Tiền tệ là gì | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Tiền tệ là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học, đóng vai trò chủ yếu trong việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nó không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là thước đo giá trị và phương tiện cất trữ giá trị. Tiền tệ có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm tiền kim loại, tiền giấy, và tiền điện tử
Môn: Kế toán tài chính 1(ACF1)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tiền tệ là gì ?
Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản
phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản
đơn đến hình thái phát triển cao nhất là hình thái tiền tệ.
Tiền tệ là đồng tiền được luật pháp quy định có các chức năng
hợp pháp cho nền kinh tế tại quốc gia đó. Các quốc gia khác
nhau có những đồng tiền pháp quy khác nhau và được liên kết
bằng tỉ giá quy đổi. Lưu thông tiền tệ là một hoạt động cần thiết
để kết nối các thị trường. Tiền tệ sẽ được lưu thông theo một quy
luật lưu thông tiền tệ thống nhất giữa các quốc gia với mục đích giao dịch chung.
Chức năng của tiền tệ - Là thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất giữ - Phương tiện thanh toán
Tiền tệ thế giới
- Khi thực hiện các chức năng trên ở phạm vị thị trường bên ngoài
quốc gia, tiền tệ sẽ thực hiện chức năng trở thành tiền tệ thế giới.
Tiền tệ được sử dụng làm tiền tệ thế giới là tiền vàng hoặc các
đồng tiền được công nhận giá trị trên nhiều quốc gia. Các đồng
tiền như Đô la Mỹ, Bảng Anh hoặc đồng Euro là các đồng tiền
thực hiện chức năng tiền tệ thế giới rõ rệt trên thị trường kinh tế hiện nay.
Lưu thông tiền tệ là gì?
Lưu thông tiền tệ trong tiếng Anh là Currency in circulation.
Lưu thông tiền tệ là tính chất lưu thông trên thị trường nhằm định
giá cho hàng hóa, dịch vụ. Phản ánh sự vận động của tiền tệ trong
nền kinh tế trong quy luật của nó. Tính chất lưu thông được thực
hiện tư do theo nhu cầu của các chủ thể tham gia trong thị trường. Tuy nhiên, tiền tệ
được phát hành bởi quốc gia nên được quản lý và giám sát với
những mục đích lưu thông cụ thể. Các tính chất lưu thông được
hình thành trước tiên thông qua phát hành tiền mặt. Trong tiến bộ
và phát triển công nghệ và kỹ thuật, các lưu thông không dùng tiền mặt được sử dụng.
Với chức năng của tiền tệ là phương tiện trao đổi. Nhằm thực
hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nhu cầu cơ bản. Các
trao đổi được tiến hành không ngang bằng cần thiết một đơn vị
tiền tệ trong quy đổi giá trị. Và thành toán các khoản nợ giữa các
chủ thể trong nền kinh tế. Khi giá trị tiền tệ được xác định, con
người có thể định giá trị cho các nghĩa vụ cần thực hiện. Đó cũng
chính là ý nghĩa giúp tiền tệ mang lại giá trị trong nền kinh tế. Lưu thông
tiền tệ là cách thức tác động và mang đến hiệu quả trong hoạt
động hay phát triển kinh tế.
Lưu thông bằng tiền mặt:
Lưu thông bằng tiền mặt là cách thức lưu thông vật lý với các nhu
cầu trong lưu thông. Khi sự vận động của tiền mặt bao gồm giấy
bạc ngân hàng, tiền đúc bằng kim loại được phát hành và lưu
thông. Ở nhiều quốc gia, hình thức tiền đúc vẫn được tham gia
trong giao dịch. Với các sự vận động này nhằm thực hiện việc
mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán nợ. Đảm bảo cho các nhu
cầu trong trao đổi đa dạng hàng hóa. Cũng như thực hiện các quy
đổi không ngang bằng. Các giá trị có thể được phản ánh thông
qua các giao dịch trên thị trường.
Với ý nghĩa ngày càng được thể hiện từ tiền tệ, nhiều người có xu
hướng tìm kiếm nhiều hơn tiền tệ thông qua tìm kiếm lợi nhuận
hay lao động. Nói cách khác, lưu thông bằng tiền mặt khi hàng
hóa dịch vụ và tiền tệ xuất hiện đồng thời trong lưu thông trên thị
trường trao đổi. Tính chất của giao dịch phản ánh nhu cầu đồng
thời của bên mua, bên bán hay các quan hệ tương tự khác. Đảm
bảo cho tính chất giữa cán cân cung cầu trên thị trường.
Với tiền mặt phản ánh nhu cầu được thực hiện dễ dàng. Khi các
nhu cầu có thể được thực hiện hầu hết có thể lựa chọn thanh toán
tiền mặt. Cá đảm bảo trong quản lý, điều phối hay quy định
nghiêm ngặt khác của Chính phủ. Từ đó mà các giá trị của tiền tệ
có thể được đảm bảo ổn định.
Đáp ứng tốt các nhu cầu thường xuyên của con người mà không
tạo ra nhiều biến động.
Lưu thông không bằng tiền mặt:
Hình thức lưu thông này được thực hiện khi những tiến bộ thị
trường được hình thành. Như việc ứng dụng các công nghệ hay
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Vẫn với các ý nghĩa cơ bản của
lưu thông và nhu cầu của người sử dụng trên thị trường. Các lưu
thông không bằng tiền mặt khi tiền thực hiện chức năng phương
tiện trao đổi. Tuy nhiên nó mang đến một ý nghĩa thuận tiện và
hữu hiệu khác. Nhằm thực hiện mua bán hàng hóa, dịch cụ thanh
toán nợ nhưng bằng các công cụ sử dụng đồng tiền ghi sổ (tiền
gửi có thể phát séc) ở các ngân hàng như: séc, ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, thẻ thanh toán…
Các giá trị của tiền tệ được phản ánh dưới các con số. Chủ sở
hữu vẫn có các quyền thực hiện trong giao dịch bình thường.
Ngoài ra, việc thực hiện nhu cầu chuyển đổi ra tiền mặt cũng được
đáp ứng. Tính chất ghi sổ cần thiết có sự giám sát hay quản lý
chật chẽ hơn. Hiện nay ở Việt nam, chỉ ngân hàng được nhà nước
giao cho quyền hạn và trách nhiệm này. Đảm bảo cho các giao
dịch được thực hiện hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân
hàng trung ương trong việc quản lí và điều tiết lượng tiền cung
ứng… Giảm đáng kể các chi phí lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo
quản, vận chuyển, đếm, đóng gói…
Ngoài ra các tính chất tội phạm công nghệ cao có thể mang đến
hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó cần thiết xây dựng những bảo
mật tạo an toàn và tin cậy cho chủ sở hữu. Cũng như mang đến
uy tín và chất lượng cho hoạt động nghiệp vụ được ngân hàng thực hiện
Quy luật lưu thông tiền tệ là gì ? Khái niệm
- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện
trong quá trình tiền tệ được lưu thông trên thị trường. Phản ánh
quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một
thời kỳ nhất định. Tính chất cân
đối hay điều tiết này được thực hiện trong hoạt động quản lý của
nhà nước. Đảm bảo cho các nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận
của từng cá nhân. Trong khi mang đến hiệu quả phát triển tích
cực cho nền kinh tế. Đặc biệt là giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát.
- Muốn thực hiện được như vậy, cần thiết các cân đối nhu cầu phản
ánh trong quy luật được xây dựng. Trong đó các quan tâm được
phản ánh đối với các hàng hóa cũng như nhu cầu lưu thông trên
thị trường. Khi đó, có thể tính toán các lượng tiền cần thiết để lưu
thông mang lại hiệu quả. Vừa kích thích các buôn bán trao đổi.
Vừa mang đến các giá trị lợi ích xứng đáng cho các bên trong
giao dịch. Từ đó giúp cho nền kinh tế quốc gia phát triển so với
các quốc gia khác. Tiền tệ phải phản ánh các giá trị đảm bảo
mang không chịu các tác động quá lớn từ lạm phát làm cho đồng tiền mất giá. Nội dung quy luật
- Số tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông
tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông và tỷ lệ
nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kì đó. Công thức Trong đó:
M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định P là mức giá cả
Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông V là
số vòng lưu thông của đồng tiền.
Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với
tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ
nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ. Đây là quy luật lưu thông
tiền tệ. Quy luật này có ý nghĩa chung cho mọi hình thái kinh tế -
xã hội có sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng
tiền mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông được xác định như sau: Trong đó:
P.Q là tổng giá cả hàng hóa
G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau G3 là
tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán V là số
vòng quay trung bình của tiền tệ.
Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:
- Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu
thông hàng hoá quyết định. Tiền đại diện cho người mua, hàng
đại diện cho người bán. Lưu thông tiền tệ có quan hệ chặt chẽ
với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ.
- Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế
tiền tệ, quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ. Bên cạnh đó, cơ
chế lưu thông tiền tệ còn phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu,
cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh tiền của ngân hàng.
- Nếu quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu làm giá hàng hoá
vận động, xoay quanh giá trị, thoát ly khỏi giá trị thì quy luật lưu
thông tiền tệ là quy luật giữ mối liên hệ Vai trò
- Quy luật lưu thông tiền tệ có vai trò rất quan trọng quyết định sự
phát triển của kinh tế lẫn sự phát triển của đất nước. Quy luật lưu
thông tiền tệ phần nào giúpcho chính phủ căn cứ để phát hiện
cần thiết cho việc lưu thông. Bên
cạnh đó còn một số vai trò như giúp hệ thống ngân hàng nhà
nước và kinh doanh điều hòa tiền
- tệ có thể khống chế được việc kiểm soát lạm phát củng cố sức
mua để đồng tiền có thể chuyển đổi; góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế theo hướng ngày càng vững bền và thúc đẩy tăng
trưởng và cải thiện vật chất. Ngoài ra, việc quản lý quy luật lưu
thông một cách đúng đắn sẽ tránh khỏi nguy cơ bị lạm phát dẫn
đến mất giá trị đồng tiền
Tác động của lạm phát với quy luật lưu thông tiền tệ Khái niệm
- Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế
độ lưu thông tiền giấy
- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế
tăng lên trong một thời gian nhất định - Có 3 mức độ :
Lạm phát vừa phải: khi giá cả hàng hóa tăng dưới 10% một
năm => lạm phát mức độ 1 con số
Lạm phát cao: khi giá cả hàng hóa tăng từ 10% - 100% một
năm => lạm phát mức độ 2 con số
Siêu lạm phát: khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ 3 con số mỗi năm
Ảnh hưởng của lạm phát đến quy luật lưu thông tiền tệ
- Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ là quy định lượng tiền
cần thiết để đảm bảo lưu thông trong thị trường. Khi đồng tiền
pháp quy mất giá, thị trường sẽ cần nhiều lượng tiền hơn để
duy trì lưu thông hàng hóa. Quy luật trước đó của thị trường sẽ
bị phá vỡ và được thay thế bằng một quy luật mới phù hợp với
tình hình đương thời của nền kinh tế.
- Lạm phát nhẹ, vừa phải là biểu hiện sự phát triển lành mạnh
của nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, kích thích xuất khẩu…
- Lạm phát phi mã, đặc biệt là siêu lạm phát, có sức tàn phá ghê
gớm đối với nền kinh tế. Nó dẫn tới sự phân phối lại các nguồn
thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa,
người đi vay được lợi; người có thu nhập và nắm giữ tài sản
bằng tiền, người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền
giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất
kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó, biến dạng, tâm lý người dân hoang mang…
- Lưu thông tiền tệ là một hoạt động cần thiết cho quá trình trao
đổi hàng hóa trong thị trường. Sự lưu thông của tiền tệ sẽ tuân
thủ một quy luật lưu thông tiền tệ nhất định. Quy luật này sẽ bị
phá vỡ và thay bằng một quy luật lưu thông tiền tệ khác khi thị
trường xảy ra tình trạng lạm phát