Thực trạng quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

THỰC TRẠNG
I. Thực trạng
1. Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa
Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được
quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng
một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính
quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều
kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước
tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.
Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp
với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”.
Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được
áp dụng ở Liên Xô từ mùa xuân 1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến”
được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế
quốc.
2. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam
- Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
- Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng
sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại
còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù
địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân
dân ta”
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo
ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn,
phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”
3. Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB
Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước
ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa.
a. Về khả năng khách quan
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và
toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu
Mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát
triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản lí
yếu kém ..., nhờ đó ta có thể thực hiện “ con đường rút ngắn”.
- Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của
loài người. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận
được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc
gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình.
b. Về những tiền đề chủ quan
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thông
minh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng
chục ngàn người => là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
- Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi và những cơ sở vật
chất - kĩ thuật đã được xây dựng => những yếu tố hết sức quan trọng để tăng
trưởng kinh tế.
=> tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư,
chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước phát
triển.
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân
Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quyết tâm của
nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một
Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với
nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được
củng cố vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan
vô cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
II. Một số ưu và nhược điểm trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta
1. Ưu điểm
a. Về phát triển kinh tế
- Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
- Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
gắn sản xuất với thị trường
Ví dụ:
Về cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm
2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cấu trồng trọt chăn nuôi đã chuyển
dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh
tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệpxây dựng tăng
nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%,
năm 2005 lên 41%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên
38,1% năm 2005.
Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp
thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với
khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế;
xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ
hạng cao trên thế giới.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của sản xuất đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc
độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vấn pháp lý;... bước phát
triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
- Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát
huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
b. Về phát triển các mặt xã hội
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải
thiện rõ rệt
Ví dụ:
Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đầu
tiên phải kể đến việc chúng ta đã giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; các
cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư,
khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. GDP
bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988
chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã
tăng gần như liên tục những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168
USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước
có thu nhập trung bình (thấp).
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc
gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010.
Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống
tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm
nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm
2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy, Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn
so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu
Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra. Tại cuộc Hội thảo quốc tế với
tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam một số nước châu Á do
Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam
được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động khoa họccông nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học
kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng Nhà nước; tiếp thu, làm chủ ứng
dụng hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, nhất trong các lĩnh vực
thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao,
thăm khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển trọng tải lớn, sản
xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học.
Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ
qua: từ 0,561 năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995;
0,690 năm 2000; 0,715 năm 2005 0,725 năm 2007. Nếu so với thứ bậc xếp
hạng GDP bình quân đầu người thì xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2007 vượt
lên 13 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 129 trên tổng số 182 nước được
thống kê, còn HDI thì xếp thứ 116/182. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế -
hội của nước ta xu hướng phục vụ sự phát triển con người, thực hiện tiến
bộ công bằng hội khá hơn một số nước đang phát triển GDP bình quân
đầu người cao hơn Việt Nam. Như vậy, tổng quát nhất chỉ số phát triển con
người (HDI) của nước ta đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các
năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số thứ bậc về tuổi thọhọc
vấn cao hơn chỉ số về kinh tế.
2. Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta còn những yếu kém
cần khắc phục như:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển
bền vững.
| 1/5

Preview text:

THỰC TRẠNG I. Thực trạng
1. Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã h
ội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được
quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng
một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính
quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều
kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước
tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.
Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp
với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”.
Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được
áp dụng ở Liên Xô từ mùa xuân 1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến”
được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.
2. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam
- Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
- Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng
sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại
còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù
địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo
ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn,
phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”
3. Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB
Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước
ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
a. Về khả năng khách quan
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và
toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu
 Mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát
triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản lí
yếu kém ..., nhờ đó ta có thể thực hiện “ con đường rút ngắn”.
- Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của
loài người. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận
được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc
gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình.
b. Về những tiền đề chủ quan
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thông
minh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng
chục ngàn người => là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
- Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi và những cơ sở vật
chất - kĩ thuật đã được xây dựng => những yếu tố hết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế.
=> tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư,
chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước phát triển.
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân
Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quyết tâm của
nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một
Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với
nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được
củng cố vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan
vô cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. Một số ưu và nhược điểm trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta 1. Ưu điểm
a. Về phát triển kinh tế
- Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
- Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
gắn sản xuất với thị trường Ví dụ:
Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm
2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển
dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh
tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng
nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%,
năm 2005 lên 41%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005.
Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp
và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với
khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế;
xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc
độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bước phát
triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
- Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát
huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
b. Về phát triển các mặt xã hội
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt Ví dụ:
Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đầu
tiên phải kể đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các
cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư,
khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. GDP
bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988
chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã
tăng gần như liên tục ở những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168
USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước
có thu nhập trung bình (thấp).
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc
gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010.
Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê
tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và
nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm
2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy, Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn
so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu
Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra. Tại cuộc Hội thảo quốc tế với
tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do
Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam
được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học
kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; tiếp thu, làm chủ và ứng
dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực
thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao,
thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản
xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học.
Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ
qua: từ 0,561 năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995;
0,690 năm 2000; 0,715 năm 2005 và 0,725 năm 2007. Nếu so với thứ bậc xếp
hạng GDP bình quân đầu người thì xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2007 vượt
lên 13 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 129 trên tổng số 182 nước được
thống kê, còn HDI thì xếp thứ 116/182. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội khá hơn một số nước đang phát triển có GDP bình quân
đầu người cao hơn Việt Nam. Như vậy, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con
người (HDI) của nước ta đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các
năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học
vấn cao hơn chỉ số về kinh tế.
2. Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta còn những yếu kém cần khắc phục như:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển bền vững.