Thực trạng và giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hiện nay. Trách nhiệm của sinh viên | Bài thuyết trình Môn Giáo dục quốc phòng an ninh II
Thực trạng an toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự phản ánh sự thật khách quan về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông bằng các phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Thực tế việc chấp hành các luật giao thông của người tham gia giao thông và chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông hiện nay của người dân như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục quốc phòng HP II
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ,
AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆN NAY.
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
NOTE: chữ màu xanh không đưa vào slide.
1. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay.
● Thực trạng an toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự phản ánh sự thật
khách quan về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông bằng các phương
tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không. Thực tế việc chấp hành các luật giao thông của người tham gia
giao thông và chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông hiện
nay của người dân như thế nào?
An toàn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề được toàn xã hội
quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông đã và đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn
giao thông, trung bình hàng ngày ước tính có từ 30 đến 35 người chết do tai nạn
giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ.
- Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong quý I năm 2023, cả nước xảy
ra 3.125 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.347 người và bị thương 2.379 người.
So với cùng kỳ năm 2022, tai nạn giao thông giảm 15,43% về số vụ, giảm
15,23% về số người chết và giảm 8,57% số người bị thương. Đây là kết quả của
sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc
tích cực của các bộ, ngành, địa phương.
- Trong quý I năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý
hơn 750 nghìn trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường
sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền hơn 1.300 tỷ đồng, tước 139 nghìn giấy
phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn. Tạm giữ gần 225 nghìn phương tiện
các loại. So cùng kỳ năm 2022, tiền phạt tăng hơn 530 tỷ đồng.
Mặc dù các thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông, số người thiệt mạng,
số người bị thương giảm, nhưng tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh đối với
người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông từ góc độ phương
tiện giao thông, từ ý thức của người tham gia giao thông, từ hạ tầng giao thông.
Tuy nhiên, những khía cạnh pháp lý về bảo đảm quyền tham gia giao thông an
toàn cũng cần phải quan tâm.
2. Giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Giải pháp bảo đảm trật tự và an toàn giao thông là một vấn đề quan trọng,
đặc biệt trong việc duy trì an toàn cho cộng đồng và giảm thiểu tai nạn giao
thông. Dưới đây là một số giải pháp để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông:
2.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của người tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành chính về trật tự
an toàn giao thông. ( Chèn hình ảnh )
Để Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào đời sống của nhân dân và trở
thành “văn hóa giao thông”, cần tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền Luật
giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông, dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.2. Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông. ( Chèn hình ảnh )
Trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp, cụ thể như:
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt vi phạm
hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.
- Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết, xây dựng và hoàn
thiện quy trình xử phạt đơn giản, cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng
cao ý thức tự giác của người vi phạm
- Tăng cường lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các tuyến
đường trọng điểm để hỗ trợ xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh.
- Lên án và loại bỏ hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao
thông khi làm công tác xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
2.3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý: ( Chèn ảnh )
- Tăng cường sự phối hợp giữa cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả trong quản lý, điều hành giao thông.
3. Trách nhiệm của sinh viên trong việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông:
Có thể thấy, hầu hết tai nạn giao thông mang lại mà phương tiện chủ yếu là
xe ô tô, mô tô, xe gắn máy, do người điều khiển phương tiện thiếu ý chức chấp
hành pháp luật về giao thông, do nồng độ cồn trong máu quá cao, do lạng lách,
đánh võng của một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức. Là một
người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm
trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Chúng ta cần nêu cao ý
thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông
không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp
phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Sau đây là
một số nội dung cơ bản mà mỗi chúng ta đã, đang và cần phải tiếp tục thực hiện:
– Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện
– Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông
– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.
– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có
thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
– Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng
quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
– Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
– Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách
thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.
– Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
– Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn
không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân
thực hiện khi tham gia giao thông. + “Bốn không” gồm:
Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương
tiện không đủ giấy tờ quy định
Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông
Không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao
thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông
Không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông. +“Ba có” gồm:
Có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông
Có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng
Có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thôn
=> Như vậy, là mỗi sinh viên chúng ta cần phải có trách nhiệm:
- Học tập và rèn luyện tốt: Sinh viên cần say mê học tập, chăm rèn luyện, nắm
vững và chấp hành đầy đủ các nội quy quy định của nhà trường và pháp luật của
Nhà nước. Họ cũng cần kính trọng thầy, cô giáo và tích cực tham gia các phong trào của địa phương.
- Tuân thủ quy định giao thông: Sinh viên cần tuân thủ các quy tắc và luật lệ
giao thông được đặt ra bởi chính phủ và cơ quan chức năng. Điều này bao gồm
việc đáng kính các biển báo, tín hiệu đèn giao thông và các quy tắc vận hành đường bộ.
- Tham gia các hoạt động giáo dục và tình nguyện: Sinh viên có thể tham gia
các hoạt động như tình nguyện giảng dạy về an toàn giao thông tại trường học
địa phương, tổ chức các chiến dịch nhằm tăng cường nhận thức về an toàn giao thông trong cộng đồng.
- Tôn trọng và hỗ trợ các biện pháp cải thiện an toàn giao thông: Sinh viên cần
chấp nhận các biện pháp cải thiện an toàn giao thông như cải thiện hạ tầng giao
thông, kiểm soát tốc độ, và thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Tham gia vào các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục: Sinh viên có thể tham
gia vào các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục để tăng cường nhận thức về an
toàn giao thông trong cộng đồng sinh viên và xã hội.