



Preview text:
Tiền lệ pháp là gì? Cho ví dụ về tiền lệ pháp ở Việt Nam? 1. Tiền lệ pháp là gì?
Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật,
theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của
tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán
quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự
sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận
và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà
xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức
này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi
phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng,
quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và
thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, bởi xuất phát điểm của tiền lệ
pháp là hình thành từ con đường thông qua quá trình xét xử; phù hợp với
chức năng của cơ quan tư pháp và nếu như các cơ quan hành chính cũng
ban hành tiền lệ thì không phù hợp với thẩm quyền và chức năng là cơ quan
quản lý – không phải là cơ quan xét xử, tạo nên một sự chồng chéo trong
việc hình thành và áp dụng tiền lệ giữa hai cơ quan hành pháp và tư pháp.
Cho nên, tiền lệ pháp chỉ có thể được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ
quan tư pháp, hình thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập
pháp hay hành pháp. Tiền lệ pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ.
Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp
luật Anh - Mỹ (Anglo- Sacxon). Hình thức này được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, là nguồn chủ yếu và quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc
gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh, hầu hết các tiểu bang
của Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana), Canada (ngoại trừ tỉnh bang
Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh cũng như các lãnh thổ được ủy trị của Hoa Kỳ.
Ở nước ta, tiền lệ pháp đã và đang tồn tại dưới các hình thức như các nghị
quyết hướng dẫn xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng kết ngành và dễ
thấy nhất là thông qua các quyết định giám đốc thẩm được tập hợp và phát
hành. Qua đây, nhiều vướng mắc đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao gỡ vướng và định hướng cho các tòa cấp dưới làm theo.
2. Tiền lệ pháp có những đặc điểm gì?
Như đã đề cập bên trên, tiền lệ pháp (án lệ) được hình thành từ cơ quan tư
pháp nhưng không phải bất cứ nghị quyết, văn bản, quyết định,. . của các cơ
quan tư pháp đều được coi là án lệ. Để trở thành án lệ thì một bản án, một
quyết định phải có những đặc điểm sau:
- Nội dung của án lệ phải liên quan đến nhứng vấn đề pháp lý, những vấn đề
đó phải là những vấn đề mới mà pháp luật chưa có lời giải đáp trong thực tế.
Cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ việc, bằng cách phương pháp
nghiệp vụ đã tìm được hướng giải quyết và hướng giải quyết này trở thành
một tiền lệ để áp dụng với các vụ việc tương tự sau này.
- Tiền lệ pháp phải thể hiện được thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc Hội
đồng xét xử về các vấn đề được pháp luật đặt ra. Quan điểm đối với một vấn
đề pháp lý mới nảy sinh sẽ được chấp nhận nếu thẩm phán đưa ra những lập
luận màn tính hợp lý và có logic pháp luật.
- Tiền lệ pháp (án lệ) phải xuất phát từ những tranh chấp giữa các bên trong vụ án.
- Tiền lệ pháp (án lệ) phải được tạo ra bởi Tòa án có thẩm quyền bởi không
phải Tòa án nào cững có đủ điều kiện và khả năng để tạo ra án lệ
- Tiền lệ pháp (án lệ) phải được công bố và hệ thống hóa.
3. Án lệ và Tiền lệ pháp có giống nhau hay không ?
Án lệ được hiểu là đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các Tòa án
về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các
thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na,
xử theo án lệ là việc Tòa án cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước
của Tòa án cấp trên để đưa ra một phán quyết tương tự trong một vụ việc
tương tự. Cơ sở để hình thành nên án lệ chính là những khuyết điểm của hệ
thống pháp luật. Khi có những khuyết điểm của hệ thống luật, Tòa án sẽ viện
dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để đưa ra những phán quyết
có tính đột phá và bản án này sẽ được Tòa tối cao công bố là án lệ để áp
dụng chung cho các trường hợp tương tự dó khiếm khuyết quy phạm hoặc
chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng.
Tiền lệ pháp được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và
áp dụng và áp dụng nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên những cơ
sở vụ việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự.
Như vây, có thể thấy thuật ngữ án lệ hàm chứa những nội dung cơ bản của
thuật ngữ tiền lệ pháp và giữa chúng có sự khác nhau về mặt thuật ngữ
nhưng lại cùng chỉ một khái niệm. Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ
pháp, do cả hai đều xuất phát từ tòa án và hình thành từ quá trình xét xử.
Tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thành pháp luật, còn án lệ
dùng để chỉ về nguồn của pháp luật, mà nguồn của pháp luật cũng chính là
hình thức của pháp luật. Nói cách khác, tiền lệ pháp là một hình thức pháp
luật hay quá trình làm luật của Tòa án, còn án lệ là những bản án, quyết định
mà Tòa án làm căn cứ để áp dụng sau này cho những vụ việc có tình tiết
tương tự. Dù không phải là hai từ đồng nghĩa nhưng thông thường, người ta
gọi các bản án sau có giá trị áp dụng tương tự và được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chọn lọc công bố và cho xuất bản phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học và tham khảo gọi là những án lệ.
Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra
một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng
trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các
vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố
tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là
khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc
kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra
phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ
đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là
không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi đàm phán,
soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng tránh rủi ro...
4. Một số ví dụ về tiền lệ pháp Ví dụ 1:
Năm 2006, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có quyết định giám đốc thẩm
một vụ tranh chấp dân sự về lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian
giữa ông T. với bà K. Sau này, nhiều tòa cấp dưới đã ngầm coi đây là một án
lệ và xử theo đường lối của bản án này.
Số là bà K. đã lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của ông T. Khi bà K. xây
nhà, bà đã làm kiềng trên móng nhà của ông T. nhưng ông T. không phản đối
trong suốt thời gian từ khi khởi công cho đến lúc hoàn thành (bốn tháng). Do
nhà bà K. là nhà cao tầng, đã xây dựng hoàn thiện, giờ nếu buộc bà phải dỡ
bỏ và thu hẹp lại công trình thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho bà.
Xử vụ này, tòa cấp phúc thẩm đã không buộc bà K. phải tháo dỡ phần tường
nhà đè lên phía trên móng nhà ông T. mà chỉ buộc bà bồi thường bằng tiền.
Trong quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán cho rằng tuyên xử
như thế là hợp tình hợp lý. Sau này khi gặp vụ án tương tự, các thẩm phán
đều “liên tưởng” đến vụ này và tuy không nói ra nhưng ai cũng vận dụng
đường lối thấu lý đạt tình đó để xét xử.
Có điều, nội dung hướng dẫn trong “án lệ” nói trên chỉ thể hiện hướng giải
quyết trong vụ việc cụ thể giữa ông T. và bà K. nên nó còn thiếu tính khái
quát pháp lý. Sẽ là thuyết phục nếu trong quyết định có một đoạn có nội dung
giống như một điều luật (không đề cập tới một chủ thể cụ thể như ông A, bà
B) để các tòa cấp dưới áp dụng theo. Khi đó quyết định trên có thể được coi
là một án lệ mẫu mực. Ví dụ 2:
Bộ luật Dân sự°(BLDS) nước ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người
thân của người có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết nếu người
được hưởng cấp dưỡng là người đã thành niên và cho đến khi đủ 18
tuổi nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa thành niên hay đã
thành thai. Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết nghĩa vụ này bắt đầu vào thời
điểm nào nên các tòa rất lúng túng. Sau đó, một quyết định giám đốc thẩm
của TAND Tối cao phân tích: Theo tinh thần quy định tại Điều 616 BLDS và
hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ
cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết.
Document Outline
- Tiền lệ pháp là gì? Cho ví dụ về tiền lệ pháp ở Vi
- 1. Tiền lệ pháp là gì?
- 2. Tiền lệ pháp có những đặc điểm gì?
- 3. Án lệ và Tiền lệ pháp có giống nhau hay không ?
- 4. Một số ví dụ về tiền lệ pháp