-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận ''Ca dao trong chương trình Tiểu học với việc giáo dục trẻ em"
Tiểu luận ''Ca dao trong chương trình Tiểu học với việc giáo dục trẻ em"
Văn học (TĐ) 2 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tiểu luận ''Ca dao trong chương trình Tiểu học với việc giáo dục trẻ em"
Tiểu luận ''Ca dao trong chương trình Tiểu học với việc giáo dục trẻ em"
Môn: Văn học (TĐ) 2 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Thủ đô Hà Nội vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với
hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Lê Thị Hiền đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em
có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong
bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận “Ca dao trong chương
trình Tiếng Việt Tiểu học với việc giáo dục trẻ em” là hoàn toàn trung thực và không
có bất kỳ sự sao chép. Mọi sự hỗ trợ cho việc thực hiện tiểu luận đều đã được cảm ơn.
Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài tiểu luận đều được
trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm cho việc không có sự trung thực, minh bạch trong quá trình sử dụng thông tin.
Hà Nội, ngày… tháng… năm Sinh viên Trần Hồng Nhung lOMoAR cPSD| 36084623 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.2. Cách nghiên cứu
6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.2. Phạm vi nghiên cứu
7. Đóng góp của đề tài
8. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số kiến thức về ca dao
1.1.1. Khái quát chung về thể loại ca dao
1.1.1.1. Khái niệm ca dao
1.1.1.2. So sánh với các thể loại khác
1.1.2. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao
1.1.2.1. Về nội dung mà ca dao đề cập
1.1.2.2. Hình thức nghệ thuật biểu hiện của ca dao
1.2. Tầm tiếp nhận của học sinh Tiểu học với ca dao
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học trong việc tiếp cận các
giá trị vănhọc dân gian
1.2.2. Tầm tiếp nhận của thể loại ca dao với học sinh Tiểu kết
CHƯƠNG 2: CA DAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
2.1. Phân phối chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học
2.2. Ca dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
2.3. Những điểm cần lưu ý khi dạy ca dao cho học sinh Tiểu học Tiểu kết
CHƯƠNG 3: CA DAO VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM
3.1. Ca dao bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học
3.2. Ca dao bồi dưỡng tình cảm đạo đức và nhân cách cho học sinh Tiểu học
3.3. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua ca dao Tiểu kết KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU lOMoAR cPSD| 36084623
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là tiếng hát bập bẹ của trẻ thơ nhân
dân Việt Nam, có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động.
Trẻ em lớn lên trong tiếng hát ru êm đềm, trong những câu chuyện cổ tích thần kì của bà và mẹ..
Nhờ sự đa dạng của văn học dân gian mà những bài học kinh nghiệm, tình cảm chân
thành, phong tục tập quán,… đã đi vào trí óc của trẻ em một cách tự nhiên nhất.Văn
học dân gian trở thành cái nôi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, bồi đắp giá trị đạo đức, nhân cách con người.
Ngoài việc phản ánh chân thực tình cảm và kinh nghiệm trong đời sống thì ca dao
còn thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình với những ước nguyện tốt đẹp về cuộc sống.
Việc nhận biết, cảm thụ sâu sắc ý nghĩa ngôn từ của ca dao là điều rất cần thiết đối
với giáo viên tiểu học, bởi đây là cơ sở để giáo viên truyền đạt cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Trong chương trình Tiểu học, ca dao được đưa vào giảng dạy khá nhiều. Nhưng ca
dao ở Tiểu học được tìm hiểu chủ yếu trên phương diện nội dung, cấu trúc và ý
nghĩa..Vấn đề giáo dục học sinh bằng ca dao cho các em vẫn chưa thực sự được quan
tâm đúng mức. Giáo viên Tiểu học phải hiểu được những điều răn dạy của ông cha được
đúc kết qua những câu ca dao để truyền đạt cho học sinh, giúp các em tiếp cận thể loại này một cách dễ dàng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đưa ra vấn đề nghiên cứu: “Ca dao trong chương
trình Tiểu học với việc giáo dục trẻ em” với mục đích giúp giáo viên và học sinh hiểu
rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và tính giáo dục của ca dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô cùng phong
phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng.
Các công trình có tính chất sưu tầm vẫn chiếm đa số như :“Tục ngữ cao dao dân ca
Việt Nam” Vũ Ngọc Phan,“Kho tàng ca dao người Việt” (tập 1,2,3) do nhóm tác giả
Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên), tổng hợp tổng tập văn học dân gian
người Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.Trong khi đó những
công trình nghiên cứu, phê bình bình giảng ca dao còn khá khiêm tốn. Có thể kể ra một
số công trình nghiên cứu như: “Ca dao Việt Nam và những lời bình” tác giả Vũ Thị Thu
Hương (tuyển chọn), “Thi pháp ca dao” Nguyễn Xuân Kính, “Văn học dân gian” của
nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), “Bình giảng ca dao” tác giả Triều Nguyên,….
Sự nghiên cứu về ca dao trong việc giáo dục trẻ em lứa tuổi Tiểu học còn ít và chưa phổ biến.
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề
Tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Ca dao trong chương trình Tiểu học với việc giáo
dục trẻ em” với những mục đích sau:
Thứ nhất, vận dụng khái niệm và kết cấu ca dao nhằm mục đích hiểu rõ hơn về
những nội dung ca dao trong chương trình Tiểu học và ý nghĩa của ca dao trong việc giáo dục học sinh
Thứ hai, tìm hiểu tầm tiếp thu, sự ảnh hưởng của ca dao với trẻ và hướng dẫn học
sinh vận dụng ca dao trong cuộc sống thường nhật.
Từ đó, suy ra tính giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt là học sinh lứa tuổi Tiểu học.
4. Đối tượng nghiên cứu
Ca dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. lOMoAR cPSD| 36084623
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1 Nghiên cứu lí luận:
Các tài liệu nghiên cứu về cac dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, các
nghiên cứu cùng nội dung của các khóa trước.
5.1.2 Nghiên cứu thực tiễn:
Xem xét các bài ca dao trong chương trình Tiểu học.
Để thực hiện nội dung vấn đề, tôi đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu. Ngoài
ra tôi còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để đạt được mục đích nghiên cứu.
5.2. Cách nghiên cứu
Đầu tiên, tôi đọc tài liệu nghiên cứu để hiểu rõ nội dung của các câu ca dao.
Tiếp theo, tôi quan sát thống kê các bài ca dao và số lần xuất hiện của ca dao trong
chương trình tiếng Việt tiểu học.
Sau đó, tôi tìm hiểu học sinh Tiểu học tiếp thu nội dung ca dao như thế nào. Đánh giá chung
6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về ca dao trong chương trình tiếng Việt Tiểu học với việc nghiên cứu giáo dục trẻ em.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các bài ca dao trong chương trình tiếng Việt Tiểu học hiện nay.
7. Đóng góp của đề tài
Đối với giáo viên, giúp giáo viên tìm ra phương pháp giảng dạy mới, thông qua đó
nắm bắt được tiến độ hiểu bài và sự chú ý của học sinh vào bài giảng.
Tìm ra lợi ích vai trò của ca dao trong việc giáo dục học sinh yêu gia đình, yêu lao
động, yêu thiên nhiên đất nước.
8. Kết cấu đề tài
Cấu trúc của luận văn gồm 3 phần chính: Mục lục
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, lịch sử và mục đích nghiên cứu, đối tượng,
phương pháp nghiên cứu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu và các bước tiến hành nghiên cứu. Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Ca dao trong chương trình tiểu học
Chương 3: Ca dao với việc giáo dục trẻ em Phần kết luận: Tài liệu tham khảo
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Một số kiến thức về ca dao
1.1.1. Khái quát chung về thể loại ca dao
1.1.1.1. Khái niệm lOMoAR cPSD| 36084623
Ca dao là một trong những thể loại của văn học dân gian, có giá trị vô cùng to lớn,
góp phần làm phong phú làm giàu thêm văn học Việt Nam cả về sỗ lượng lẫn chất
lượng. Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác, thuộc thể loại
trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng
của người lao động. Ca dao thể hiện quan niệm, cách nhìn, tình cảm về cuộc sống, con
người và các mối quan hệ cộng đồng.
Ca dao được định nghĩa: theo Dương Quảng Hàm (2019) Việt Nam văn học sử yếu,
nhà xuất bản Văn học, Hà Nội “Ca dao (ca: hát; dao: bài hát ngắn không có chương
khúc) là những bài hát ngắn lưu truyền trong dân gian, thường tả tính tình phong tục
của người dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong: phong tục) nữa” [1;25];
theo Vũ Ngọc Phan (1978) Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học
Xã hội, Hà Nội “Theo định nghĩa về hình thức của ca dao, thì câu thành khúc điệu là
ca, câu không thành khúc điệu là dao” [2;29]; theo Cao Đức TiếnDương Thị Hương
(2005) Văn học- tài liệu đào tạo giáo viên, nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản Đại
học Sư phạm, Hà Nội “Ca dao là phần lời của bài hát dân gian (dân ca), là thơ ca dân
gian truyền thống” [3;132], …
Từ những định nghĩa đã được trích dẫn ở trên, ta có thể rút ra khái niệm về ca dao
như sau: Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu
hát, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao vốn là một từ
Hán Việt,.ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
1.1.1.2. So sánh ca dao với các thể loại khác
Ca dao - một thể loại của văn học dân gian đã đi vào thế giới tâm hồn của chúng ta
từ rất sớm, nhưng vẫn còn có những vấn đề tranh cãi về khái niệm, thể loại,… giữa
những thể loại gần gũi với ca dao. Những sản phẩm ngôn từ dễ gây nhầm lẫn với ca
dao là dân ca và tục ngữ.
1.1.1.2.1. Phân biệt ca dao với dân ca
Cả ca dao và dân ca đều là thể loại của văn học dân gian và được lưu truyền trong
dân gian không rõ tác giả. Chúng có khái niệm khá là giống nhau khiến nhiều người
hiểu lầm và gây nhiều tranh cãi.
Theo Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam (1978) “Xét về nguồn
gốc hình thành thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh
nhất định, trong những nghề nghiệp nhất định, hay ở những vùng miền địa phương nhất
định. Ví dụ như hát dặm Nghệ - Tĩnh, hát quan họ Bắc Ninh,…” [2;29].
Theo Lịch sử văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (tập 2): “Ca dao là những bài
có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát),
để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm. Dân ca là những bài hát có hoặc không
có chương khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ
biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc” [4;38].
Ta rút ra được, dân ca là câu hát đã thành khúc điệu, là những bài hát có giai điệu
nhất định. Giống với ca dao đều là thể loại của văn học dân gian và được lưu truyền
trong dân gian không rõ tác giả. Ca dao chính là lời thơ được rút ra từ dân ca.
Dân ca có nhiều hình thức thể hiện như ví, ngâm, vè,…Dân ca vẫn giữ nguyên lời
hát của ca dao, chỉ thêm những âm luyến, âm đưa hơi, tiếng đệm, tiếng láy,… nhằm
mục đích bộc lộ truyền cảm, da diết hơn.
Ví dụ: Bài Trống Cơm
Trống cơm khéo vỗ nên vông,
Một bầy con xít lội sông đi tìm,
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ. lOMoAR cPSD| 36084623
Thương ai duyên nợ tang bồng. Ca dao
Tình bằng có cái trống cơm
Khen ai khéo vỗ ô mấy vông mà nên vông
Ô mấyvông mà nên vông
Một bầy tang tình con xít
Một bầy tang tình con xít
Ô mấy lội lộilội... sông
Ô mấy đi tìm... Em nhớ thương ai?
Đôi con mắt... Ô mấy lim dim
Đôi con mắt ...Ô mấy lim dim
Ô mấy giăng tơ
Giăng tơ ô mấy đi tìm em nhớ thương ai?
Duyên nợ cách tang bồng
Duyên nợ cách tang bồng Dân ca
Những chữ in đậm trong dân ca là được thêm thắt tiếng đệm lót, giăng tơ, lội lội,
vông nên vông là tiếng đưa hơi, duyên nợ cách tang bồng đưa vào đoạn điệp khúc. Tất
cả các yếu tố trên khiến dân ca khác biệt hoàn toàn so với ca dao.
1.1.1.2.2. Phân biệt ca dao với tục ngữ
Có những trường hợp, tục ngữ và ca dao giao thoa nhau khiến cho chúng ta rất khó
trong việc phân biệt nhận diện chúng.
Theo Mã Giang Lân trong Tục ngữ ca dao Việt Nam (1998): “Tục ngữ là lời ăn tiếng
nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung
súc tích. Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới,
xã hội và con người” [5;76].
Cao Đức Tiến trong Văn học - tài liệu đào tạo giáo viên viết: “Tục ngữ có cấu trúc
điển hình là cấu trúc đối xứng, tục ngữ thường gồm hai vế có quan hệ chặt chẽ với nhau,
cân bằng số lượng từ, cân xứng về từ loại và chức năng. Tục ngữ có âm điệu nhẹ nhàng,
nhịp ngữ âm và nhịp logic, tức là nhịp điệu và sự tổ chức ý tứ rất tương ứng, hài hòa với nhau” [3;135].
Các sản phẩm ngôn từ cô đọng trong một dòng có nội dung đúc kết kinh nghiệm
chính là tục ngữ. Đặc biệt lưu ý, cũng có những bài ca dao nêu lên nhận định về cuộc
sống, xã hội, Mã Giang Lân cũng đã đề cập tới vấn đề này “Thực ra giữa hai thể loại
tục ngữ và ca dao, không phải là không có những trường hợp xâm nhập lẫn nhau. Trong
ca dao cũng có xen tục ngữ và cũng có những câu ca dao chỉ có hình thức là ca dao còn
nội dung lại là tục ngữ!”[5; 75].
Câu tục ngữ có những yếu tố cảm xúc như than ôi, ai ơi thì đã chạm tới khái niệm của ca dao. Ví dụ:
Ai ơi đừng chóng thì chày
Có công mài sắt có ngày nên kim Tục ngữ
Những câu ca dao nhận định về cuộc sống, con người có nội dung hàm súc, cô đọng
lại dễ hiểu lầm thành tục ngữ.
Hơn nhau tấm áo, manh quần lOMoAR cPSD| 36084623
Đến khi cởi trần ai cũng như ai Ca dao
Tóm lại, ca dao là những bài ca ngắn có vần điệu thể hiện quan niệm về cuộc sống,
con người, xã hội. Tục ngữ là câu nói hoàn chỉnh, câu đúc rút kinh nghiệm về thiên
nhiên và cuộc sống lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân.
1.1.1.3. Phân loại ca dao
Có thể phân loại ca dao theo từng vùng miền: ca dao miền Bắc, ca dao Bắc Trung
Bộ, ca dao Nam Trung Bộ, ca dao Nam Bộ,…
Nhưng để cho dễ hiểu dễ tiếp thu, chúng ta chia ca dao theo mục đích sử dụng: Ca
dao lao động, ca dao ru con, ca dao trào phúng, ca dao trữ tình.
Ca dao lao động ngợi ca về thành quả lao động, công sức lao động, những bài ca
dao tồn tại như một phần của qúa trình lao động. Đặc biệt là nó có sự gắn bó chặt chẽ
giữa nhịp điệu lao động và cảm xúc con người.
Ví dụ: Hò giật chỉ (hò kéo lưới) Nam Trung Bộ:
- Ra đi sóng biển mịt mù,
Trời cho lưới nặng dô hò kéo lên.
Nảy sinh trên những công việc có tính lặp đi lặp lại, tùy theo vị trí của lưới đánh cá
mà người dân hát nhanh hay chậm. Lưới đang ở xa nhân dân hát chậm đồng thời kéo
chậm, lưới cá đang ở gần thì nhân dân hát nhanh, nhịp điệu gấp đồng thời dộng tác kéo
lưới cũng nhanh cùng nhịp với điệu hò.
Lời ru hiện nay đã được cải tiến thành những video âm nhạc lưu truyền trên các
trang mạng xã hội, hoặc được thu dưới dạng ca khúc, những hình thức này đều được ít
người biết đến hoặc có thể biết nhưng không có hứng thú tìm hiểu. Lời ru của bà và mẹ
có lẽ chỉ đang tồn tại ở những làng xã nhỏ mà thôi.
À ơi… Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
À ơi. Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi. Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Những cụm từ à ơi chậm rãi ở đầu dòng câu sáu chữ vừa làm cho bài thơ da diết
tâm tình thêm chút xót xa cho số phận con cò kiếm ăn đêm, lại vừa khiến cho đứa trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Ca dao trào phúng là loại ca dao có tình tiết gây cười, hài hước, nhưng ẩn sâu trong
đó là sự trào phúng với hành động, nhân vật hoặc tầng lớp con người nào đó được ám chỉ.
Sông bao nhiêu nước cho vừa,
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.
Nôi dung ám chỉ tính trăng hoa, tham lam, đứng núi này trông núi nọ của người đàn
ông thời kỳ phong kiến ngày xưa.
Ca dao trữ tình là ca dao thể hiện tình cảm bộc lộ cảm xúc, là tiếng nói tế nhị, là lời
tỏ lòng của đôi tình nhân, đôi khi táo bạo, đôi khi lại thẹn thùng, e ấp. Ca dao trữ tình
gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình, nhân vật trữ tình có thể là một cô gái, một
chàng trai, có khi là hình tượng người mẹ, hoặc là tâm tư của tầng lớp bình dân đối với
cuộc sống mong muốn sau này.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. lOMoAR cPSD| 36084623
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
1.1.2. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao
1.1.2.1. Về nội dung mà ca dao đề cập
Ca dao cung cấp cho các bạn đọc của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức
của nhân dân lao động, của các dân tộc, đồng thời nó còn cung cấp những tri thức bổ
ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Ca
dao bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu
nước, yêu gia đình, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,...
Ca dao Việt Nam được xem là khoa học tự nhiên của nhân dân lao động Việt Nam
bởi nó có thể dự báo các hiện tượng thời tiết như gió, mưa, sấm, chớp, … phục vụ hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Được xem là lịch sử bởi nó ghi lại quá trình sống, lao động
sản xuất, chống thiên tai của nhân dân. Nó cũng chính là triết học của nhân dân lao
động Việt Nam bởi vì nó bao gồm một hệ thống những quan niệm sinh động, sâu sắc
về thiên nhiên, xã hội và con người. Ca dao Việt Nam là kho tri thức đa dạng, quý báu
của con người về mọi mặt của cuộc sống. Nhưng khi sáng tác ca dao, con người không
nghĩ rằng họ đang sáng tạo và những sáng tạo của họ bao gồm cả những nội dung trên.
Ca dao thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống dân tộc: đề cao chữ hiếu, xem trọng
quan hệ ruột thịt, giáo dục tình cảm đoàn kết trong gia đình. Nhân dân Việt Nam rất yêu
gia đình, yêu thôn xóm và tình yêu này lan tỏa tới mọi người xung quanh với những
người nhà, người làng, người cùng nước, cả cộng đồng. Không chỉ thế nội dung của ca
dao còn thể hiện tính triết lý sống. Câu ca dao mang tính giáo dục các anh chị em trong
nhà thì nên đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn khó khăn, hiểu được đạo lý “môi hở
răng lạnh”. Giáo dục học sinh yêu thương anh chị em mình, không tị nạnh tranh cãi
nhau, san sẻ công việc với nhau, tình cảm trong gia đình cũng dần được hình thành chặt chẽ hơn.
- Anh em như thế chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình yêu gia đình, yêu xóm làng là cơ sở hình thành của tình yêu thiên nhiên, tình
yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về vẻ đẹp, sự giàu có của quê hương. Các em cảm
nhận được sự giàu có của đất nước qua cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ, giúp học sinh
thêm tự hào, thêm yêu quý trân trọng quê hương đất nước, từ đó ý thức đước sứ mệnh
trong tương lai là duy trì và phát huy truyền thống cao đẹp của nhân dân Việt Nam,
khiến đất nước trở nên giàu có, phát triển hơn.
- Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Chỉ với bốn câu thơ lục bát ngắn ngủi, ca dao đã phác họa ra một bức tranh tuyệt
đẹp cảnh sáng sớm ở kinh thành Thăng Long. Nó giúp ta thêm hiểu biết hơn không chỉ
là lịch sử mà còn là văn hóa, truyền thống dân tộc, cảm thụ được tinh hoa của tổ tiên đã
xây dựng và gìn giữ. Qua đó giáo dục người đọc, người nghe thêm yêu quê hương và
cảm nhận được trách nhiệm gìn giữ, phát triển non sông Việt Nam càng trở nên giàu mạnh hơn.
Ca dao bày tỏ mọi cung bậc tình cảm sâu kín của người lao động. Trai gái gặp gỡ
nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè, đình đám, vui xuân. Mọi sắc
thái biểu cảm được bộc lộ chẳng hạn như nỗi tương tư, yêu thầm hoặc sự ngang trái,
khổ đau, sự oán trách,… lOMoAR cPSD| 36084623
Có yêu thì nói rằng yêu,
Chẳng yêu thì nói một điều cho xong.
Làm chi dở đục dở trong,
Lờ lờ nước hến cho lòng tương tư.
Chúng ta có thể hiểu câu ca dao trên như mối quan hệ mập mờ không rõ, người
tương tư sầu khổ vì người ấy không dứt khoát, không rõ ràng trong việc xác định mối
quan hệ, thể hiện sự mạnh bạo trong tình yêu, thêm vào đó là thái độ dứt khoát đối với tình yêu. .
Ca dao trở thành lời tâm tình của những tâm hồn đau khổ trong các mối quan hệ xã
hội. Là lời than oán của giai cấp nông dân trong thời kỳ phong kiến thể hiện lòng căm
thù và lên án một cách mạnh mẽ. Những tầng lớp bị áp bức không thể nói lên tiếng lòng
đầy căm phẫn bằng lời, mà đưa điều này vào trong ca dao, vừa như oán thán, lại vừa
như lên án những con người tầng lớp địa chủ thời kỳ phong kiến ngày xưa.
- Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Câu ca dao trên đã vạch trần bộ mặt xấu xa cùng những tội ác của bọn quan lại.
Chúng trắng trợn bóc lột sức lao động, tước đoạt của cải, ruộng đất của người dân và
đẩy họ vào bế tắc và sự cùng khổ. Thể hiện sự cùng khổ của người nông dân dưới ách
đô hộ của thực dân phong kiến, cảm thụ được sự ác độc của tham quan, mở rộng vốn
hiểu biết về lịch sử Việt Nam, thể hiện sự đồng cảm thương tiếc cho những người dân chịu áp bức.
1.1.2.2. Hình thức nghệ thuật biểu hiện của ca dao
Ngôn ngữ ca dao mang đậm tính triết lí song hình thức biểu đạt lại bình dị, dễ hiểu.
Người dân lao động thường dùng những cách nói trong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt
tư tưởng, tình cảm cũng như đúc kết kinh nghiệm sống.
a. Nghệ thuật cấu tứ của ca dao
Trong ca dao, lối nói nghệ thuật với nhiều thể loại : thể lục bát, song thất lục bát
hoặc các biến thể của nó, thể thơ bốn, năm chữ. Đặc biệt, thể lục bát được dùng phổ
biến hơn cả. Ngoài ra, người ta còn chia ca dao dựa theo cấu tứ thể hiện là thể phú, thể hứng và thể tỉ.
Cấu tứ là hình thức, cách biểu đạt, cách tổ chức nội dung của tác phẩm.
Thế phú là trình bày, mô tả nội dung tác phẩm. Kể lại sự việc, tự sự hành động,
diễn biến cuộc đời. Dựa vào câu chuyện mà bộc lộ những ý định, cảm xúc, tình cảm
của nhân vật. Đây cũng là lối viết được sử dụng nhiều nhất.
Thể hứng là biểu lộ cảm xúc với ngoại cảnh để gợi hứng, bằng cách mở đầu bài
ca dao bằng những câu thơ tả cảnh, sau đó tác giả mới thể hiện suy nghĩ, nỗi lòng của mình.
Thể tỉ là so sánh, không nói thẳng ra từ lúc ban đầu mà mượn hình ảnh, để gửi
gắm những tâm sự, ngụ ý. Ca dao trữ tình chuyên nói về tình cảm nên rất khó diễn tả.
Bởi vậy ca dao trữ tình rất ưa sử dụng thể tỉ, là một phương pháp nghệ thuật đặc sắc,
giúp cho ý tứ diễn đạt thêm rõ ràng, linh động mà tình cảm bộc lộ cũng có phần kín đáo tế nhị.
b. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện
Ca dao thường sử dụng các biện pháp.tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... để
hình dung một cách cụ thể thông qua những hình ảnh quen thuộc như: hạt mưa, tấm lụa
đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,... lOMoAR cPSD| 36084623
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Phép so sánh trong ca dao thường sử
dụng các từ ngữ chỉ quan hệ so sánh: như, như là, như thể, bằng, hơn,… nhưng cũng có
khi các từ này được lược bỏ. Trong ca dao, phép so sánh thể hiện cách nhìn, cảm nghĩ
về đối tượng được so sánh. Ví dụ:
- Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương.
- Anh như tán tía, tán vàng
Em như manh chiếu nhà hàng bỏ quên.
Ẩn dụ là lối so sánh ngầm dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, không
có từ ngữ chỉ sự so sánh nhưng chúng ta có thể hiểu được hình tượng nhân vật so sánh
đang nhắc tới là ai, đại biểu cho cái gì, từ đó rút ra ý nghĩa được che dấu. Ẩn dụ trong
ca dao giúp khả năng liên tưởng của con người được mở rộng, góp phần khái quát sự
vật hiện tượng, mặt khác tăng ý tế nhị, kín đáo trong việc thể hiện tình cảm của con
người. Trong ca dao, ẩn dụ có ý nghĩa nhận thức và biểu cảm. Ví dụ:
- Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người.
- Em tưởng giếng nước sâu, em nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây.
1.2. Tầm tiếp nhận của học sinh Tiểu học với ca dao
Tiếp nhận văn học là quá trình giao thoa giữa người đọc và tác phẩm, là kết tinh của
người đọc trở thành một yếu tố tinh thần nào đó sau khi thưởng thức tác phẩm. Sự tiếp
nhận của độc giả thông qua tri giác, cảm thụ tác phẩm, xúc cảm, ý nghĩ đối với mạch
văn, tình tiết câu chuyện. Riêng với học sinh Tiểu học thì tầm tiếp nhận của các em vẫn
chưa được tốt và phải phụ thuộc nhiều vào cách giáo viên truyền đạt.
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học trong việc tiếp nhận các giá trị văn học dân gian
Chúng ta đều biết, học sinh Tiểu học là trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi đang theo
học các lớp của trường Tiểu học. Ở tuổi này, các bé có những thay đổi nhất định cả về
tâm lý lẫn sinh lý. Bộ máy chức năng cơ thể đang được hoàn thiện, các cơ xương phát
triển nhanh chóng, lực cơ của các em còn yếu cho nên hạn chế cho các em hoạt động
quá mạnh. Học sinh từ môi trường vui chơi là chính (Mầm non) sang môi trường có
học tập là hoạt động chủ đạo (Tiểu học) nên khó tránh khỏi có những em không thể
thích ứng nổi. Điều này đòi hỏi các giáo viên phải có biện pháp khắc phục, hơn nữa liên
hệ với gia đình học sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Trẻ con ở tuổi này thường hiếu động, ham chơi và dễ xúc động, tính cách hồn nhiên
ngay thẳng trong sáng, vì vậy có thể khả năng tập trung của các bé còn thiếu và dễ bị
phân tán trong học tập. Nếu như nội dung bài giảng nhàm chán không thể thu hút được
sự chú ý của các em thì giáo viên phải xem xét và sửa lại phương pháp giảng dạy sao
cho việc truyền đạt kiến thức đến với các em đạt hiệu quả tốt nhất. Các em tuy còn nhỏ
tuổi nhưng đã có khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, một tâm hồn non nớt ham học hỏi.
Học sinh nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh, giáo viên cần nắm rõ điểm này và tổ
chức tiết ôn tập hoặc mời các em trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung nhằm nhắc lại,
gợi lại kiến thức. Lối tư duy ở đầu cấp (lớp 1, 2, 3) còn mang tính trực quan nhiều hơn,
cụ thể là các bé nhớ sự việc và kiến thức thông qua các hình ảnh minh họa trong sách lOMoAR cPSD| 36084623
giáo khoa; và lối tư duy mang tính khái quát nhiều hơn khi ở cuối cấp (lớp 4, 5), sách
giáo khoa thường có những mục ghi nhớ, tổng hợp kiến thức của buổi học được in đậm
hoặc in có màu để học sinh dễ thấy dễ nhớ lại.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, giáo viên
cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng hình ảnh sát với bài giảng và lấy ví dụ
minh họa, dạy học kết hợp với hành động để phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên
cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái
quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua các hoạt động với thầy, với bạn. Thêm
vào đó, giáo viên phải biết cách kích thích lối tư duy tích cực và hạn chế những ý nghĩ,
tác động tiêu cực của học sinh.
Để phù hợp với học sinh, các tác phẩm văn học dân gian mang tính giáo dục cao,
nhưng lại dễ học dễ hiểu đối với lứa tuổi trẻ em Tiểu học- lứa tuổi đang có sự nhận thức
đơn giản mà nhạy cảm. Văn học dân gian, đặc biệt là ca dao trong chương trình có nội
dung gợi hình gợi cảm đơn giản có triết lý giáo dục, thêm vào đó, chú thích của giáo
viên và sách giáo khoa đơn giản hóa từ ngữ, giúp các em học tập dễ dàng hơn. Dạy các
em yêu thiên nhiên đất nước, dạy các em lòng nhân ái, nhân hậu, đoàn kết,… những
đức tính tốt làm giàu nhân cách con người, tăng giá trị thẩm mỹ của học sinh nói riêng
và tất cả người dân Việt Nam nói chung.
1.2.2. Tầm tiếp nhận của thể loại ca dao đối với học sinh
Nhà văn Tô Hoài, người có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác cho trẻ em đã khẳng
định tầm quan trọng của văn học đối với giáo dục trẻ thơ: “Nội dung một tác phẩm văn
học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói
thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ
là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy.”
Ca dao - thể loại đặc biệt mang tính nhạc của văn học dân gian. Các bài ca dao thường
có những giai điệu nhẹ nhàng, ngôn ngữ trong sáng, thanh điệu có vần với nhau, khi
học thường có sự linh hoạt giữa môn Âm nhạc và môn Tiếng Việt. Nên các em rất thích
khi học ca dao. Những tiết học có liên quan đến ca dao, các học sinh thường học rất
nhanh và rất thích thú trong việc đọc bài. Điều này làm rõ, ca dao khiến các em học dễ
dàng hơn, có sự chú ý hơn những bài học khác. Sự xuất hiện của ca dao ở xung quanh
cuộc sống sinh hoạt lại hiện diện trong công tác học tập giảng dạy, khiến cho bài học
có sự đổi mới, các em sẽ không thấy nhàm chán khi phải học môn Tiếng Việt nữa. Bên
cạnh đó, có thể bồi dưỡng cho học sinh những thói quen, kỹ năng tốt như niềm yêu
thích đọc sách, yêu thích cảm thụ văn học, yêu thích văn học dân gian.
Học sinh có thể tiếp nhận ca dao một cách nhanh chóng, bởi ca dao có đặc điểm đó
là thường có những âm vần có quy luật kết hợp với nhau tạo nên thanh điệu tươi mát,
biện pháp tu từ được sử dụng hài hòa với nhau, không chỉ mở rộng vốn từ mà còn phát
triển lối tư duy theo hướng hình ảnh hóa, giúp học sinh nhớ lâu, áp dụng vào những
phân môn khác ngoài môn tiếng Việt, khiến các em có được những thành tích tốt trên
con đường học tập và rèn luyện. Tiểu kết
Như vậy, từ chương 1 ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, ca dao là một thể loại văn học dân gian Việt Nam do nhân dân lao động
sáng tác thể hiện quan niệm, cách nhìn, tình cảm về cuộc sống, con người và các mối
quan hệ cộng đồng. Vì rất thân thuộc gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày mà đôi
khi chúng ta không thể phân biệt chúng với các thể loại văn học dân gian khác. Giữa ca
dao với dân ca và ca dao với tục ngữ, có sự giao thoa cả về hình thức lẫn nội dung.
Ca dao dùng trong lời ăn tiếng nói thường ngày, truyền miệng dưới dạng những câu hát,
thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc; dân ca là câu hát đã thành
khúc điệu, là những bài hát có giai điệu nhất định; tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân
dân đã được đúc kết mang nội dung súc tích, biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong cuộc
sống lao động sản xuất. Chúng ta phân loại ca dao như sau: Ca dao lao động, ca dao ru lOMoAR cPSD| 36084623
con, ca dao trào phúng, ca dao trữ tình. Ca dao lao động ngợi ca về thành quả lao động;
ca dao ru con là những bài thơ lục bát có âm điệu dễ nghe, dễ đưa trẻ vào giấc ngủ; ca
dao trào phúng có tình tiết gây cười, hài hước, nhưng ẩn sâu là sự trào phúng với nhân
vật hoặc tầng lớp con người nào đó; ca dao trữ tình là ca dao thể hiện tình cảm bộc lộ
cảm xúc, là tiếng nói tế nhị, là lời tỏ lòng của đôi tình nhân, đôi khi táo bạo, đôi khi lại
thẹn thùng. Ca dao thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống dân tộc hình thành của tình yêu
thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về vẻ đẹp, sự giàu có của quê
hương, bày tỏ mọi cung bậc tình cảm sâu kín của người lao động, lời tâm tình của những
tâm hồn đau khổ trong các mối quan hệ xã hội, lời tâm tình của những tâm hồn đau khổ
trong các mối quan hệ xã hội. Ca dao có nghệ thuật cấu tứ thể hiện là thể phú, thể hứng
và thể tỉ, thường sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... để hình dung
một cách cụ thể sự vật hiện tượng được nhắc đến.
Thứ hai, bàn về sự tiếp nhận của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng của
học sinh Tiểu học thông qua đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó rút ra được ca dao phù
hợp với năng lực nhận thức và suy nghĩ ở trẻ.
Chương 2: Ca dao trong chương trình Tiểu học
2.1. Phân phối chương trình của môn Tiếng Việt Tiểu học
Hiện nay, kế hoạch giáo dục Tiểu học gồm những môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo
đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ
thuật, Thể dục, Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ trên lớp và Tự chọn (không bắt
buộc). Ta có bảng thống kê chương trình môn học và hoạt động giáo dục như sau:
Bảng phân phối các phân môn cấp Tiểu học
Chú thích: Dấu * chỉ thời lượng của các nội dung tự chọn và môn học tự chọn (Bộ
Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể).
Nhìn vào bảng ta thấy được số tiết của môn Tiếng Việt là nhiều nhất xuyên suốt 5
khối học, từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của bộ môn đối với học sinh Tiểu
học. Tiếng Việt Tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết cơ bản về kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi,
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia thành các phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập
viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Các phân môn kỹ năng nêu
ở trên hướng tới phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Từ đó tạo nên
hành trang cho các em bước vào bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Các lớp 1, 2, 3, nội dung mà trẻ học có nhiệm vụ tạo nền móng cho kỹ năng sử dụng
tiếng Việt, các em học đọc, học nghe, học viết, học nói trên những vốn từ các em sẵn
có. Học đọc, học viết được chú trọng trong khoảng thời gian này. Học vần là phân môn
chủ yếu ở khối 1, có sự lồng ghép giữa tập đọc và tập viết, các em học cách phát âm, lOMoAR cPSD| 36084623
những từ ứng dụng chứa âm vần của bài học, sau đó là học cách viết một từ, một cụm
từ nhằm ôn lại cách viết, rèn kỹ năng viết đẹp, viết nhanh. Lớp 2, 3 phân môn Tập đọc
được củng cố nhiều hơn, các em học những bài tập đọc có nội dung đối đáp, miêu tả là
chính mục đích để trau dồi kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm theo hoàn cảnh của bài học;
hơn nữa, học sinh có riêng một giờ Tập viết để ôn lại cách viết chữ hoa trong bảng chữ
cái, chữ ứng dụng là những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao giúp các em bước đầu làm
quen với văn học dân gian.
Ví dụ: Tập viết Tiếng Việt 3 tập 1 trang 66 1. Tên riêng: Gò Công 2. Câu:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Các lớp 4, 5, nội dung trẻ học được nâng cao lên và trọng tâm là phần đọc hiểu và
phần làm văn. Phần đọc hiểu là phần nghiên cứu, trả lời các câu hỏi liên quan đến bài
tập đọc, thường có ký hiệu dấu chấm hỏi khoanh tròn. Các câu hỏi có liên quan đến
kiến thức văn học, kiến thức tiếng việt, kiến thức đời sống,…Học cách làm văn miêu
tả, văn kể chuyện, làm biên bản, làm báo cáo, viết thư,…qua phân môn Tập làm văn.
Phân môn này cũng là cơ sở cho những buổi kể chuyện hoặc sâu xa hơn là những buổi
thuyết trình trước mặt các bạn học, trau dồi khả năng giao tiếp với người ngoài.
Với từng phân môn khác nhau thì có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng chúng lại
không riêng biệt, phân tách mà có sự tương hỗ, liên kết chặt chẽ với nhau.
Học vần nằm ở chương trình lớp 1 trang bị cho trẻ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Thông qua những hình ảnh cụ thể, màu sắc sinh động tạo điều kiện kích thích não bộ,
tăng cường khả năng ghi nhớ. Phát triển vốn từ cho học sinh, giúp các em có thể đọc
thành thạo âm tiết đó, dạy các em viết đúng mẫu chữ, hơn nữa bồi dưỡng tình cảm đối
với thơ văn giúp các em hứng thú với môn học hơn.
Ví dụ: Bài 36 Học vần Tiếng việt 1 (mới) Am Ap Quả cam Xe đạp Khám Tháp Rùa Quả trám Múa sạp Vạm vỡ Sáp nẻ
Tập đọc có ở tất cả các khối lớp, bổ sung kỹ năng đọc to, đúng chính âm, đọc nhanh,
đọc diễn cảm thông qua hoạt động thực hành trên lớp. Bổ sung vốn từ qua các chú thích
in đậm ở phần sau, từ đó biết vận dụng từ mới trong cuộc sống hàng ngày; luyện tập
phân tích nội dung, rút ra ý nghĩa bài học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một
cách có chất lượng và hiệu quả. Hơn nữa, rèn luyện niềm yêu thích đọc sách cho trẻ,
làm giàu kiến thức bài học và kiến thức đời sống, tạo cho học sinh những đức tính tốt
đẹp, tiền đề cho giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho các em.
Tập viết ở lớp 1 được gắn liền với chương trình Học vần, lớp 2 chủ yếu làm quen
với các chữ cái, lớp 3 học sinh tiếp xúc với chữ hoa và các chữ số. Đây là phân môn
thực hành giúp các em viết đúng, viết đẹp, viết nhanh.
Chính tả rèn kỹ năng viết theo giọng đọc, viết đúng chính âm, phân biệt được âm
vần dễ nhầm lẫn chẳng hạn như dấu hỏi, dấu ngã hoặc chữ “l”và chữ “n” qua những từ
ngữ vốn có của học sinh. Bài tập phân biệt các dấu câu hoặc các âm vần có thể được
chép ra từ một văn bản hoặc đoạn thơ nào đó, những thành phần của chữ bị khuyết đi
và việc của các em chính là điền vào giúp câu chữ có nghĩa, đúng chính tả.
Ví dụ: Điền vào chỗ trống tr hay ch? Ngu Công dời núi lOMoAR cPSD| 36084623
Ngày xưa, ở ...ung Quốc có một cụ già ...ín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình
vì hai ...ái núi Thái Hàng và Vương Ốc...ắn đường vào nhà, Ngu Công hằng ngày mang
cuốc ra đào núi đổ đi.
Có người ...ê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói: "Ngày nào tôi cũng đào.
Tôi ...ết thì con tôi đào. Con tôi chết thì ...áu tôi đào. ...áu tôi chết, còn có ...ắt cùa tôi
đào. Họ hàng nhà tôi ...uyền nhau đời này đến đời khác đào. Núi ....ẳng thể mọc cao
hơn được nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng."
...ời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai ...ái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
(Tiếng Việt lớp 4, trang 117 sgk)
Kể chuyện có ở tất cả các khối lớp, nhằm phát triển cho học sinh lối tư duy, cách tổ
chức từ ngữ khi nói, sự tự tin khi đứng trước đám đông, đặt nền móng cơ bản cho kỹ
năng thuyết trình, tăng cường tư duy, tích lũy được những bài học sống, ngôn ngữ văn
chương. Một số tiết kể chuyện dựa theo tranh ảnh đã cho trong sách giáo khoa, một số
lại dựa trên những sự việc sẵn có chẳng hạn như kể chuyện được chứng kiến tham
gia(sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 129), học sinh được đưa ra những gợi ý trong sách
giáo khoa, thêm vào đó các giáo viên có nhiệm vụ khơi gợi, vạch ý, giúp các em dễ
dàng hơn trong việc xử lý, sắp xếp các ý tưởng.
Luyện từ và câu được chú trọng ở các lớp cuối bậc Tiểu học, có nhiệm vụ nhằm làm
giàu vốn từ, các cách sử dụng từ ngữ, câu văn trong tiếng Việt. Ngoài ra, chương trình
còn cung cấp một số kiến thức về ngữ âm, chính tả thông qua bài tập luyện tập trong
sách giáo khoa, học sinh vừa ghi nhớ lý thuyết vừa thực hành với sự hướng dẫn của
giáo viên. Ví dụ như vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Tiếng Việt 4 tập 2 trang 61, các em
đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi dưới sự hướng dẫn của thầy cô, sau đó các em luyện tập
xác định các thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu, đặt câu hoàn chỉnh với vị ngưc cho
trước. Luyện từ và câu không chỉ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà còn là cơ sở
hình thành lối viết văn trong sáng giàu hình ảnh cho cấp bậc cao hơn.
Tập làm văn chỉ có ở các khối 2, 3, 4, 5 nhưng ở khối 1 các em đã được làm quen
qua những giờ luyện nói, khối 2, 3 Tập làm văn trong giờ thực hành, khối 4, 5 có những
tiết lý thuyết nhằm củng cố và cung cấp thêm những kiến thức.Ví dụ như luyện tập tả
cảnh Tiếng Việt 5 tập 1 trang 62, các em đọc đoạn văn, đoạn thơ và trả lời các câu hỏi,
trong những câu hỏi đã sẵn có những gợi ý làm bài, các em còn được thầy cô giáo vạch
ý tưởng, giải thích từ khó. Phân môn này giúp các em tạo rabài văn hoàn chỉnh, hơn
nữa, rèn luyện tính tư duy, trí tưởng tượng tạo hành trang cho các em lên Trung học cơ sở.
2.2. Ca dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
Sau khi nghiên cứu tài liệu, tôi rút ra được bảng khảo sát về số lần xuất hiện của ca
dao trong chương trình Tiểu học như sau:
Bảng khảo sát ca dao của từng môn học trong từng khối cấp Tiểu học: Phân Môn Học Tập đọc Tập Chính tả LTVC Kể
Chú thích: dấu”.” Biểu thị ca dao không xuất hiện trong phân môn đó
Ở lớp 1, 2, 3 học sinh tiếp cận ca dao qua phân môn Học vần (Lớp 1), Chính tả và
Tập viết (Lớp 2, 3). Trong sách giáo khoa Tiếng việt 1 mới ca dao hầu như không xuất lOMoAR cPSD| 36084623
hiện, điều đó trở thành một nhược điểm trong chương trình mới. Vì vậy, tôi sẽ lấy ví dụ
từ chương trình sách cũ để phân tích và làm rõ hơn.
Chương trình sách giáo khoa cũ có đưa ca dao vào phân môn Học vần với yêu cầu
học sinh luyện đọc các câu ứng dụng.Thông qua ca dao ứng dụng, các em phát hiện
được những vần mình vừa học có ở đâu trong bài. Bài ca dao vừa ngắn lại có vần khiến
học sinh dễ đọc, dễ thuộc, kích thích sự thích thú của các em, góp phần rèn luyện kĩ
năng đọc đúng, dễ dàng liên kết với bài Học vần ở phần trước giúp các em dễ nhớ vần
đã được dạy, đồng thời phát triển ngôn ngữ cơ bản cho học sinh.
Ví dụ: Học vần bài 85: ăp – âp, sau khi dạy xong vần mới cho học sinh giáo viên
tổ chức cho các em luyện đọc theo mẫu có sẵn:
Chuồn chuồn bay thấp Mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao
Mưa rào lại tạnh.
(Tiếng Việt 1 tập một trang 113)
Trong phân môn Tập viết, ca dao được lồng vào phần ứng dụng, học sinh được
yêu cầu luyện viết lại bài ca dao theo mẫu cho sẵn. Không chỉ giúp các em có thêm kiến
thức về cách luyện chữ và kĩ thuật viết chữ, mà ý nghĩa của những câu ca dao theo từng
dòng luyện viết dần in đậm vào tâm trí non nớt của các em. Ca dao với thể thơ lục bát
dễ nhớ tạo sự cân xứng, nét chữ với đường cong mềm mại, tạo tiền đề cho tính thẩm
mỹ ở học sinh Tiểu học.
Ví dụ: Mục 2 Tập viết lớp 3 tập 1 trang 8:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Ca dao
Phân môn Chính tả gồm các bài tập trong đó bài ca dao được đưa ra có chữ khuyết
âm, vần hoặc khuyết dấu phù hợp với việc phân biệt. Bài tập giúp các em khắc phục
những lỗi chính tả dễ nhầm lẫn khi viết, khi đọc, khi nói, đặc biệt là những học sinh
không phân biệt được từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân, đồng thời trau dồi vốn từ,
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tạo cơ sở viết bài văn, thuyết trình hay cho các cấp bậc học cao hơn.
Ví dụ: Bài tập 2b trong phân môn Chính tả sách Tiếng Việt 2 tập 2 trang 118:
Điền vào chỗ trống v hay d?
Đi đâu mà ...ội mà ...àng
Mà ...ấp phải đá mà quàng phải ...ây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào ...ấp, chẳng ...ây nào quàng. Ca dao
Lớp 4, 5 ca dao trong chương trình chủ yếu tập trung ở Luyện từ và câu và Tập đọc.
Trong phân môn Luyện từ và câu, ca dao được đưa vào phần bài tập với mục đích
củng cố lý thuyết, thực hành, mở rộng vốn từ, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử
dụng câu, bồi dưỡng học sinh thói quen dùng từ đúng, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn
hóa trong giao tiếp. Đồng thời, trau dồi hiểu biết về văn học dân gian, tạo niềm yêu
thích văn học từ đó phát triển cho học sinh những đức tính, phẩm chất và nhân cách đẹp. lOMoAR cPSD| 36084623
Ví dụ: Bài 1a phần luyện tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 tập 2 trang
33: Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này:
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên thôi phải băm bèo, thái khoai. Ca dao
Phân môn Tập đọc có các bài chỉ tập trung vào ca dao. Ở lớp 3 học kì I, các em
tiếp xúc với bài Tập đọc Cảnh đẹp non sông (trang 97) với những địa danh, tên riêng
đặc trưng của thành phố vùng miền. Nhịp điệu nhẹ nhàng trong sáng, từ ngữ bình dị
thân thiết nhưng không mang âm điệu địa phương giúp các em nhận biết nhịp thơ,
không bị lúng túng khi gặp từ khó, từ mới, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết cả về Địa
lý lẫn Tiếng Việt, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Ở
lớp 5 học kì I, bài Ca dao về lao động sản xuất (trang 169) đã gợi nên trước mắt các
em những bác nông dân cần cù lao động, cho học sinh cái nhìn, cảm nhận sự vất vảvà
lo lắng khi họ làm ra hạt lúa, xây dựng cho các em đạo đức tốt- biết ơn người làm ra
hạt gạo và bồi dưỡng tình thương người, phát huy truyền thống tốt đẹp, cần cù chịu khó
của người nông dân. Ở lớp 5 học kì II, ca dao xuất hiện ở phần câu hỏi, có nội dung
liên kết vớibài Tập đọc Phong cảnh đền Hùng ở phía trước, tạo sự mạch lạc của tiết
học, cũng dễ dàng cho việc lấy ví dụ minh họa cho học sinh. Câu ca dao “Dù ai đi
ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” không chỉ củng cố bài đã học ở
trước, trau dồi vốn từ tiếng Việt, hiểu biết hơn về phong tục tập quán của nhân dân mà
còn cho các em kiến thức về môn học Lịch sử, hiểu được văn hóa được lưu truyền từ thời xa xưa.
Ca dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học có giá trị giáo dục vô cùng to lớn.
Không chỉ cung cấp kiến thức bài học bằng phương pháp gián tiếp như ví dụ minh họa
được đưa ra trong sách giáo khoa, các bài tập thực hành có liên kết chặt chẽ với lý
thuyết, phân biệt được các từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân, phương pháp trực tiếp.
2.3. Những điểm cần lưu ý khi dạy ca dao cho học sinh
Để “bắt” được sự chú ý của học sinh ngay từ đầu tiết học, khi dạy ca dao trong
chương trình, giáo viên đôi khi phải hóa thân thành ca sĩ để hát lên một bài hoặc vài bài
ca dao, cũng có thể khuyến khích các em cùng tham gia và có hình thức khen thưởng
riêng chẳng hạn như một tràng pháo tay từ các bạn trong lớp, đồ dùng học tập nho nhỏ
hoặc lời khích lệ các em cố gắng. Với cách làm này, giáo viên điều hòa tiết học sôi nổi,
lôi cuốn, khiến giờ học không còn khô khan hay đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức
bài học mà còn giúphọc sinh thích thú với bài giảng.
Cách truyền đạt, phương thức dạy học của giáo viên có lẽ còn chưa được tốt, vài
học sinh có thể không theo kịp tiến độ bài giảng, tạo nên tâm lý nản lòng, dễ chán. Vì
vậy, giáo viên phải có biện pháp thay đổi khiến học sinh thích thú hơn. Có thể đổi mới
phương pháp dạy học bằng cách cho học sinh chơi trò chơi hoặc sưu tầm video, phim
hoạt hình, tranh ảnh về chủ đề ca dao; kết hợp với công tác sắp xếp chỗ ngồi, bạn sôi
nổi phát biểu kèm cặp với bạn kiệm lời, ít xây dựng bài, nhằm mục đích tất cả học
sinh đều chú ý tới bài giảng, nâng cao hiệu suất giảng dạy.
Ví dụ: phân môn luyện từ và câu lớp 5 tập 2 trang 90: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ, các câu ca dao được viết dưới dạng khuyết
những từ ngữ quan trọng, nhiệm vụ của học sinh là phải nhớ nội dung bài ca dao để
nêu ra được từ đúng.
Đặc điểm trí nhớ của học sinh luôn là dễ nhớ và cũng dễ quên, ấn tượng với các
em chỉ là nhất thời, khó có thể lưu trữ được kiến thức lâu, cũng có thể là ngay từ đầu
các em vẫn chưa hiểu nội dung bài học nhưng còn e thẹn, giấu dốt, không dám nói với
thầy cô, có em không giỏi môn Tiếng Việt dẫn đến chán học, bỏ bê, xem nhẹ việc học lOMoAR cPSD| 36084623
khi tiếp nhận với ca dao. Vậy nên đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững vàng
mà còn phải có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cao, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề
nhanh, hiệu quả. Khi kết thúc tiết học và trước khi học bài mới, mời một bạn có kiến
thức vững vàng hoặc sôi nổi phát biểu trong lớp học nhắc lại nội dung, mời bạn khác
nhận xét, bổ sung nếu còn thiếu, và phải có hình thức khen thưởng, khích lệ học sinh,
khiến các em có tâm lý yêu thích ca dao, yêu thích văn học, văn hóa dân gian, tạo tiền
đề cho tình yêu quê hương đất nước, cơ sở hình thành niềm yêu thích cái đẹp.
Khi dạy, giáo viên phải phân tích nghệ thuật trong ca dao cho học sinh có bước
đầu tiếp cận với biện pháp tu từ sử dụng trong văn học (so sánh, ẩn dụ), nhằm tăng khả
năng liên tưởng, tưởng tượng, óc sáng tạo, cách viết văn giàu hình ảnh thông qua quan
sát, tham khảo các biện pháp nghệ thuật một cách linh hoạt, nâng cao kỹ năng sử dụng
tiếng Việt thành thạo không chỉ trong học tập mà còn cả trong đời sống hàng ngày.
Ca dao có những đặc trưng riêng như tôi vừa phân tích nội dung vài nghệ thuật ở
trên. Do vậy, khi dạy ca dao, giáo viên cần giảng kỹ về phần nội dụng và nghệ thuật để
học sinh có thể tiếp cận cái hay, cái đẹp của thể loại này. Bài học cần truyền đạt tốt để
các em hiểu sát nghĩa, tránh những tình huống tự “sáng tạo” ra câu ca dao mới, vận
dụng sai cách, hiểu sai nghĩa dẫn đến một số tường hợp nền móng tính thẩm mỹ không
tốt, nhân cách, đạo đức có vấn đề. Những nội dung hay và đẹp cần giảng kỹ lưỡng,
khiến các em khắc sâu hình ảnh, hình tượng tốt, nhằm xây dựng những hình mẫu đẹp
là đích cho học sinh noi theo, hướng tới; nội dung xấu, ác thì cần quán triệt, phân tích
rõ tại sao lại xấu, tại sao ác, giúp học sinh nhận thức và tránh xa những tác nhân xấu.
Đề xuất tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa có nội dung liên quan
đến các bài ca dao trong chương trình Tiểu học, để học sinh được giao lưu học hỏi, tổng
ôn lại các kiến thức, xác định lại vị trí của các em, khiến các em hiểu được tri thức là
vô tận, là cả kho tàng, “núi cao còn có núi cao hơn”, kích thích sự ham học, phát triển khả năng tư duy. Tiểu kết
Ở chương 2, tôi đã đưa ra bảng phân phối chương trình ở bậc Tiểu học và nhận xét
đánh giá về tầm quan trọng của môn Tiếng Việt với sự phát triển và năng lực nhận thức
ở trẻ. Các phân môn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức, trau dồi vốn
từ, thành thạo cách sử dụng tiếng Việt, trau dồi kỹ năng viết văn,…Nêu ra tần suất của
ca dao phân tích tác dụng và vai trò của từng trong từng phân môn của Tiếng Việt Tiểu
học. Trong các phân môn nhỏ, ngoại trừ môn tập đọc, hầu hết ca dao được đưa vào phần
bài tập, sau khi hiểu hết lý thuyết ở phần đầu, các em được giáo viên hướng dẫn làm
bài tập thực hành, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về kiến thức, củng cố, nhắc lại bài học
trước, qua ca dao giúp các em nhớ bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn. Phân môn Tập đọc
với ca dao trau dồi từ mới, kiến thức mới liên quan đến Lịch sử,
Địa lý nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động, yêu tổ quốc Việt
Nam. Thông qua đó, giáo dục đạo đức, nhân cách làm người, bồi dưỡng tính thẩm mỹ cho học sinh.
Rút ra những điểm cần lưu ý khi truyền đạt ca dao cho học sinh, tránh những rủi
ro hiểu sai nghĩa, sai cách dẫn đến hậu quả khó lường. Giáo viên cần chú ý đến tâm
sinh lý của trẻ khi dạy học, các em thường ham chơi và khó tập trung ở đầu bậc Tiểu
học do có sự thay đổi của môi trường học tập và vui chơi, vì vậy cần có sự đổi mới
trong phương pháp dạy học. Nắm bắt được tâm lý sẽ giúp giáo viên tìm ra được giải
pháp khắc phục hiệu quả nhất, thuyết phục nhất.
Về nội dung và hình thức của ca dao cũng cần được chú trọng. Những đặc điểm
của nội dung có vai trò bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ theo hướng tích cực, hoàn thiện về
cả nhân cách, đạo đức lẫn tính thẩm mỹ cho các em. Cái tinh túy, cái hay trong ca dao
không chỉ trong nội dung, mà còn trong nghệ thuật nữa, các biện pháp nghệ thuật trong
ca dao nhằm giúp các em tăng khả năng tư duy, óc sáng tạo, trí tưởng tượng, tạo cơ sở lOMoAR cPSD| 36084623
cho lối viết văn sinh động, tiền đề cho niềm say mê yêu thích văn học dân gian, đặc biệt là về thể loại ca dao.
Chương 3: Ca dao với việc giáo dục trẻ em
3.1. Ca dao bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học
Thông qua những bài ca dao trong chương trình Tiểu học, các em được bồi đắp,
nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
Nhân dân ta có tình yêu nồng nàn với tổ quốc, đó là truyền thống quý báu của dân
tộc ta. Tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, yêu gia
đình, yêu xóm làng, yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước. Tình yêu tổ quốc
càng sâu đậm khi chúng ta càng trưởng thành, nó xuất hiện trong tiềm thức mỗi chúng
ta từ rất sớm, từ những tiếng ru nhẹ nhàng sâu lắng của bà và mẹ, từ món ăn dân dã,
bình dị hàng ngày, từ cuộc sống sinh hoạt, lao động đời thường. Ca dao luôn hiện hữu
trong từng khoảnh khắc xung quanh, khiến những em học sinh có cảm giác gần gũi, không lạ lẫm.
Mọi bài ca dao đều giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ, trong đó, tình yêu quê
hương đất nước được chú trọng bồi dưỡng. Bài Tập đọc ca dao đầu tiên về tình yêu quê
hương đất nước mà các em được tiếp xúc là Cảnh đẹp non sông Tiếng Việt 3 tập 1 trang
97. Mục tiêu buổi học nhằm trau dồi kỹ năng đọc thành tiếng: đọc đúng các từ láy có
phiên âm khó, ngắt nhịp giữa các dòng thơ lục bát, giọng đọc toát lên niềm tự hào về
cảnh đẹp từng vùng miền đất nước; hơn nữa, rèn kỹ năng đọc hiểu: biết được các địa
danh qua chú thích, cảm nhận được sự giàu có, sung túc của các miền. Các em dần cảm
nhận được công lao dựng nước to lớn của tổ tiên chúng ta và có ý thức trân trọng, gìn
giữ, và xây dựng non sông Việt Nam càng trở nên giàu mạnh hơn.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Hoặc
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ca dao
Trong bài ca dao trên có nhiều địa danh được viết hoa, ngoài việc giáo dục tình yêu
quê hương đất nước, giáo viên cần khéo léo lưu ý cách viết hoa tên địa danh trong bài,
nhờ đó mà học sinh nắm được quy tắc viết hoa tên riêng, tên địa danh mà các em sẽ học
ở phân môn Luyện từ và câu lớp 4 tập 1 trang 74 cũng như học các phân môn khác của
môn Tiếng Việt. Học sinh được yêu cầu viết lại đúng các tên riêng trong bài ca dao,
không chỉ nắm vững quy tắc chính tả mà có thói quen sử dụng Tiếng Việt đúng, góp
phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: lOMoAR cPSD| 36084623
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, hàng bạc, hàng gai
Hàng Buồm, Hàng thiếc, Hàng hài, Hàng Khay
Mã vĩ, Hàng Điếu, hàng giày
Hàng Lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn
Phố Mới, phúc kiến, hàng Than
Hàng mã, hàng mắm, hàng Ngang, hàng Đồng
Hàng Muối, hàng nón, cầu Đông
Hàng hòm, hàng đậu, hàng bông, hàng bè
Hàng Thùng, hàng bát, hàng tre
Hàng Vôi, hàng giấy, hàng The, hàng Gà
Quanh quanh về đến Hàng Da
Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.
Ca dao (Luyện từ và câu lớp 4 tập 1 trang 74)
Như vậy, ca dao bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học.
3.2. Ca dao bồi đắp tình cảm đạo đức và nhân cách cho học sinh Tiểu học
Ca dao Việt Nam nói chung và ca dao trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn giáo dục về sự hình thành, phát triển năng lực,
phẩm chất của học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân.
Đạo đức và nhân cách của một con người được hình thành từ rất sớm. Ở giai đoạn
Mầm non và Tiểu học, các em còn nhỏ, nhận thức còn non nớt và nhạy cảm, ngôn ngữ
và âm thanh chưa được hoàn thiện.
Nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà phải được hình thành và phát triển qua
nhiều yếu tố, từ môi trường giáo dục trong đó có giáo dục gia đình kết hợp với giáo dục
nhà trường, mà môi trường giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Từ giáo dục nhà
trường (thông qua những bài học ca dao trên lớp) các con được hình thành những phẩm
chất cốt lõi như là đoàn kết, nhân ái, tự tin, kiên trì,…
Tình đoàn kết là sự liên kết, đồng lòng trên dưới của con người, là đức tính cần
thiết với sự phát triển của đất nước. Giáo viên giảng giải sức mạnh khi chúng ta đoàn
kết lại, có thể lấy dẫn chứng là Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2 tập 1trang 120) liên
kết với câu ca dao tron bài học, khiến học sinh hiểu bài nhanh hơn. Nhưng, giáo viên
phải hạn chế, tránh gây hiện tượng chia bè kéo phái lộn xộn trong lớp, tránh đoàn kết
để làm việc xấu, gây hại người khác.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Ca dao
Tính kiên trì, chịu thương chịu khó là đức tính tốt của người dân Việt Nam. Nhiều
bài ca dao đã nhắc tới điều này, giáo viên khi giảng dạy môn Đạo đức, hoặc khi nói về
những tấm gương của tính kiên trì có thể đưa ca dao vào khiến bài giảng sinh động và
các em thêm kiến thức về cả hai phân môn. Các em phải hiểu đạo lý trải qua “nằm gai”
thi mới được “nếm mật ngọt”, phải học hành chăm chỉ thì mới có thành tích tốt, tạo
động lực cho các em học tập rèn luyện, là cơ sở hình thành nên những đức tính tốt khác.
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu lOMoAR cPSD| 36084623 Ca dao
Giáo dục lòng nhân ái, yêu thương đồng loại được chú trọng, giáo viên có thể kết
hợp với phân môn Đạo đức, lấy ví dụ ngoài thực tế để nội dung bài học dễ hiểu hơn,
các em cảm nhận được cái đẹp trong nhân cách khi con người có lòng nhân ái, từ đó
những ví dụ được đưa ra sẽ trở thành tấm gương sáng cho cuộc sống hcoj tập sau này của học sinh.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. Ca dao Hoặc
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Ca dao
Giáo dục thế hệ trẻ biết hướng về cội nguồn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với
tổ tiên, những người góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ý thức được trách nhiệm to
lớn mà bản thân sẽ gánh vác sau này, một lòng hướng về cội nguồn của mình, các em
sau này có thể đi du học, hoặc đi tham quan khắp thế giới, nhưng không thể quên được quên hương đất Tổ.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mưới tháng ba. Ca dao
Ca dao giáo dục học sinh bước đầu biết đối nhân xử thế đối với mọi người xung
quanh, trước hết là bạn bè và thầy cô. Những đạo lý về cách làm người, cách nói chuyện,
cách ứng xử được xây dựng, bồi dưỡng qua những hình tượng sự vật hiện tương trong
ca dao. Giáo viên khgi dạy môn Đạo đức kết hợp những câu ca dao không chỉ khiến bài
giảng sinh động mà còn giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về đạo lý làm người, làm tiền
đề cho các em có được nhân cách tốt.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ca dao
Học sinh Tiểu học cảm thấy mau chán khi làm đi làm lại một hành động nhiều lần,
điều này thể hiện rất rõ trong giờ Tập viết, học sinh chỉ nắn nót được vài trang đầu,
thậm chí chỉ vài dòng đầu là đã nguệch ngoạc, viết ẩu. Dạy học nội dung các bài ca dao
kết hợp với dạy học phân môn Tập viết không chỉ rèn tính kiên nhẫn trong từng nét
chữ, mà còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu lao động, qua
đó góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học.
Ca dao trong chương trình Tiểu học góp phần hình thành phẩm chất, nhân cách
con người Việt Nam. Qua những tiết học được kết hợp với môn đạo đức, các em có
những bài học bổ ích và thú vị, là hình mẫu, triết lý sống cho học sinh học tập và rèn luyện theo.
3.3. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua ca dao
Như tôi đã nêu ở trên, nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn, năng lực thẩm mỹ
của học sinh cũng vậy. Đó là một quá trình lâu dài và cần được định hướng ngay từ ban
đầu. Vì vậy, giáo viên Tiểu học có trách nhiệm dạy dỗ và xây dựng nền móng về năng
lực cảm thụ nội dung tác phẩm, qua đó, cảm nhân được cái hay, cái đẹp.
Trong những năm gần đây, giáo dục thẩm mỹ lứa tuổi Tiểu học dần được chú trọng
trong công tác giảng dạy. Vì vậy, cái đẹp, cái hay trong văn học dân gian nói chung và
ca dao nói riêng đang được tiếp nhận, khai thác nhiều hơn. lOMoAR cPSD| 36084623
Giáo dục thẩm mỹ có thể hiểu là giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn và tương
đối đầy đủ về cái đẹp, về các nền văn hóa, tính nghệ thuật,.về những thói xấu và cái ác.
Nói cách khác, bản thân học sinh được giáo dục thẩm mỹ thì sẽ nhận định được đâu
là.cái đẹp, đâu là cái chưa đẹp, bản thân biết làm sao để cái đẹp được nhân rộng, làm
sao để hạn chế cái xấu, cái ác… Ở bậc Tiểu học, việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
thông qua các môn học như Vẽ, Âm nhạc, Thủ công,…nhằm hình thành cho các em cơ
sở nhận thức trong cách nhìn nhận về thiên nhiên, về cuộc sống và trong các mối quan
hệ với mọi người xung quanh, cảm thụ và tiếp thu những giá trị giáo dục mà ca dao truyền đạt.
Từ điều tôi đã rút ra ở trên, ca dao có ảnh hướng lớn tới sự hình thành và phát triển
nhân cách con người sau này. Ca dao là cơ sở bồi dưỡng năng lực cảm thụ cái đẹp.
Không chỉ qua nội dung mà cả qua về nghệ thuật.
Nội dung ca dao truyền đạt nhẹ nhàng mà uyển chuyển. Học sinh bước đầu hình
dung ra non sông đất nước hùng vĩ bao la, một đất nước hình chữ S với phong cảnh hữu
tình với những con người nhân ái, bao dung, giàu lòng yêu thương đồng loại, điều đó
trở thành mẫu người mà các em muốn trưởng thành, cảm nhận được sự tự hào khi sinh
ra là con người Việt Nam: yêu làng quê, yêu quê hương, yêu những con người lao động,
cảm thông, chia sẻ nỗi buồn của mọi người xung quanh, biết được đâu là cái tốt để học
hỏi và hoàn thiện bản thân, cái nào là cái ác thì tránh xa và có sự kiên định khi bị dụ dỗ
bước vào con đường xấu. Trẻ dần ý thức được cái đẹp của thiên nhiên và có trách nhiệm
bảo vệ nó, gìn giữ non sông đất nước, từ đó biết được tác dụng to lớn của học hành đối
với tương lai của chính các em nói riêng và cả đất nước nói chung.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
Giáo dục qua nghệ thuật của ca dao cũng góp phần không nhỏ trong xây dựng tính
thẩm mỹ của trẻ. Các em sẽ bước đầu tiếp cận với các biện pháp nghệ thuật và áp dụng
nó vào trong những bài viết ở phần tập làm văn, làm cho bài văn thêm sinh động, hấp
dẫn hơn. Những phép so sánh không chỉ khiến cho người đọc, người nghe hình dung ra
sự vật hiện tượng được nhắc tới, mà còn làm cho người viết bồi dưỡng tư duy, phát triển
ngôn ngữ qua những hình ảnh khi sử dụng.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hình tượng trong câu ca dao khiến người đọc dễ hiểu, dễ nhận ra bởi hình ảnh được
nhắc tới rất cụ thể và sinh động, nội dung truyền tải cũng dễ dàng đi vào tâm trí của trẻ
nhỏ. Giáo dục sâu sắc công ơn sinh thành và dưỡng dục của bậc cha mẹ, từ đó khiến
các em thêm yêu thương, giúp đỡ những công việc vừa sức như quét nhà, lau nhà, nhặt
rau, đuổi gà,…, nỗ lực học hành chăm chỉ không để cho cha mẹ phiền lòng.
Biện pháp ẩn dụ cũng góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng tính thẩm mỹ ở
trẻ, những sự vật hiện tượng được nhắc đến có sự tương đồng, giống với đối tượng
muốn nhắc đến. Thông qua hình tượng ấy để nói lên nỗi lòng, tâm tình của một người hoặc một nhóm người.
Con cò mày đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
-Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. lOMoAR cPSD| 36084623
Chính tả tiếng việt 2 tập 2 trang 127
Trong con mắt của người lao động thời xưa, con cò và những con chim đồng loại
với nó như con bồ nông, con hạc, con vạc có tình bạn thắm thiết với nhau, chúng túm
tụm sum họp với nhau đều có sự gần gũi với cảnh tình của người nông dân. Số phận
"con cò lặn lội bờ sông" cũng tựa như số phận những con người lao động ngày đêm vất
vả lao động để làm ra hạt thóc hạt gạo thế nhưng lại hẩm hiu, bèo bọt. Tiểu kết
Những câu ca dao trong chương trình bồi đắp cho các em những phẩm chất quý
báu, đạo đức, nhân cách con người, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước công
lao dựng nước của tổ tiên chúng ta và có ý thức trân trọng và xây dựng non sông Việt
Nam càng trở nên giàu mạnh hơn. Qua các ví du trong sách giáo khoa, nhiều bài ca dao
đã dạy học sinh cách làm người, tạo nền móng cho môn học Đạo đức, các em có những
kiến thức căn bản về nhân cách, đức tính tiêu biểu là đoàn kết, kiên trì, nhân ái. Thêm
vào đó, ca dao nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nền móng cho tính thẩm mỹ, các em bước đầu
biết nhận thức cái tốt, cái xấu thông qua nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong ca dao.
Chủ đề ca dao trong chương trình hướng tới giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước, bồi
dưỡng cách làm người, đạo đức con người, cảm nhận được vẻ đẹp của các hình thức
nghệ thuật được sử dụng qua ca dao, có thể hiểu và vận dụng biện pháp tu từ vào phần
văn, làm giàu hình ảnh, giàu tính gợi tả cho bài văn thêm sinh động. KẾT LUẬN
Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng ca dao của ông cha ta đã tạo nên đời sống
vật chất và tinh thần phong phú. Với truyền thống "Tiên học lễ, hậu học văn", qua ca
dao ông cha ta đã khuyên bảo con cháu rằng, trước khi học chữ, học kiến thức thì người
học phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người, bởi nếu không, việc học sẽ trở
nên vô dụng. Vì thế, ca dao đã trở thành loại hình văn hóa truyền miệng, như một
nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Vẻ
đẹp non sông đất nước, đẹp về tình yêu lao động, tình yêu lứa đôi, vẻ đẹp về nhân cách con người,…
Việc nghiên cứu cách giảng dạy, tuyền tải nội dung bài học qua ca dao là vấn đề
đáng được quan tâm và chú trọng. Đối với giáo viên, tìm ra sự đổi mới trong công tác
giảng dạy, dựa vào nội dung và nghệ thuật của ca dao, đưa ra những biện pháp giải
quyết với những tình huống sư phạm, trau dồi kỹ năng nghề giáo. Đối với học sinh, ca
dao giúp cho các em có thể sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo hơn, bồi dưỡng
những kỹ năng văn học, hơn nữa hình thành cho các em tính thẩm mỹ, biết được cái
đẹp thì học tập, cái xấu thì tránh xa. Giáo dục các em tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên,
yêu cuộc sống, qua đó xây dựng trong các em một nhân cách, đạo đức tốt đẹp, hiểu
được trách nhiệm tương lai của bản thân là khiến đất nước trở nên giàu mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
Dương Quảng Hàm (2019) Việt Nam văn học sử yếu, NXB Văn học, Hà Nội. [2]
Vũ Ngọc Phan (1978) Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3]
Cao Đức Tiến- Dương Thị Hương (2005) Văn học- tài liệu đào tạo giáo
viên, NXB Giáo dục và NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 36084623 [4]
Bùi Văn Nguyên (1978) Lịch sử văn học Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội. [5]
Mã Giang Lân (1998) Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [6]
Cao Huy Đỉnh (1969) Lối đối đáp trong ca dao trữ tình, NXB lao động
trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.