Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa:
- Giao lưu văn hóa : Quá trình tiếp xúc, trao đổi, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa
các nền văn hóa. Các nền văn hóa có thể chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa khác do
vay mượn các thành tố thuộc về các nền văn hóa khác hoặc chịu ảnh hưởng trực
tiếp, gián tiếp từ nó.
+ Giao lưu văn hóa gồm 2 dạng: Tự nguyện và cưỡng bức
+ Mức độ tiếp nhận: Chọn lọc những giá trị thích hợp/ Tiếp nhận cả hệ thống và
sắp xếp lại/ Mô phỏng và biến thể một số thành tựu của nền văn hóa khác
- Tiếp biến văn hóa: là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa
ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa, tức phù hợp
với văn hóa bản địa, và sau một thời gian sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở
thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh.
- Đặc điểm tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt Nam:
a. Từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á
- Trồng lúa, dùng trâu bò để phục vụ cho sản xuất, cư dân thành thạo nghề đi biển,
người phụ nữ có vai trò quyết định trong các hoạt động của gia đình; tín ngưỡng
thời thần, tổ tiên,…=> VN là một ĐNA thu nhỏ
b. Giao lưu và tiếp biến với VH Trung Hoa
- Có ảnh hưởng rất lớn, diễn ra rất lâu dài, xuyên suốt thời kì lịch sử, diễn ra dưới
cả 2 trạng thái: cưỡng bức và không cưỡng bức
+ cưỡng bức: khoảng thời gian VN bị TQ đô hộ, xâm lược, lần thứ nhất là từ thế kỉ
I đến thế kỉ X và lần thứ hai từ 1407 đến 1427
+ tự nguyện: tiếp nhận kĩ thuật trong sản xuất: kĩ thuật rèn, đúc sắt để làm công cụ
sản xuất và sinh hoạt; dùng phân để làm đất màu mỡ, tiếp nhận ngôn ngữ Trung
Hoa,…
c. Với Ấn Độ
- Ảnh hưởng sâu đậm, diễn ra bằng con đường hòa bình
+ VH Champa (Trung Bộ); Việt (Bắc Bộ); Óc Eo (Nam Bộ)
+ Tôn giáo: Phật giáo, nghệ thuật kiến trúc qua các công trình tôn giáo như đèn,
tháp,..(Thánh địa Mỹ Sơn)
d. Phương Tây
- Di vật của các cư dân La Mã cổ đại, người Pháp dùng văn hóa để làm công cụ cai
trị, vừa là công cuộc chống chủ nghĩa TD để giành độc lập và tiếp nhận VHPT để
làm hiện đại đất nước
- VH VN Thay đổi: sự xuất hiện của các nhà in, máy in, các thể loại văn nghệ mới
như tiểu thuyết, thơ mới,…, chữ quốc ngữ
- Giao lưu và tiếp biến VH trong giai đoạn hiện nay:
+ Tiến bộ của các ngành KHKT, sự bùng nổ CNTT
+ Công cuộc đổi mới, mở cửa, làm bạn với tất cả các nước
=> Đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực từ Kt đến XH, từ KHCN
đến VH thông tin. Tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức làm thế nào để không bị
bão hòa, đánh mất bản sắc dân tộc
2. Môi trường tự nhiên sinh thái và các dấu ấn trong văn hóa
Việt
- Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam:
- Từ góc độ địa lí, có thể khái quát địa hình VN:
+ nằm ở cực Đông Nam, bán đảo Đông Dương
+ dài Bắc Nam
+ hẹp Đông Tây
+ đi từ Tây sang Đông có núi – đồi – thung lũng – châu thổ - ven biển – biển và hải
đảo
+ đi từ Bắc vào Nam là các đèo cắt ngang Tây Đông. “Một đèo, một đèo lại một đèo”
+ ¾ đại thể VN là đồi núi, ¼ là đồng bằng
- Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự
đa dạng văn hóa VN
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp:
+ dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông
+ cả nước có: 2360 sông có chiều dài >10km
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Nhiệt đới: nhiệt độ trung bình 22-27 độ C, tổng nhiệt độ hoạt động năm: 8000-10000
độ C
+ Không khí ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm cao, tư 1500-2000mm. Ở
sườn đón gió của nhiều dãy núi tới 3500-4000mm, độ ẩm thường xuyên trên 80%
=> Sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênh lệch tương đối nhỏ
giữa bình nguyên và mặt biển, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và gió mùa là cơ sở thuận
lợi cho việc phát sinh nông nghiệp lúa nước. Hệ sinh thái VN là hệ sinh thái phồn tạp
với 10 vùng sinh thái khác nhau, thực vật phát triển hơn động vật, ví dụ như thời kinh
tế hái lượm, hái lượm vượt trội hơn săn bắn; còn thời kinh tế nông nghiệp, trồn trọt
vượt trội hơn chăn nuôi
- Ảnh hưởng tới văn hóa:
a. Văn hóa ẩm thực:
- Khái niệm ăn xuất hiện trong ngôn ngữ: ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn đám ma,…
- Bữa ăn truyền thống của người Việt: cơm, rau, canh, món mặn, nhiều món được lên
men để bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, gió mùa khiến vi khuẩn dễ sinh
sôi; ăn trầu, uống rượu, hút thuốc lào…
- Bắc: Nhạt, thanh đạm, nhẹ nhàng, cầu kì trong hình thức chế biến, dùng gia vị
- Nam: Đơn giản, không cầu kì, tổng hợp các bếp ăn Việt – CHăm – Hoa - Ấn/ Cay –
ngọt, dân dã,…
- Trung: Mặn, cay, yếu tố nước/ coi trọng giá trị thực tiễn, cộng đồng
- Một số nguyên tắc ăn: không và quá 3 lần khi đưa bát lên miệng, không cắm đũa
dựng đứng trong bát, không được rung đùi khi ngồi ăn, không gắp liên tục một món dù
là món khoái khẩu,…
b. Văn hóa cư trú
+ Phương thức cư trú truyền thống: nhà sàn, mặt đất, trên sông...
+ hình thức nhà: nhà cao cửa rộng, không gian thoáng mát với thiên nhiên ( có thêm
vườn, ao, hồ…)
+ Chất liệu, kết cấu kiên cố, bền chắc, tùy theo từng địa phương
+ hướng: nam, đông nam để tránh cái nóng từ phương Tây, cái bão từ phương Đông,
gió lạnh từ phương Bắc và tận dụng gió mát phương Nam vào mùa nóng
+ yếu tố nước, thực vật: ngói vẩy cá, mái cong, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ
phận gỗ: tàu mái, dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu...
c. Văn hóa lao động, sản xuất:
- Tính đa dạng trong nền tảng kinh tế, lao động, sản xuất
- Nền tảng kinh tế lúa nước
- Đặc trưng văn hóa lao động/ sản xuất VN:
+ Tính hòa hợp với môi trường tự nhiên
+ Tính nông nghiệp, tính sông nước, tính nước, thực vật, đầm lầy
+ tính tự cung tự cấp
+ tính chuyên môn hóa không cao và sự tồn tại đan xen của nhiều kết cấu
+ đặc tính về nguồn lựu lao động
+ thói quen và đặc tính lao động sản xuất của người Việt
d. Văn hóa trang phục
- cách ăn mặc đơn giản, gọn gàng, tiện cho việc đi lại, lao động
- Vùng có khí hậu nóng, nhiều ánh sáng: sử dụng loại vải mỏng mát, màu sáng
- Vùng có khí hậu lạnh giá: sử dụng loại vải giấy, len sợi
- Vùng núi: ăn mặc hòa hợp với thiên nhiên, màu sắc sặc sỡ
- Chất liệu mỏng, nhẹ thoáng, thấm mồ hôi
- Màu âm tính: đen, nâu, chàm, gụ, tím,…
- Cách thức ăn mặc bị chi phối bởi khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và công việc trồng lúa
nước: Nam mặc khố, cởi trần, nữ mặc yếm, váy để đối phó với cái nóng và công việc
đồng áng
- Trong các lễ tết khá diêm dúa cầu kì: đỏ, vàng, hồng, xanh, nam mặc áo the, lụa gấm,
chít khăn xếp; nữ mặc áo tứ thân, khăn chít mỏ quạ, vấn tóc đội nón quai thao…
e. Văn hóa di chuyển
- Đường bộ kém phát triển
- Đường thủy phát triển mạnh:
+ Phong phú về phương tiện
+ Giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, vẽ mắt cho thuyền
+ Quan hệ giao thương diễn ra nơi bến sông
+ Đô thị là những thương cảng ven sông, biển
f. Phong tục
- Tín ngưỡng: thờ nước, thờ các loài sống vùng sông nước
- Tang ma: Lễ phạn hàm, chèo đò, bắc cầu
- Lễ hội, tết: phong phú, theo mùa vụ lúa nước, nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước
- Tâm lý: Linh hoạt, mềm mại như nước: ở bầu thì tròn ở ống thì dài, nước nổi bèo
nổi…
3. Những đặc điểm cơ bản của môi trường xã hội – lịch sử Việt
1. Vị thế địa – chính trị, địa – văn hóa đặc biệt
+ Vị trí địa lí là cấu nối ĐNA lục địa với ĐNA hải đảo, nằm trên giao điểm của các
nền văn hóa lớn tạo ra khả năng giao thương, giao lưu văn hóa, vị trí địa – kinh tế,
chính trị, quân sự chiến lược
+ Lịch sử đấu tranh chống phương Bắc, mở rộng về phương Nam
+ Nền văn hóa thống nhất trong đa dạng
+ Nền tảng kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp (lúa nước, sông nước,…)
- 2 tính trội:
a. Tính tổng hợp, dung hợp cao
- “VHVN là một nồi lẩu hầm nhừ”, dung hòa và hội nhập mọi sở đắc văn hóa
- Các dạng thức dung hợp:
+ yếu tố ngoại lai + yếu tố ngoại lai
+ yếu tố ngoại lai + yếu tố nội sinh
+ yếu tố ngoại lai + yếu tố nội sinh + dùng một thời gian biến đổi tạo ra yếu tố bản
địa mới
b. Tính linh hoạt
- Trong ngôn ngữ
- Trong tư tưởng:
+ “trung – hiếu”
+ “Phật tại tâm”
+ “kính chúa – yêu nước”
- Trong phong tục tập quán
2. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc và mở mang
bờ cõi về phía Nam (Chống Triệu Đà – 179TCN, Chống Tống (981,1075-1077),
chống Mông – Nguyên (1258,1285,1288)
- Sẵn sàng hi sinh tất cả cho nền hòa bình của đất nước
- Cả dân tộc là một gia đình lớn, che chở và nuôi dưỡng nhau vô tư trong nhiệm vụ
chiến đấu
- Tỉnh táo sắc sảo trong đối phó với kẻ thù
- Quả cảm tuyệt vời trong những đòn quyết định
- Tâm lý ứng phó, linh hoạt trước cuộc sống
- Vị trí của người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà
Triệu,…)
3. Nền VH đa dạng trong thống nhất
- Đa dạng về tộc người, đa dạng bản sắc văn hóa tộc người
- Thống nhất chung một nguồn gốc
+ Hình thành trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và
trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam với ba giai đoạn
+ Tâm lý Việt:
Yêu nước, thương nòi
Cần cù, hiếu học
Giỏi nhẫn nhịn
Tâm lý hay biến đổi
Khả năng hòa nhập nhanh
4. Nền VHVN hình thành trên nền tảng nông nghiệp lúa nước
- Ứng xử với tự nhiên: Tôn trọng, hài hòa, ưa lối sống định cư
- Ứng xử với xã hội: Đề cao cộng đồng, tập thể
- Tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng văn, trọng phụ nữ
- Nhận thức: Tổng hợp – biện chứng, trọng kinh nghiệm
- Đối ngoại: Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, linh hoạt, trọng hiếu hòa trong ứng
phó
5. Hình thành trên nền tảng nông nghiệp lúa nước, coi trọng gia đình – làng – nước
- Ứng xử với MTTN: Tôn trọng, hài hòa, ưa lối sống định cư
- Ứng xử với MTXH: Đề cao cộng đồng, tập thể
- Tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng văn, trọng phụ nữ
- Nhận thức: Tổng hợp – biện chứng, trọng kinh nghiệm
- Lối sống: Trọng cân bằng Âm – Dương, thiên về Âm tính
- Đối ngoại: Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, linh hoạt, trọng hiếu hòa trong ứng
phó
4. Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc của người Việt trong giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc.
- Tình hình chính trị:
+ Triệu Đà chia Giao Chỉ (= Bắc Bộ )và Cửu Chân (= Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh), đặt sứ thần, cai trị lỏnglẻo = cống vật
+ 111 TCN: Tây Hán thôn tính Nam Việt, chia 9 quận: Đam Nhĩ, Châu Nhai (thuộc
đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (đều thuộc các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Trung Quốc), Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam (= từ Quảng Bình
- Quảng Nam).
+ 106 TCN: Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai và Đam Nhĩ), Châu trị
tại quận Giao Chỉ. Đứng đầu là thứ sử, trị sở: Mê Linh.
- Dưới ách Bắc thuộc, TQ đã ra sức thực hiện những chính sách Hán hóa: xóa bỏ chính
quyền trung ương của vua Thục và chia nhỏ miền đất nước ta hành các đơn vị hành
chính địa phương các cấp theo như Trung Quốc (ví dụ dưới thời Tây Hán, bộ máy
chính trị gồm thứ sử, đến Thái thú (cấp quận) quản lí dân sự và Đô úy quản lí quân
sự), bắt nộp cống phẩm, bóc lột kinh tế, bắt nhân dân ta học chữ Hán, ăn mặc như
người Hán,…Thậm chí, chúng còn đưa người Hán sang Việt Nam ở, lấy vợ Việt và đẻ
con trên đất Việt nhằm thúc đẩy quá trình đồng hóa.
- Nhân dân Âu Lạc đã phải liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
(khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền,…) và phải ra sức bảo tồn văn hóa
dân tộc.
+ Giữ gìn được tiếng nói của dân tộc, dù rằng trong khoảng thời gian bị đô hộ lâu dài,
tiếng Việt đã tiếp thu nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán, nhưng vẫn giữ được sự trong
sáng của tiếng Việt và dùng tiếng Hán theo cách sáng tạo, làm phong phú thêm tiếng
Việt – tạo ra Hán – Việt. Chữ Hán cũng được xây dựng thành chữ Nôm
+ Tục lệ búi tóc, ăn trầu, nhuộm răng vẫn được giữ gìn, tôn kính biết ơn tổ tiên, ông bà
cha mẹ, thờ cúng thần linh, sống chan hòa yêu thương hàng xóm láng giềng,..
+ Tiếp thu kĩ thuật dùng phân làm màu mỡ cho đất, kĩ thuật đúc, rèn sắt làm công cụ,
kĩ thuật làm giấy của người Trung Quốc; tiếp thu mô hình tổ chức nhà nước của Trung
Quốc để xây dựng chính quyền thời Vạn Xuân,…
+ Ngoài ra còn tiếp thu văn hóa Ấn Độ theo con đường hòa bình: Phật giáo, Bà La
Môn, nhạc cụ trống cơm,…
=> VHVN không tự vệ một cách bảo thủ, không khước từ những đóng góp của các
yếu tố bên ngoài mà còn thu nhận những cái hay và biến hóa thành cái làm giàu có
thêm văn hóa nước mình
=> Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, sức mạnh đoàn kết toàn dân
=> Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi nghĩa nhân dân, phát triển thành chiến tranh
nhân dân giải phóng dân tộc và cuối cùng đưa đến thắng lợi bởi trận chiến trên sông
Bạch Đằng kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
5. Tổ chức làng Việt cổ truyền:
- Làng: đơn vị tổ chức xã hội trên mặt không gian chung của các cư dân nông
nghiệp, có nền kinh tế tự cung tự cấp, mẫu hình xã hội phù hợp với sản xuất tiểu
nông, cơ cấu gia đình, dòng họ, đảm bảo sự tồn tại vững bền của các cơ cấu kinh tế
- xã hội đó
- Nguồn gốc: hình thành trong quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy, trước khi có
sự hình thành của nhà nước, tồn tại lâu dài, dai dẳng trong lịch sử
- Nguyên tắc hình thành:
+ Theo huyết thống:
Làng là nơi ở của họ
Tên họ theo tên làng
+ Theo địa vực:
Đề cao quan hệ láng giềng
Hai tên: tên Nôm + tên Hán
Phân biệt rạch ròi: dân chính cư – dân ngụ cư
- Đặc trưng:
+ Tính cộng đồng:
Đề cao tính đồng nhất
Biểu tượng: Cây đa – giếng nước – sân đình
Đề cao tính cộng đồng, đoàn kết
Nhược điểm: Đặc tính dựa dẫm, ỷ lại, cào bằng
+ Tính tự trị:
Nhấn mạnh tính khác biệt
Biểu tượng: hương ước – lũy tre
Ưu: Cơ sở của tinh thần yêu nước, đức tính cần cù
Nhược: Đặc tính tư hữu, ích kỉ, bè phái, gia trưởng
- Diện mạo:
+ Gắn liền với hình ảnh cây đa, đình làng, bến nước, con đê, lũy tre…
+ Cổng làng: phân chia ranh giới của làng với các vùng khác, phân định ranh giới
giữa không gian sản xuất và không gian cư trú của làng. Ngoài ra cổng làng còn
chức năng thẩm mĩ, tạo ra vẻ đẹp của làng, mang vẻ cổ kính hoài niệm, dù ai đi đâu
về đâu khi nhìn thấy cổng làng cũng cảm thấy thân thương
+ Lũy tre làng: từ xưa, lũy tre làng đã xuất hiện trong những câu chuyện truyền
thuyết Việt Nam, như trong Thánh Gióng, Người đã dùng tre để đánh đuổi giặc Ân
ra khỏi bờ cõi. Lũy tre đã trở thành hệ thống phòng thủ kiên cố chống giặc xâm
lược và tạo vẻ đẹp cảnh quan cho ngôi làng
+ Đình làng: nơi thờ Thành Hoàng làng, là trung tâm sinh hoạt cộng động, diễn ra
các sự kiện trọng đại như lễ hội, lễ tết,
+ Giếng nước: tấm gương phản chiếu hình ảnh cuộc sống làng quê
+ Cây đa: chứng kiến những biến cố lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau
6. Tín ngưỡng dân gian: đặc điểm chung, một số tín ngưỡng
tiêu biểu (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái
con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng)
- Đặc điểm chung:
+ Sùng bái tự nhiên: gắn bó với tự nhiên
+ Đặc tính tổng hợp: tính hòa nhập, hòa quyện của các niềm tin, tín ngưỡng, tôn
giáo, thần thánh
+ Đặc tính linh hoạt
+ Đề cao nữ tính: đặc tính mẫu, tín ngưỡng thờ mẫu, thờ nữ thần
+ Nguyên lí âm dương, cân bằng
- Một số tín ngưỡng tiêu biểu:
+ Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”: Đức thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng,
Thánh mẫu Liễu Hạnh,…
+ Thờ cúng con người:
Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nam có 7 vía, nữ có 9 vía
Tang ma, thờ linh hồn người chết, niềm tin khi chết sẽ về với tổ tiên nơi chín
suối; tổ tiên vẫn phù hộ con cháu
Cá nhân, gia đình, dòng họ: thờ cúng tổ tiên (ngày mùng Một, Rằm, dịp lễ
tết, ngày trọng đại), cúng giỗ,.. bằng hương hoa, bánh trái, trà rượu, quần áo,
đồ dùng, tiền nong (vàng mã),..vì người Việt quan niệm trần sao âm vậy; thờ
Thổ địa – người giữ đất cho gia đình, định đoạt phúc họa của một gia đình
Làng, thôn, xóm, địa phương: thờ cúng Thành hoàng – người cai quản
“Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”, che chở, định
đoạt phúc họa của một làng, thờ người có công,..
Quốc gia: Thờ anh hùng dân tộc, thờ tổ,…
+ Tín ngưỡng thờ Nữ thần:
Đặc trưng: Nữ thần là đại diện cho tự nhiên. Vì cái đích mà nông dân
hướng tới là sự phồn thực nên nữ thần không phải các cô gái trẻ đẹp mà là
các bà mẹ, các mẫu.
Điển hình: Mẹ Âu Cơ, Mẹ Mía, Mẹ Lúa, Mẹ Lửa; Bà Kim, Bà Mộc, Bà
Thủy, Bà Hỏa,…
Đạo mẫu: sự hòa quyện của tín ngưỡng thờ tự nhiên, nguyên lí mẫu, lịch
sử, văn hóa, truyền thống và Đạo giáo xem Mẫu là lực lượng sáng tạo và
cai quản thế giới
VD: Mẫu Thượng Thiên (quản miền trời), Mẫu Địa (quản miền đất), Mẫu
Thượng Ngàn (quản miền núi rừng), Mẫu Thoải (quản miền sông nước),..
+ Tín ngưỡng phồn thực:
Tín ngưỡng phồn thực: sự sùng bái, thiêng hóa, đề cao và mong cầu tình
sinh sôi nảy nở, sự sinh sản, tính giao
Là đặc trưng của cư dân nông nghiệp
Khát vọng, sự cầu mong sinh sôi nảy nở của con người, của nông nghiệp,
của của cải, sự sung túc của tự nhiên
Đặc trưng biểu hiện:
_ Thời sinh thực khí: thờ cơ quan sinh dục nam nữ
_ Thờ hành vi giao phối; quan hệ tính giao
_ Thờ thần là đại diện của tình yêu, tình dục, nhục dục, sinh sản
_ Các hành vi, nghi lễ đề cao tính/mối quan hệ đực – cái và sự sinh sản
VD: đình Đệ Tứ ở Nam Định khắc chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi
đang tắm ở hồ sen, hay thơ Hồ Xuân Hương
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân nó, nhựa ra tay” – Quả mít
+ Tín ngưỡng thờ thành hoàng
Người dân ở các làng quê coi thần thành hoàng như một vị thánh, và mỗi
làng đều có một vị thành hoàng của riêng mình: “Trống làng nào làng ấy
đánh, thánh làng nào làng ấy nhờ”, mang nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ làng
quê, định đoạt phúc họa của một làng. Thành hoàng làng được thờ ở đình
làng, là nơi để người dân gửi gắm niềm tin, giúp họ vượt qua khó khăn
Gồm có 3 cấp độ: Thượng đẳng thần là những vị thần có công lớn với dân,
với nước như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,…và các vị thần trong truyền
thuyết như Thánh Gióng, Chử Đồng Tử,…; Trung đẳng thần là các quan địa
phương có công khai điền lập ấp, có ơn với dân, hoặc các vị thần mà dân
thờ đã lâu, có tên mà không rõ công trạng,… như Đệ Bát Tiên Nương, Phấn
Nhĩ Quỷ Vương; Hạ đẳng thần là các thần không rõ tung tích nhưng cũng
thuộc bậc chính thần. Ngoài ra còn có những vị thần như thần ăn trộm, thần
trẻ con, thần tà dâm,…do chết vào giờ thiêng hoặc có khả năng khác
thường mà được thờ phụng để giúp dân xua đi rủi ro, bảo trợ cho làng
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
Sùng bái tự nhiên: thờ cúng, sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên,
sự vật tự nhiên và quy luật tự nhiên
Nguồn gốc: tri thức về thế giới, khát vọng lí giải các hiện tượng tự nhiên,
sự sợ hãi tự nhiên, khát vọng bình yên, mưa thuận gió hòa
Đặc trưng biểu hiện: Thờ động vật & thực vật, thờ thần tự nhiên, vạn vật
hữu linh, thờ hiện tượng tự nhiên,…
VD: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”
“Con rồng cháu tiên” – Lạc Long Quân & Âu Cơ truyền thuyết tổ tiên
của người Việt
Tín ngưỡng Việt Nam có những đặc điểm như sau. Đầu tiên, tín ngưỡng Việt Nam
sùng bái tự nhiên, nó gắn bó với tự nhiên bởi Việt Nam là một quốc gia có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ cùng với hệ sinh
thái phồn tạp với hơn mười vùng sinh thái khác nhau, cho nên từ xưa người dân đã
sống chủ yếu vào việc khai thác tự nhiên. Người dân Việt Nam thờ động vật ví dụ như
thờ hổ, thờ ngựa, thờ rắn và đặc biệt là thờ rồng bởi người Việt quan niệm mình là
“con rồng cháu tiên”, một biểu hiện rõ nhất là hình ảnh những “Ngài Hổ” ở trong các
điện, phủ hay những tên gọi liên quan đến rồng như Thăng Long, Hạ Long,…Bên
cạnh đó, người Việt còn thờ thực vật như Thần Lúa, Mẹ Lúa, Thần Cây Đa,…Ngoài
ra, tín ngưỡng Việt Nam còn mang đặc tính tổng hợp: nó mang tính hòa nhập, hòa
quyện của các niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, thần thánh và mang đặc tính linh hoạt.
Không chỉ vậy, tín ngưỡng còn đề cao nữ tính, được biểu hiện qua các tín ngưỡng thờ
mẫu, thờ nữ thần. Người Việt quan niệm nữ thần đại diện cho tự nhiên. Những người
làm nông mong cầu sự phồn thịnh, sinh sôi nảy nở nên họ hướng đến không phải là
những cô gái trẻ mà là những bà mẹ, các mẫu. Điều này được thể hiện sâu sắc qua
những vị thần mà chúng ta thường được nghe như Mẹ Âu Cơ, Mẹ Mía, Bà Lửa, Mẫu
Thượng Thiên,…Tín ngưỡng Việt Nam còn coi trọng sự cân bằng âm dương. Một số
tín ngưỡng tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”: Đức Thánh
Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng; thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh; thờ Thành hoàng
làng,…
| 1/10

Preview text:

1. Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa: - Giao lưu văn hóa
: Quá trình tiếp xúc, trao đổi, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa
các nền văn hóa. Các nền văn hóa có thể chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa khác do
vay mượn các thành tố thuộc về các nền văn hóa khác hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp từ nó.
+ Giao lưu văn hóa gồm 2 dạng: Tự nguyện và cưỡng bức
+ Mức độ tiếp nhận: Chọn lọc những giá trị thích hợp/ Tiếp nhận cả hệ thống và
sắp xếp lại/ Mô phỏng và biến thể một số thành tựu của nền văn hóa khác
- Tiếp biến văn hóa: là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa
ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa, tức phù hợp
với văn hóa bản địa, và sau một thời gian sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở
thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh.
- Đặc điểm tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt Nam:
a. Từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á
- Trồng lúa, dùng trâu bò để phục vụ cho sản xuất, cư dân thành thạo nghề đi biển,
người phụ nữ có vai trò quyết định trong các hoạt động của gia đình; tín ngưỡng
thời thần, tổ tiên,…=> VN là một ĐNA thu nhỏ
b. Giao lưu và tiếp biến với VH Trung Hoa
- Có ảnh hưởng rất lớn, diễn ra rất lâu dài, xuyên suốt thời kì lịch sử, diễn ra dưới
cả 2 trạng thái: cưỡng bức và không cưỡng bức
+ cưỡng bức: khoảng thời gian VN bị TQ đô hộ, xâm lược, lần thứ nhất là từ thế kỉ
I đến thế kỉ X và lần thứ hai từ 1407 đến 1427
+ tự nguyện: tiếp nhận kĩ thuật trong sản xuất: kĩ thuật rèn, đúc sắt để làm công cụ
sản xuất và sinh hoạt; dùng phân để làm đất màu mỡ, tiếp nhận ngôn ngữ Trung Hoa,… c. Với Ấn Độ
- Ảnh hưởng sâu đậm, diễn ra bằng con đường hòa bình
+ VH Champa (Trung Bộ); Việt (Bắc Bộ); Óc Eo (Nam Bộ)
+ Tôn giáo: Phật giáo, nghệ thuật kiến trúc qua các công trình tôn giáo như đèn,
tháp,..(Thánh địa Mỹ Sơn) d. Phương Tây
- Di vật của các cư dân La Mã cổ đại, người Pháp dùng văn hóa để làm công cụ cai
trị, vừa là công cuộc chống chủ nghĩa TD để giành độc lập và tiếp nhận VHPT để
làm hiện đại đất nước
- VH VN Thay đổi: sự xuất hiện của các nhà in, máy in, các thể loại văn nghệ mới
như tiểu thuyết, thơ mới,…, chữ quốc ngữ
- Giao lưu và tiếp biến VH trong giai đoạn hiện nay:
+ Tiến bộ của các ngành KHKT, sự bùng nổ CNTT
+ Công cuộc đổi mới, mở cửa, làm bạn với tất cả các nước
=> Đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực từ Kt đến XH, từ KHCN
đến VH thông tin. Tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức làm thế nào để không bị
bão hòa, đánh mất bản sắc dân tộc
2. Môi trường tự nhiên sinh thái và các dấu ấn trong văn hóa Việt
- Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam:
- Từ góc độ địa lí, có thể khái quát địa hình VN:
+ nằm ở cực Đông Nam, bán đảo Đông Dương + dài Bắc Nam + hẹp Đông Tây
+ đi từ Tây sang Đông có núi – đồi – thung lũng – châu thổ - ven biển – biển và hải đảo
+ đi từ Bắc vào Nam là các đèo cắt ngang Tây Đông. “Một đèo, một đèo lại một đèo”
+ ¾ đại thể VN là đồi núi, ¼ là đồng bằng
- Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa VN
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp:
+ dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông
+ cả nước có: 2360 sông có chiều dài >10km
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Nhiệt đới: nhiệt độ trung bình 22-27 độ C, tổng nhiệt độ hoạt động năm: 8000-10000 độ C
+ Không khí ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm cao, tư 1500-2000mm. Ở
sườn đón gió của nhiều dãy núi tới 3500-4000mm, độ ẩm thường xuyên trên 80%
=> Sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênh lệch tương đối nhỏ
giữa bình nguyên và mặt biển, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và gió mùa là cơ sở thuận
lợi cho việc phát sinh nông nghiệp lúa nước. Hệ sinh thái VN là hệ sinh thái phồn tạp
với 10 vùng sinh thái khác nhau, thực vật phát triển hơn động vật, ví dụ như thời kinh
tế hái lượm, hái lượm vượt trội hơn săn bắn; còn thời kinh tế nông nghiệp, trồn trọt
vượt trội hơn chăn nuôi
- Ảnh hưởng tới văn hóa: a. Văn hóa ẩm thực:
- Khái niệm ăn xuất hiện trong ngôn ngữ: ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn đám ma,…
- Bữa ăn truyền thống của người Việt: cơm, rau, canh, món mặn, nhiều món được lên
men để bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, gió mùa khiến vi khuẩn dễ sinh
sôi; ăn trầu, uống rượu, hút thuốc lào…
- Bắc: Nhạt, thanh đạm, nhẹ nhàng, cầu kì trong hình thức chế biến, dùng gia vị
- Nam: Đơn giản, không cầu kì, tổng hợp các bếp ăn Việt – CHăm – Hoa - Ấn/ Cay – ngọt, dân dã,…
- Trung: Mặn, cay, yếu tố nước/ coi trọng giá trị thực tiễn, cộng đồng
- Một số nguyên tắc ăn: không và quá 3 lần khi đưa bát lên miệng, không cắm đũa
dựng đứng trong bát, không được rung đùi khi ngồi ăn, không gắp liên tục một món dù là món khoái khẩu,… b. Văn hóa cư trú
+ Phương thức cư trú truyền thống: nhà sàn, mặt đất, trên sông...
+ hình thức nhà: nhà cao cửa rộng, không gian thoáng mát với thiên nhiên ( có thêm vườn, ao, hồ…)
+ Chất liệu, kết cấu kiên cố, bền chắc, tùy theo từng địa phương
+ hướng: nam, đông nam để tránh cái nóng từ phương Tây, cái bão từ phương Đông,
gió lạnh từ phương Bắc và tận dụng gió mát phương Nam vào mùa nóng
+ yếu tố nước, thực vật: ngói vẩy cá, mái cong, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ
phận gỗ: tàu mái, dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu...
c. Văn hóa lao động, sản xuất:
- Tính đa dạng trong nền tảng kinh tế, lao động, sản xuất
- Nền tảng kinh tế lúa nước
- Đặc trưng văn hóa lao động/ sản xuất VN:
+ Tính hòa hợp với môi trường tự nhiên
+ Tính nông nghiệp, tính sông nước, tính nước, thực vật, đầm lầy + tính tự cung tự cấp
+ tính chuyên môn hóa không cao và sự tồn tại đan xen của nhiều kết cấu
+ đặc tính về nguồn lựu lao động
+ thói quen và đặc tính lao động sản xuất của người Việt d. Văn hóa trang phục
- cách ăn mặc đơn giản, gọn gàng, tiện cho việc đi lại, lao động
- Vùng có khí hậu nóng, nhiều ánh sáng: sử dụng loại vải mỏng mát, màu sáng
- Vùng có khí hậu lạnh giá: sử dụng loại vải giấy, len sợi
- Vùng núi: ăn mặc hòa hợp với thiên nhiên, màu sắc sặc sỡ
- Chất liệu mỏng, nhẹ thoáng, thấm mồ hôi
- Màu âm tính: đen, nâu, chàm, gụ, tím,…
- Cách thức ăn mặc bị chi phối bởi khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và công việc trồng lúa
nước: Nam mặc khố, cởi trần, nữ mặc yếm, váy để đối phó với cái nóng và công việc đồng áng
- Trong các lễ tết khá diêm dúa cầu kì: đỏ, vàng, hồng, xanh, nam mặc áo the, lụa gấm,
chít khăn xếp; nữ mặc áo tứ thân, khăn chít mỏ quạ, vấn tóc đội nón quai thao… e. Văn hóa di chuyển
- Đường bộ kém phát triển
- Đường thủy phát triển mạnh:
+ Phong phú về phương tiện
+ Giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, vẽ mắt cho thuyền
+ Quan hệ giao thương diễn ra nơi bến sông
+ Đô thị là những thương cảng ven sông, biển f. Phong tục
- Tín ngưỡng: thờ nước, thờ các loài sống vùng sông nước
- Tang ma: Lễ phạn hàm, chèo đò, bắc cầu
- Lễ hội, tết: phong phú, theo mùa vụ lúa nước, nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước
- Tâm lý: Linh hoạt, mềm mại như nước: ở bầu thì tròn ở ống thì dài, nước nổi bèo nổi…
3. Những đặc điểm cơ bản của môi trường xã hội – lịch sử Việt
1. Vị thế địa – chính trị, địa – văn hóa đặc biệt

+ Vị trí địa lí là cấu nối ĐNA lục địa với ĐNA hải đảo, nằm trên giao điểm của các
nền văn hóa lớn tạo ra khả năng giao thương, giao lưu văn hóa, vị trí địa – kinh tế,
chính trị, quân sự chiến lược
+ Lịch sử đấu tranh chống phương Bắc, mở rộng về phương Nam
+ Nền văn hóa thống nhất trong đa dạng
+ Nền tảng kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp (lúa nước, sông nước,…) - 2 tính trội:
a. Tính tổng hợp, dung hợp cao
- “VHVN là một nồi lẩu hầm nhừ”, dung hòa và hội nhập mọi sở đắc văn hóa
- Các dạng thức dung hợp:
+ yếu tố ngoại lai + yếu tố ngoại lai
+ yếu tố ngoại lai + yếu tố nội sinh
+ yếu tố ngoại lai + yếu tố nội sinh + dùng một thời gian biến đổi tạo ra yếu tố bản địa mới b. Tính linh hoạt - Trong ngôn ngữ - Trong tư tưởng: + “trung – hiếu” + “Phật tại tâm”
+ “kính chúa – yêu nước”
- Trong phong tục tập quán
2. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc và mở mang
bờ cõi về phía Nam (Chống Triệu Đà – 179TCN, Chống Tống (981,1075-1077),
chống Mông – Nguyên (1258,1285,1288)
- Sẵn sàng hi sinh tất cả cho nền hòa bình của đất nước
- Cả dân tộc là một gia đình lớn, che chở và nuôi dưỡng nhau vô tư trong nhiệm vụ chiến đấu
- Tỉnh táo sắc sảo trong đối phó với kẻ thù
- Quả cảm tuyệt vời trong những đòn quyết định
- Tâm lý ứng phó, linh hoạt trước cuộc sống
- Vị trí của người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu,…)
3. Nền VH đa dạng trong thống nhất
- Đa dạng về tộc người, đa dạng bản sắc văn hóa tộc người
- Thống nhất chung một nguồn gốc
+ Hình thành trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và
trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam với ba giai đoạn + Tâm lý Việt: Yêu nước, thương nòi Cần cù, hiếu học Giỏi nhẫn nhịn Tâm lý hay biến đổi Khả năng hòa nhập nhanh
4. Nền VHVN hình thành trên nền tảng nông nghiệp lúa nước
- Ứng xử với tự nhiên: Tôn trọng, hài hòa, ưa lối sống định cư
- Ứng xử với xã hội: Đề cao cộng đồng, tập thể
- Tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng văn, trọng phụ nữ
- Nhận thức: Tổng hợp – biện chứng, trọng kinh nghiệm
- Đối ngoại: Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, linh hoạt, trọng hiếu hòa trong ứng phó
5. Hình thành trên nền tảng nông nghiệp lúa nước, coi trọng gia đình – làng – nước
- Ứng xử với MTTN: Tôn trọng, hài hòa, ưa lối sống định cư
- Ứng xử với MTXH: Đề cao cộng đồng, tập thể
- Tổ chức cộng đồng: Trọng tình, trọng văn, trọng phụ nữ
- Nhận thức: Tổng hợp – biện chứng, trọng kinh nghiệm
- Lối sống: Trọng cân bằng Âm – Dương, thiên về Âm tính
- Đối ngoại: Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, linh hoạt, trọng hiếu hòa trong ứng phó
4. Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc của người Việt trong giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Tình hình chính trị:
+ Triệu Đà chia Giao Chỉ (= Bắc Bộ )và Cửu Chân (= Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh), đặt sứ thần, cai trị lỏnglẻo = cống vật
+ 111 TCN: Tây Hán thôn tính Nam Việt, chia 9 quận: Đam Nhĩ, Châu Nhai (thuộc
đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (đều thuộc các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Trung Quốc), Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam (= từ Quảng Bình - Quảng Nam).
+ 106 TCN: Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai và Đam Nhĩ), Châu trị
tại quận Giao Chỉ. Đứng đầu là thứ sử, trị sở: Mê Linh.
- Dưới ách Bắc thuộc, TQ đã ra sức thực hiện những chính sách Hán hóa: xóa bỏ chính
quyền trung ương của vua Thục và chia nhỏ miền đất nước ta hành các đơn vị hành
chính địa phương các cấp theo như Trung Quốc (ví dụ dưới thời Tây Hán, bộ máy
chính trị gồm thứ sử, đến Thái thú (cấp quận) quản lí dân sự và Đô úy quản lí quân
sự), bắt nộp cống phẩm, bóc lột kinh tế, bắt nhân dân ta học chữ Hán, ăn mặc như
người Hán,…Thậm chí, chúng còn đưa người Hán sang Việt Nam ở, lấy vợ Việt và đẻ
con trên đất Việt nhằm thúc đẩy quá trình đồng hóa.
- Nhân dân Âu Lạc đã phải liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
(khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền,…) và phải ra sức bảo tồn văn hóa dân tộc.
+ Giữ gìn được tiếng nói của dân tộc, dù rằng trong khoảng thời gian bị đô hộ lâu dài,
tiếng Việt đã tiếp thu nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán, nhưng vẫn giữ được sự trong
sáng của tiếng Việt và dùng tiếng Hán theo cách sáng tạo, làm phong phú thêm tiếng
Việt – tạo ra Hán – Việt. Chữ Hán cũng được xây dựng thành chữ Nôm
+ Tục lệ búi tóc, ăn trầu, nhuộm răng vẫn được giữ gìn, tôn kính biết ơn tổ tiên, ông bà
cha mẹ, thờ cúng thần linh, sống chan hòa yêu thương hàng xóm láng giềng,..
+ Tiếp thu kĩ thuật dùng phân làm màu mỡ cho đất, kĩ thuật đúc, rèn sắt làm công cụ,
kĩ thuật làm giấy của người Trung Quốc; tiếp thu mô hình tổ chức nhà nước của Trung
Quốc để xây dựng chính quyền thời Vạn Xuân,…
+ Ngoài ra còn tiếp thu văn hóa Ấn Độ theo con đường hòa bình: Phật giáo, Bà La
Môn, nhạc cụ trống cơm,…
=> VHVN không tự vệ một cách bảo thủ, không khước từ những đóng góp của các
yếu tố bên ngoài mà còn thu nhận những cái hay và biến hóa thành cái làm giàu có thêm văn hóa nước mình
=> Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, sức mạnh đoàn kết toàn dân
=> Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi nghĩa nhân dân, phát triển thành chiến tranh
nhân dân giải phóng dân tộc và cuối cùng đưa đến thắng lợi bởi trận chiến trên sông
Bạch Đằng kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
5. Tổ chức làng Việt cổ truyền:
- Làng: đơn vị tổ chức xã hội trên mặt không gian chung của các cư dân nông
nghiệp, có nền kinh tế tự cung tự cấp, mẫu hình xã hội phù hợp với sản xuất tiểu
nông, cơ cấu gia đình, dòng họ, đảm bảo sự tồn tại vững bền của các cơ cấu kinh tế - xã hội đó
- Nguồn gốc: hình thành trong quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy, trước khi có
sự hình thành của nhà nước, tồn tại lâu dài, dai dẳng trong lịch sử - Nguyên tắc hình thành: + Theo huyết thống: Làng là nơi ở của họ Tên họ theo tên làng + Theo địa vực:
Đề cao quan hệ láng giềng
Hai tên: tên Nôm + tên Hán
Phân biệt rạch ròi: dân chính cư – dân ngụ cư - Đặc trưng: + Tính cộng đồng: Đề cao tính đồng nhất
Biểu tượng: Cây đa – giếng nước – sân đình
Đề cao tính cộng đồng, đoàn kết
Nhược điểm: Đặc tính dựa dẫm, ỷ lại, cào bằng + Tính tự trị:
Nhấn mạnh tính khác biệt
Biểu tượng: hương ước – lũy tre
Ưu: Cơ sở của tinh thần yêu nước, đức tính cần cù
Nhược: Đặc tính tư hữu, ích kỉ, bè phái, gia trưởng - Diện mạo:
+ Gắn liền với hình ảnh cây đa, đình làng, bến nước, con đê, lũy tre…
+ Cổng làng: phân chia ranh giới của làng với các vùng khác, phân định ranh giới
giữa không gian sản xuất và không gian cư trú của làng. Ngoài ra cổng làng còn có
chức năng thẩm mĩ, tạo ra vẻ đẹp của làng, mang vẻ cổ kính hoài niệm, dù ai đi đâu
về đâu khi nhìn thấy cổng làng cũng cảm thấy thân thương
+ Lũy tre làng: từ xưa, lũy tre làng đã xuất hiện trong những câu chuyện truyền
thuyết Việt Nam, như trong Thánh Gióng, Người đã dùng tre để đánh đuổi giặc Ân
ra khỏi bờ cõi. Lũy tre đã trở thành hệ thống phòng thủ kiên cố chống giặc xâm
lược và tạo vẻ đẹp cảnh quan cho ngôi làng
+ Đình làng: nơi thờ Thành Hoàng làng, là trung tâm sinh hoạt cộng động, diễn ra
các sự kiện trọng đại như lễ hội, lễ tết,
+ Giếng nước: tấm gương phản chiếu hình ảnh cuộc sống làng quê
+ Cây đa: chứng kiến những biến cố lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau
6. Tín ngưỡng dân gian: đặc điểm chung, một số tín ngưỡng
tiêu biểu (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái
con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng) - Đặc điểm chung:
+ Sùng bái tự nhiên: gắn bó với tự nhiên
+ Đặc tính tổng hợp: tính hòa nhập, hòa quyện của các niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, thần thánh + Đặc tính linh hoạt
+ Đề cao nữ tính: đặc tính mẫu, tín ngưỡng thờ mẫu, thờ nữ thần
+ Nguyên lí âm dương, cân bằng
- Một số tín ngưỡng tiêu biểu:
+ Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”: Đức thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Thánh mẫu Liễu Hạnh,…
+ Thờ cúng con người:
Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nam có 7 vía, nữ có 9 vía
Tang ma, thờ linh hồn người chết, niềm tin khi chết sẽ về với tổ tiên nơi chín
suối; tổ tiên vẫn phù hộ con cháu
Cá nhân, gia đình, dòng họ: thờ cúng tổ tiên (ngày mùng Một, Rằm, dịp lễ
tết, ngày trọng đại), cúng giỗ,.. bằng hương hoa, bánh trái, trà rượu, quần áo,
đồ dùng, tiền nong (vàng mã),..vì người Việt quan niệm trần sao âm vậy; thờ
Thổ địa – người giữ đất cho gia đình, định đoạt phúc họa của một gia đình
Làng, thôn, xóm, địa phương: thờ cúng Thành hoàng – người cai quản
“Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”, che chở, định
đoạt phúc họa của một làng, thờ người có công,..
Quốc gia: Thờ anh hùng dân tộc, thờ tổ,…
+ Tín ngưỡng thờ Nữ thần:
Đặc trưng: Nữ thần là đại diện cho tự nhiên. Vì cái đích mà nông dân
hướng tới là sự phồn thực nên nữ thần không phải các cô gái trẻ đẹp mà là các bà mẹ, các mẫu.
Điển hình: Mẹ Âu Cơ, Mẹ Mía, Mẹ Lúa, Mẹ Lửa; Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thủy, Bà Hỏa,…
Đạo mẫu: sự hòa quyện của tín ngưỡng thờ tự nhiên, nguyên lí mẫu, lịch
sử, văn hóa, truyền thống và Đạo giáo xem Mẫu là lực lượng sáng tạo và cai quản thế giới
VD: Mẫu Thượng Thiên (quản miền trời), Mẫu Địa (quản miền đất), Mẫu
Thượng Ngàn (quản miền núi rừng), Mẫu Thoải (quản miền sông nước),..
+ Tín ngưỡng phồn thực:
Tín ngưỡng phồn thực: sự sùng bái, thiêng hóa, đề cao và mong cầu tình
sinh sôi nảy nở, sự sinh sản, tính giao
Là đặc trưng của cư dân nông nghiệp
Khát vọng, sự cầu mong sinh sôi nảy nở của con người, của nông nghiệp,
của của cải, sự sung túc của tự nhiên Đặc trưng biểu hiện:
_ Thời sinh thực khí: thờ cơ quan sinh dục nam nữ
_ Thờ hành vi giao phối; quan hệ tính giao
_ Thờ thần là đại diện của tình yêu, tình dục, nhục dục, sinh sản
_ Các hành vi, nghi lễ đề cao tính/mối quan hệ đực – cái và sự sinh sản
VD: đình Đệ Tứ ở Nam Định khắc chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi
đang tắm ở hồ sen, hay thơ Hồ Xuân Hương
“Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân nó, nhựa ra tay” – Quả mít
+ Tín ngưỡng thờ thành hoàng
Người dân ở các làng quê coi thần thành hoàng như một vị thánh, và mỗi
làng đều có một vị thành hoàng của riêng mình: “Trống làng nào làng ấy
đánh, thánh làng nào làng ấy nhờ”, mang nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ làng
quê, định đoạt phúc họa của một làng. Thành hoàng làng được thờ ở đình
làng, là nơi để người dân gửi gắm niềm tin, giúp họ vượt qua khó khăn
Gồm có 3 cấp độ: Thượng đẳng thần là những vị thần có công lớn với dân,
với nước như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,…và các vị thần trong truyền
thuyết như Thánh Gióng, Chử Đồng Tử,…; Trung đẳng thần là các quan địa
phương có công khai điền lập ấp, có ơn với dân, hoặc các vị thần mà dân
thờ đã lâu, có tên mà không rõ công trạng,… như Đệ Bát Tiên Nương, Phấn
Nhĩ Quỷ Vương; Hạ đẳng thần là các thần không rõ tung tích nhưng cũng
thuộc bậc chính thần. Ngoài ra còn có những vị thần như thần ăn trộm, thần
trẻ con, thần tà dâm,…do chết vào giờ thiêng hoặc có khả năng khác
thường mà được thờ phụng để giúp dân xua đi rủi ro, bảo trợ cho làng
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
Sùng bái tự nhiên: thờ cúng, sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên,
sự vật tự nhiên và quy luật tự nhiên
Nguồn gốc: tri thức về thế giới, khát vọng lí giải các hiện tượng tự nhiên,
sự sợ hãi tự nhiên, khát vọng bình yên, mưa thuận gió hòa
Đặc trưng biểu hiện: Thờ động vật & thực vật, thờ thần tự nhiên, vạn vật
hữu linh, thờ hiện tượng tự nhiên,…
VD: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”
“Con rồng cháu tiên” – Lạc Long Quân & Âu Cơ truyền thuyết tổ tiên của người Việt
Tín ngưỡng Việt Nam có những đặc điểm như sau. Đầu tiên, tín ngưỡng Việt Nam
sùng bái tự nhiên, nó gắn bó với tự nhiên bởi Việt Nam là một quốc gia có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ cùng với hệ sinh
thái phồn tạp với hơn mười vùng sinh thái khác nhau, cho nên từ xưa người dân đã
sống chủ yếu vào việc khai thác tự nhiên. Người dân Việt Nam thờ động vật ví dụ như
thờ hổ, thờ ngựa, thờ rắn và đặc biệt là thờ rồng bởi người Việt quan niệm mình là
“con rồng cháu tiên”, một biểu hiện rõ nhất là hình ảnh những “Ngài Hổ” ở trong các
điện, phủ hay những tên gọi liên quan đến rồng như Thăng Long, Hạ Long,…Bên
cạnh đó, người Việt còn thờ thực vật như Thần Lúa, Mẹ Lúa, Thần Cây Đa,…Ngoài
ra, tín ngưỡng Việt Nam còn mang đặc tính tổng hợp: nó mang tính hòa nhập, hòa
quyện của các niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, thần thánh và mang đặc tính linh hoạt.
Không chỉ vậy, tín ngưỡng còn đề cao nữ tính, được biểu hiện qua các tín ngưỡng thờ
mẫu, thờ nữ thần. Người Việt quan niệm nữ thần đại diện cho tự nhiên. Những người
làm nông mong cầu sự phồn thịnh, sinh sôi nảy nở nên họ hướng đến không phải là
những cô gái trẻ mà là những bà mẹ, các mẫu. Điều này được thể hiện sâu sắc qua
những vị thần mà chúng ta thường được nghe như Mẹ Âu Cơ, Mẹ Mía, Bà Lửa, Mẫu
Thượng Thiên,…Tín ngưỡng Việt Nam còn coi trọng sự cân bằng âm dương. Một số
tín ngưỡng tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”: Đức Thánh
Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng; thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh; thờ Thành hoàng làng,…