Thực Trạng Nền Kinh Tế Trung Quốc 2020-2022 | Bài Tập Môn Kinh Tế Vi Mô
Thực Trạng Nền Kinh Tế Trung Quốc 2020-2022 | Bài Tập Môn Kinh Tế Vi Mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
THỰC TRẠNG NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC 2020-2022
1. Hoạt động doanh nghiệp của kinh tế Trung Quốc năm 2020-2022.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thách
thức cũng đang đối diện với nền kinh tế này trong những năm tới. Doanh nghiệp
Trung Quốc đã tiếp tục gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch
COVID 19. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ để
giảm thiểu động của đại dịch lên hoạt động của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia, lợi nhuận của các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp lĩnh vực tư có nguồn thu chính đạt từ 20 triệu CNY (2,9
triệu USD) trở lên. Lợi nhuận chung của các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, giảm
lần đầu tiên trong 3 năm, với mức giảm 4%. Nguyên nhân chủ yếu là do các hạn
chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19, với một đợt phong tỏa kéo dài tại Thượng
Hải. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân khó có thể tăng giá bán khi chi phí
nguyên liệu tăng mạnh do sự cạnh tranh gay gắt.
Các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động trong các lĩnh vực như chế biến
nguyên liệu và tài nguyên. Việc giá tài nguyên tăng đã thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
Tỷ lệ phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp lớn và vừa là 85,6%. Tỷ lệ nối
lại hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc là 52% (tháng 3-
2020). Về hỗ trợ tài chính, Ủy ban Quản lý, giám sát ngân hàng, bảo hiểm
Trung Quốc yêu cầu giảm thêm 0,5 điểm phần trăm cho các khoản vay ưu đãi
trong năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ; ở một số tỉnh như Hồ Bắc, Phúc
Kiến, Vân Nam giảm thêm khoảng 1 điểm phần trăm cho các khoản vay ưu đãi
trong năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ. pg. 1
Hình 1 : Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong đại dịch
2. Kim nghạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Trung Quốc năm 2020- 2022
Mặc dù Trung Quốc đang phải đối mặt với đại dịch COVID -19, nền kinh tế có
khả năng sụt giảm nhưng theo thống kê của tổng cục Hải Quan Trung Quốc
công bố cho thấy, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của nước này năm 2020 tăng
gần 2% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng mạnh 8,8%.
Ông Lý Khôi Văn, người phát ngôn Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết:
“Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tiên tục tăng trưởng dương trong 7 tháng kể
từ 6/2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và xuất khẩu cả năm đạt mức cao so
với lịch sử, thị phần quốc tế cũng đạt số liệu tốt nhất từ trước đến nay. Trung
Quốc trở thành nền kinh tế chính duy nhất trên toàn cầu có mức tăng trưởng
dương về thương mại hàng hóa, vị thế quốc gai thương mại hàng hóa số 1 thế
giới tiếp tục được củng cố” pg. 2
Trong tháng 02/2021, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc tăng với tốc độ cao
kỷ lục so với một năm 2020, khi đại dịch COVID-19 khiến nước này tê liệt với
các lệnh phong tỏa và đóng cửa kinh tế.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC), kim ngạch
xuất khẩu của nền kinh tế (tính theo đồng USD) đã tăng vọt 154,9% trong tháng
2 so với một năm 2020. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng tăng thêm
17,3%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2018. Nếu tính trong giai đoạn tháng
01 - 02/2021, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc tăng 60,6% so với cùng kỳ
năm 2020, còn hoạt động nhập khẩu tăng 22,2%, vượt xa dự báo của các nhà
phân tích trong một cuộc thăm dò do hãng Reuters thực hiện là 38,9% và hoàn
toàn trái ngược với kết quả được ghi nhận trong năm 2020, với các mức giảm
lần lượt là 17% (xuất khẩu) và 4% (nhập khẩu).
3. Phản ứng chính sách của nền kinh tế Trung Quốc khi phải đối mặt
với đại dịch COVID-19
Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp để giảm thiểu những tác
động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, trong đó cả việc hỗ trợ thanh
khoản tạm thời, giúp ổn định các thị trường:
Thứ nhất, giảm thuế và hạ thấp các loại thuế, phí cho doanh nghiệp. Trung
Quốc đã đưa ra hàng loạt gói cứu trợ như giảm lãi suất cho vay, gia hạn các
khoản vay, giảm và miễn trừ thuế. Trung Quốc hạ lãi suất cho vay cơ bản kỳ pg. 3
hạn một năm thêm 0,1%, xuống còn 4,05% (từ ngày 20-2-2020) nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp đối phó với dịch bệnh.
Thứ hai, mở rộng và tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ. Trung Quốc tiếp
tục phát huy vai trò của chính sách tài khóa, tăng cường vốn đầu tư. Chính phủ
Trung Quốc đã bơm hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 142,26 tỷ USD (tháng 2-
2020) vào hệ thống ngân hang
Thứ ba, áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Cùng với chính sách tiền tệ linh
hoạt, hợp lý đã được nới lỏng, PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bơm 800 tỷ
Nhân dân tệ vốn dài hạn vào thị trường, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các
ngân hàng Trung Quốc xuống 200 điểm cơ bản, điều này có nghĩa là có thể bơm
460 tỷ USD, tương đương 3% GDP vào nền kinh tế.
Thứ tư, mở rộng mức hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp. Trung Quốc tập trung
khôi phục sản xuất cho các doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp nhà nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp thương mại khối phục vụ sản xuất, tăng cường huy động
vốn thương mại, phát huy tối đa vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thúc
đẩy các dự án trọng điểm đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước. Không chỉ khôi phục sản
xuất, kích thích tiêu dùng cũng là một trọng tâm mà Trung Quốc hướng tới. Với
quy mô 1,4 tỷ dân, Trung Quốc luôn được đánh giá là thị trường lớn nhất thế
giới. Tiêu dùng trong nước đóng góp khoảng 60% vào sự tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc, đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới và là động lực số 1 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Thứ sáu, hỗ trợ tài chính giải cứu ngành hàng không.Chính phủ Trung Quốc
bơm hàng tỷ USD vào ngành hàng không, cho phép một số hãng hàng không
nhà nước tiếp nhận các hãng nhỏ hơn bị thiệt hại nặng nề khi thị trường du lịch
lao dốc, xem xét miễn trừ nợ và đưa ra các điều khoản thuê máy bay thuận lợi hơn.
Đại dịch COVID-19 đã và đang mang lại thiệt hại rất lớn cho Trung Quốc. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản mặc dù ChínhphủTrungQuốcđãđổnhiều
khoảntiềnlớn(khoảng150tỷUSD)đầutưvàohệthốngđểcứunhữngdoanh
nghiệpnày.Một số chuỗi cung ứng đã rời khỏi Trung Quốc do lo sợ sự quá tốn
kém và mạo hiểm, đã chuyển sang các thị trường gần dù chi phí cao hơn. Bên
cạnh đó, Trung Quốc đang phải đối diện với các khoản thuế, nợ trong nước tăng
và nhu cầu chi tiêu nhiều hơn để tạo ra mức tăng trưởng tương đương. Các biện
pháp kích thích tài chính rất tốn kém và ít hiệu quả. Do vậy, mặc dù hàng loạt
giải pháp ứng phó được đưa ra, song dự báo nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi nhanh.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-
su-kien/-/2018/816019/kinh-te-trung-quoc-trong-boi-canh-
bung-phat-dai-dich-covid-19.aspx
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-
tiet-tin?dDocName=MOFUCM196978 pg. 4
https://vov.vn/kinh-te/thuong-mai-trung-q uoc-nam-2020-
tang-bat-chap-dai-dich-830599.vov pg. 5