Thuyết trình báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết mồi. Quan niệm chính của các nhà nghiên cứu. Nguyên nhân hình thành quan điểm. Thí nghiệm chứng minh cho quan điểm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
Đầu xuân năm mới, em xin thay mặt nhóm kính chúc thầy một năm mới bình
an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công.
Chúc các bạn năm mới luôn ngập tràn niềm vui, có nhiều hạnh phúc mới, mục tiêu và thành tựu mới.
SAU ĐÂY EM XIN PHÉP BẮT ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM MÌNH
“HIỆU ỨNG MỒI” là một trong những hiệu ứng truyền thông có tác động
mạnh mẽ đến quan điểm, nhận thức của con người.
Mặc dù việc nghiên cứu hiệu ứng “mồi” trong truyền thông đã đạt được
những thành tựu nhất định, tuy nhiên khái niệm “Hiệu ứng mồi” vẫn còn khá mới
mẻ. Vì vậy, nhóm chúng em quyết định thuyết trình về HIỆU ỨNG MỒI.
Để tìm hiểu về hiệu ứng mồi, em xin chia ra làm 4 phần: 1. Hoàn cảnh 2. Nội dung
3. Vai trò của công chúng trong lý thuyết mồi
4. Đánh giá về lý thuyết mồi
5. Vận dụng lt mồi trong nghiên cứu công chúng
PHẦN THỨ NHẤT: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA LÝ THUYẾT MỒI (KHÔNG NÓI)
ở phần HOÀN CẢNH CỦA LT MỒI, chúng ta sẽ trả lời cho những câu hỏi: Cha đẻ của HUM là ai
Y tưởng, quan niệm chính của họ là gì
Tsao họ lại có ý tưởng như vậy
Họ đã chứng minh và lập luận quan điểm của mình ntn
Thứ nhất, CHA ĐẺ CỦA LT MỒI:
Những ý tưởng đầu tiên về "mồi" đã được nhà nhân cách học Hy Lạp cổ đại
Demosthenes (đe mo thờ nít) sử dụng để làm tê liệt bộ máy chính trị của Athen,
giao nền dân chủ cho các đội quân chinh phục của Alexander of Macedon (ma xi
đon); Cicero (xi dờ rờ) đã sử dụng nó ở La Mã để điều khiển bồi thẩm đoàn chống
lại phe Julius Caesar.(xi sờ)
Tuy nhiên, hiệu ứng mồi chính thức được sử dụng như một lý thuyết truyền
thông vào năm 1982, khi Iyengar, Peters và Kinder nghiên cứu lý thuyết và đặt tên cho nó.
QUAN NIỆM CHÍNH CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU:
Lý thuyết mồi về truyền thông bắt nguồn từ công trình chứng minh thực
nghiệm về những hệ quả "không phải là tối thiểu" của Iyengar, Peters và Kinder.
Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra “Mọi người không có kiến thức chuyên sâu
về lĩnh vực chính trị và không thể đưa ra quyết định về chính trị, họ cần phải xem
xét những gì dễ xuất hiện trong tâm trí hay nói cách khác là những vấn đề chính trị
thu hút họ thông qua các phương tiện truyền thông”.
Vậy đâu là NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM này?
Iyengar, Peters và Kinder đã lập luận rằng do phương tiện truyền thông đưa ra
một số vấn đề nổi bật hơn những vấn đề khác. Họ đã đặt các thông số về các quyết
định chính trị do công chúng bỏ phiếu đưa ra. Cụ thể là nghiên cứu đánh giá của cử
tri đối với Tổng thống Jimmy Carter.
HỌ ĐÃ RÚT RA RẰNG Bất kỳ vấn đề nào được đưa ra trong bản tin
càng nổi bật thì ý kiến của cử tri về vấn đề đó càng có tác động lớn đến đánh
giá của công chúng về chính phủ.
VÀ SAU ĐÂY LÀ HAI THÍ NGHIỆM NHẰM CHỨNG MÌNH CHO QUAN ĐIỂM ĐÓ: TN1:
Các nhà nghiên cứu cho người tham gia xem bốn bản tin khác nhau trong bốn ngày.
Một nửa số người tham gia sẽ được xem các bản tin có chứa thông tin về
những bất cập của hệ thống quốc phòng Mỹ.
Đối với nửa còn lại, bốn bản tin không hề nhắc đến câu chuyện quốc phòng. TN2
Người tham gia được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm xem 5 bản tin khác nhau trong vòng năm ngày.
Bản tin của mỗi nhóm sẽ mang một chủ đề khác nhau, có thể là phòng thủ
quốc phòng, ô nhiễm hoặc lạm phát.
Người tham gia cả hai thí nghiệm được yêu cầu điền một bảng hỏi đánh giá về vấn
đề quốc gia trước và sau khi xem các bảng tin. Và liệu họ có thảo luận với bạn bè
về vấn đề đó hay không?
Bên cạnh đó, họ được yêu cầu đánh giá hiệu suất tổng thể của tổng thống Carter
trong việc giải quyết vấn đề quốc phòng (trong thí nghiệm 1) hoặc trong giải quyết
vấn đề quốc phòng, ô nhiễm và lạm phát (trong thí nghiệm 2), cũng như năng lực
và tính chính trực của Carter.
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐÃ CHỈ RA RẰNG
Người tham gia trong thí nghiệm 1 tỏ ra quan tâm hơn đối với những vấn đề
họ được xem so với nhóm còn lại.
Ở TN2, việc đưa tin liên tục về một vấn đề cụ thể tạo ra mối tương quan
mạnh mẽ giữa đánh giá về hiệu suất làm việc của Carter đối với vấn đề đó
và hiệu suất làm việc chung của Carter.
Hai thí nghiệm này cùng với nghiên cứu của Krosnick và Kinder (1990), đã
chỉ ra hiệu quả hiệu ứng “mồi” của truyền thông trong việc định hình dư
luận chính trị của công chúng, kể cả trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nguyên thủ quốc gia
ĐỂ LÀM RÕ KẾT QUẢ NÀY, CÁC NHÀ NGHCỨU ĐÃ GIẢI THÍCH:
Việc công chúng nhận thức các vấn đề chính trị thường hoạt động thông qua
quá trình kích hoạt nội dung bộ nhớ.
Bằng cách tập trung vào các vấn đề cụ thể, công chúng sẽ dễ dàng tiếp cận
những khái niệm, nhận thức về chính trị hơn. Dựa vào đó, họ có thể đưa ra
đánh giá về vấn đề chính trị.
Do vậy, khi đứng trước một vấn đề chính trị cần đánh giá, trong trí
nhớ của dư luận sẽ ngay lập tức hiện ra những thông tin có liên quan
mà họ đã tiếp thu từ các phương tiện truyền thông hay còn được coi là mồi.