Tiền công bản chất và nguồn gốc - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Nguồn gốc của tiền công chính là do hao phí sức lao động của người laođộng làm thuê tự trả cho mình thông qua sổ sách của người mua hànghóa sức lao động. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Bản chất:
- Nguồn gốc của tiền công chính do hao phí sức lao động của người lao
động làm thuê tự trả cho mình thông qua sổ sách của người mua hàng
hóa sức lao động.
- biểu hiện bên ngoài của đời sống chủ nghĩa bản, công nhân làm việc
cho nhà bản trong một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng
hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà bản trả cho công
nhân một số tiền nhất định gọi là tiền công.
- Khái niệm: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao
động, là giá cả của hàng hóa sức lao động.
- Người ta thường lầm tưởng rằng tiền công giá cả của lao động. Nhưng
thực tế tiền công không phải giá trị hay giá cả của lao động, lao động
không phải hàng hóa, sở dĩ như vậy là vì nếu lao động là hàng hóa, thì nó
phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó.
- Việc thừa nhận lao động hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về
luận sau đây:
+ Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà
tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn
tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
+ Thứ hai, còn nếu "hàng hóa lao động" được trao đổi không ngang giá để
có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa bản hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại
biểu hiện ra bề ngoải thành giá cả của lao động.
2. Hình thức:
- Hai hình thức bản tiền công tính theo thời gian tiền công tính
theo sản phẩm.
Tiền công tính theo thời gian: số lượng của ít hay nhiều tùy theo thời
gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn. Trong đó trả
theo giờ chính xác nhất. Tiền công trả theo thời gian thường đượctrả cho
những công việc không định lượng được một cách cụ thể.
Yếu tố của tiền công tính theo thời gian:
+ Độ dài của thời gian lao động
+ Cường độ lao động
+ Tính chất công việc
+ Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động
Tiền công tính theo sản phẩm: hình thức tiền công số lương của
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm
mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
Thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất
ra một sản phẩm. thế tiền công tính theo sản phẩm hình thức biến
tướng củatiền công tính theo thời gian.
Tác dụng:
+ Giúp cho nhà bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của
công nhân dễ dàng hơn.
+ Kích thích công nhân lao động tích cực lao động, nâng cao tay nghề, khẩn
trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
+ Đối với hội thì thể hiện sự công bằng hơn ( làm thì mới ăn, làm
nhiềuthì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít).
3. Phân loại:
- 2 loại là Tiền công danh nghĩa tiền công thực tế.
+ Tiền công danh nghĩa: số tiền người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà bản (là số tiền người lao động nhận
được sau khi làm việc).
+ Tiền công thực tế: tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa
tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình.
- Tiền công thực tế tỉ lệ thuận với tiền công danh nghĩa.
Cái người lao động quan tâm là tiền công thực tế. Từ đó hiểu được, trong
điều kiện thực tế, nhà nước luôn cố gắng giảm lạm phát, duy trì lạm phát
mức thấp để ổn định được giá cả của hàng hóa ( đặc biệt hàng hóa thiết
yếu), để ổn định được tiền công cho người lao động tiền công thực tế
quan hệ tỉ lệ nghịch với giả cả liệu sinh hoạt dịch vụ, nên để ổn
đinh được cuộc sống của người lao động thì phải bình ổn được giá cả nên
đây là ý nghĩa rất lớn mà nhà nước chúng ta đang thực hiện.)
| 1/2

Preview text:

TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1. Bản chất:
- Nguồn gốc của tiền công chính là do hao phí sức lao động của người lao
động làm thuê tự trả cho mình thông qua sổ sách của người mua hàng hóa sức lao động.
- Là biểu hiện bên ngoài của đời sống chủ nghĩa tư bản, công nhân làm việc
cho nhà tư bản trong một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng
hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công
nhân một số tiền nhất định gọi là tiền công.
- Khái niệm: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao
động, là giá cả của hàng hóa sức lao động.
- Người ta thường lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Nhưng
thực tế tiền công không phải giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động
không phải là hàng hóa, sở dĩ như vậy là vì nếu lao động là hàng hóa, thì nó
phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó.
- Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:
+ Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà
tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn
tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
+ Thứ hai, còn nếu "hàng hóa lao động" được trao đổi không ngang giá để
có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại
biểu hiện ra bề ngoải thành giá cả của lao động.
2. Hình thức:
- Hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời giantiền công tính theo sản phẩm.
Tiền công tính theo thời gian: số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời
gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn. Trong đó trả
theo giờ là chính xác nhất. Tiền công trả theo thời gian thường đượctrả cho
những công việc không định lượng được một cách cụ thể.
Yếu tố của tiền công tính theo thời gian:
+ Độ dài của thời gian lao động + Cường độ lao động + Tính chất công việc
+ Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lương của nó
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm
mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
Thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất
ra một sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến
tướng củatiền công tính theo thời gian.
Tác dụng:
+ Giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn.
+ Kích thích công nhân lao động tích cực lao động, nâng cao tay nghề, khẩn
trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
+ Đối với xã hội thì thể hiện sự công bằng hơn ( có làm thì mới có ăn, làm
nhiềuthì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít). 3. Phân loại:
- 2 loại là Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
+ Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản (là số tiền mà người lao động nhận được sau khi làm việc).
+ Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa
tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
- Tiền công thực tế tỉ lệ thuận với tiền công danh nghĩa.
Cái người lao động quan tâm là tiền công thực tế. Từ đó hiểu được, trong
điều kiện thực tế, nhà nước luôn cố gắng giảm lạm phát, duy trì lạm phát ở
mức thấp để ổn định được giá cả của hàng hóa ( đặc biệt là hàng hóa thiết
yếu), để ổn định được tiền công cho người lao động vì tiền công thực tế có
quan hệ tỉ lệ nghịch với giả cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
, nên để ổn
đinh được cuộc sống của người lao động thì phải bình ổn được giá cả nên
đây là ý nghĩa rất lớn mà nhà nước chúng ta đang thực hiện.)