-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Bảo tồn và phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng"
Tiểu luận "Bảo tồn và phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng" của Lê Hồng Chân giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (000012004) 14 tài liệu
Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Tiểu luận "Bảo tồn và phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng"
Tiểu luận "Bảo tồn và phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng" của Lê Hồng Chân giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (000012004) 14 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|36212343
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------- o ------- TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Phương Lan Sinh viên : Lê Hồng Chân Lớp : MT20ĐH/A2 Mã số sinh viên : 20540300175
TPHCM, ngày 18 tháng 7 năm 2021
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
PHẦN MỞ ĐẦU
“Không quốc gia nào từng suy sụp vì thương mại” - Benjamin Franklin -
Việt Nam là một quốc gia tiềm năng trong quá trình cạnh tranh trên thương
trường quốc tế, điều này đã được chứng minh qua nhiều thành tựu và sự công nhận
khách quan từ các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên để duy trì sự phát triển bền
vững và giữ được vị trí trên “sân chơi” toàn cầu đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ một đất
nước đang phát triển. Bên cạnh đó, nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó yêu cầu về kiến thức, khái niệm, phạm trù, quy
luật,... của kinh tế chính trị là vô cùng cấp thiết cho các doanh nghiệp và bộ máy nhà
nước trong việc quản lý sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế
chính trị, đồng thời để có cơ sở lý luận và phương pháp luận nhằm học tập tốt các
môn khoa học kinh tế khác thì việc làm tiểu luận kinh tế chính trị là vô cùng cần
thiết. Mặt khác, nó còn giúp ta trang bị nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề kinh
tế, đời sống xã hội,...
Một trong những đề tài phổ biến của kinh tế chính trị học đó là về mối quan
hệ giữa doanh nghiệp và thị trường. Thị trường được hiểu nôm na là nơi trao đổi
hàng hoá giữa người bán và người mua, tức giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên thị trường vốn không chỉ gói gọn trong phạm vi trao đổi giữa hai cá nhân
đơn lẻ, và nương theo đà phát triển của nền kinh tế toàn cầu, thị trường lại ngày một
mở rộng ra so với trước kia. Trong khoảng vài thập kỉ trở lại đây, thị trường quốc tế
đang phát triển nhanh chóng và là nơi mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trên thế giới
cũng đều có thể tham gia cạnh tranh. Điều này hứa hẹn mang lại nhiều thuận lợi hơn,
song đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều khó khăn thử thách hơn đối với các doanh
nghiệp từ lớn đến nhỏ.
“Vậy, phải làm gì để bảo tồn và phát triển doanh nghiệp?”
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Đây là một câu hỏi khá phổ biến, tuy nhiên phần lớn các chủ sở hữu doanh
nghiệp đều bỏ qua, dẫn đến sự cạnh tranh ngắn ngủi do thiếu định hướng, thiếu
đường lối và một cốt lõi kinh doanh tối thiểu.
Chính vì vậy em xin chân thành cảm ơn đề tài tiểu luận của giáo viên bộ môn
kinh tế chính trị, đã giúp em có cái nhìn cụ thể hơn đối với vấn đề này.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quy luật giá trị.
Tất cả các hoạt động kinh tế của con người đều chịu sự tác động của quy luật
kinh tế nào đó. Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế có tác động mạnh
đến các hoạt động kinh tế của con người. Quy luật giá trị là quy luật của nền sản
xuất hàng hoá, biểu hiện nhu cầu khách quan của việc định hướng nền sản xuất và
trao đổi theo các quan hệ tỷ lệ phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết.
Về nội dung quy luật giá trị Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng ,
hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong
sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn
hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh .
2. Quy luật cung cầu.
Cung và cầu là hai hoạt động tương tác qua lại lẫn nhau và không hoạt động
độc lập trong nền kinh tế thị trường. Cung đến từ hoạt động sản xuất, khai thác tạo
ra sản phẩm, tổng cung là tổng số lượng sản phẩm. Cầu đến từ nhu cầu sử dụng sản
phẩm và khả năng chi trả của khách hàng cho sản phẩm đó. Các doanh nghiệp tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là tham gia vào dòng cung sản phẩm vì vậy
cần xác định rõ xu hướng tăng giảm của tổng cầu cho sản phẩm trước khi đi ra các
chiến lược cạnh tranh.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị
Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị
3. Quy luật cạnh tranh.
Trong nền KT-TT nhiều người mua và nhiều người bán, sự cạnh tranh là tất
yếu. Các chủ thể tham gia ở vai trò cung cần xác định rõ lợi thế của sản phẩm và đưa
ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp về giá, khuyến mại, dịch vụ khách hàng,…Việc
nhiều người bán cạnh tranh sẽ dẫn đến giá cả sản phẩm sẽ giảm xuống và có lợi cho
người mua và ngược lại, khi nhiều người mua cạnh tranh để có được sản phẩm,
người bán có thể tăng giá cả trao đổi sản phẩm đó.
4. Thuyết “Bàn tay vô hình”.
Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học
Adam Smith đưa ra vào năm 1776. Trong các tác phẩm của mình, Smith đã tuyên
bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm
và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá
nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng
thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn
thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như
việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại.
5. Thuyết “Bàn tay hữu hình”.
Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân
và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh; ông kết luận: “Sự giàu có
của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của Nhà nước,
mà do bởi tự do kinh doanh”. Còn “Bàn tay hữu hình” là sự can thiệp và điều tiết thị
trường của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế
vĩ mô, như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương, chính sách thu nhập.
Quá trình điều tiết nền kinh tế của mọi quốc gia đều được vận hành bằng
cả hai bàn tay “hữu hình” và “vô hình”.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ NGÀNH NGHỀ
Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mà trọng tâm là các loại
hàng tiêu dùng có lựa chọn (như dụng cụ học tập, văn phòng phẩm,...) , cần phải lưu
ý những đặc điểm riêng biệt so với các loại ngành doanh nghiệp khác để dễ dàng
định hướng trong quá trình bảo tồn và phát triển lâu dài.
Hàng tiêu dùng là sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng bình thường, còn
gọi là hàng hóa cuối cùng. Hàng tiêu dùng là kết quả cuối cùng đạt được của hoạt
động sản xuất và chế tạo, và là những gì được bày bán trên thị trường. Các ví dụ về
hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, thực phẩm và trang sức. Nguyên liệu thô hoặc cơ
bản, ví dụ như đồng hoặc sắt không được coi là hàng tiêu dùng vì chúng phải được
chuyển đổi trước khi trở thành các sản phẩm có thể sử dụng.
Một vài ưu điểm cơ bản của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm:
· Nguồn vốn đầu tư ít, sử dụng ít nguyên liệu: do bản chất hàng tiêu dùng
là sản phẩm công nghiệp nhẹ nên không đòi hỏi vốn đầu tư quá nhiều như
các ngành công nghiệp nặng.
· Quy trình kỹ thuật đơn giản: tuỳ thuộc vào loại sản phẩm mong muốn
hướng đến người tiêu thụ mà có các quy trình kỹ thuật khác nhau (ví dụ
như sản xuất một cái áo sẽ khác so với tạo ra một chiếc đèn bàn), nhưng nhìn chung là đơn giản.
· Thời gian sản xuất ngắn: đối chiếu với các ngành như sản xuất ô tô, máy
tính, thiết bị công nghệ cao,... thì phần lớn các sản phẩm tiêu dùng như
văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo, giày dép sẽ cần ít thời gian sản xuất hơn.
· Nhanh chóng hoàn vốn và thu lợi nhuận: do đặc tính thiết yếu trong đời
sống hàng ngày nên tỉ lệ tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng rất cao, vì thế dễ
dàng hoàn lại vốn cũng như thu được lợi nhuận từ loại hình kinh doanh này.
Bên cạnh những ưu điểm trên, một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
cũng đồng thời phải cân nhắc đến những bất lợi như:
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
· Sự canh tranh khốc liệt: hiện nay trên thị trường Việt Nam lẫn thị trường
quốc tế đều có vô vàn doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nói chung và sản
xuất hàng tiêu dùng nói riêng, từ các “ông lớn” cho đến các doanh nghiệp
mới thành lập. Đây là một thách thức không nhỏ đối với những tổ chức
doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển.
· Thiếu Văn hoá Doanh nghiệp: Văn hóa Doanh nghiệp nên được hiểu là
một vấn đề thực tiễn, là gốc rễ của mỗi doanh nghiệp thay vì coi đây như
một vấn đề lý thuyết. Một doanh nghiệp nếu mất chiến lược có thể làm lại,
mất kỹ năng có thể đào tạo lại, mất nhân tài có thể tuyển dụng lại nhưng
mất văn hóa doanh nghiệp sẽ mất đi thương hiệu vĩnh viễn.
THỰC TIỄN CHUNG TRONG THỜI BUỔI DỊCH BỆNH
Sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh
tế do Covid-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp “chao đảo”. Doanh nghiệp
trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, hàng không, nhà hàng,
khách sạn, giáo dục,… đã rơi vào tình trạng “ngủ đông” trong hơn 1 năm vừa qua.
Doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2020 bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua
lỗ. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu
hẹp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trên thế giới, đại dịch Covid 19 cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, kéo
dài và bùng nổ liên tục, đặc biệt là các nước như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,... Đây là
những nước đối tác thị trường quan trọng của Việt Nam, do đó tình trạng đứt gãy
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, nhất là các doanh nghiệp có đầu ra và vào phụ thuộc vào thị
trường quốc tế. Bên cạnh đó, một chuyển biến khó lường khác mà dịch bệnh Covid
19 để lại là sự thay đổi dòng thương mại toàn cầu, nguyên nhân chủ yếu do các quốc
gia đang tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường. Sau tình hình dịch bệnh,
các doanh nghiệp lớn có thể chuyển hướng sang cung cấp nguyên vật liệu để chủ
động hơn, lựa chọn địa điểm đầu tư mới thỏa mãn những điều kiện về khoa học công
nghệ, môi trường sinh thái và dịch vụ y tế an toàn.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các
doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị
trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.
Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay
những thời cơ mới để phát triển; đồng thời các doanh nghiệp mới cũng sẽ được thành
lập theo xu hướng tân tiến hơn, phù hợp hơn trong thời buổi bệnh dịch. Đây là cơ sở
thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững.
Tác động từ dịch Covid-19 đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch
trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế
tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số,
cộng với số lượng người dùng internet ngày càng tăng, mua sắm online đang là xu
hướng tất yếu của thị trường tại thời điểm hiện nay. Vì thế, số lượng công ty bán
hàng online đang gia tăng rất nhanh chóng, vì những ưu điểm tuyệt vời sau đây: Tiết
kiệm chi phí vận hành khi không phải tốn quá nhiều chi phí mặt bằng, cùng với đội
ngũ nhân viên tinh gọn; đặc biệt là chịu ít ảnh hưởng bởi tình hình chuyển biến phức
tạp của dịch Covid 19 so với các doanh nghiệp chú trọng hình thức trao đổi trực tiếp
như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn,... Đối với các doanh nghiệp bán hàng
trực tuyến, hoàn toàn có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng nhờ các nền
tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo,… Hay tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của
các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,… đem lại cơ hội thị
trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng đi kèm với xu hướng này, thì
không ít công ty bán hàng online chưa trang bị đủ cho mình các nền tảng cần thiết
để có thể trụ vững trên thị trường mới – nơi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt.
Đứng trước thực tiễn đáng quan ngại đó đã nảy sinh một yêu cầu cấp thiết:
phải làm thế nào để bảo tồn và phát triển doanh nghiệp, ngay cả trong thời buổi
dịch bệnh chuyển biến phức tạp như hiện nay?
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
1. Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng
năng suất lao động.
Trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất hàng hoá nào cũng mong có nhiều
lãi. Người có nhiều lãi hơn là người có thời gian lao động cá biệt ít hơn hoặc bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết. Muốn đứng vững và thắng trong cạnh tranh, mỗi
người sản xuất đều luôn luôn tìm cách rút xuống đến mức tối thiểu thời gian lao
động cá biệt. Vì vậy quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoá nhiều, nhanh, tốt, rẻ hơn.
1.1. Tăng năng suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Áp dụng công nghệ cao khiến các công đoạn được kết nối thông qua dòng
chảy liên tục; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tại từng thao tác và công đoạn. Công
nghệ sẽ giúp cho việc lập kế hoạch, tính toán chính xác các công đoạn phù hợp với
tiến độ sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất.
1.2. Chú trọng đầu tư ngành lao động tri thức, đầu tư đào tạo đội ngũ lao
động có trình độ cao, tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức.
Xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, ưu tiên cho phương pháp đào tạo
tay nghề tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo. Đối với
những người lao động mới, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề
có sự liên kết bền vững với chính doanh nghiệp đó. Tăng kinh phí đào tạo,nhất là
đào tạo mới và đào tạo bổ sung đội ngũ lao động chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng
đội ngũ công nhân lành nghề, giỏi việc, làm chủ được những công nghệ mới. Bảo
đảm tiền lương, xây dựng chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm y tế phù hợp, khuyến
khích tạo môi trường làm việc thân thiện, có như vậy mới đảm bảo điều kiện tốt nhất
cho người lao động tăng năng suất.
2. Rút ra biện pháp từ bản thân cho việc phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, đặc biệt là thị trường các loại hàng tiêu
dùng. Theo dõi, nắm bắt tình hình cung - cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải
pháp bình ổn thị trường. Nếu như một mặt hàng có lượng cung < cầu, có giá cả cao
hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô
sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động vào mặt hàng đó.
2.1. Cần tận dụng một cách hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên:
Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất. Doanh
nghiệp cần phải biết tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở trong nước, tìm kiếm nguồn
nguyên liệu trong nước (giá rẻ,chất lượng cao, phi vận chuyển thấp...), hạn chế nhập
khẩu ( giá thành cao và chi phí vận chuyển cao,…).
Tận dụng phần thừa của các nguyên vật liệu để tái chế, tạo ra các sản phẩm
độc đáo như chậu cây từ chai nhựa, túi đựng đồ từ giấy cũ, kệ để sách bằng bìa các-
tôn,... như một phần tặng kèm cho các khách hàng thân thiết cũng là một cách hay
để gắn kết doanh nghiệp với nhà tiêu thụ
Doanh nghiệp cần phải biết tìm vị trí để đặt nhà máy ở nơi thuận tiện, có lợi,
như: gần nơi cung cấp nguyên liệu đề giảm chi phí vận chuyển từ chỗ cung cấp
nguyên liệu đến nhà máy sản xuất, nơi có giao thông đi lại thuận tiện (gần các trục
giao thông quan trọng), gần nơi tiêu thụ, … thì có thể làm giảm mức thấp nhất các
chi phí sản xuất và vận chuyển.
2.2. Cải tiến chất lượng hàng hóa
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đặc biệt là hàng hóa
tiêu dùng được sử dụng rộng rãi là phải biết tạo nét khác biệt để có thể thắng đối thủ
cạnh tranh. Khu doanh nghiệp cần xây dựng được chương trình cắt giảm chi phí sản
xuất trong từng công đoạn sản xuất với từng sản phẩm. Chủ động điều chỉnh cơ cấu
nguồn hàng, thực hiện khuyến mãi, giảm giá.
Pentel – thương hiệu văn phòng phẩm nổi tiếng thế giới: một số sản phẩm
như bút mực khô nhanh, bút cho người thuận tay trái,… chính là các sản phẩm
tiêu biểu, thể hiện tầm nhìn và sự quan tâm của hãng Pentel đến nhu cầu sử
dụng của khách hàng.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững. Đổi mới, sáng tạo
mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế
giới và đặc biệt trước làn sóng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra hiện
nay. Đổi mới, sáng tạo đối với doanh nghiệp không chỉ là việc sáng tạo ra những sản
phẩm mới, công nghệ mới mà còn bao hàm cả việc thay đổi phương thức trao đổi
giữa doanh nghiệp với khách hàng, cách thức chăm sóc khách hàng hay đơn giản là
những thay đổi trong cách thức các nhân viên của doanh nghiệp giao tiếp với nhau hiệu quả hơn.
Truyền thông xã hội thông minh - một trong những cách tiếp cận khách hàng
được xem là hiệu quả nhất thông qua các kênh xã hội nổi tiếng như Facebook,
Instagram, Twitter,... Không những có tác dụng giữ chân khách hàng mà còn cung
cấp cho họ những cách thức mới để sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm một cách nhanh chóng hơn.
Tiếp tục tập trung các sản phẩm cốt lõi và tăng cường phát triển khẩu vị địa
phương ở ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
2.3. Nâng cao kỹ năng
Bất chấp thực trạng vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp, họ nên tận dụng
cuộc khủng hoảng hiện tại để tiếp tục thu thập thông tin cũng như nâng cao kiến thức
và sự nhạy bén trong kinh doanh. Học cách sử dụng các nền tảng trực tuyến khác
nhau: do sự phổ biến và mức độ đón nhận công nghệ điện thoại thông minh trong
cộng đồng người tiêu dùng và do các quy định giãn cách và hạn chế khác mà cuộc
khủng hoảng sức khỏe hiện tại hoặc tương lai có thể đem đến.
Phát triển các trang web của doanh nghiệp để tạo thương hiệu trên mạng cho
riêng mình. Tận dụng các sàn thương mại điện tử sẵn có như Shopee, Lazada,... để
mở rộng thị trường, đồng thời tích hợp các hình thức thanh toán online, ứng dụng
giao hàng tận nơi, mang đến sự thuận tiện cho khách hàng.
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 KẾT LUẬN
Việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, song
lại là một vấn đề cấp thiết và tối quan trọng đối với chủ sở hữu doanh nghiệp. Thông
qua việc đặt tình huống vào góc nhìn của một chủ sở hữu, bản thân em đã có thể
nhìn nhận một cách tổng quát và nghiêm túc về việc duy trì doanh nghiệp của chính
mình, thông qua đó hình thành nên khả năng tư duy, tầm nhìn định hướng đối với
bộ môn kinh tế chính trị, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong các vấn đề
kinh tế, đời sống xã hội...
Mặc dù những giải pháp trên chưa hẳn là hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn và
phát triển một doanh nghiệp, nhưng hy vọng rằng với quá trình nghiên cứu và đưa
ra những giải pháp, tiểu luận này đã góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất
định trong việc xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp giữa môi trường cạnh tranh
đầy khốc liệt, và nhất là trong tình hình dịch bệnh mang tính lịch sử như bây giờ,
qua đó đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới hơn trên thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lênin (tái bản), Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác –
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005.
• Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung),
Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp,
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
• 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5),
An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008.
• Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa).
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 3
1. Quy luật giá trị. ........................................................................................................................ 3
2. Quy luật cung cầu. ................................................................................................................... 3
3. Quy luật cạnh tranh. ................................................................................................................ 4
4. Thuyết “Bàn tay vô hình”. ....................................................................................................... 4
5. Thuyết “Bàn tay hữu hình”. .................................................................................................... 4
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ NGÀNH NGHỀ .......................................................................... 5
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP .................................................................... 8
1. Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất ............................................ 8
1.1. Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại .............................................................................. 8
1.2. Đầu tư lao động trình độ cao. ........................................................................................... 8
2. Rút ra biện pháp từ bản thân cho việc phát triển doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. ..... 8
2.1. Tận dụng tư liệu sản xuất và điều kiện tự nhiên ............................................................... 9
2.2. Cải tiến chất lượng hàng hóa ............................................................................................ 9
2.3. Nâng cao kỹ năng ........................................................................................................... 10
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 11
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)