la-
1702433681134.htm vào ngày 05/05/2024
TẤT CẢ CÁC WEB ĐỀU TRUY CẬP NGÀY 05/05/2024