Tiêu chuẩn kỹ thuật Kinh tế quốc tế | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
• Thuế quan và rào cản thương mại o Rào cản thuế quan và phi thuế quan: do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các biện pháp thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa, bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan còn rất nhiều biện pháp phi thuế quan như như: tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46090862
DANH SÁCH NHÓM PAYPAL Phan Thị Hà Vy K224020297 Phạm Hải Linh K224020237 Nguyễn Thị Mai Hương K224020274 Nguyễn Thị Linh Chi K224020223 Nguyễn Tú Quyên K224020248
NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ •
Rào cản văn hóa và xã hội:
o Các giá trị, niềm tin, và phong cách làm việc khác nhau trong văn hóa của của các
quốc gia có thể tạo ra sự hiểu lầm và mâu thuẫn nếu như không chịu tìm hiểu. Ngoài
ra, mỗi quốc gia sẽ có một ngôn ngữ riêng, nên rất dễ có sự hiểu lầm xảy ra khi các
bên thương mại không chia sẻ cùng một ngôn ngữ hoặc không có sự thông dịch hiệu
quả. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về yêu cầu sản phẩm, điều kiện hợp đồng,
hay các điều khoản giao dịch.
o Ví dụ thực tiễn: McDonald's tại Ấn Độ
McDonald's, khi mở rộng hoạt động tại Ấn Độ, đã phải đối mặt với nhiều rào cản xã hội
và văn hóa đặc biệt của quốc gia này. Mô hình kinh doanh của McDonald's, chủ yếu xoay
quanh thực phẩm thịt, đã đối diện với những thách thức lớn do văn hóa ẩm thực đặc trưng
của người Ấn Độ, nơi ăn chay là một phần quan trọng trong lối sống.
Rào cản văn hóa đầu tiên là cách thức thích ứng với khẩu vị đặc trưng của người Ấn Độ.
McDonald's đã phải điều chỉnh menu của mình để đáp ứng nhu cầu ẩm thực đa dạng và
đặc sắc của thị trường này. Họ đã giới thiệu nhiều món ăn chay và thậm chí là các phiên
bản cơ bản của burger sử dụng thực phẩm không chứa thịt.
Thách thức về văn hóa còn nằm ở cách McDonald's tương tác với giới tính và gia đình
trong xã hội Ấn Độ. Trong khi nơi khác McDonald's có thể tập trung vào quảng cáo cá
nhân, ở Ấn Độ, chiến lược quảng cáo thường liên quan đến gia đình và giáo dục, nhấn
mạnh vào giá trị gia đình trong việc dùng bữa và mua sắm. •
Rào cản pháp lý, chính trị và quan hệ đối ngoại:
o Sự không đồng nhất trong các quy định và luật lệ có thể tạo ra rắc rối trong quá
trình thương mại. Các doanh nghiệp cần phải thích nghi với hệ thống pháp luật và
quy định của từng quốc gia để tránh rủi ro pháp lý.
o Ngoài ra, không chắc chắn về ổn định chính trị có thể tạo ra không chắc chắn trong
kế hoạch kinh doanh. Thay đổi chính trị, chiến tranh, hay bất ổn xã hội có thể ảnh
hưởng đến khả năng giao hàng và nhận hàng. Các quyết định từ các nhà chính trị
về thuế, luật lao động, chi phí, cơ sở hạ tầng cũng sẽ khác nhau tại mỗi quốc gia. lOMoAR cPSD| 46090862
o Ví dụ thực tiễn: Apple và vấn đề thuế tại Châu Âu - Công ty Apple đã phải đối
mặt với một loạt rào cản pháp lý tại Châu Âu, chủ yếu xoay quanh vấn đề thuế.
Bị cáo buộc tận dụng lỗ hổng thuế, Apple đã sử dụng mô hình thuế tại Ireland để
tránh thuế và chuyển lợi nhuận. Ủy ban Châu Âu sau đó yêu cầu Apple thanh toán
khoản nợ thuế lên đến 13 tỷ Euro, đánh giá là không công bằng và bất hợp pháp.
Apple đã phản kháng và nhấn mạnh rằng họ không hưởng lợi từ ưu đãi thuế không
công bằng nào. Cuối cùng, vào năm 2020, Tòa án Châu Âu đã bác bỏ quyết định
của Ủy ban, nhưng sự kiện này đã đặt ra nhiều thách thức đối với các công ty quốc
tế về vấn đề thuế và uy tín kinh doanh tại Châu Âu và toàn cầu. •
Thuế quan và rào cản thương mại o Rào cản thuế quan và phi thuế quan: do trình độ
phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các biện pháp thương mại nhằm
bảo hộ nền sản xuất nội địa, bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan còn rất nhiều
biện pháp phi thuế quan như như: tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại, chống bán
phá giá, chống trợ cấp, tự vệ…
o Ví dụ thực tiễn: Một ví dụ giả định Reinhardt trình bày trong Global Business là
nếu chính phủ Trung Quốc quyết định trợ cấp cho các trang trại bò sữa của Trung
Quốc, điều đó sẽ ảnh hưởng đến nông dân chăn nuôi bò sữa ở tất cả các nước xung
quanh. Điều này là do, với nguồn vốn bổ sung, các trang trại bò sữa Trung Quốc
có thể sản xuất dư thừa các sản phẩm sữa, khiến họ phải mở rộng quy mô- thị
trường của họ sang các nước lân cận. •
Tẩy chay o Tẩy chay được hiểu là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao
dịch thương mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó.
o Một số tổ chức và người tiêu dùng có thể tẩy chay một doanh nghiệp nếu họ cho
rằng công ty không tuân thủ nguyên tắc đạo đức hoặc không chấp nhận được xã
hội. Điều này có thể liên quan đến vấn đề như lao động trái phép, ô nhiễm môi
trường, hay thậm chí là vi phạm nhân quyền. Bên cạnh đó, các công ty có thể phải
đối mặt với tẩy chay nếu họ liên quan đến quốc gia hoặc khu vực có lịch sử vi
phạm nhân quyền. Người tiêu dùng có thể từ chối sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ
từ những công ty mà họ xem là không tôn trọng đủ quyền của con người.
o Ví dụ thực tiễn: Làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại Ấn Độ đã âm ỉ kể từ
đầu tháng 5/2020 khi Trung Quốc điều động binh lính tới dọc Đường Kiểm soát
Thực tế (LAC) giữa hai nước. Chính phủ Ấn Độ ra quyết định cấm 59 ứng dụng
di động có liên quan tới Trung Quốc từ ngày 29/06/2020, tất cả các lô hàng nhập
khẩu từ Trung Quốc đều bị giữ lại các cảng của Ấn Độ để kiểm tra trực quan toàn
bộ. Điều này gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Trung Quốc
khi phát sinh các chi phí, thủ tục và thời gian. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu đồ
điện tử, đặc biệt là điện thoại di động của Trung Quốc như Vivo, Xiaomi, Oppo
cũng gặp phải sự kỳ thị mạnh của người tiêu dùng Ấn Độ. lOMoAR cPSD| 46090862 •
Rào cản liên quan đến vấn đề tiền tệ: Tỷ giá hối đoái và lạm phát o Tỉ giá hối đoái và
lạm phát: Giá trị của một đồng tiền ở một quốc gia không phải lúc nào cũng có giá trị
như nhau khi tính bằng tiền của các quốc gia khác, nghĩa là giá trị của đồng tiền cũng
không nhất quán có giá trị như nhau đối với cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ trong
ngắn hạn. (Vì dài hạn tuân theo nguyên tắc ngang giá sức mua, ngang bằng lãi suất)
o Tỷ lệ lạm phát khác nhau giữa các quốc gia và có thể ảnh hưởng đến chi phí nguyên
vật liệu và nhân công cũng như giá cả sản phẩm. o Ví dụ thực tiễn:
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn xuất khẩu sang thị trường
Ấn Độ thay vì Trung Quốc, nếu chỉ số lạm phát ở Trung Quốc tăng cao so với Ấn Độ.
Bởi sự chênh lệch tỷ giá hối đoái quá cao giữa đồng đô la Mỹ và Việt Nam
đồng dẫn tới giá bán cá Basa và cá tra của Việt Nam ở thị trường này quá thấp so với các
loại cá da trơn khác ở thị trường Hoa Kỳ -> các loại cá da trơn khác của Hoa Kỳ khó cạnh
tranh so với cá của Việt Nam -> Ngày 28/6/2002, Hoa Kỳ (CFA) đã nộp đơn lên Bộ Thương
mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) cho là đã có việc bán phá giá
một số loại Hiệp hội các nhà chế biến cá nheo cá phi lê đông lạnh nhập khẩu của Việt
Nam và việc bán phá giá này đã gây thiệt hại vật chất lớn và đe dọa gây thiệt hại vật chất
lớn cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ.