I. NGUYỄN ĐỨC CẢNH (1908-1932)(Giang Phương Anh,
Thu Hà k11)
1. Thân thế
- Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908.
- Ông người gốc làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy
Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái
Bình. Vùng quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại
xâm.
- Gia đình:
+ Cha ông cụ Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi
nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Hiện lãnh đạo. Năm 1888, cụ
đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, nhưng không ra làm quan nhà
dạy học.
+ Thân mẫu cụ Trần Thị Thùy, người xóm 2 làng Cổ Am,
huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương.
+ Anh chị em: Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Thị Lộc và Nguyễn Thị
Thừa.
- Nguyễn Đức Cảnh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam.
Ông còn thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng Tổng
biên tập đầu tiên của báo Lao động.
- Ngay từ khi còn nhỏ, đồng chí đã chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến
bộ của người cha cùng truyền thống hiếu học của họ ngoại. Đó
là những nhân tố khởi nguồn hình thành quyết tâm cao bản lĩnh
cách mạng sáng tạo của Nguyễn Đức Cảnh.
2. Cuộc đời và Sự nghiệp
- Với 24 tuổi đời trong đó gần 10 năm hoạt động Nội, Hải
Phòng vùng mỏ Đông Bắc. Trong phòng trào công nhân,
công đoàn vận động thành lập Đảng, Đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh đã trở thành nhà lãnh đão tiền bối tiêu biểu của Đảng
cách mạng Việt Nam có nhiều cống hiến lớn lao.
* Trở thành người lãnh đạo
- Cuối năm 1926, sau sự kiện bãi khóa trường Thành Chung
Nam Định ông đã quyết định bỏ học và lên Hà Nội tìm việc làm.
Trong hoàn cảnh chưa nghề, đồng chí đã phải làm thư
hiệu ảnh, giáo viên trường tư, rồi công nhân nhà máy inVăn
Tân.
- người có học thức, nhạy cảm nên Nguyễn đức cảnh thường
xuyên tìm đọc sách báo tiến bộ, rồi gia nhập tổ chức Nam Đồng
Thư xã vào cuối năm 1926.
- Mùa thu năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh Lý Hồng Nhật được
Việt Nam Quốc dân Đảng cử đi Quảng Châu, Trung Quốc tìm
hiểu về Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
- Tuy không trực tiếp nghe Nguyễn Ái Quốc giảng bài nhưng qua
lớp huấn luyện, ông đã sáng rõ nhiều điều như: Sứ mệnh lịch sử
của người giai cấp công nhân, vai trò của Đảng Cộng Sản, của
mật trận đoàn kết dân tộc, quốc tế. Cuối khóa học, Nguyễn Đức
Cảnh đã tự động thoát ly Nam Đồng Thư xã, gia nhập Thanh
Niên.
Đây bước chuyển biến quan trọng của ông trên con đường
bước đến với lập trường vô sản
- Sau khóa huấn luyện tại Quảng Châu, ông về nước. Tháng 2
năm 1928, ông được phân công làm Ủy viên Kỳ bộ Thanh niên
Bắc Kỳ, phụ trách khu Duyên hải và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ
Hải Phòng
- Tháng 9 năm 1928, thực hiện chủ trương "Vô sản hóa" của
Tổng bộ Thanh niên, ông xin vào làm thợ tại xưởng Caron,
trở thành một trong lãnh đạo công nhân trong các đợt đấu
tranh với giới chủ
* Sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Công Đoàn Việt Nam
- Càng đi sâu vào hoạt động thực tiễn, Nguyễn Đức Cảnh càng
thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa phong chào công nhân với
tổ chức ng đoàn chính đảng của giai cấp Đảng Cộng
sản.
- Nguyễn Đức Cảnh vừa hăng say làm việc vừa mật viết tài
liệu tuyên truyền. Cuối năm 1928, ông viết tập tài liệu 16 trang
với tiêu đề "Tổ chức công hội" nhằm truyền bá Chủ nghĩa Marx-
Lenin, tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân.
- Những hoạt động năng nổ của Nguyễn Đức Cảnh tổ chức
Thanh niên đã góp phần tích cực cho sự ra đời của chi bộ Đảng
Cộng sản đầu tiên 5D Hàm long tháng 3 năm 1929 Đông
Dương cộng sản Đảng tháng 6 năm 1929.
+ Tháng 3 năm 1929, 8 đoàn viên trong Kỳ bộ Thanh niên Cách
mạng Đồng chí Hội Bắc Kỳ gồm: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh,
Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Tuân,
Dương Hạc Đính và Nguyễn Phong Sắc).
Sự ra đời của Đảng Cộng sản bước ngoặt đại trong lịch
sử cách mạng Việt Nam.
+ Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội),
đồng chí tham gia thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản
Đảng Uỷ viên Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản
Đảng.
+ Thực hiện chủ trương của Trung ương lâm thời Đông Dương
Cộng sản Đảng, ngày 28-7-1929, đồng chí triệu tập Hội nghị
thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ (tiền thân của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam) được bầu làm Tổng thư Tổng
Công hội đỏ Bắc kỳ.
+ Tháng 8-1929, đồng chí được chỉ định giữ chức thư Tỉnh
uỷ Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng.
- Ngày 3-2 tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam Hương Cảng, Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
được chỉ định tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ xây dựng tổ
chức Đảng ở Bắc kỳ
- Tháng 4-1930, đồng chí thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam thành phố Hải Phòng trực tiếp làm thư Đảng bộ
và sau đó làm Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ.
- Đến cuối tháng 10 năm 1930, ông được Trung ương cử vào
tham gia Xứ ủy Trung kỳ và được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy
phân công phụ trách công tác tuyên huấn, tham gia chỉ đạo
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Ngày 9 tháng 4 năm 1931, trên đường từ cuộc họp quan trọng
của Xứ ủy Trung kỳ trở về sở, ông bị chính quyền thực dân
Pháp bắt giữ tại làng Yên Dũng Hạ. Ông lập tức bị chuyển giải
về giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò chờ xét xử. Bọn địch đã dùng mọi
cách tra tấn man nhưng với chí khí kiên cường của người
cộng sản, bọn địch không khai thác được tin tức nào. Thời gian
trong lim án chém của nhà Hỏa Nội, đồng chí đã
dồn hết tâm trí viết cuốn “Công nhân vận động” trao lại cho
Đảng.
- Tại phiên tòa Hội đồng đề hình của thực dân Pháp mở ngày 15
đến ngày 17 tháng 11 năm 1931 tại Nội, ông bị kết án tử
hình.
- Ngày 31/7/1932 Thực dân Pháp đã sát hại đồng chí Nguyễn
Đức Cảnh tại nhà lao Sông Lấp – Hải Phòng.
II. Hồ Tùng Mậu( Đào Bích, Nguyễn Bích)
1. Thân thế
- Ông tên thật Hồ Cự, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1896 tại
làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đồng chí Hồ Tùng Mậu sinh ra lớn lên trong một gia đình,
dòng họ, quê hương giàu truyền thống văn hóa, yêu nước
cách mạng. Cha ông Hồ Kiện, thi đỗ cử nhân nhưng k ra
làm quantham gia phong trào Văn Thân chống Pháp nhưng
bắt giam bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo. Mẹ
Phan Thị Liễu cũng dòng dõi nho giáo.
- Đồng chí đổi tên Hồ Tùng Mậu trở thành tên gọi chính
thức trong quá trình hoạt động cách mạng. Hồ Tùng Mậu còn
mang nhiều danh khác như: Āch, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ
Mộng Tống, Hồ Quốc Đống...
- Hồ Tùng Mậu là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách
Việt Nam. Ông từng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thành
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng
Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ.
2. Cuộc đời và sự nghiệp
Mậu Hồng Sơn được được bố trí sang Trung Quốc tìm gặp
Phan Bội Châu và Hồ Học Lãm. Ở Quảng
- T3/1920 Hồ Cự rời làng đi hoạt động, lấy tên Hồ Tùng
Mậu. Ba tháng sau Hồ Tùng Châu, Hồ Tùng Mậu xin được vào
học trường điện tín. Lúc ấy, các cuộc vận động cách mạng của
người Việt Quảng Châu khá phân tán, tưởng của hai phái
già, trẻ lại càng phân tán hơn. Trước tình hình không lợi ấy, Hồ
Tùng Mậu cùng Hồng Sơn lập ra Tâm Tâm xã, tập hợp số
thanh niên hăng hái kiên quyết cùng chí hướng, hy sinh quyền
lợi cá nhân, cùng nhau mưu đồ giải phóng dân tộc.
- Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, trở lại Quỳnh Lưu,
Yên Thành hoạt động với tên Phan Tái.
- Tháng 11/1924, nhóm Tâm Tâm được Nguyễn ái Quốc giúp
đỡ chuyển hướng hoạt động, xây dựng tổ chức cách mạng theo
đường lối đúng đắn.
- Tháng 6/1925, Hồ Tùng Mậu, Hồng Sơn giúp Nguyễn ái
Quốc xây dựng Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội
trong đó cộng sản đoàn gồm 5 người Hồ Tùng Mậu cùng
tham gia.
- Tháng 12-1927, Hồ Tùng Mậu cùng một chiến Thanh niên
Cách mạng đồng chí hội tham gia khởi nghĩa Quảng Châu nên
lại bị bắt giam.
Thời gian tù, Hồ Tùng Mậu được bầu vắng mặt làm uỷ viên
chấp hành Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Đại
hội Đại biểu lần thứ I của tổ chức này
- Tháng 8/1929, đồng chí Hồ Tùng Mậu thoát khỏi ntù Tưởng
Giới Thạch, chắp nối đường dây liên lạc với phong trào cách
mạng trong nước.
- Đến tháng 9/1929, các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Châu Văn Liêm
chỉ đạo việc thành lập các chi bộ An Nam Cộng sản.
Mục đích cuối cùng của các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Châu Văn
Liêm là tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai tổ chức cộng sản (An Nam
Cộng sản và Đông Dương Cộng sản Đảng)nước ta lúc bấy giờ
nhằm thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất.
- Ông lại bị Thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải ngày 26-6-1931
rồi đưa về nước giam tại nhà lao Hoả Lò rồi đưa về Nghệ An xét
xử . Từ án tử hình lần thứ hai xuống án trung thân rồi xuống án
khổ sai 13 năm tại nhiều nhà tù.
- Ngày 9-3-1945 Nhật Đảo chính Pháp, Hồ Tùng Mậu một số
tù chính trị trốn được rồi trở về quê nhà ông mở trường dạy học.
Tháng 7-1945 , Đảng cộng sản Đông dương điều ông rời làng
Quỳnh đôi đi kết nối cơ sở lập chiến khu cho Nghệ Tĩnh chuẩn bị
khởi nghĩa.
- Cách mạng tháng tám thành công ông nhận nhiệm vụ tổ chức
hệ thống liên lạc giữa chính quyền Cách mạng các địa phương
từ Bắc vào nam.
- 19-12-1946 Ông chủ tịch uỷ ban kháng chién liên khu IV.
Đại hội Đảng bộ đảng cộng sản Đông Dương Liên khu IV bầu
Ông làm uỷ viên thường vụ Liên khu uỷ.
- Ngày 18-12-1949 Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập ban Thanh
tra chính phủ trực thuộc Thủ Tướng Chính Phủ. Ông Hồ Tùng
Mậu được Hồ Chủ Tịch cử làm Tổng Thanh tra.
- Ngày 23 tháng 7 năm 1951 trên đường đi công tác từ Việt Bắc
vào Liên khu IV đoàn công tác bị máy bay của Pháp phát hiện
đuổi bắn. Ông đã hy sinh.
Từ khi sinh ra cho đến phút cuối cùng, đồng chí Hồ Tùng Mậu
đã viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình, dòng tộc "Đời nối đời
vì nước".
đồng chí nhất quán một lẽ sống đời làm người cao
đẹp: Vì nước, vì dân, quên thân vì nghĩa lớn.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu được công nhận lãnh đạo cách
mạng tiền bối tiêu biểu của Đảng
Để ghi nhận nêu gương tinh thần cách mạng của đồng chí
Hồ Tùng Mậu đối với Tổ quốc quê hương, Nhà thờ phần
mộ của đồng chí Hồ Tùng Mậu đã được xếp hạng Di tích lịch sử
Quốc gia.
Không chỉ ở Nghệ An mà nhiều địa phương trong cả nước đã lấy
tên dồng chí đặt tên cho các trường học, đường phố. Ngày 18-1-
2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã quyết định truy
tặng Huân chương cao quý - Huân chương Sao Vàng cho đồng
chí Hồ Tùng Mậu.
III. Suy nghĩ về sự hi sinh của các vị anh hùng trên. (Thu
Hà k10)
Nguyễn Đức Cảnh:
80 năm kể từ ngày người chiến cộng sản trẻ tuổi - một trong
những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta đi xa, đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh vẫn mãi tấm gương sáng cao đẹp về chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, về phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của
người cộng sản chân chính. Đồng chí đã trọn đời cống hiến,
chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, độc lập tự do
của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Hồ Tùng Mậu:
Gần 30 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã có
nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam; đặc biệt,
giai đoạn chuẩn bị thực lực, lực lượng cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03-02-1930 tại Hương Cảng
(Trung Quốc). Trong buổi đầu nhem nhóm ngọn lửa cách mạng,
đồng chí Hồ Tùng Mậu một người hoạt động từ sớm, nhiều
năm lăn lộn trong các phong trào yêu nước cách mạng
Thái Lan, Trung Quốc. Đồng chí Hồ Tùng Mậu thuộc vào lớp
những người cách mạng tiền bối. Cuộc đời, tên tuổi của Hồ Tùng
Mậu mãi mãi tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về ý
chí phi thường, xả thân chiến đấu, hy sinh sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Tinh thần, khí tiết ấy sẽ đi suốt chiều dài lịch sử
của Đảng và dân tộc Việt Nam.
IV. Bài học( Hiền)
Lạc quan, tin tưởng vào tương lai; nhạy bén trước tình thế
(Bài thơ "Tin tưởng", "Thà chết còn hơn mất tự do" do Hồ Tùng
Mậu sáng tác nhằm động viên, khích lệ tinh thần đồng chí mình
- đã trở thành lẽ sống của người cách mạng khi đối mặt với kẻ
thù).
(Đồng chí Hồ Tùng Mậu người nhạy bén trước tình thế. Sự
nhạy bén đó đã làm thất bại âm mưu của chính quyền thực dân
Pháp Đông Dương, cứu thoát hai lãnh tụ lớn nhất của phong
trào yêu nước cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX
Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc).
Bài học về tinh thần yêu nước nồng nàn, giác ngộ tư tưởng
cộng sản chủ nghĩa sâu sắc và lập trường giai cấp kiên định.
(Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh hiện thân của tinh thần yêu
nước chân chính, từ nguồn động lực này, đồng chí đă đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với cách mạng sản - con đường
lănh tụ Nguyễn Ái Quốc đă lựa chọn để giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc).
Bài học về tinh thần tự chủ, sáng tạo trong học tập, lao
động, rèn luyện và trưởng thành từ phong trào yêu nước, phong
trào công nhân.
(Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh người sớm nhận ra tầm quan
trọng của việc học tập luận cách mạng. Ngay khi từ Quảng
Châu về nước, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh một mặt vừa lao vào
công tác, mặt khác say sưa nghiên cứu các sách luận Mác-
Lênin, tài liệu của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Pháp,
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ việc nghiên cứu, học tập luận
Mác-Lênin để từng bước tự bồi đắp tri thức mới, nâng cao thêm
tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng sự giác ngộ tưởng,
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh còn vận dụng những tri thức đó để
phân tích tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đề ra
chủ trương và phương pháp công tác sát hợp).
Bài học về tấm gương về phẩm chất, đạo đức của người
cộng sản và tác phong lănh đạo của cán bộ Đảng được tôi luyện
trong đấu tranh cách mạng.
(Dù cương vị nào, đồng chí Hồ Tùng Mậu cũng một người
cán bộ cương trực trung hậu, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ
với một trách nhiệm cao. Với phẩm chất cách mạng tốt đẹp
cần, kiệm, liêm, chính, chí công tư, với tinh thần tận tuỵ,
thanh liêm).
(Trong tù, mặc dù bị tra tấn cực hình, Hồ Tùng Mậu vẫn lạc quan
yêu đời, đồng chí đã nêu một tấm gương sáng ngời về đạo đức
cách mạng cho anh em chính trị noi gương, học tập để giữ
vững ý chí chiến đấu.)
Bài học về tấm gương người chiến cộng sản đấu tranh
kiên cường, bất khuất cống hiến trọn đời cho tưởng cộng
sản.
(Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn giữ tinh thần đấu tranh không
khoan nhượng đối với kẻ thù. Khi bị địch bắt, tra tấn man,
đồng chí không nao núng, khuất phục, giữ vững khí tiết của
người cộng sản. Khi toà án đế quốc kết án tử hình, đồng chí vẫn
giữ thái độ điềm tĩnh, bởi đồng chí đă xác định sẵn sàng
chấp nhận hy sinh cho tưởng ngay từ khi bước chân vào con
đường hoạt động cách mạng. Trên thực tế, những phút giây cuối
cùng trước khi bị xử chém, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vẫn tiếp
tục làm việc cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang).
Bài học về sự giản dị, khiêm tốn, gần gũi, sẵn sàng làm
nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, làm việc với tác phong
chan hòa, bình dị và khảng khái.
(Trên các cương vị lănh đạo, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tác
phong giản dị, sâu sát, dân chủ. Những vấn đề thuộc về luận
cách mạng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn tìm cách diễn giải
đơn giản, dễ hiểu để quần chúng thể nắm vững được. Đồng
chí luôn một tình cảm chân thành, một tình thương yêu dào
dạt, cảm thông giữa những người cùng giai cấp, cùng chí
hướng).
(Những ngày bị giam tại Nhà lao Vinh (cuối năm 1931), Hồ Tùng
Mậu thường kể cho anh em chính trị nghe về những mẫu
chuyện đời thường, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc,
lòng nhân ái, bao dung của Bác Hồ. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã
lập ra tờ "Báo miệng" và kiêm chủ bút của tờ báo, sáng tác tiểu
thuyết miệng Giọt máu hồng....)

Preview text:

I. NGUYỄN ĐỨC CẢNH (1908-1932)(Giang Phương Anh, Thu Hà k11) 1. Thân thế
- Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908.
- Ông là người gốc làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy
Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái
Bình. Vùng quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. - Gia đình:
+ Cha ông là cụ Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi
nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Hiện lãnh đạo. Năm 1888, cụ
đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học.
+ Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Thùy, người xóm 2 làng Cổ Am,
huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương.
+ Anh chị em: Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Thị Lộc và Nguyễn Thị Thừa.
- Nguyễn Đức Cảnh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam.
Ông còn là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng
biên tập đầu tiên của báo Lao động.
- Ngay từ khi còn nhỏ, đồng chí đã chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến
bộ của người cha cùng truyền thống hiếu học của họ ngoại. Đó
là những nhân tố khởi nguồn hình thành quyết tâm cao bản lĩnh
cách mạng sáng tạo của Nguyễn Đức Cảnh.
2. Cuộc đời và Sự nghiệp
- Với 24 tuổi đời trong đó gần 10 năm hoạt động ở Hà Nội, Hải
Phòng và vùng mỏ Đông Bắc. Trong phòng trào công nhân,
công đoàn và vận động thành lập Đảng, Đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh đã trở thành nhà lãnh đão tiền bối tiêu biểu của Đảng và
cách mạng Việt Nam có nhiều cống hiến lớn lao.
* Trở thành người lãnh đạo
- Cuối năm 1926, sau sự kiện bãi khóa ở trường Thành Chung
Nam Định ông đã quyết định bỏ học và lên Hà Nội tìm việc làm.
Trong hoàn cảnh chưa có nghề, đồng chí đã phải làm thư ký
hiệu ảnh, giáo viên trường tư, rồi công nhân nhà máy in Lê Văn Tân.
- Là người có học thức, nhạy cảm nên Nguyễn đức cảnh thường
xuyên tìm đọc sách báo tiến bộ, rồi gia nhập tổ chức Nam Đồng
Thư xã vào cuối năm 1926.
- Mùa thu năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật được
Việt Nam Quốc dân Đảng cử đi Quảng Châu, Trung Quốc tìm
hiểu về Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
- Tuy không trực tiếp nghe Nguyễn Ái Quốc giảng bài nhưng qua
lớp huấn luyện, ông đã sáng rõ nhiều điều như: Sứ mệnh lịch sử
của người giai cấp công nhân, vai trò của Đảng Cộng Sản, của
mật trận đoàn kết dân tộc, quốc tế. Cuối khóa học, Nguyễn Đức
Cảnh đã tự động thoát ly Nam Đồng Thư xã, gia nhập Thanh Niên.
 Đây là bước chuyển biến quan trọng của ông trên con đường
bước đến với lập trường vô sản
- Sau khóa huấn luyện tại Quảng Châu, ông về nước. Tháng 2
năm 1928, ông được phân công làm Ủy viên Kỳ bộ Thanh niên
Bắc Kỳ, phụ trách khu Duyên hải và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng
- Tháng 9 năm 1928, thực hiện chủ trương "Vô sản hóa" của
Tổng bộ Thanh niên, ông xin vào làm thợ tại xưởng Caron, và
trở thành một trong lãnh đạo công nhân trong các đợt đấu tranh với giới chủ
* Sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Công Đoàn Việt Nam
- Càng đi sâu vào hoạt động thực tiễn, Nguyễn Đức Cảnh càng
thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa phong chào công nhân với
tổ chức Công đoàn và chính đảng của giai cấp là Đảng Cộng sản.
- Nguyễn Đức Cảnh vừa hăng say làm việc vừa bí mật viết tài
liệu tuyên truyền. Cuối năm 1928, ông viết tập tài liệu 16 trang
với tiêu đề "Tổ chức công hội" nhằm truyền bá Chủ nghĩa Marx-
Lenin, tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân.
- Những hoạt động năng nổ của Nguyễn Đức Cảnh và tổ chức
Thanh niên đã góp phần tích cực cho sự ra đời của chi bộ Đảng
Cộng sản đầu tiên ở 5D Hàm long tháng 3 năm 1929 và Đông
Dương cộng sản Đảng tháng 6 năm 1929.
+ Tháng 3 năm 1929, 8 đoàn viên trong Kỳ bộ Thanh niên Cách
mạng Đồng chí Hội Bắc Kỳ gồm: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh,
Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Tuân,
Dương Hạc Đính và Nguyễn Phong Sắc).
 Sự ra đời của Đảng Cộng sản là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
+ Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội),
đồng chí tham gia thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản
Đảng và là Uỷ viên Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng.
+ Thực hiện chủ trương của Trung ương lâm thời Đông Dương
Cộng sản Đảng, ngày 28-7-1929, đồng chí triệu tập Hội nghị
thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ (tiền thân của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam) và được bầu làm Tổng thư ký Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ.
+ Tháng 8-1929, đồng chí được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh
uỷ Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng.
- Ngày 3-2 tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam ở Hương Cảng, Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
được chỉ định tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc kỳ
- Tháng 4-1930, đồng chí thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam thành phố Hải Phòng và trực tiếp làm Bí thư Đảng bộ
và sau đó làm Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ.
- Đến cuối tháng 10 năm 1930, ông được Trung ương cử vào
tham gia Xứ ủy Trung kỳ và được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy
và phân công phụ trách công tác tuyên huấn, tham gia chỉ đạo
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Ngày 9 tháng 4 năm 1931, trên đường từ cuộc họp quan trọng
của Xứ ủy Trung kỳ trở về cơ sở, ông bị chính quyền thực dân
Pháp bắt giữ tại làng Yên Dũng Hạ. Ông lập tức bị chuyển giải
về giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò chờ xét xử. Bọn địch đã dùng mọi
cách tra tấn dã man nhưng với chí khí kiên cường của người
cộng sản, bọn địch không khai thác được tin tức nào. Thời gian
ở trong xà lim án chém của nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, đồng chí đã
dồn hết tâm trí viết cuốn “Công nhân vận động” trao lại cho Đảng.
- Tại phiên tòa Hội đồng đề hình của thực dân Pháp mở ngày 15
đến ngày 17 tháng 11 năm 1931 tại Hà Nội, ông bị kết án tử hình.
- Ngày 31/7/1932 Thực dân Pháp đã sát hại đồng chí Nguyễn
Đức Cảnh tại nhà lao Sông Lấp – Hải Phòng.
II. Hồ Tùng Mậu( Đào Bích, Nguyễn Bích) 1. Thân thế
- Ông tên thật là Hồ Bá Cự, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1896 tại
làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đồng chí Hồ Tùng Mậu sinh ra và lớn lên trong một gia đình,
dòng họ, quê hương giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và
cách mạng. Cha ông là Hồ Bá Kiện, thi đỗ cử nhân nhưng k ra
làm quan mà tham gia phong trào Văn Thân chống Pháp nhưng
bắt giam và bắn chết trong khi vượt ngục tại Lao Bảo. Mẹ là
Phan Thị Liễu cũng dòng dõi nho giáo.
- Đồng chí đổi tên là Hồ Tùng Mậu và trở thành tên gọi chính
thức trong quá trình hoạt động cách mạng. Hồ Tùng Mậu còn
mang nhiều bí danh khác như: 䤃Āch, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ
Mộng Tống, Hồ Quốc Đống...
- Hồ Tùng Mậu là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách
Việt Nam. Ông từng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thành
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng
Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ.
2. Cuộc đời và sự nghiệp
Mậu và Lê Hồng Sơn được được bố trí sang Trung Quốc tìm gặp
Phan Bội Châu và Hồ Học Lãm. Ở Quảng
- T3/1920 Hồ Bá Cự rời làng đi hoạt động, lấy tên là Hồ Tùng
Mậu. Ba tháng sau Hồ Tùng Châu, Hồ Tùng Mậu xin được vào
học trường điện tín. Lúc ấy, các cuộc vận động cách mạng của
người Việt ở Quảng Châu khá phân tán, tư tưởng của hai phái
già, trẻ lại càng phân tán hơn. Trước tình hình không lợi ấy, Hồ
Tùng Mậu cùng Lê Hồng Sơn lập ra Tâm Tâm xã, tập hợp số
thanh niên hăng hái kiên quyết cùng chí hướng, hy sinh quyền
lợi cá nhân, cùng nhau mưu đồ giải phóng dân tộc.
- Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, trở lại Quỳnh Lưu,
Yên Thành hoạt động với tên Phan Tái.
- Tháng 11/1924, nhóm Tâm Tâm xã được Nguyễn ái Quốc giúp
đỡ chuyển hướng hoạt động, xây dựng tổ chức cách mạng theo
đường lối đúng đắn.
- Tháng 6/1925, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn giúp Nguyễn ái
Quốc xây dựng Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội
trong đó có cộng sản đoàn gồm 5 người Hồ Tùng Mậu cùng tham gia.
- Tháng 12-1927, Hồ Tùng Mậu cùng một chiến sĩ Thanh niên
Cách mạng đồng chí hội tham gia khởi nghĩa Quảng Châu nên lại bị bắt giam.
Thời gian ở tù, Hồ Tùng Mậu được bầu vắng mặt làm uỷ viên
chấp hành Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Đại
hội Đại biểu lần thứ I của tổ chức này
- Tháng 8/1929, đồng chí Hồ Tùng Mậu thoát khỏi nhà tù Tưởng
Giới Thạch, chắp nối đường dây liên lạc với phong trào cách mạng trong nước.
- Đến tháng 9/1929, các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Châu Văn Liêm
chỉ đạo việc thành lập các chi bộ An Nam Cộng sản.
Mục đích cuối cùng của các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Châu Văn
Liêm là tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai tổ chức cộng sản (An Nam
Cộng sản và Đông Dương Cộng sản Đảng) ở nước ta lúc bấy giờ
nhằm thành lập một Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất.
- Ông lại bị Thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải ngày 26-6-1931
rồi đưa về nước giam tại nhà lao Hoả Lò rồi đưa về Nghệ An xét
xử . Từ án tử hình lần thứ hai xuống án trung thân rồi xuống án
khổ sai 13 năm tại nhiều nhà tù.
- Ngày 9-3-1945 Nhật Đảo chính Pháp, Hồ Tùng Mậu và một số
tù chính trị trốn được rồi trở về quê nhà ông mở trường dạy học.
Tháng 7-1945 , Đảng cộng sản Đông dương điều ông rời làng
Quỳnh đôi đi kết nối cơ sở lập chiến khu cho Nghệ Tĩnh chuẩn bị khởi nghĩa.
- Cách mạng tháng tám thành công ông nhận nhiệm vụ tổ chức
hệ thống liên lạc giữa chính quyền Cách mạng các địa phương từ Bắc vào nam.
- 19-12-1946 Ông là chủ tịch uỷ ban kháng chién liên khu IV.
Đại hội Đảng bộ đảng cộng sản Đông Dương Liên khu IV bầu
Ông làm uỷ viên thường vụ Liên khu uỷ.
- Ngày 18-12-1949 Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập ban Thanh
tra chính phủ trực thuộc Thủ Tướng Chính Phủ. Ông Hồ Tùng
Mậu được Hồ Chủ Tịch cử làm Tổng Thanh tra.
- Ngày 23 tháng 7 năm 1951 trên đường đi công tác từ Việt Bắc
vào Liên khu IV đoàn công tác bị máy bay của Pháp phát hiện
đuổi bắn. Ông đã hy sinh.
Từ khi sinh ra cho đến phút cuối cùng, đồng chí Hồ Tùng Mậu
đã viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình, dòng tộc "Đời nối đời vì nước".
Ở đồng chí nhất quán một lẽ sống ở đời và làm người cao
đẹp: Vì nước, vì dân, quên thân vì nghĩa lớn.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu được công nhận là lãnh đạo cách
mạng tiền bối tiêu biểu của Đảng
Để ghi nhận và nêu gương tinh thần cách mạng của đồng chí
Hồ Tùng Mậu đối với Tổ quốc và quê hương, Nhà thờ và phần
mộ của đồng chí Hồ Tùng Mậu đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.
Không chỉ ở Nghệ An mà nhiều địa phương trong cả nước đã lấy
tên dồng chí đặt tên cho các trường học, đường phố. Ngày 18-1-
2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định truy
tặng Huân chương cao quý - Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Hồ Tùng Mậu.
III. Suy nghĩ về sự hi sinh của các vị anh hùng trên. (Thu Hà k10) Nguyễn Đức Cảnh:
80 năm kể từ ngày người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi - một trong
những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta đi xa, đồng chí Nguyễn Đức
Cảnh vẫn mãi là tấm gương sáng và cao đẹp về chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, về phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của
người cộng sản chân chính. Đồng chí đã trọn đời cống hiến,
chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Hồ Tùng Mậu:
Gần 30 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã có
nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam; đặc biệt,
là giai đoạn chuẩn bị thực lực, lực lượng cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03-02-1930 tại Hương Cảng
(Trung Quốc). Trong buổi đầu nhem nhóm ngọn lửa cách mạng,
đồng chí Hồ Tùng Mậu là một người hoạt động từ sớm, nhiều
năm lăn lộn trong các phong trào yêu nước và cách mạng ở
Thái Lan, Trung Quốc. Đồng chí Hồ Tùng Mậu thuộc vào lớp
những người cách mạng tiền bối. Cuộc đời, tên tuổi của Hồ Tùng
Mậu mãi mãi là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về ý
chí phi thường, xả thân chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Tinh thần, khí tiết ấy sẽ đi suốt chiều dài lịch sử
của Đảng và dân tộc Việt Nam. IV. Bài học( Hiền)
Lạc quan, tin tưởng vào tương lai; nhạy bén trước tình thế
(Bài thơ "Tin tưởng", "Thà chết còn hơn mất tự do" do Hồ Tùng
Mậu sáng tác nhằm động viên, khích lệ tinh thần đồng chí mình
- đã trở thành lẽ sống của người cách mạng khi đối mặt với kẻ thù).
(Đồng chí Hồ Tùng Mậu là người nhạy bén trước tình thế. Sự
nhạy bén đó đã làm thất bại âm mưu của chính quyền thực dân
Pháp ở Đông Dương, cứu thoát hai lãnh tụ lớn nhất của phong
trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong thế kỷ XX là
Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc). 
Bài học về tinh thần yêu nước nồng nàn, giác ngộ tư tưởng
cộng sản chủ nghĩa sâu sắc và lập trường giai cấp kiên định.
(Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là hiện thân của tinh thần yêu
nước chân chính, từ nguồn động lực này, đồng chí đă đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với cách mạng vô sản - con đường
lănh tụ Nguyễn Ái Quốc đă lựa chọn để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc). 
Bài học về tinh thần tự chủ, sáng tạo trong học tập, lao
động, rèn luyện và trưởng thành từ phong trào yêu nước, phong trào công nhân.
(Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người sớm nhận ra tầm quan
trọng của việc học tập lí luận cách mạng. Ngay khi từ Quảng
Châu về nước, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh một mặt vừa lao vào
công tác, mặt khác say sưa nghiên cứu các sách lí luận Mác-
Lênin, tài liệu của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Pháp,
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ việc nghiên cứu, học tập lý luận
Mác-Lênin để từng bước tự bồi đắp tri thức mới, nâng cao thêm
tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng và sự giác ngộ tư tưởng,
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh còn vận dụng những tri thức đó để
phân tích tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đề ra
chủ trương và phương pháp công tác sát hợp). 
Bài học về tấm gương về phẩm chất, đạo đức của người
cộng sản và tác phong lănh đạo của cán bộ Đảng được tôi luyện
trong đấu tranh cách mạng.
(Dù ở cương vị nào, đồng chí Hồ Tùng Mậu cũng là một người
cán bộ cương trực và trung hậu, luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ
với một trách nhiệm cao. Với phẩm chất cách mạng tốt đẹp
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, với tinh thần tận tuỵ, thanh liêm).
(Trong tù, mặc dù bị tra tấn cực hình, Hồ Tùng Mậu vẫn lạc quan
yêu đời, đồng chí đã nêu một tấm gương sáng ngời về đạo đức
cách mạng cho anh em tù chính trị noi gương, học tập để giữ
vững ý chí chiến đấu.) 
Bài học về tấm gương người chiến sĩ cộng sản đấu tranh
kiên cường, bất khuất và cống hiến trọn đời cho tư tưởng cộng sản.
(Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn giữ tinh thần đấu tranh không
khoan nhượng đối với kẻ thù. Khi bị địch bắt, tra tấn dă man,
đồng chí không nao núng, khuất phục, giữ vững khí tiết của
người cộng sản. Khi toà án đế quốc kết án tử hình, đồng chí vẫn
giữ thái độ điềm tĩnh, bởi đồng chí đă xác định và sẵn sàng
chấp nhận hy sinh cho lý tưởng ngay từ khi bước chân vào con
đường hoạt động cách mạng. Trên thực tế, những phút giây cuối
cùng trước khi bị xử chém, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vẫn tiếp
tục làm việc cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang). 
Bài học về sự giản dị, khiêm tốn, gần gũi, sẵn sàng làm
nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, làm việc với tác phong
chan hòa, bình dị và khảng khái.
(Trên các cương vị lănh đạo, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh có tác
phong giản dị, sâu sát, dân chủ. Những vấn đề thuộc về lý luận
cách mạng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn tìm cách diễn giải
đơn giản, dễ hiểu để quần chúng có thể nắm vững được. Đồng
chí luôn có một tình cảm chân thành, một tình thương yêu dào
dạt, cảm thông giữa những người cùng giai cấp, cùng chí hướng).
(Những ngày bị giam tại Nhà lao Vinh (cuối năm 1931), Hồ Tùng
Mậu thường kể cho anh em tù chính trị nghe về những mẫu
chuyện đời thường, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc,
lòng nhân ái, bao dung của Bác Hồ. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã
lập ra tờ "Báo miệng" và kiêm chủ bút của tờ báo, sáng tác tiểu
thuyết miệng Giọt máu hồng....)