Thuyết trình c9 (đường tổng cung ngắn hạn) - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Trong giai đoạn một hoặc hai năm, một sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế có xu hướng làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ, và ngược lại các mức giá giảm sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Kết quả là đường tổng cung ngắn hạn dốc lên. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49153326
9.4.2 Đường t ng cung ngắắn h nổ ạ
Như bạn … đã đề cập trước đó, đường tổng cung dài hạn là một đường
thẳng dốc đứng. Còn đường tổng cung ngắn hạn là một đường thẳng dốc
lên. Vậy thì có một câu hỏi đặt ra là tại sao đường tổng cung có độ dốc
hướng lên trong ngắn hạn
9.4.2.1 T i sao đạường t ng cung có đ dốcố hổ
ộ ướng lên trong ngắốn h n?ạ
Trong giai đoạn một hoặc hai năm, một sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế có xu
hướng làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ, và ngược lại các mức giá giảm sẽ làm
giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ. Kết quả là đường tổng cung ngắn hạn dốc lên.
Nghe thì có vẻ hơi rườm rà, nhưng mà khi nhìn vào sơ đồ này thì các bạn sẽ cảm thấy dễ
hiểu hơn: khi mức giá giảm từ P1 xuống P2 thì sản lượng cũng sẽ giảm từ Y1 đến Y2 và ngược lại
9.4.2.2 T i sao m c giá thay đ i l i tác đ ng lên s n lạứ ổ ạ ộ ả ượng trong ngắốn h n?ạ
Vậy thì tại sao mối quan hệ giữa lượng cung hàng hóa và dịch vụ theo mức
giá chung là tỷ lệ thuận ? Có nhiều lý thuyết kinh tế vĩ mô giải thích về điều
này, như lý thuyếtvề nhận thức sai lầm, lý thuyết về tiền lương cứng nhắc và
lý thuyết về giá cả cứngnhắc. Điểm chung của các lý thuyết này là sự ghi
nhận tính chất không hoàn hảocủa thị trường đưa tới sự sai lệch giữa sản
lượng thực tế với mức sản lượng tựnhiên trong dài hạn.Khi mức giá thực tế
vượt quá mức giá dự kiến thì sản lượng vượt quá sản lượng tựnhiên và khi
mức giá thực tế thấp hơn mức giá dự kiến thì sản lượng thấp hơn sảnlượng tự nhiên lOMoARcPSD| 49153326
Các nhà kinh tế vĩ mô đã đưa ra 3 lý thiết
Lí thuyết tiền lương kết dính (The Sticky-Wage Theory).
- theo lí thuyết tiền lương kết dính, đường tổng cung ngắn hạn là dốc lên
vì lương danh nghĩa được dựa vào giá cả kỳ vọng và không phản ứng ngay
khi mức giá thực tế trở nên khác với những kỳ vọng.
- Tính kết dính này của tiền lương giúp doanh nghiệp cóđộng cơ giảm sản
lượng khi mức giá thực tế thấp hơn kỳ vọng và tăng sản lượng khi mức
giá thực tế cao hơn kỳ vọng.
Đầu tiên là Lí thuyết tiền lương kết dĩnh. Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc, đường tổng
cung ngắn hạn dốc lên vì tiềnlương danh nghĩa thay đổi rất chậm hay “cứng nhắc” trong
ngắn hạn. Do mức lươngthường được thỏa thuận một mức cụ thể W trong các hợp đồng
lao động và chỉ đượcđiều chỉnh sau khi kết thúc hợp đồng, khoảng thời gian này thường
từ 2 tới 3 nămtạo ra sự cứng nhắc đó. Khi mức giá thực tế giảm sút, tức P giảm, thì tiền
lươngthực tế là W/P tăng lên. Tiền lương là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong chi
phí sản xuất nên khi tiền lương thực tế tăng thì chi phí sản xuất tăng. Trước tìnhhình đó
doanh nghiệp phản ứng lại bằng cách cắt giảm lượng lao động thuê mướnvà giảm sản
lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Sự sai lệch giữa giá thực tế vàdự kiến của doanh
nghiệp dẫn tới sự thay đổi sản lượng.
Lí thuyết giá cả kết dính (The Sticky-Price Theory).
Tiếp theo là lý thuyết giá cả kết dính. Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc, giá cả hàng hóa và
dịch vụ cũng chậm điềuchỉnh hay thay đổi chậm trước những thay đổi của điều kiện kinh
tế. Lý do dẫn tớichậm điều chỉnh là do các hợp đồng cung ứng hàng hóa và dịch vụ có điều
khoảnquy định mức giá cả cố định, mức giá này chỉ được điều chỉnh sau khi kết thúc
hợpđồng và trong hợp đồng mới. Ngoài ra các nhà cung ứng còn chịu chi phí thực đơn khi
thayđổi giá, tức là các chi phí in ấn catolô hay bao bì nhãn mác… nên họ cân nhắc thay đổi
giáhay không. Điều này tạo ra tính cứng nhắc của giá cả
- giá cả của một số hàng hóa và dịch vụ cũng điều chỉnh rất chậm trước
những điều kiện kinh tế đang thay đổi.
- nguyên nhân của điều chỉnh chậm đó là do chi phí đơn thực (phí tổn in
ấn và phân phối tài liệu sản phẩm và cần thời gian để thay đổi giá niêm yết)
Ảnh hưởng của tính cứng nhắc này với tổng cung có thể hình dung như sau:Nếu các doanh
nghiệp đều công bố giá hàng hóa và dịch vụ của mình dựa trênnhững dự kiến của họ về
tình hình kinh tế, sau đó do những thay đổi của nền kinh tế(chẳng hạn các hộ gia đình bi
quan về tình hình kinh tế hay muốn tiết kiệm nhiềuhơn, họ cắt giảm tiêu dùng làm thị
trường kém sôi động khiến mức giá chung giảm). Chodù có một số doanh nghiệp thay đổi
giảm giá bán theo tình hình thị trường nhưngnhiều doanh nghiệp khác tạm thời không
điều chỉnh vì lý do nêu trên. Do giá bánkhông giảm, doanh thu giảm từ đó họ buộc phải lOMoARcPSD| 49153326
cắt giảm sản lượng và việc làm.Như vậy sự thay đổi sản lượng ở đây cũng do sự sai lệch
giữa giá thực tế và mức giádự kiến của doanh nghiệp.
Do hệ quả của những chi phí này, giá cả và lương có thể trở nên kết dính trong ngắn hạn
- có một sự đồng hành tích cực giữa mức giá chung và sản lượng đầu ra.
Sự đồng hành tích cực này được thể hiện bằng đọ dốc dương hướng lên
của đường tổng cung ngắn hạn.
Lí thuyết về sự ngộ nhận (The Mipsperceptions Theory)
Cuối cung là Lí thuyết về sự ngộ nhận Theo lý thuyết về sự ngộ nhận, khi có sự thay
đổi trong mức giá chung, cácdoanh nghiệp có thể nhận thức sai lầm về tình hình diễn
biến của thị trường hàng hóavà dịch vụ mà họ cung ứng. Vì thông tin về giá trên thị
trường thường là tín hiệu chobiết tình hình cung cầu thị trường. Thông thường các
doanh nghiệp sẽ phản ứng lạinhững thay đổi trong mức giá chung đó bằng cách thay
đổi mức cung ứng hàng hóa vàdịch vụ của họ. Kết quả là đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.
Cụ thể quá trình đó diễn ra như sau : Giả sử mức giá chung giảm xuống thấp hơnmức
giá mọi người dự kiến, quan sát thấy mức giá hàng hóa và dịch vụ được cungứng cũng
giảm, họ cho rằng giá tương đối đã giảm, nên giảm lượng cung ứng. ở đây giá tương
đối là quan hệ so sánhgiữa giá cả của hàng hóa và dịch vụ cụ thể riêng của nhà cung ứng với mức giáchung
Ví dụ nông dân sẽ giảm cung ứng lúa gạo khiquan sát thấy/ giá gạo cùng giá một số
hàng hóa mà họ biết rõ/ giảm, trong khi khôngbiết chính xác giá cả của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ thay đổi thế nào, họ sẽ cắtgiảm sản lượng. Tương tự lao động có thể
thấy được sự giảm sút của tiền lươngdanh nghĩa chứ không biết được chính xác sự
giảm sút của tiền lương thực tế vìkhông biết chính xác sự thay đổi mức giá chung đã
cắt giảm lượng lao động cungứng. Sự nhận thức sai lầm về giá tương đối khi mức giá
hàng hóa và dịch vụ cụ thểthấp hơn khiến người sản xuất cung ứng lượng hàng hóa và
dịch vụ ở mức giá thấphơn làm sản lượng giảm.
- những thay đổi cua mức giá chung có thể tạm thời gây ngộ nhận cho nhà cung ứng
về điều gì đang xảy ra trong từng thị trường mà họ tiêu thụ sản phẩm.
- Kết quả của những ngộ nhận ngắn hạn này là các nhà cung cấp phản ứng trước thay
đổi thông qua mức giá, và phản ứng này làm cho độ dốc của đường tổng cung đi lên.
Khi nhà sản xuất nhận thấy giá đầu ra hàng hóa mình đang tăng, họ ngộ nhận rằng giá
tương đối cũng tăng và họ quyết định tăng lượng cung hàng hóa Kết quả của những
ngộ nhận ngắn hạn này là các nhà cung cấp phản ứng trước thay đổi thông qua mức giá,
và phản ứng này làm cho độ dốc của đường tổng cung đi lên. lOMoARcPSD| 49153326
Tiếp theo mình sẽ giúp các bạn tóm tắt lại nguyên nhân tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên:
1. Lý thuyết tiền lương kết dính: mức giá thấp ngoài dự kiến làm tăng tiền lương thực,
do đó doanh nghiệp thuê ít lao động hơn và sản xuất hàng hóa và dịch vụ với số lượng nhỏ hơn
2. Lý thuyết giá cả kết dính: mức giá thấp ngoài dự kiến khiến một số doanh nghiệp
có giá cả cao hơn mong đợi, gây áp lực giảm doanh số và buộc họ phải cắt giảm sản xuất
3. Lý thuyết về sự ngộ nhận: mức giá thấp ngoài dự kiến khiến các nhà cung ứng cho
rằng mức giá tương đối của họ đã giảm, dẫn đến giảm sản xuất
Từ 3 lí thuyết trên ta hiểu sản lượng đi chệch hướng trong ngắn hạn khỏi xu hướng dài
hạn (mức tự nhiên) khi mức giá thực tế chệch khỏi mức gia mà người dân kỳ vọng sẽ diễn
ra. Có thể thể hiện nó dưới dạng
: Sản lượng cung ứng = Mức sản lượng tự nhiên + a x (Mức giá thực tế Mức giá kỳ vọng)
a: số hạng quyết định mức phản ứng của sản lượng là bao nhiêu trước sự thay đổi ngoài dự kiến của mức giá.
Ta có phương trình cơ bản về đường tổng cung gắn hạn: Y = Y* + α (P - Pe)
o Y: sản lượng o Y* : sản
lượng tự nhiên o α: số dương
o Pe: mức giá kỳ vọng o P: giá thực tế
Kết luận rút ra từ phương trình:
o Đường tổng cung có độ dốc dương.
o Vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào Pe. Vì đường tổng cung ngắn hạn
cắt đường tổng cung dài hạn ở Pe. Do đó khi Pe tăng thì đường tổng cung sẽ
dịch chuyển lên trên và sang trái.
o Tham số α đo lường phản ứng của sản lượng với chênh lệch giữa giá cả thực
tế và giá cả kỳ vọng.
α = 0: đường tổng cung có dạng thẳng đứng.
α rất lớn: đường tổng cung gần như nằm ngang.
Như tổng cung dài hạn, tổng cung cũng ngắn hạn cũng dịch chuyển. Vậy thì tại sao tổng
cung ngắn hạn lại dịch chuyển lOMoARcPSD| 49153326
9.4.2.3 T i sao đạường t ng cung ổngắốn h n l i ạạ d ch chuy nị ể ?
Dịch chuyển do lao động thay đổi
Khi lượng lao động sẵn có tăng lên (có thể do tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) sẽ
làm dịch chuyển tổng cung sang phải. Khi lượng lao động sẵn có giảm xuống (có tỉ
lệ thất nghiệp tự nhiên tăng) sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái.
Dịch chuyển Yếu tố thứ 2 tdo vốn thay đổi
Khi vốn con người hay vốn vật chất tăng lên, sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung
sang phải. Khi vốn con người hay vốn vật chất giảm xuống, sẽ làm dịch chuyển
đường tổng cung sang trái.
Dịch chuyển do tài nguyên thiên nhiên thay đổi
Lượng tài nguyên sẵn có tăng lên sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Ngược
lại, trữ lượng tài nguyên sẵn có giảm sẽ dịch đường tổng cung sang trái.
Dịch chuyển Yếu tố tiếp theo do công nghệ thay đổi
Sự gia tăng trình độ công nghệ sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Ngược
lại, công nghệ hiện hữu tụt hậu (có thể do quy định của chính phủ) sẽ dịch chuyển
đường tổng cung sang trái.
Biến số mới
- Biến số mới quan trọng tác động lên vị trí của đường tổng cung ngắn hạn là
mức giá mà người dân kỳ vọng sẽ diễn ra. . Do đó, khi người dân thay đổi kỳ
vọng về mức giá, thì đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển.
- Mức giá kỳ vọng giảm sẽ làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ và đảy
đường cung ngắn hạn sang phải.
- Mức giá kỳ vọng tăng sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ và đẩy
đường cung ngắn hạn sang trái.
Trạng thái cân bằng trong ngắn hạn Bây giờ ta sẽ đưa đường
tổng cầu kết hợp với tổng cung để xem xét sản lượng vàmức giá được xác định thế nào. Ở hình trên, tại A đường tổng cầu AD gặp đường tổngcung ngắn hạn ASSR. lOMoARcPSD| 49153326
Cho mức sản lượng cân bằng là Y0 và mức giá cân bằng là P0. Trạng thái cân
bằng sẽ diễn ra cho dù nếu xảy ra trường hợp mức giá P1 thấphơn hay P2 cao
hơn mức giá cân bằng P0 thì cung cầu sẽ tự động thay đổi để cânbằng và qua
đó quy định sản lượng và cân bằng.
Lưu ý trạng thái cân bằng khôngphải là trạng thái đáng mong muốn và không
thay đổi, đây là trạng thái động vì cácyếu tố tác động tới tổng cung và tổng
cầu luôn thay đổi. Nó đơn giản chỉ phản ánhxu hướng của nền kinh tế tồn tại
trong điều kiện nhất định của nền kinh tế.
Kết hợp ngắn hạn và dài hạn
Chúng ta có thể tổng kết các kết quả từ phân tích trên như sau: Trong
thờigian ngắn, giá cả cứng nhắc, đường tổng cung dốc lên và sự thay đổi của
tổng cầutác động tới sản lượng và mức giá của nền kinh tế. Trong thời gian
dài, giá cả linhhoạt, đường tổng cung thẳng đứng và sự thay đổi của tổng cầu chỉ
tác động tớimứcgiá. Do đó, những thay đổicủa tổng cầu có tác dụng
khácnhau trong quãng thờigiankhác nhau Chính sự khác biệt này nảy sinh
câu hỏi quan hệ giữa hai đường tổng cungnày có liên quan thế nào tới quyết
định sản lượng và giá cả cân bằng của nền kinh tếkhi tổng cầu thay đổi. Giả
sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn như mô tả như hình.
Trên hình có 3 đường: đường tổng cầu AD, tổng cung ngắn hạnASSR và
đường tổng cung dài hạn ASLR. Trạng thái cân bằng dài hạn diễn ra tạiđiểm
mà tại đó đường tổng cầu cắt đường tổng cung dài hạn. Giá cả đã điều
chỉnhđể đạt tới trạng thái cần bằng này. Bởi vậy, nền kinh tế ở trạng thái cân
bằng dàihạn, đường tổng cung ngắn hạn cũng phải đi qua điểm đó