Tích lũy tư bản - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất.Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặpđi lặp lại không ngừng. Quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại không ngừng được gọi làtái sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN:
1. Những vấn đề chung về tích lũy tư bản
1.1Thực chất( bản chất) của tích lũy tư bản
Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất.
Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặp
đi lặp lại không ngừng. Quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại không ngừng được gọi là tái sản xuất.
Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường
hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư
bản tiêu dùng cho cá nhân.
Tuy nhiên, tự bản không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng lớn lên. Để thực
hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản
phụ thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.
1.2 Động cơ của tích lũy tư bản
Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư
bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không
ngừng mở rộng sự thống trị đó.
Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ
nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không
ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột
công nhân làm thuê. Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho
tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó mà tạo
điều kiện để tăng quy mô tích luỹ. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dự tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối,
nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng cường độ lao động.
Thứ hai, năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giá trị sức
lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tạo điều kiện
cho phép tăng quy mô tích luỹ.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc,
C.Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tự bản tiêu dùng. Theo C.Mác:
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá
trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù
đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như
khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục vụ không
công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư
bản đã tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được
những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lơn.
Thứ tư, đại lượng tự bản ứng trước.
Nếu thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích luỹ.
1.4 Một số hệ quả của tích luỹ tư bản
Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả kinh
tế mang tính quy luật như sau:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu cv) là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ
thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
C.Mác cho rằng, nền sản xuất có thể được quan sát qua hình thái hiện vật. Cũng có thể
quan sát qua hình thái giá trị.
Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và
số lượng sức lao động được coi là cấu tạo kỹ thuật.
Cấu tạo kỹ thuật này, nếu quan sát qua hình thái giá trị nó phản ánh ở mối quan hệ tỷ lệ
giữa tư bản bất biến với tư bản khả biến. Tỷ lệ giá trị này được gọi là cấu tạo hữu cơ. Cấu
tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng tăng lên về lượng.
Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.
Thứ hai, tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông
qua quá trình tích tụ và tập trung tự bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư.
Tích tụ tự bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội
do giá trị thặng dư được biến thành tư bản phụ thêm. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.
Tập trung tự bản là sự tăng lên của quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư
bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
Tập trung tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau.
Thứ ba, quá trình tích luỹ tư bản làm không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của
nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.Quá trình
tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích luỹ sự giàu sang về phía giai cấp
tư sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê.
Bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là bần cùng hoá
tương đối và bần cùng hoa tuyệt đối.
Bần cùng hoá tương đối là cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm
phân phối cho giai cấp công nhận làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương
đối so với phần dành cho giai cấp tư sản.
Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công
nhân làm thuê, Bần cùng hóa tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công
nhân làm thuế đang thất nghiệp và đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các
điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Khái quát tình hình tích lũy của Việt Nam 1.1 Trước dịch
Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, đ Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trong phát triển kinh tế ất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển
kinh tế tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới
sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế.
Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá trình tích lũy vốn
còn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh tế dẫn đến việc tổ
chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, nhiệm vụ tích tụ và tập
trung vốn không đạt được hiệu quả. Việc thực hiện CNH- HDH đề ra trong kế hoạch 5
năm tại Đại hội Đảng lần III 1960-1985 được tiến hành trong điều kiện chế độ quan liêu
bao cấp vì vậy nên còn tồn tại khá nhiều hạn chế.Chỉ khi sau đổi mới 1986, cùng với viêc
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách mở cửa, ngoại
giao mềm dẻo, các kênh huy động vốn trở nên phong phú linh hoạt hơn. Theo thống kê
giai đoạn 1996-2000 tăng 66,7% so với 1991-1995, tỷ trọng vốn đầu tư xã hội 28,6%
năm. Tích lũy nội bộ tăng lên 25% GDP. Từ 2000 đến nay tốc độ lại tiếp tục tăng 2008
tăng 39,6%, 2009 tăng 34,8%, 2010 tăng 37,5% năm, giai đoạn 1011-2017 nguồn vốn
đầu tư toàn xã hội 15,524 tỷ, vốn nước ngoài ước tính 1150 tỷ đồng.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, nhất đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập
quốc dân tăng lên…tuy nhiên nó vẫn còn quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới (nếu quy
đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam
chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó
doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của
từng doanh nghiệp rất nhỏ.
Thực tế cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp,
nhiều hộ gia đình và không ít doanh nghiệp còn đầu tư chưa hiệu quả, nguồn vốn không
được luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của nhà nước tăng lên nhưng còn dàn
trải,. Việc quản lý sử dụng vốn còn phân tán, không tập trung tối đa vốn tiền mặt cũng
như nhân tài vật lực để giải quyết những công trình thiết yếu của nền kinh tế.Tuy nhiên
sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cho thấy đây là một kênh huy
động vốn thật sự hấp dẫn và rất đáng kể. 1.2 Sau dịch
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực
kinh tế – xã hội trong những năm gần đây thì tình hình tích lũy tư bản của nước ta trong
những năm đại dịch vẫn ổn định: Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến
ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ
năm trước. Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9/2021 vừa qua, WB đưa ra nhận
định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho thấy lòng tin vào nền
kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế
Việt Nam. Theo chuyên gia WB, lý do là nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các
quốc gia tăng trưởng tốt (năm 2020 là 2,9%) khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm
kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ
bản của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc.
Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá
trị tăng thêm được thống kê như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước,
đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%,
đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm
phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Đó là kết quả của những chính sách từ việc
các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại tích luỹ
, tài chính và tích cực cải cách hành
chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các
chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công
của mình trong những tháng cuối của năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.
II CƠ SỞ THỰC TIỄN VẬN DỤNG TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO TĂNG CƯỜNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM:
2 Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn nền kinh tế:
2.1 Những ảnh hưởng từ quá trình tích lũy tư bản từ thực tiễn nền kinh tế:
Không nằm ngoài những quy luật tác động của quá trình tích lũy tư bản, Quá trình đó
cũng dẫn đến những hệ quả kinh tế mang tính quy luật ở nước ta.
Quá trình mở rộng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Trước đổi mới, mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung, quan
liêu, bao cấp đã kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến sự trì trệ và khủng hoảng
Do đó đổi mới mô hình kinh tế là điểm mấu chốt trong đổi mới quan hệ tổ chức, và quản
lí sản xuất ở Việt Nam.
Sau đổi mới với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hòa nhập quốc tế về khoa học,
công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động đơn
giản đã được thay thế bằng dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sự lao động tay chân
của con người dần được thay thế bằng lao động trí óc.
Sự thay đổi đó đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khi lượng sản phẩm làm ra
ngày càng nhiều và chất lượng cao. Nhờ quá trình tích lũy vốn thay thế quá trình sản
xuất nhỏ lẻ thành quá trình sản xuất lớn hớn.
Như ở nước ta nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, nên việc mở rộng sản xuất nông
nghiệp là cần thiết và đạt nhiều thành tựu.Từ đó nông nghiệp đạt được các thành tựu kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 15 tỷ USD ,tốc độ tăng trưởng từ
4,0% tăng lên 4,5%. GDP nông nghiệp tăng rõ 3,3% lên 3,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
ở nông thôn đạt 7,8% - 8% / năm.
Sự hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nước đều thể hiện quan
điểm hình thành các tập đoàn kinh tế mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc
tế . Theo đó một số tổng công ty nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ được đổi
thành các tập đoàn kinh tế. Trên thực tế năm 2006 và đầu năm 2007, tám tập đoàn kinh tế
quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn Bưu chính – Viễn thông, Than – Khoáng sản, dầu
khí, điện lực, Công nghiệp tàu thủy, dệt may, cao su, tài chính – bảo hiểm đã được thành
lập. Đây là những tổng công ty có quy mô mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết,
liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác.
Tuy nhiên trong quá trình thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đã xuất hiện sự lúng
túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án. Các vấn đề nảy sinh đó là
mối là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết ,
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý , thương hiệu của tập đoàn, quy mô vốn điều lệ và các vấn
đề khác để xác lập tập đoàn. Ngay như vị trí pháp lí của tập đoàn vẫn còn ý kiến khác
nhau như tập đoàn có hay không có tư cách pháp nhân, đăng kí hay không đăng kí, có
hay không có bộ máy quản lý riêng.
Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định quốc gia, khoảng
60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra
khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn
vị này 17%, 28,8% thu ngân sách. Tính đến cuối 2007 , tổng vốn sở hữu của các tập
đoàn và tổng công ty đã tăng 18% , tổng tài sản tăng 26% . Bên cạnh các tập đoàn kinh tế
nhà nước còn có các tập đoàn kinh tế tư nhân như FPT , Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh
Gia Lai , Vincom, Trung Nguyên ,... Các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng góp phần làm làm
thúc đẩy nền kinh tế phát triển và làm tăng GDP quốc doanh của Việt Nam
Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
So với 20 năm trước Việt Nam có nửa tổng số dân sống dưới mức nghèo khổ, nay cả
nước chỉ còn khoảng 10% tổng số hộ nghèo và hầu hết không còn hộ đói. Tuy đạt được
những hệ quả tích cực, nhưng tỉ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn lớn.
Theo số liệu thống kê nhà nước vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 1,23 triệu người,
vùng trung du và miền núi phía Bắc có 2,76 triệu người, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung có 3,21 triệu người, vùng tây nguyên có khoảng trên 1 triệu người, vùng
đông nam bộ có gần 213.000 người và vùng DBSCL có trên 1,84 triệu người.
Hiện nay hệ số chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cao hơn nhiều nước đã trải qua thời kì
dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung cơ chế thị trường của chúng ta còn mới mẻ
vì thể cần có biện pháp khắc phục nếu không tình trạng này sẽ ngày càng tăng
Giải pháp tăng cường tích lũy cho nền kinh tế nước ta.
Trong điều kiện đất nước ta, từ sản xuất nhỏ quá độ lên CNXH, chúng ta không còn cách
nào khác là một mặt huy động toàn bộ sức lực của mọi người, mọi ngành, mọi cấp để
tăng gia sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển; mặt khác, phải triệt để tiết kiệm nhằm tích
lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế nước ta cho sự nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế sản xuất XHCN.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng
Vì mục tiêu của xã hội XHCN là không ngừng tái sản xuất mở rộng, nâng cao mức sống
của người dân lao động nên chúng ta cần phải xác định cho được giữa quỹ tích lũy và quỹ
tiêu dùng Tỷ lệ cụ thể . phụ thuộc
giữa quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng vào nhiều yếu tố
Tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản
hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao và
ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng và tích lũy không đến mức cao nhất.
Việc phân chia tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào
nhu cầu của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Đồng thời chúng ta cũng phải khuyến khích tất cả mọi người dân đều ra sức tiết kiệm, tích lũy.
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng
được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu
quả sử dụng vốn cao hơn.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ nên tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước để doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình và tạo điều kiện
cho các chủ doanh nghiệp phát huy mọi khả năng
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng góp phần giúp đồng vốn được sử dụng hiệu
quả. Vì vậy cần đào tạo những đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao.
Đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ quản lý có thể
phát huy mọi năng lực của mình.
3. Tích lũy vốn trong nước
Nâng cao hiệu quả tích lũy, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước.
Tăng lượng vốn thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Sản xuất hàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất
hiện người thì có vốn nhàn rỗi, người thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách các ngân hàng sẽ đứng ra huy động vốn tạm
thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, dân cư sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến
hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện được ngày càng tốt, các ngân hàng cần tự đổi mới phương thức nghiệp vụ.
Đồng thời chính phủ cũng phải có biện pháp nâng cao mức lãi suất nhằm thu hút ngày
càng nhiều vốn nhàn rỗi trong dân. Đặc biệt hệ thống ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với
các tổ chức tín dụng để tích tụ và tập trung vốn được thuận tiện. Chúng ta có thể huy
động vốn qua các công ty bảo hiểm, xổ số kiến thiết, sự tài trợ của các nhà doanh nghiệp...
Mặt khác cần tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc
gia và từ những tài sản công còn bỏ phí.
Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn thông qua thị
trường chứng khoán.. Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường chứng khoán, trước hết
chúng ta phải tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước
và đồng thời phải phát triển hệ thống ngân hàng thương mại.
3.2.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài nguồn vốn tích lũy trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay khi nền kinh tế mở cửa
hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng khác là
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, trong đó vốn
đầu tư trực tiếp (FDI) có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế
trong nước. Để thực hiện được chiến lược này cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng
bộ của chính phủ, trong đó một biện pháp quan trọng là phải cải thiện môi trường đầu tư
thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Do vậy chúng
ta phải nhanh chóng sửa đổi và bổ sung bộ luật đầu tư nước ngoài phù hợp cho tình hình
mới của nước ta hiện nay đảm bảo cho quyền lợi nhà đầu tư và cho chính chúng ta.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực
kinh tế – xã hội trong những năm gần đây thì tình hình tích lũy tư bản của nước ta trong
những năm đại dịch vẫn ổn định: Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến
ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ
năm trước. Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9/2021 vừa qua, WB đưa ra nhận
định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho thấy lòng tin vào nền
kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế
Việt Nam. Theo chuyên gia WB, lý do là nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các
quốc gia tăng trưởng tốt (năm 2020 là 2,9%) khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm
kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ
bản của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc.
Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá
trị tăng thêm được thống kê như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước,
đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%,
đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm
phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Đó là kết quả của những chính sách từ việc
các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại tích luỹ
, tài chính và tích cực cải cách hành
chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các
chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công
của mình trong những tháng cuối của năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.