Tiểu luận cá nhân Văn Hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tiểu luận cá nhân Văn Hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
21 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận cá nhân Văn Hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tiểu luận cá nhân Văn Hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

32 16 lượt tải Tải xuống
- - 1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN
Môn học: Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế
ĐỀ TÀI
Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt –
Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Giảng viên: TS. Trần Thị Hồng Thuý, TS. Đào Ngọc Tuấn
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Sinh viên: Nguyễn Hoà An - TTQT48C1 1210
Nguyễn Bích Diệp - TTQT48C1 1294
Nguyễn Minh Dương - TTQT48C1 1311
Nguyễn Hữu Đức - TTQT48C1 1302
Nguyễn Bùi Vân Khánh - TTQT48C1 1384
Nguyễn Minh Phương - TTQT48C1 1533
Hà Nội, 11/2021
- - 2
MỤC LỤC
LỜI ĐẦU NÓI (Nguyễn u Hữ Đức) 3
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận (Nguyễn Hữu Đức) 4
1. Khái niệm giao tiếp
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
3. Các loại văn hoá giao tiếp
II. Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt (Nguyễn Hoà An)
1. Giới thiệu chung 5
2. Nội dung: Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt 6
III. Tầm ảnh hưởng của những đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của
người Việt đối với nhận thức và thực tiễn (Nguyễn Minh Dương) 10
IV. Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội
nhập quốc tế
1. Ưu điểm Nguyễn ( Minh Phương) 12
2. Hạn chế (Nguyễn Vân Khánh)Bùi 14
V. Đánh giá cá nhân (Nguyễn Hữu Đức) 16
VI. Dự đoán hướng xu tương lai (Nguyễn Bích Diệp) 17
LỜI KẾT (Nguyễn Bích Diệp) 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
- - 3
LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng
ta, vì nó chính là những mắt xích quan trọng giúp gắn kết các mối quan hệ giữa
người với người. Văn hóa giao tiếp ứng xử cũng giống như một tấm gương
phản chiếu phong cách sống của mỗi con người. Chính vì lẽ đó, giao tiếp được
coi một trong những hình thái biểu hiện của văn hóa cá nhân cộng đồng
một cách t nhất. Đặc biệt trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện
nay, khi khoảng cách về địa lý đã không còn là một rào cản lớn ngăn chặn con
người xích lại gần nhau, thì tầm quan trọng của giao tiếp đã được đẩy lên một
tầng cao mới. trthành một cầu nối vững chắc để các quốc gia và các nền
văn hóa có thể dễ dàng hội nhập cùng nhau trên trường quốc tế. Cũng chính từ
ý nghĩa to lớn của vấn đề này, việc nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ đã trở
thành một chuyên ngành riêng biệt và độc đáo, có những đóng góp to lớn trong
sự phát triển của ngành văn hóa học Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của bài
tiểu luận này nhằm cung cấp các kiến thức nền về văn hóa giao tiếp, chỉ ra được
ưu và nhược điểm trong các hình thái giao tiếp của Việt Nam trên trường quốc
tế dựa trên các phương pháp như phân loại hệ thống hóa thuyết, nghiên
cứu thực tiễntổng kết kinh nghiệm lịch sử. Qua đó, xác định tiềm năng
định hướng phát triển của văn hóa giao tiếp Việt Nam trong tương lai.
- - 4
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp một trong những phạm trù của tâm lý học, là quá trình thiết lập và
phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Giao tiếp gồm các yếu tố như trao đổi thông tin, y dựng chiến lược hành
động, thống nhất tri giác hoặc tìm hiểu đối tượng, dựa trên việc sử dụng các
dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
Chủ thể giao tiếp
Mục đích giao tiếp
Nội dung giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp
Kênh giao tiếp
Quan hệ giao tiếp
3. Các loại văn hoá giao tiếp:
Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội, ta có thể chia thành ba loại:
3.1. Giao tiếp truyền thống: Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan
hệ giữa người với người đã được hình thành xuyên suốt quá trình phát triển của
xã hội. Loại giao tiếp này được dựa trên những mối quan hệ gắn bó khăng khít
như quan hệ huyết thống hay quan hệ giữa hàng xóm láng giềng. Đặc điểm của
loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn hóa tập quán, hệ thống các quan
niệm của ý thức xã hội
3.2. Giao tiếp chức năng: Giao tiếp được xuất phát tschuyên môn hóa
trong hội, ngôn ngữ… đó những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ
- - 5
chung trong hội cho phép mọi người không quen biết nhau, suy nghĩ khác
nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò hội, đều sử
dụng kiểu giao tiếp đó (quan hệ giao tiếp giữa cô giáo và học sinh, giữa sếp và
nhân viên, người bán và người mua).
3.3. Giao tiếp tự do:những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định
trước như khuôn mẫu mang nhiều đường t nhân của người giao
tiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tại, một mục đích tự thân.
xuất hiện trong quá trình tiếp xúc tùy theo sự phát triển của các mối quan hệ.
Giao tiếp tự do rất cần thiết trong quá trình hộia, nó góp phần không
nhỏ trong việc phát triển và thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích tinh thần, vật chất
của các bên giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Loại hình giao tiếp
này khi được áp dụng trong cuộc sống thực tế sẽ trở nên vô cùng phong phú và
hữu ích.
II. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
1. Giới thiệu chung
Trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại, sự giao tiếp giữa người với
người là một yếu tố cần thiết để trao đổi thông tin, xây dựng ý kiến hội nhập.
Văn hóa giao tiếp được kế thừa từ thế hệ trước sang thế hệ sau, nó được hoàn
thiện dần dần, thay đổi theo thời gian để cuối cùng trở thành những nguyên tắc,
chuẩn mực, qui định truyền thống nhất định của mỗi địa phương. Mỗi dân
tộc những tiêu chuẩn đánh giá giá trị đạo đức, thẩm mỹ riêng phù hợp với
môi trường sống (điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế và văn hóa). Văn hóa giao
tiếp của một hội, một dân tộc được thể hiện thành tập quán, thói quen, phong
tục của hội,dân tộc đó. Tương tự, Việt Nam một quốc gia lịch sử, truyền
thống lâu đời những hình thái biểu đạt văn a giao tiếp của nhân cũng
như cộng đồng rất rõ nét và có 6 đặc trưng cơ bản.
- - 6
2. Nội dung: Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
2.1. Thái độ giao tiếp: Vừa cởi mở vừa rụt rè
Người Việt Nam thường lối sống phụ thuộc vào nhau, đề cao tính cộng
đồng và rất coi trọng các mối quan hệ. Phong thái này là một truyền thống lâu
đời, bắt nguồn từ văn hóa làng xã. Từ xưa cho đến nay, những ngôi nhà ở Việt
Nam hay được quy hoạch theo từng khu đất nhỏ. Chính vậy, người Việt
thường có môi trường sống và giao tiếp theo không gian văn hóa khép kín (làng
xã). Con người Việt Nam có tinh thần yêu nhà, u làng, yêu nước (bởi lối sống
định cư, quần tụ). Điều này khiến mỗi nhân sẽ có xu hướng cảm thấy thân
quen, thoảii hơn trong cộng đồng họ đã quen thuộc những khía cạnh
như cách nói chuyện, quy tắc ứng xử. Cũng từ đó, khi vượt ra khỏi cộng đồng
thân thuộc mang tính thứ bậc ấy, tiếp xúc với người lạ thì họ thường sẽ trở nên
bỡ ngỡ, lúng túng (do không định vchính xác được vthế của bản thân
những quy tắc ứng xử ở môi trường mới). Lúc này, họ dễ có thể mất tự chủ, tự
khép mình hơn không dám bộc lộ những suy nghĩ, tưởng nhân do e
ngại bị đánh giá, suy xét.
Tuy nhiên, hai biểu hiện tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn
với nhau vì chúng được bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính
là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người
Việt Nam.
2.2. Quan hệ giao tiếp: Luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng x
Dân tộc ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống trọng đạo lý. Người ta sống
với nhau “vì mồ vì mả” chứ không “cả bát cơm đầy”, rồi “bán anh em xa,
mua ng giềng gần”. Và yêu nhau “chín bỏ làm mười”… Vì vậy trong đối nhân
xử thế, người ta thường dặn nhau: “Một trăm cái lý không bằng một i tình”.
Điều này đã thấm nhuần vào tư tưởng sống, văn hóa giao tiếp của người Việt:
Xử sự nặng về tình cảm hơn là lý trí.
Mọi vấn đề trong cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt lý và tình. giúp ta
sáng suốt lựa chọn suy nghĩ, hành động đúng. Tình giúp ta giữ được mối giao
hoà êm đẹp. Đứng trước những mâu thuẫn giữa hai người, giữa hai họ tộc hay
- - 7
giữa hai tập thể… sẽ có nhiều hướng giải quyết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
văn hóa Phật giáo, văn hóa sông ớc, chủ nghĩa tập thể của n hóa làng
mà người Việt Nam vẫn luôn coi trọng “cái tình” hơn cả. Người Việt thường
có thể bỏ qua những yếu tố vật chất, lý luận mà tha thứ, bao dung nhờ bản tính
“trọng tình cảm”, luôn đặt tình cảm lên đầu để suy xét mọi vấn đề. Điều này dễ
thấy trong những cuộc tranh luận trong gia đình, với bạn bè, người thân thiết.
2.3. Đối tượng giao tiếp: Thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá
Khi mới tiếp xúc, gặp gỡ một đối tượng, người Việt thường quan tâm
đến các vấn đề như tuổi c, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng
gia đình. Do truyền thống đề cao tính cộng đồng làng xã, người Việt Nam tự
thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần
biết hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ hội, mỗi cặp
giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin
thì không thể nào lựa chọn cách xưng hô cho thỏa đáng được.
Việc chú ý đến phong thái, cách nói chuyện cũng là một cách hay để tìm
hiểu tính cách. Bởi vậy ông cha ta mới có câu “chọn mặt gửi vàng”. Hơn nữa,
cũng do tính thích quan sát này, người Việt thường rất tin vào kinh nghiệm xem
tướng số. Văn hóa dân gian này được thể hiện rõ nét qua những câu ca dao tục
ngữ: “Đàn bà con mắt lá dăm - Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”, “Người
khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau”, “Con lợn mắt trắng
thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi”, “Những người ti hí mắt
lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người”,...
2.4. giao tiếp: Trọng danh dựChủ thể
Dưới góc độ chủ thể giao tiếp, người Việt còn có đặc điểm là trọng danh
dự. Danh dự được hiểu sự coi trọng, tôn trọng của hội đối với một cá nhân,
tổ chức nào đó được pháp luật ghi nhận bảo vệ. Danh dự cũng chính
yếu tố quan trọng để khẳng định vai trò và uy tín của một cá nhân, tổ chức trong
xã hội. Người có danh dự thường sẽ được đánh giá cao bởi người danh d
người phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được những việc làm của mình
- - 8
đâu việc nên làm không nên làm. Bởi vậy, người Việt Nam thường rất
quan tâm người khác nghĩ hay đánh giá gì về mình.
Danh dự thường được người Việt gắn liền với năng lực giao tiếp: lời nói
ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo
nên tai tiếng. thế, người Việt thường suy xét, thận trọng với lời nói của
mình.
Đôi khi, việc trọng danh dự thái quá sẽ dẫn tới một khái niệm tiêu cực: bệnh
sĩ diện. Đặc điểm này được cho là bắt nguồn từ cơ chế thứ bậc của làng xã,
cũng từ quan niệm Nho giáo về mẫu người quân tử. Cũng thế, người Việt
thường rất sợ dư luận và sống theo dự luận, ngại đưa ra tiếng nói, ý kiến riêng
không muốn mắc lỗi, tránh nói sai. Thói diện như một thứ gông cuồng,
chói buộc con người ta phải sống hành động khác với bản chất thật của mình.
Nhà văn Lê Lựu đã phản ảnh lối sống sợ dư luận của người Việt qua tiểu thuyết
“Thời xa vắng”: “Người ta chỉ dám lựa theo dư luậnsống chứ ai dám dẫm
lên dư luận mà đi theo ý mình”. “Ở đời này người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết
rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con mình tai qua nạn khỏi,
con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu sỉ
nhục để con mình được tự do theo ý nó”.
2.5 . Cách thức trong giao tiếp: Ưa sự tế nhị, hay giữ ý
Lối sống trọng tình lối duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện
chứng) một trong những điều căn cốt hình thành nên lối giao tiếp ưa tế nhị,
ý tứ của người Việt Nam ta. Đây cũng được chomột nét văn hóa tốt, người
Việt trước khi nói chuyện thường rất đắn đo, cân nhắc để không khiến đối
phương bị khó xử, phật lòng. Ngoài ra, người Việt Nam ta còn tránh nhắc đến
các chủ đề tế nhị, mang tính chất riêng tư, đặc biệt là khi nói chuyện với những
người không thân thiết.
Mặt khác, đặc điểm này cũng khiến chúng ta thường không biểu lộ trực tiếp
cảm c, nguyện vọng hay nhu cầu trước mặt người khác. Ngoài ra, còn dẫn
đến thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", cân nhắc thái quá, không bao giờ
mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Theo truyền
- - 9
thống Việt Nam: “miếng trầu đầu chuyện”. Trước khi bàn đến một vấn đề,
phải tuân theo những quy tắc cơ bản, chào hỏi, hỏi thăm tình hình hiện tại.
Cách thức này n có hệ quả tính thiếu quyết đoán, chần chừ khi đưa ra
quyết định, bộc lộ suy nghĩ. Ví dụ như trong việc kinh doanh, người Việt Nam
thường không lựa chọn những hình thức kinh doanh táo bạo, mạo hiểm
thường thiên về những phương án an toàn, chắc ăn hơn.
2.6 . Nghi thức lời nói (ngôn ngữ)
Ngôn ngữ không chỉ là “phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của loài
người” như V.Lênin từng khẳng định, mà ngôn ngữ có vai trò như là yếu tố kết
dính tạo nên các mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận cấu thành của
toàn bộ nền văn hoá. Nó cũng là cầu nối trực tiếp của các hiện tượng giao tiếp
văn hoá, tiếp biến văn hoá và góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển văn hoá.
Nghi thức lời nói (ngôn ngữ) cũng đã góp phần làm n bản sắc riêng trong n
hóa giao tiếp của người Việt.
Tiếng Việt một ngôn ngữ rất phong phú trong hệ thống xưng hô. Khác với
truyền thống phương Tây, họ thường chỉ sử dụng những đại từ nhân xưng để
nói chuyện thì người Việt ta luôn xưng hô dựa trên tuổi tác, giới tính, quan hệ
họ hàng, địa vị xã hội. Điều đó thể hiện sự linh hoạt mềm dẻo trong văn
hóa giao tiếp của người Việt.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của người việt còn rất linh hoạt, mang tính ước
lệ cao. Một từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa và ngữ nghĩa biến đổi tùy theo văn
cảnh. Ví như khi c giả Nguyễn Du tả nhân vật Thúy n trong “truyện Kiều”
nói: “Khuôn trăng đầy đặn/Nét ngài nở nang”, ý để diễn tả vẻ đẹp phúc
hậu, quý phái của người thiếu nữ. Ngoài ra, người Việt Nam ta n hay sử dụng
những câu đối ứng để thể hiện tính so sánh, tương phản, nhấn mạnh cao. Ví dụ:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Ngôn từ tiếng Việt luôn rất giàu tính nhịp điệu và
tiết tấu bởi những âm sắc khác nhau của từ. Đây được gọi chất thi ca trong
ngôn ngữ. Hơn nữa, bởi do ảnh hưởng của một nền văn hóa trọng tình, tiếng
Việt luôn giàu chất biểu cảm, dbiểu đạt trạng thái cảm xúc của người nói
trong giao tiếp.
- - 10
III. Tầm ảnh hưởng của những đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của
người Việt đối với nhận thức và thực tiễn
Những đặc tính này chủ yếu bắt nguồn từ tâm sống cộng đồng, làng
xã, quây quần với nhau. Mọi người thường xuyên dành thời gian để thăm viếng
nhau, không chỉ trong ngày lễ còn những ngày nghỉ bình thường nếu
thời gian điều kiện. Tđó đã tạo nên một mối gắn kết, tình làng nghĩa
xóm sâu nặng. Điều đó được thể hiện rõ qua một số câu ca dao như “Hàng m,
láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” hay “Bà con xa không qua láng giềng gần”.
Chính những đặc tính đó đã tạo nên tầm ảnh hưởng lớn đối với nhận thức trong
con người Việt Nam. Ta có thể dễ dàng thấy rằng con người Việt Nam vô cùng
xem trọng tình cảm trong cộng đồng, luôn hết mình mọi người từ đó đã
tạo nên một cộng đồng vô cùng gắn kết và mạnh mẽ.
Việt Nam một quốc gia nền lịch sử chống giặc ngoại xâm, từ lâu
tới nay con người chúng ta đã luôn sinh sống với nhau cùng thân thiết
đoàn kết. Chính vì vậy, người Việt dùng tình cảm làm nền tảng, làm thước đo
cho những chuẩn mực đạo đức và thái độ giao tiếp, ứng xử. Tuy nhiên cũng vì
lối ứng xử trọng tình trọng nghĩa này của người Việt đã dẫn tới nhiều mặt
tích cực cũng như tiêu cực. Mặt tích cực là con người Việt Nam sẵn sàng giúp
đỡ, tương tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau. Tuy nhiên điều này cũng dễ dẫn tới một số
mặt tiêu cực như con người Việt Nam thường xu hướng trọng tình, trọng
nghĩa dẫn tới sự nể nang khi giải quyết công việc, kể cả những việc chung,
mang tính xã hội cao. Những đặc điểm ấy đã góp phần tạo nên một xã hội Việt
Nam giàu tình cảm giữa những người dân, nhưng cũng phần nào làm ảnh hưởng
tới một số phương diện mang tính xã hội.
Trong các mối quan hệ, quen biết sâu hay mới m quen, gặp mặt.
Người Việt có thói quen quan tâm tìm hiểu những thông tin cá nhân của nhau.
Khi giao tiếp, trao đổi, hthường hỏi về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, gia đình, tình cảm v.v… Thói quen này phần bắt nguồn từ hai yếu t
trên, khi mà con người Việt Nam có tập nh sống theo làng xã và sống vô cùng
tình cảm, đoàn kết. Như vậy, việc tìm hiểu, quan sát và đánh giá đối tượng giao
tiếp trước hết là để phục vụ mục đích thu thập thông tin để có cách xưng hô và
ứng xử phù hợp. Tuy nhiên việc làm này đa phần là phục vụ mục đích giao tiếp,
- - 11
không nên đi o quá sâu nhằm thỏa mãn sự của nhân. Trong môi
trường đa văn hóa, người Việt chúng ta cần sự thích nghi ứng xử phù
hợp, bởi ở một số quốc gia phương Tây, việc hỏi thăm quá sâu về thông tin
nhân được coi là thiếu tế nhị. Chính vì thế mà việc thay đổi tư duy và nhận thức
trong giao tiếp cần được phát huy để phù hợp với môi trường văn hóa đa dạng
và biến đổi không ngừng trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Đối với con người Việt Nam, danh dự vô cùng quan trọng và không thể
để mất trước người khác. Chính điều đó đã tạo nên suy nghĩ, quan niệm trọng
danh dự của người Việt. Tuy nhiên điều đó cũng phần tạon một số điều
bất cập trong n hóa giao tiếp, như việc sợ đóng góp ý kiến hay không dám
nói thẳng suy nghĩ của mình vì sợ sẽ làm mất lòng hay ảnh hưởng tới danh dự,
uy tín của người khác. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập ngày nay chúng ta cần
phải có sthay đổi về mặt nhận thức, đặc biệt là trong môi trường m việc yêu
cầu sự hợp tác cao. Việc dám nêu lên ý kiến cá nhân sẽ là tối quan trọng trong
quá trình đi tới thành công của mỗi cá nhân.
Trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là khi mục đích giao tiếp để nh
vả hay yêu cầu gì đó từ đối phương gười Việt thường ít khi đi th, n ẳng vào
vấn đề ngay hay thói quen hỏi thăm nhau, hàn huyên, tâm sự rồi mới
diễn đạt mong muốn của mình. Người Việt còn vô cùng coi trọng sự hòa thuận
trong nét văn hóa của mình. Việc giữ ý tứ sự tế nhị trong giao tiếp là cách
để đạt được điều đó, gia đình Việt Nam có vợ chồng, con cái, anh chị em hòa
thuận yêu thương nhau, biết kính trên nhường dưới. Việc giữ vững nhận thức
đó giúp xây dựng một xã hội tình cảm, đoàn kết bền vững. Gia đình hòa
thuận thì xã hội sẽ phát triển, bền vững.
Trong môi trường giao tiếp với nhiều người lạ, người Việt một hạn
chế lớn đó là rất rụt rè, e ngại ít khi bộc lbản thân. Đây một trong số
những đặc điểm nhận thức cần phải thay đổi trong thời kỳ hội nhập, khi
những người khả năng hòa nhập, năng động sẽ dễ nắm bắt hội hơn. Bên
cạnh đó phong cách giao tiếp của người Việt cũng vô cùng phong phú độc
đáo khi mà có rất nhiều từ để xưng hô, tùy thuộc vào thái độ, quan hệ tình cảm
- - 12
IV. Ưu điểm hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập
quốc tế
1. Ưu điểm
Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ
1986 đến nay một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Ngày nay,
quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới
sự tác động của nhiều lĩnh vực, trong đó văn hóa giao tiếp của người Việt
Nam. Vậy trong thời kđất ớc ta đang bước ra trường quốc tế, những đặc
trưng trong giao tiếp của người Việt ta đã giúp ích được gì cho quá trình này?
Đầu tiên, thể thấy rõ người Việt Nam rất trọng tình lối duy
coi trọng các mối quan hệ. Lối sống đó bắt nguồn từ hàng trăm năm trước vào
cuối thế kỉ 18, khi phần lớn đất đai đều là của chung, của mọi nhà. Chính khía
cạnh kinh tế đó đã tạo nên một lối sống hòa đồng, đoàn kết, gắn bó giữa người
với người, tạo nên những người dân cảm thấy họ có trách nhiệm cần quan tâm
đến người khác, sẵn lòng bảo vlẫn nhau trước khó khăn trên tinh thần một
người vì mọi người. Đó chính là tiền đề sinh ra lối ứng xử cởi mở, gần gũi gắn
bó, và tinh thần đó vẫn tỏa sáng nơi đất khách quê người. Khác vớich sống
của người Việt Nam, các nước phương Tây, đặc biệt các nước châu Âu lại
chuộng sự riêng tư, đời tư kín đáo, láng giềng đôi khi không hề quen biết nhau.
Nhưng khi những người con xứ Việt đặt chân đến, họ không hề sống cô lập với
nhau hay với cả những người xa lạ mà vẫn tạo dựng mối quan hệ tốt. Ngoài ra,
trong môi trường quốc tế, người Việt Nam còn duy suy nghĩ rất sâu sắc
để cân nhắc từng lời i sao cho tế nhị, không làm mất lòng đối phương. Vì
thế, cộng đồng người Việt Nam đã trở thành cộng đồng hòa nhập quốc tế thành
công nhất.
Quay ngược dòng thời gian trở về năm 1975: khi hoàn cảnh đất nước bất
đồng chính trị kinh tế gặp khó khăn, gần 1 triệu người đã phải di tản sang
nước ngoài, chủ yếu là 12 nước trước kia thuộc hội chủ nghĩa, nay trực thuộc
Liên minh Châu Âu: Cộng hòa Liên Bang Nga, Hungary, Bulgaria, Đức, Tiệp
Khắc, Ba Lan,…Qua nhiều năm cố gắng a nhập quốc tế, cộng đồng kiều bào
Việt Nam đã n tới con số hơn 5 triệu người mặt tại rất nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có cả các nước lớn như Anh, Canada, riêng tại Mỹ là gần
- - 13
2 triệu người. Không chỉ vậy, mỗi năm, cộng đồng kiều bào Việt Nam đều gửi
về nước một khoản kiều hối luôn trên mức 12 t đô, đặc biệt năm 2014, con số
đó đã đạt ngưỡng 14 t đô, chiếm 8% tổng sản lượng quốc n ội trong năm. Một
cộng đồng nhỏ bé, không tiếng nói, lại thể phát triển lớn mạnh, đi đến
đâu cũng thể thích ứng như vậy, công lớn chính nhờ lối ứng xử cởi mở,
gần gũi đã thành truyền thống của người Việt Nam.
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, và cho đến nay, bản tính
khoan dung, giữ hòa hiếu vẫn tồn tại trong con người Việt Nam và tỏa sáng qua
cách ứng xử, cách dùng ngôn ngrất phân biệt. Trải qua hàng ngàn năm lịch
sử, nước ta đã phải chống chọi, bị chèn ép dưới ách đô hcủa các nước Mỹ,
Pháp, Nhật,… Đau thương chiến tranh là điều không thể xóa nhòa, vậy tại sao
trong nhiều năm trở lại đây, ta lại chứng kiến mối quan hệ của Việt Nam với
các nước trên phát triển mạnh dần đều? Đó người Việt Nam một lối
ứng xử mềm dẻo, một cái nhìn tổng hợp về đối phương: phân biệt được đâu
cái cần phải lên án, đâu là mặt cần phải hòa dịu, giữ hòa hiếu. Và Chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là một ví dụ tiêu biểu của một người sớm có cái nhìn vượt thời
đại trên. Năm 1911, Bác lên đường sang Pháp với mong muốn tìm ra con đường
cứu nước. Nhưng khi suy xét vtình hình lúc bấy giờ, Bác chỉ một người
của một dân tộc nhỏ bé đang nằm trong tầm ngắm của chính đất nước Bác đặt
chân đến. Tuy nhiên, từ thời điểm đó cho đến ngày nay, vẫn luôn những
“người bạn Pháp” ca tụng Bác hết lời, những câu chuyện về những người dân
Pháp hết lòng phản đối chiến tranh. Điều đó chỉ thể xảy ra khi đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ lên án bộ máy chính quyền, nhưng vẫn dành tình cảm,
tạo dựng mối quan hệ bạn bè với con người nước Pháp. Đó chính minh chứng
cho lối ứng xử ngôn ngữ mềm dẻo, phù hợp với từng đối tượng của người
Việt Nam.
Một ưu điểm nữa trong giao tiếp người Việt Nam chính là văn hóa trọng
tuổi. Từ hệ thống cách xưng phong phú riêng biệt cho từng nhóm tuổi
cho đến cách ứng xử kính trên nhường dưới, tất cả đều những yếu tố giúp
người Việt Nam có được sự tôn trọng của nước bạn. Và cho đến ngày nay, nh
lối ứng xử rất Việt Nam đó, người Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung không chỉ hội nhập được với cộng đồng quốc tế mà còn đạt được nhiều
thành tựu lớn. Rất nhiều người Việt đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ, giảng
- - 14
dạy tại những giảng đường danh giá bậc nhất thế giới, không ít người còn được
những đồng nghiệp đất Mỹ bày tỏ mong muốn tiếp tục ở lại đóng góp cho đất
nước họ. Và gần đây nhất là việc lần đầu tiên trong lịch sử, tiếng Việt được đưa
vào chương trình giảng dạy chính thức của hai trường đại học đứng thứ 20 và
60 trên thế giới: đại học Princeton và đại học Brown, và giảng viên đứng lớp là
người Việt Nam. Như vậy là đủ để chứng minh văn hóa Việt Nam đã vươn xa,
chúng ta đã khẳng định được vai trò và vị thế của đất nước ta. Chính lối sống
hòa hợp, lối ứng xử giao tiếp rộng mở đã giúp Việt Nam từng ngày vững chân
trên trường quốc tế.
2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm từ đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người
Việt trong quá trình hội nhập quốc tế thì những khó khăn thách thức phát
sinh từ đó ng là điều không thể tránh khỏi.
Thứ nhất, những đặc trưng này cũng gây ra không ít khó khăn cho người
Việt trong việc hoà nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế. Người Việt
vốn vừa cởi
mở vừa rụt rè. “Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính
bản của làng xã Việt Nam là nh tập thể và tính tự quản: Khi trong cộng đồng
quen thuộc, tính tập thể ngự trị, họ sẽ thoải mái theo những quy tắc có sẵn; còn
khi ở ngoài cộng đồng, tính tquản phát huy tác dụng, họ không xác định được
vị thế của mình, vậy trở nên lúng túng.” u này dẫn đến người Việt có
Điề
thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Thói quen này khiến cho người nước
ngoài đánh giá là hay tò mò.” Một mặt, xét theo đặc trưng về tính tập thể, người
Việt hay hỏi thăm như một biểu hiện của sự quan tâm giữa những người trong
cùng một cộng đồng. Mặt khác, xét theo đặc trưng về tính tự quản, người Việt
Nam sẽ có xu hướng tìm hiểu về đối tượng giao tiếp để xác định được vị thế và
từ đó họ mới cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, người Việt cũng một hệ
thống xưng cùng phong phú. Đó ng chính biểu hiện lớn cho tầm
quan trọng của vai vế trong giao tiếp của người Việt nhưng ngược Nam. Thế
lại, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước phương Tây, người
dân ở đó đa phần đều khá kín đáo, riêng tư và họ coi trọng chủ nghĩa cá nhân.
Hệ thống xưng hô của họ, điển hình là trong tiếng Anh, lại rất đơn giản, chỉ có
- - 15
I (tôi – chỉ chủ thể) và you (bạn – chỉ đối tượng). Sự đối lập trong đặc trưng về
giao tiếp và những giá trị này sẽ gây ra những hạn chế nhất định cho người Việt
trong quá trình trao đổi và hoà nhập với bạn bè và cả đối tác quốc tế.
Thứ hai, những đặc trưng này cũng tạo ra những khó khăn cho người
Việt Nam trong việc thhiện màu sắc nhân khẳng định bản sắc dân tộc
trên trường quốc tế. Người Việt rất coi trọng danh dự, đến mức trở thành
diện. “Đây cũng chính là một trong những lí do làm cho người Việt Nam buộc
phải gắn bó với cộng đồng, vì họ sẽ không được chấp nhận nếu khác với những
người trong cộng đồng.”
Chính vì điều này mà người Việt thường có xu hướng
không dám nêu ý kiến của mình khi nó khác biệt, không đi theo số đông. Điều
này có thể có những hạn chế cụ thể, đặc biệt là trong thời kì hội nhập quốc tế,
với sự gia tăng trong những hoạt động giao lưu, trao đổi làm việc với những cơ
quan nước ngoài. người dân phương Tây còn coi trọng chủ Cũng chính bởi
nghĩa cá nhân nên việc người Việt Nam có xu hướng không dám ý kiến nhân
của mình, nhất trong công việc, thể sẽ khiến những người nước ngoài
trong vai trò đối tác làm ăn sẽ không đánh giá cao người Việt nói chung.
Điều này cũng bắt nguồn từ một đặc trưng khác trong văn hoá giao tiếp của
người Việt, đó là sự “tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hoà thuận”dẫn đến việc
người
Việt hạn chế nói lên ý kiến cá nhân, phản biện để tránh xảy ra mâu thuẫn, tranh
luận. Dù bắt nguồn từ thiện chí thế nhưng điều nàyng tạo ra một vài bất lợi
cho người Việt Nam trong việc khẳng định vị thế của cả một cộng đồng người
dân một quốc gia.
Cuối cùng, những đặc trưng này cũng có thể gây cản trở người Việt Nam
để thành công trong môi trường hội nhập quốc tế. Người Việt Nam sống nặng
về tình nghĩa, “coi trọng tình cảm hơn mọi thứ”, “lấy tình cảm làm nguyên tắc
ứng xử”. Tuy nhiên trong công việc, lí trí là yếu tố cần thiết và quan trọng hơn
cả để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Vậy nên việc coi trọng tình cảm
hơn mọi thứ” khiến người Việt Nam đưa ra những quyết định quan sở
trọng theo cảm tính; vậy khả năng để thành công ít chắc chắn hơn.
Không chỉ thế, yếu tố đặc trưng khác góp phần không nhỏ tạo ra những thách
thức lớn trong môi trường hội nhập quốc tế hiện nay đối với người Việt Nam
khi làm việc đó chính sự tế nhị. Chính stế nhị đó cũng dẫn đến sự đắn đo
trong giao tiếp, đó lại là sở cho thiếu quyết đoán trong giao tiếpsự của
- - 16
người Việt. Tính cách này cũng gây ra không ít khó khăn trong những công
việc đòi hỏi sự dứt khoát. dụ “trong kinh doanh, người Việt Nam thường
không lựa chọn phương án kinh doanh mạo hiểm, thiên về phương án
họ coi là chắc ăn, mặc dù không đạt hiệu quả cao.”
V. Đánh giá cá nhân
Về mặt lí thuyết, chúng ta có thể dễ ng thấy được các ưu và nhược điểm trong
văn hóa giao tiếp của người Việt. Các thế mạnh thì đương nhiên cần phải
được duy trì phát huy. Tuy vậy, khi nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, chúng
tôi nhận ra rằng những thmà chúng ta gọi là “nhược điểm” trong văn hóa giao
tiếp của Việt Nam thật ra lại không hẳn chỉ mang đến các tác động xấu. Như
chúng tôi đã phân tích bên trên, trong cuốn “Đại cương văn hóa Việt Nam
(TS. Trần Thị Hồng Thuý chủ biên) có viết rằng “người Việt có thói quen tìm
hiểu, quan sát, đánh giá. Thói quen này khiến cho người nước ngoài đánh giá
hay mò.” Đúng vậy, đây thể một mặt hạn chế khiến cho Việt Nam
gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân trên trường quốc tế. Nhưng trên một
góc nhìn khác, việc tìm hiểu về đối tượng giao tiếp một yếu tố quan trọng
trong việc thiết lập nên quan hệ ngoại giao đối với các nước khác. Một ví dụ
điển hình cho vấn đề này chính một sự kiện xảy ra trong hội nghị G20 tại
Nhật Bản năm 2019, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp cận Tổng
thống MDonald Trump tại một buổi làm việc vào giờ ăn trưa tại hội ngh
thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản chỉ 2 ngày sau khi ông Trump chỉ trích Việt Nam
gay gắt về vấn đề thương mại. Vào ngày 26 tháng 6 nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc
Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ, ông nói rằng Việt Nam gần như là “Kẻ lạm
dụng tồi tệ nhất, hơn cả Trung Quốc”. Hai ngày sau đó, tại Osaka hôm 28 tháng
6, thủ tướng Phúc đã tiếp cận Donald Trump sau khi tổng thống Mỹ ngồi xuống
để bắt đầu một buổi làm việc vào giờ ăn trưa của hội nghị G20, ông muốn trao
đổi một điều gì đó với tổng thống Mỹ ông Donald Trump đã nghiêm túc
lắng nghe trong thế ngồi hai tay khoanh trước ngực với khuôn mặt nghiêm
nghị. Đây là một động thái ngoại giao cực k thông minh của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc ông đã biết cách tìm hiểu đối tượng của mình trong
- - 17
trường hợp này là ông Donald Trump, khi tất cả các nước thành viên đang
hiềm khích không ủng hông Trump thì chỉ duy nhất Thủ tướng Việt
Nam là đủ can đảm để bàn bạc và trao đổi cởi mở với Tổng thống Hoa Kỳ. Dù
không biết rằng hai vị lãnh đạo đã trao đổi những nhưng sau đó, các động
thái trừng phạt hoặc cấm vận lên Việt Nam của Mỹ đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều,
và ông Trump cũng đã phần nào tin tưởng vào Việt Nam hơn. Qua đây, ta
thể thấy rằng trong văn hóa giao tiếp của Việt Nam không hẳn những hạn chế
, chúng ta cchỉ tác động tiêu cực ần phải biết cách phân biệt tận
dụng một cách hiệu quả. Đây cũng chính yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa
một người bình thường và một nhà ngoại giao ở đẳng cấp cao. Khi ta chỉ ra các
ưu, nhược điểm cho người bình thường, họ sẽ chỉ nghĩ tới việc tận dụng các thế
mạnh và tránh xa các mặt hạn chế càng nhiều càng tốt; nhưng đối với một nhà
ngoại giao giỏi thì phải biết chấp nhận sự thật nhìn thẳng vào các mặt hạn
chế đó để tìm ra được các cách giải quyết phù hợp nhất, nên xóa bỏ hay lợi
dụng nó để xoay chuyển tình thế, tạo thêm sự linh hoạt cho công tác ngoại giao.
VI. Dự đoán xu hướng tương lai
Giống như tất cả những ngôn ngữ và phong ch giao tiếp trong quá khứ,
thì trong hiện tại và tương lai, n hóa giao tiếp của người Việt nói riêng và của
tất cả c quốc gia nói chung vẫn luôn thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. Đ
thể minh họa cụ thể sự thay đổi đó, chúng ta không phải tìm đâu xa mà có thể
nhìn vào chính thế hệ trẻ ngày nay - thế hệ trước mắt thậm chí trong
tương lai xa sẽ chi phối cách thức giao tiếp quyết định những đặc trưng,
những t nổi bật thế giới sẽ thấy được từ văn hóa giao tiếp ngôn ngữ
Việt Nam.
Một sự thay đổi đầu tiên mà gần như ai cũng có thể thấy được đó chính
là: giới trẻ đang tích cực làm mờ đi sự khuôn mẫu của giao tiếp, cũng như nỗ
lực xóa bớt những hạn chế còn tồn tại trong đặc trưng văn hóa giao tiếp truyền
thống của người Việt Nam. Trong môi trường năng động, đa chiều, đa văn hóa
của thế kỉ mới, người trẻ ngày nay đang ngày càng tích cực tham gia vào các
cuộc đối thoại, tranh biện, được tiếp xúc rất nhiều những phong thái giao tiếp
khác nhau. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã
- - 18
giúp cho giới trẻ có c hội thể hiện tính năng động, nhạy bén trong tiếp thu cái ơ
mới.
Vì vậy, chúng ta đang dần thấu hiểu hơn sự khác biệt về cách mỗi người
truyền đạt suy nghĩ, thái độ của mình, chúng ta học được cách không ch
chấp nhận sự khác biệt ấy còn biết phối hợp hài hòa những yếu tố tưởng
chừng như mâu thuẫn để tạo nên một môi trường cộng tác, giao lưu hiệu quả,
công bằng và đa dạng.
Từ xu hướng tương tác của giới trẻ hiện đại, ta có thể dự đoán được xu
hướng chính sách của quốc gia với vị trí một thành viên hội nhập thế giới.
Trong tương lai, những đặc trưng về văn hóa giao tiếp đó vẫn sđóng vai trò
nền tảng để định hướng cho cách ứng xử, phát ngôn,... của người Việt trong tất
cả các lĩnh vực trong xã hội. Đặc biệt, trong thời kì toàn cầu hóa mạnh mẽ, thì
phong ch giao tiếp của chúng ta sẽ gây ấn tượng như thế nào với các quốc
gia khác trên thế giới sẽ là một bước quan trọng trong việc xác lập vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Xu hướng vừa cởi mở vừa từ tốn, coi trọng sự
hòa thuận từ lâu đã giúp tạo được hình ảnh người Việt Nam yêu hòa bình, luôn
chủ trương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. Mặt khác, khi đối mặt với một
tương lai phải cạnh tranh gay gắt vvấn đề giữ vững chủ quyền, bảo vệ môi
trường, lợi ích kinh tế và bản sắc văn hóa, thì người Việt lại càng phải tiếp tục
chú trọng đẩy lên trước sự quyết đoán, thái độ tự tin. Chúng ta phải hạn chế
thói giao tiếp dựa dẫm vào tập thể, và trọng danh dự một cách thông minh - tức
biết chọn lọc tiếp thu i a những giá trị khác biệt với cái chung
chúng ta vốn đã quen thuộc, đồng thời cũng phải giữ vững lập trường đảm bảo
cho bản lĩnh, lợi ích quốc gia, hòa nhập chứ không hòa tan.
Dĩ nhiên, khi nhắc đến khái niệm “đặc trưng”, ta đều thể hiểu rằng đó
không phải đặc điểm tất cmọi người đều lựa chọn để bộc lộ: dụ,
không phải ai cũng thái độ giao tiếp rụt rè, tế nhị họ lại xu hướng
thẳng thắn, bộc trực, hay tranh chấp,... Mặc dù chúng ta có chọn hướng đi nào,
thì ta đều phải ghi nhớ: ở mức độ cơ bản nhất, giao tiếp chính là cách thể hiện
bản chất con người, hình thức biểu đạt văn hóa của nhân cộng đồng.
Mỗi con người Việt Nam cần phải ý thức vai trò của nh trong việc giữ gìn
và phát triển văn hóa giao tiếp của quốc gia, chính tiếng i chung đại diện
- - 19
cho tất cả những dân tộc, những vùng miền, những thế hệ công dân từ trước
cho đến sau này của một quốc gia. Giao tiếp là công cụ để ngôn ngữ được bảo
tồn, cũng chính là n i tích lũy lại những giá trị tốt đẹp khi ngôn ngữ ngàơ y càng
phát triển. Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta phải ghi nhớ ở hiện
tại cũng nh trong tư ương lai chính trách nhiệm xây dựng hình ảnh con người
Việt Nam lịch sự, nhân văn, đáp ứng được với sự phát triển của hội bản
thân cũng sẽ là những công dân có ích trong xã hội đó.
- - 20
LỜI KẾT
Tóm lại, văn hóa giao tiếp của người Việt mang những nét đặc trưng đã tồn tại
từ rất lâu, những giá trị của còn được kết tinh trong cả kho tàng tục ngữ
thành ngữ, tầm ảnh hưởng của những đặc trưng ấy trong việc chi phối nền
tảng giao tiếp hiện tại tương lai sẽ còn hiện diện cùng mạnh mẽ. Bắt
nguồn từ không gian văn hóa đặc trưng của làng xã, nền kinh tế từ lâu vốn chú
trọng nông nghiệp, thế nên con người Việt Nam đã luôn một thái độ sống
cởi mở, ứng xử thiên về tình cảm hơn là lý trí. Người Việt vừa biết giữ ý trong
giao tiếp, trọng tinh thần cộng đồng, đồng thời cách sử dụng, giao tiếp bằng
ngôn ngữ rất phân biệt, phân minh nhờ có một i nhìn tổng hợp về đối phương.
Tất nhiên, những đặc trưng này đã chứng tỏ ưu điểm của mình trong việc xây
dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách và đáng tin cậy. Nhờ
có cách ứng xử linh hoạt, tế nhị, ý tứ, đặc biệt văn hóa trọng tuổi nên cộng
đồng người Việt trên mọi lĩnh vực luôn giữ được ý thức trân trọng người nghe,
trân trọng các mối quan hệ, tạo được thiện cảm với người mình đang cùng giao
tiếp và từ đó duy trì được mối quan hệ bền vững với các đối tác, các khu vực,
đưa văn hóa Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn những
hạn chế những đặc trưng ấy đem lại. Còn nhiều nét mâu thuẫn trong cách
người Việt giao tiếp, ứng xử: vừa cởi mở vừa rụt rè, trọng danh dự đến diện…
Bởi vậy, người Việt n gặp nhiều khó khăn trên hành trình thể hiện màu sắc
cá nhân cũng như hoà nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế. Những đặc trưng ấy
sẽ còn tồn tại về lâu về dài, nhưng không bất di bất dịch phải được điều
chỉnh, thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thời đại. Trên hết, người Việt
cần biết khai thác những ưu điểm, cải thiện nhược điểm để tạo nên công cụ giao
tiếp phục vụ hiệu quả cho công cuộc sử dụng giao tiếp trong tất cả các lĩnh vực
hàng ngày, từ sinh hoạt bình thường đến giao thoa quốc tế.
| 1/21

Preview text:

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI TIỂU LUẬN
Môn học: Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế ĐỀ TÀI
Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt –
Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Giảng viên: TS. Trần Thị Hồng Thuý, TS. Đào Ngọc Tuấn Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Sinh viên: Nguyễn Hoà An TTQT48C1 - 1210 Nguyễn Bích Diệp TTQT48C1 - 1294 Nguyễn Minh Dương TTQT48C1 - 1311 Nguyễn Hữu Đức TTQT48C1 - 1302 Nguyễn Bùi Vân Khánh TTQT48C1 - 1384 Nguyễn Minh Phương TTQT48C1 - 1533 Hà Nội, 11/2021 - 1 - MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU (Nguyễn Hữu Đức) 3 NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
(Nguyễn Hữu Đức) 4
1. Khái niệm giao tiếp
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
3. Các loại văn hoá giao tiếp
II. Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt (Nguyễn Hoà An) 1. Giới thiệu chung 5
2. Nội dung: Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt 6
III. Tầm ảnh hưởng của những đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của
người Việt đối với nhận thức và thực tiễn
(Nguyễn Minh Dương) 10
IV. Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế
1. Ưu điểm (Nguyễn Minh Phương) 12
2. Hạn chế (Nguyễn Bùi Vân Khánh) 14
V. Đánh giá cá nhân (Nguyễn Hữu Đức) 16
VI. Dự đoán xu hướng tương lai (Nguyễn Bích Diệp) 17
LỜI KẾT
(Nguyễn Bích Diệp) 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 - 2 - LỜI NÓ I ĐẦU
Văn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng
ta, vì nó chính là những mắt xích quan trọng giúp gắn kết các mối quan hệ giữa
người với người. Văn hóa giao tiếp ứng xử cũng giống như một tấm gương
phản chiếu phong cách sống của mỗi con người. Chính vì lẽ đó, giao tiếp được
coi là một trong những hình thái biểu hiện của văn hóa cá nhân và cộng đồng
một cách rõ nét nhất. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện
nay, khi khoảng cách về địa lý đã không còn là một rào cản lớn ngăn chặn con
người xích lại gần nhau, thì tầm quan trọng của giao tiếp đã được đẩy lên một
tầng cao mới. Nó trở thành một cầu nối vững chắc để các quốc gia và các nền
văn hóa có thể dễ dàng hội nhập cùng nhau trên trường quốc tế. Cũng chính từ
ý nghĩa to lớn của vấn đề này, việc nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ đã trở
thành một chuyên ngành riêng biệt và độc đáo, có những đóng góp to lớn trong
sự phát triển của ngành văn hóa học Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của bài
tiểu luận này nhằm cung cấp các kiến thức nền về văn hóa giao tiếp, chỉ ra được
ưu và nhược điểm trong các hình thái giao tiếp của Việt Nam trên trường quốc
tế dựa trên các phương pháp như phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, nghiên
cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm lịch sử. Qua đó, xác định tiềm năng và
định hướng phát triển của văn hóa giao tiếp Việt Nam trong tương lai. - 3 - NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù của tâm lý học, là quá trình thiết lập và
phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Giao tiếp gồm các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hành
động, thống nhất tri giác hoặc tìm hiểu đối tượng, dựa trên việc sử dụng các
dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp • Chủ thể giao tiếp • Mục đích giao tiếp • Nội dung giao tiếp • Hoàn cảnh giao tiếp • Kênh giao tiếp • Quan hệ giao tiếp
3. Các loại văn hoá giao tiếp:
Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội, ta có thể chia thành ba loại:
3.1. Giao tiếp truyền thống: Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan
hệ giữa người với người đã được hình thành xuyên suốt quá trình phát triển của
xã hội. Loại giao tiếp này được dựa trên những mối quan hệ gắn bó khăng khít
như quan hệ huyết thống hay quan hệ giữa hàng xóm láng giềng. Đặc điểm của
loại giao tiếp này là nó bị chi phối bởi văn hóa tập quán, hệ thống các quan
niệm của ý thức xã hội
3.2. Giao tiếp chức năng: Giao tiếp được xuất phát từ sự chuyên môn hóa
trong xã hội, ngôn ngữ… đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ - 4 -
chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, suy nghĩ khác
nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội, đều sử
dụng kiểu giao tiếp đó (quan hệ giao tiếp giữa cô giáo và học sinh, giữa sếp và
nhân viên, người bán và người mua).
3.3. Giao tiếp tự do: Là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định
trước như khuôn mẫu mà nó mang nhiều đường nét cá nhân của người giao
tiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tại, một mục đích tự thân. Nó
xuất hiện trong quá trình tiếp xúc tùy theo sự phát triển của các mối quan hệ.
Giao tiếp tự do rất cần thiết trong quá trình xã hội hóa, vì nó góp phần không
nhỏ trong việc phát triển và thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích tinh thần, vật chất
của các bên giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Loại hình giao tiếp
này khi được áp dụng trong cuộc sống thực tế sẽ trở nên vô cùng phong phú và hữu ích.
II. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
1. Giới thiệu chung
Trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại, sự giao tiếp giữa người với
người là một yếu tố cần thiết để trao đổi thông tin, xây dựng ý kiến và hội nhập.
Văn hóa giao tiếp được kế thừa từ thế hệ trước sang thế hệ sau, nó được hoàn
thiện dần dần, thay đổi theo thời gian để cuối cùng trở thành những nguyên tắc,
chuẩn mực, qui định và truyền thống nhất định của mỗi địa phương. Mỗi dân
tộc có những tiêu chuẩn đánh giá giá trị đạo đức, thẩm mỹ riêng phù hợp với
môi trường sống (điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế và văn hóa). Văn hóa giao
tiếp của một xã hội, một dân tộc được thể hiện thành tập quán, thói quen, phong
tục của xã hội,dân tộc đó. Tương tự, Việt Nam – một quốc gia có lịch sử, truyền
thống lâu đời có những hình thái biểu đạt văn hóa giao tiếp của cá nhân cũng
như cộng đồng rất rõ nét và có 6 đặc trưng cơ bản. - 5 -
2. Nội dung: Đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
2.1. Thái độ giao tiếp: Vừa cởi mở vừa rụt rè
Người Việt Nam thường có lối sống phụ thuộc vào nhau, đề cao tính cộng
đồng và rất coi trọng các mối quan hệ. Phong thái này là một truyền thống lâu
đời, bắt nguồn từ văn hóa làng xã. Từ xưa cho đến nay, những ngôi nhà ở Việt
Nam hay được quy hoạch theo từng khu đất nhỏ. Chính vì vậy, người Việt
thường có môi trường sống và giao tiếp theo không gian văn hóa khép kín (làng
xã). Con người Việt Nam có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống
định cư, quần tụ). Điều này khiến mỗi cá nhân sẽ có xu hướng cảm thấy thân
quen, thoải mái hơn trong cộng đồng mà họ đã quen thuộc ở những khía cạnh
như cách nói chuyện, quy tắc ứng xử. Cũng từ đó, khi vượt ra khỏi cộng đồng
thân thuộc mang tính thứ bậc ấy, tiếp xúc với người lạ thì họ thường sẽ trở nên
bỡ ngỡ, lúng túng (do không định vị chính xác được vị thế của bản thân và
những quy tắc ứng xử ở môi trường mới). Lúc này, họ dễ có thể mất tự chủ, tự
khép mình hơn và không dám bộc lộ những suy nghĩ, tư tưởng cá nhân do e
ngại bị đánh giá, suy xét.
Tuy nhiên, hai biểu hiện tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn
với nhau vì chúng được bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính
là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
2.2. Quan hệ giao tiếp: Luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
Dân tộc ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống trọng đạo lý. Người ta sống
với nhau “vì mồ vì mả” chứ không vì “cả bát cơm đầy”, rồi “bán anh em xa,
mua láng giềng gần”. Và yêu nhau “chín bỏ làm mười”… Vì vậy trong đối nhân
xử thế, người ta thường dặn nhau: “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”.
Điều này đã thấm nhuần vào tư tưởng sống, văn hóa giao tiếp của người Việt:
Xử sự nặng về tình cảm hơn là lý trí.
Mọi vấn đề trong cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt lý và tình. Lý giúp ta
sáng suốt lựa chọn suy nghĩ, hành động đúng. Tình giúp ta giữ được mối giao
hoà êm đẹp. Đứng trước những mâu thuẫn giữa hai người, giữa hai họ tộc hay - 6 -
giữa hai tập thể… sẽ có nhiều hướng giải quyết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
văn hóa Phật giáo, văn hóa sông nước, và chủ nghĩa tập thể của văn hóa làng
xã mà người Việt Nam vẫn luôn coi trọng “cái tình” hơn cả. Người Việt thường
có thể bỏ qua những yếu tố vật chất, lý luận mà tha thứ, bao dung nhờ bản tính
“trọng tình cảm”, luôn đặt tình cảm lên đầu để suy xét mọi vấn đề. Điều này dễ
thấy trong những cuộc tranh luận trong gia đình, với bạn bè, người thân thiết.
2.3. Đối tượng giao tiếp: Thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá
Khi mới tiếp xúc, gặp gỡ một đối tượng, người Việt thường quan tâm
đến các vấn đề như tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng
gia đình. Do truyền thống đề cao tính cộng đồng làng xã, người Việt Nam tự
thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần
biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp
giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin
thì không thể nào lựa chọn cách xưng hô cho thỏa đáng được.
Việc chú ý đến phong thái, cách nói chuyện cũng là một cách hay để tìm
hiểu tính cách. Bởi vậy ông cha ta mới có câu “chọn mặt gửi vàng”. Hơn nữa,
cũng do tính thích quan sát này, người Việt thường rất tin vào kinh nghiệm xem
tướng số. Văn hóa dân gian này được thể hiện rõ nét qua những câu ca dao tục
ngữ: “Đàn bà con mắt lá dăm - Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”, “Người
khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau”, “Con lợn mắt trắng
thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi”, “Những người ti hí mắt
lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người”,...
2.4. Chủ thể giao tiếp: Trọng danh dự
Dưới góc độ chủ thể giao tiếp, người Việt còn có đặc điểm là trọng danh
dự. Danh dự được hiểu là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân,
tổ chức nào đó và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Danh dự cũng chính là
yếu tố quan trọng để khẳng định vai trò và uy tín của một cá nhân, tổ chức trong
xã hội. Người có danh dự thường sẽ được đánh giá cao bởi người có danh dự
là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được những việc làm của mình - 7 -
đâu là việc nên làm và không nên làm. Bởi vậy, người Việt Nam thường rất
quan tâm người khác nghĩ hay đánh giá gì về mình.
Danh dự thường được người Việt gắn liền với năng lực giao tiếp: lời nói
ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo
nên tai tiếng. Vì thế, người Việt thường suy xét, thận trọng với lời nói của mình.
Đôi khi, việc trọng danh dự thái quá sẽ dẫn tới một khái niệm tiêu cực: bệnh
sĩ diện. Đặc điểm này được cho là bắt nguồn từ cơ chế thứ bậc của làng xã, và
cũng từ quan niệm Nho giáo về mẫu người quân tử. Cũng vì thế, người Việt
thường rất sợ dư luận và sống theo dự luận, ngại đưa ra tiếng nói, ý kiến riêng
vì không muốn mắc lỗi, tránh nói sai. Thói sĩ diện như một thứ gông cuồng,
chói buộc con người ta phải sống và hành động khác với bản chất thật của mình.
Nhà văn Lê Lựu đã phản ảnh lối sống sợ dư luận của người Việt qua tiểu thuyết
“Thời xa vắng”: “Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ ai dám dẫm
lên dư luận mà đi theo ý mình”. “Ở đời này người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết
rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con mình tai qua nạn khỏi,
con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu sỉ
nhục để con mình được tự do theo ý nó”.
2.5 . Cách thức trong giao tiếp: Ưa sự tế nhị, hay giữ ý
Lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện
chứng) là một trong những điều căn cốt hình thành nên lối giao tiếp ưa tế nhị,
ý tứ của người Việt Nam ta. Đây cũng được cho là một nét văn hóa tốt, người
Việt trước khi nói chuyện thường rất đắn đo, cân nhắc kĩ để không khiến đối
phương bị khó xử, phật lòng. Ngoài ra, người Việt Nam ta còn tránh nhắc đến
các chủ đề tế nhị, mang tính chất riêng tư, đặc biệt là khi nói chuyện với những
người không thân thiết.
Mặt khác, đặc điểm này cũng khiến chúng ta thường không biểu lộ trực tiếp
cảm xúc, nguyện vọng hay nhu cầu trước mặt người khác. Ngoài ra, còn dẫn
đến thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", cân nhắc thái quá, không bao giờ
mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Theo truyền - 8 -
thống Việt Nam: “miếng trầu là đầu chuyện”. Trước khi bàn đến một vấn đề,
phải tuân theo những quy tắc cơ bản, chào hỏi, hỏi thăm tình hình hiện tại.
Cách thức này còn có hệ quả là tính thiếu quyết đoán, chần chừ khi đưa ra
quyết định, bộc lộ suy nghĩ. Ví dụ như trong việc kinh doanh, người Việt Nam
thường không lựa chọn những hình thức kinh doanh táo bạo, mạo hiểm mà
thường thiên về những phương án an toàn, chắc ăn hơn.
2.6 . Nghi thức lời nói (ngôn ngữ)
Ngôn ngữ không chỉ là “phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của loài
người” như V.Lênin từng khẳng định, mà ngôn ngữ có vai trò như là yếu tố kết
dính tạo nên các mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận cấu thành của
toàn bộ nền văn hoá. Nó cũng là cầu nối trực tiếp của các hiện tượng giao tiếp
văn hoá, tiếp biến văn hoá và góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển văn hoá.
Nghi thức lời nói (ngôn ngữ) cũng đã góp phần làm nên bản sắc riêng trong văn
hóa giao tiếp của người Việt.
Tiếng Việt một ngôn ngữ rất phong phú trong hệ thống xưng hô. Khác với
truyền thống phương Tây, họ thường chỉ sử dụng những đại từ nhân xưng để
nói chuyện thì người Việt ta luôn xưng hô dựa trên tuổi tác, giới tính, quan hệ
họ hàng, địa vị xã hội. Điều đó thể hiện rõ sự linh hoạt và mềm dẻo trong văn
hóa giao tiếp của người Việt.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của người việt còn rất linh hoạt, mang tính ước
lệ cao. Một từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa và ngữ nghĩa biến đổi tùy theo văn
cảnh. Ví như khi tác giả Nguyễn Du tả nhân vật Thúy Vân trong “truyện Kiều”
có nói: “Khuôn trăng đầy đặn/Nét ngài nở nang”, ý là để diễn tả vẻ đẹp phúc
hậu, quý phái của người thiếu nữ. Ngoài ra, người Việt Nam ta còn hay sử dụng
những câu đối ứng để thể hiện tính so sánh, tương phản, nhấn mạnh cao. Ví dụ:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Ngôn từ tiếng Việt luôn rất giàu tính nhịp điệu và
tiết tấu bởi những âm sắc khác nhau của từ. Đây được gọi là chất thi ca trong
ngôn ngữ. Hơn nữa, bởi do ảnh hưởng của một nền văn hóa trọng tình, tiếng
Việt luôn giàu chất biểu cảm, dễ biểu đạt trạng thái cảm xúc của người nói trong giao tiếp. - 9 -
III. Tầm ảnh hưởng của những đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của
người Việt đối với nhận thức và thực tiễn

Những đặc tính này chủ yếu bắt nguồn từ tâm lí sống cộng đồng, làng
xã, quây quần với nhau. Mọi người thường xuyên dành thời gian để thăm viếng
nhau, không chỉ ở trong ngày lễ mà còn là những ngày nghỉ bình thường nếu
có thời gian và điều kiện. Từ đó đã tạo nên một mối gắn kết, tình làng nghĩa
xóm sâu nặng. Điều đó được thể hiện rõ qua một số câu ca dao như “Hàng xóm,
láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” hay “Bà con xa không qua láng giềng gần”.
Chính những đặc tính đó đã tạo nên tầm ảnh hưởng lớn đối với nhận thức trong
con người Việt Nam. Ta có thể dễ dàng thấy rằng con người Việt Nam vô cùng
xem trọng tình cảm trong cộng đồng, luôn hết mình vì mọi người và từ đó đã
tạo nên một cộng đồng vô cùng gắn kết và mạnh mẽ.
Việt Nam là một quốc gia có nền lịch sử chống giặc ngoại xâm, từ lâu
tới nay con người chúng ta đã luôn sinh sống với nhau vô cùng thân thiết và
đoàn kết. Chính vì vậy, người Việt dùng tình cảm làm nền tảng, làm thước đo
cho những chuẩn mực đạo đức và thái độ giao tiếp, ứng xử. Tuy nhiên cũng vì
lối ứng xử trọng tình trọng nghĩa này của người Việt mà đã dẫn tới nhiều mặt
tích cực cũng như tiêu cực. Mặt tích cực là con người Việt Nam sẵn sàng giúp
đỡ, tương tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau. Tuy nhiên điều này cũng dễ dẫn tới một số
mặt tiêu cực như con người Việt Nam thường có xu hướng trọng tình, trọng
nghĩa dẫn tới sự nể nang khi giải quyết công việc, kể cả là những việc chung,
mang tính xã hội cao. Những đặc điểm ấy đã góp phần tạo nên một xã hội Việt
Nam giàu tình cảm giữa những người dân, nhưng cũng phần nào làm ảnh hưởng
tới một số phương diện mang tính xã hội.
Trong các mối quan hệ, dù quen biết sâu hay mới làm quen, gặp mặt.
Người Việt có thói quen quan tâm tìm hiểu những thông tin cá nhân của nhau.
Khi giao tiếp, trao đổi, họ thường hỏi về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, gia đình, tình cảm v.v… Thói quen này có phần bắt nguồn từ hai yếu tố
trên, khi mà con người Việt Nam có tập tính sống theo làng xã và sống vô cùng
tình cảm, đoàn kết. Như vậy, việc tìm hiểu, quan sát và đánh giá đối tượng giao
tiếp trước hết là để phục vụ mục đích thu thập thông tin để có cách xưng hô và
ứng xử phù hợp. Tuy nhiên việc làm này đa phần là phục vụ mục đích giao tiếp, - 10 -
không nên đi vào quá sâu nhằm thỏa mãn sự tò mò của cá nhân. Trong môi
trường đa văn hóa, người Việt chúng ta cần có sự thích nghi và ứng xử phù
hợp, bởi ở một số quốc gia phương Tây, việc hỏi thăm quá sâu về thông tin cá
nhân được coi là thiếu tế nhị. Chính vì thế mà việc thay đổi tư duy và nhận thức
trong giao tiếp cần được phát huy để phù hợp với môi trường văn hóa đa dạng
và biến đổi không ngừng trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Đối với con người Việt Nam, danh dự vô cùng quan trọng và không thể
để mất trước người khác. Chính điều đó đã tạo nên suy nghĩ, quan niệm trọng
danh dự của người Việt. Tuy nhiên điều đó cũng có phần tạo nên một số điều
bất cập trong văn hóa giao tiếp, như việc sợ đóng góp ý kiến hay không dám
nói thẳng suy nghĩ của mình vì sợ sẽ làm mất lòng hay ảnh hưởng tới danh dự,
uy tín của người khác. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập ngày nay chúng ta cần
phải có sự thay đổi về mặt nhận thức, đặc biệt là trong môi trường làm việc yêu
cầu sự hợp tác cao. Việc dám nêu lên ý kiến cá nhân sẽ là tối quan trọng trong
quá trình đi tới thành công của mỗi cá nhân.
Trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là khi mục đích giao tiếp là để nhờ
vả hay có yêu cầu gì đó từ đối phương, người Việt thường ít khi đi thẳng vào
vấn đề ngay mà hay có thói quen hỏi thăm nhau, hàn huyên, tâm sự rồi mới
diễn đạt mong muốn của mình. Người Việt còn vô cùng coi trọng sự hòa thuận
trong nét văn hóa của mình. Việc giữ ý tứ và sự tế nhị trong giao tiếp là cách
để đạt được điều đó, gia đình Việt Nam có vợ chồng, con cái, anh chị em hòa
thuận yêu thương nhau, biết kính trên nhường dưới. Việc giữ vững nhận thức
đó giúp xây dựng một xã hội tình cảm, đoàn kết và bền vững. Gia đình hòa
thuận thì xã hội sẽ phát triển, bền vững.
Trong môi trường giao tiếp với nhiều người lạ, người Việt có một hạn
chế lớn đó là rất rụt rè, e ngại và ít khi bộc lộ bản thân. Đây là một trong số
những đặc điểm nhận thức cần phải thay đổi trong thời kỳ hội nhập, khi mà
những người có khả năng hòa nhập, năng động sẽ dễ nắm bắt cơ hội hơn. Bên
cạnh đó phong cách giao tiếp của người Việt cũng vô cùng phong phú và độc
đáo khi mà có rất nhiều từ để xưng hô, tùy thuộc vào thái độ, quan hệ tình cảm - 11 -
IV. Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế 1. Ưu điểm
Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ
1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Ngày nay,
quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới
sự tác động của nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa giao tiếp của người Việt
Nam. Vậy trong thời kỳ đất nước ta đang bước ra trường quốc tế, những đặc
trưng trong giao tiếp của người Việt ta đã giúp ích được gì cho quá trình này?
Đầu tiên, có thể thấy rõ người Việt Nam rất trọng tình và có lối tư duy
coi trọng các mối quan hệ. Lối sống đó bắt nguồn từ hàng trăm năm trước vào
cuối thế kỉ 18, khi phần lớn đất đai đều là của chung, của mọi nhà. Chính khía
cạnh kinh tế đó đã tạo nên một lối sống hòa đồng, đoàn kết, gắn bó giữa người
với người, tạo nên những người dân cảm thấy họ có trách nhiệm cần quan tâm
đến người khác, sẵn lòng bảo vệ lẫn nhau trước khó khăn trên tinh thần một
người vì mọi người. Đó chính là tiền đề sinh ra lối ứng xử cởi mở, gần gũi gắn
bó, và tinh thần đó vẫn tỏa sáng nơi đất khách quê người. Khác với cách sống
của người Việt Nam, các nước phương Tây, đặc biệt là các nước châu Âu lại
chuộng sự riêng tư, đời tư kín đáo, láng giềng đôi khi không hề quen biết nhau.
Nhưng khi những người con xứ Việt đặt chân đến, họ không hề sống cô lập với
nhau hay với cả những người xa lạ mà vẫn tạo dựng mối quan hệ tốt. Ngoài ra,
trong môi trường quốc tế, người Việt Nam còn có tư duy suy nghĩ rất sâu sắc
để cân nhắc từng lời nói sao cho tế nhị, không làm mất lòng đối phương. Vì
thế, cộng đồng người Việt Nam đã trở thành cộng đồng hòa nhập quốc tế thành công nhất.
Quay ngược dòng thời gian trở về năm 1975: khi hoàn cảnh đất nước bất
đồng chính trị và kinh tế gặp khó khăn, gần 1 triệu người đã phải di tản sang
nước ngoài, chủ yếu là 12 nước trước kia thuộc xã hội chủ nghĩa, nay trực thuộc
Liên minh Châu Âu: Cộng hòa Liên Bang Nga, Hungary, Bulgaria, Đức, Tiệp
Khắc, Ba Lan,…Qua nhiều năm cố gắng hòa nhập quốc tế, cộng đồng kiều bào
Việt Nam đã lên tới con số hơn 5 triệu người và có mặt tại rất nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có cả các nước lớn như Anh, Canada, riêng tại Mỹ là gần - 12 -
2 triệu người. Không chỉ vậy, mỗi năm, cộng đồng kiều bào Việt Nam đều gửi
về nước một khoản kiều hối luôn trên mức 12 tỉ đô, đặc biệt năm 2014, con số
đó đã đạt ngưỡng 14 tỉ đô, chiếm 8% tổng sản lượng quốc nội trong năm. Một
cộng đồng nhỏ bé, không có tiếng nói, lại có thể phát triển lớn mạnh, đi đến
đâu cũng có thể thích ứng như vậy, công lớn chính là nhờ lối ứng xử cởi mở,
gần gũi đã thành truyền thống của người Việt Nam.
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, và cho đến nay, bản tính
khoan dung, giữ hòa hiếu vẫn tồn tại trong con người Việt Nam và tỏa sáng qua
cách ứng xử, cách dùng ngôn ngữ rất phân biệt. Trải qua hàng ngàn năm lịch
sử, nước ta đã phải chống chọi, bị chèn ép dưới ách đô hộ của các nước Mỹ,
Pháp, Nhật,… Đau thương chiến tranh là điều không thể xóa nhòa, vậy tại sao
trong nhiều năm trở lại đây, ta lại chứng kiến mối quan hệ của Việt Nam với
các nước trên phát triển mạnh dần đều? Đó là vì người Việt Nam có một lối
ứng xử mềm dẻo, một cái nhìn tổng hợp về đối phương: phân biệt được đâu là
cái cần phải lên án, đâu là mặt cần phải hòa dịu, giữ hòa hiếu. Và Chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là một ví dụ tiêu biểu của một người sớm có cái nhìn vượt thời
đại trên. Năm 1911, Bác lên đường sang Pháp với mong muốn tìm ra con đường
cứu nước. Nhưng khi suy xét về tình hình lúc bấy giờ, Bác chỉ là một người
của một dân tộc nhỏ bé đang nằm trong tầm ngắm của chính đất nước Bác đặt
chân đến. Tuy nhiên, từ thời điểm đó cho đến ngày nay, vẫn luôn có những
“người bạn Pháp” ca tụng Bác hết lời, những câu chuyện về những người dân
Pháp hết lòng phản đối chiến tranh. Điều đó chỉ có thể xảy ra vì khi đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ lên án bộ máy chính quyền, nhưng vẫn dành tình cảm,
tạo dựng mối quan hệ bạn bè với con người nước Pháp. Đó chính là minh chứng
cho lối ứng xử và ngôn ngữ mềm dẻo, phù hợp với từng đối tượng của người Việt Nam.
Một ưu điểm nữa trong giao tiếp người Việt Nam chính là văn hóa trọng
tuổi. Từ hệ thống cách xưng hô phong phú và riêng biệt cho từng nhóm tuổi
cho đến cách ứng xử kính trên nhường dưới, tất cả đều là những yếu tố giúp
người Việt Nam có được sự tôn trọng của nước bạn. Và cho đến ngày nay, nhờ
lối ứng xử rất Việt Nam đó, người Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung không chỉ hội nhập được với cộng đồng quốc tế mà còn đạt được nhiều
thành tựu lớn. Rất nhiều người Việt đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ, giảng - 13 -
dạy tại những giảng đường danh giá bậc nhất thế giới, không ít người còn được
những đồng nghiệp đất Mỹ bày tỏ mong muốn tiếp tục ở lại đóng góp cho đất
nước họ. Và gần đây nhất là việc lần đầu tiên trong lịch sử, tiếng Việt được đưa
vào chương trình giảng dạy chính thức của hai trường đại học đứng thứ 20 và
60 trên thế giới: đại học Princeton và đại học Brown, và giảng viên đứng lớp là
người Việt Nam. Như vậy là đủ để chứng minh văn hóa Việt Nam đã vươn xa,
chúng ta đã khẳng định được vai trò và vị thế của đất nước ta. Chính lối sống
hòa hợp, lối ứng xử giao tiếp rộng mở đã giúp Việt Nam từng ngày vững chân trên trường quốc tế. 2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm từ đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người
Việt trong quá trình hội nhập quốc tế thì những khó khăn và thách thức phát
sinh từ đó cũng là điều không thể tránh khỏi.
Thứ nhất, những đặc trưng này cũng gây ra không ít khó khăn cho người
Việt trong việc hoà nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế. Người Việt vốn vừa cởi
mở vừa rụt rè. “Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ
bản của làng xã Việt Nam là tính tập thể và tính tự quản: Khi ở trong cộng đồng
quen thuộc, tính tập thể ngự trị, họ sẽ thoải mái theo những quy tắc có sẵn; còn
khi ở ngoài cộng đồng, tính tự quản phát huy tác dụng, họ không xác định được
vị thế của mình, vì vậy trở nên lúng túng.” Điều này dẫn đến “người Việt có
thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Thói quen này khiến cho người nước
ngoài đánh giá là hay tò mò.” Một mặt, xét theo đặc trưng về tính tập thể, người
Việt hay hỏi thăm như một biểu hiện của sự quan tâm giữa những người trong
cùng một cộng đồng. Mặt khác, xét theo đặc trưng về tính tự quản, người Việt
Nam sẽ có xu hướng tìm hiểu về đối tượng giao tiếp để xác định được vị thế và
từ đó họ mới cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, người Việt cũng có một hệ
thống xưng hô vô cùng phong phú. Đó cũng chính là biểu hiện lớn cho tầm
quan trọng của vai vế trong giao tiếp của người Việt Nam. Thế nhưng ngược
lại, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây, người
dân ở đó đa phần đều khá kín đáo, riêng tư và họ coi trọng chủ nghĩa cá nhân.
Hệ thống xưng hô của họ, điển hình là trong tiếng Anh, lại rất đơn giản, chỉ có - 14 -
I (tôi – chỉ chủ thể) và you (bạn – chỉ đối tượng). Sự đối lập trong đặc trưng về
giao tiếp và những giá trị này sẽ gây ra những hạn chế nhất định cho người Việt
trong quá trình trao đổi và hoà nhập với bạn bè và cả đối tác quốc tế.
Thứ hai, những đặc trưng này cũng tạo ra những khó khăn cho người
Việt Nam trong việc thể hiện màu sắc cá nhân và khẳng định bản sắc dân tộc
trên trường quốc tế. Người Việt rất coi trọng danh dự, đến mức trở thành sĩ
diện. “Đây cũng chính là một trong những lí do làm cho người Việt Nam buộc
phải gắn bó với cộng đồng, vì họ sẽ không được chấp nhận nếu khác với những
người trong cộng đồng.” Chính vì điều này mà người Việt thường có xu hướng
không dám nêu ý kiến của mình khi nó khác biệt, không đi theo số đông. Điều
này có thể có những hạn chế cụ thể, đặc biệt là trong thời kì hội nhập quốc tế,
với sự gia tăng trong những hoạt động giao lưu, trao đổi làm việc với những cơ
quan nước ngoài. Cũng chính bởi người dân phương Tây còn coi trọng chủ
nghĩa cá nhân nên việc người Việt Nam có xu hướng không dám ý kiến cá nhân
của mình, nhất là trong công việc, có thể sẽ khiến những người nước ngoài
trong vai trò là đối tác làm ăn sẽ không đánh giá cao người Việt nói chung.
Điều này cũng bắt nguồn từ một đặc trưng khác trong văn hoá giao tiếp của
người Việt, đó là sự “tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hoà thuận” dẫn đến việc người
Việt hạn chế nói lên ý kiến cá nhân, phản biện để tránh xảy ra mâu thuẫn, tranh
luận. Dù bắt nguồn từ thiện chí thế nhưng điều này cũng tạo ra một vài bất lợi
cho người Việt Nam trong việc khẳng định vị thế của cả một cộng đồng người dân một quốc gia.
Cuối cùng, những đặc trưng này cũng có thể gây cản trở người Việt Nam
để thành công trong môi trường hội nhập quốc tế. Người Việt Nam sống nặng
về tình nghĩa, “coi trọng tình cảm hơn mọi thứ”, “lấy tình cảm làm nguyên tắc
ứng xử”. Tuy nhiên trong công việc, lí trí là yếu tố cần thiết và quan trọng hơn
cả để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Vậy nên việc “coi trọng tình cảm
hơn mọi thứ” là cơ sở khiến người Việt Nam đưa ra những quyết định quan
trọng theo cảm tính; vì vậy mà khả năng để thành công là ít chắc chắn hơn.
Không chỉ thế, yếu tố đặc trưng khác góp phần không nhỏ tạo ra những thách
thức lớn trong môi trường hội nhập quốc tế hiện nay đối với người Việt Nam
khi làm việc đó chính là sự tế nhị. Chính sự tế nhị đó cũng dẫn đến sự đắn đo
trong giao tiếp, và đó lại là cơ sở cho sự thiếu quyết đoán trong giao tiếp của - 15 -
người Việt. Tính cách này cũng gây ra không ít khó khăn trong những công
việc đòi hỏi sự dứt khoát. Ví dụ “trong kinh doanh, người Việt Nam thường
không lựa chọn phương án kinh doanh mạo hiểm, mà thiên về phương án mà
họ coi là chắc ăn, mặc dù không đạt hiệu quả cao.”
V. Đánh giá cá nhân
Về mặt lí thuyết, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các ưu và nhược điểm trong
văn hóa giao tiếp của người Việt. Các thế mạnh thì đương nhiên là cần phải
được duy trì và phát huy. Tuy vậy, khi nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, chúng
tôi nhận ra rằng những thứ mà chúng ta gọi là “nhược điểm” trong văn hóa giao
tiếp của Việt Nam thật ra lại không hẳn chỉ mang đến các tác động xấu. Như
chúng tôi đã phân tích bên trên, trong cuốn “Đại cương văn hóa Việt Nam”
(TS. Trần Thị Hồng Thuý chủ biên) có viết rằng “người Việt có thói quen tìm
hiểu, quan sát, đánh giá. Thói quen này khiến cho người nước ngoài đánh giá
là hay tò mò.” Đúng vậy, đây có thể là một mặt hạn chế khiến cho Việt Nam
gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân trên trường quốc tế. Nhưng trên một
góc nhìn khác, việc tìm hiểu về đối tượng giao tiếp là một yếu tố quan trọng
trong việc thiết lập nên quan hệ ngoại giao đối với các nước khác. Một ví dụ
điển hình cho vấn đề này chính là một sự kiện xảy ra trong hội nghị G20 tại
Nhật Bản năm 2019, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp cận Tổng
thống Mỹ Donald Trump tại một buổi làm việc vào giờ ăn trưa tại hội nghị
thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản chỉ 2 ngày sau khi ông Trump chỉ trích Việt Nam
gay gắt về vấn đề thương mại. Vào ngày 26 tháng 6 nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc
Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ, ông nói rằng Việt Nam gần như là “Kẻ lạm
dụng tồi tệ nhất, hơn cả Trung Quốc”. Hai ngày sau đó, tại Osaka hôm 28 tháng
6, thủ tướng Phúc đã tiếp cận Donald Trump sau khi tổng thống Mỹ ngồi xuống
để bắt đầu một buổi làm việc vào giờ ăn trưa của hội nghị G20, ông muốn trao
đổi một điều gì đó với tổng thống Mỹ và ông Donald Trump đã nghiêm túc
lắng nghe trong tư thế ngồi và hai tay khoanh trước ngực với khuôn mặt nghiêm
nghị. Đây là một động thái ngoại giao cực kỳ thông minh của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc vì ông đã biết cách tìm hiểu đối tượng của mình – trong - 16 -
trường hợp này là ông Donald Trump, khi tất cả các nước thành viên đang có
hiềm khích và không ủng hộ ông Trump thì chỉ có duy nhất Thủ tướng Việt
Nam là đủ can đảm để bàn bạc và trao đổi cởi mở với Tổng thống Hoa Kỳ. Dù
không biết rằng hai vị lãnh đạo đã trao đổi những gì nhưng sau đó, các động
thái trừng phạt hoặc cấm vận lên Việt Nam của Mỹ đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều,
và ông Trump cũng đã phần nào tin tưởng vào Việt Nam hơn. Qua đây, ta có
thể thấy rằng những hạn chế trong văn hóa giao tiếp của Việt Nam không hẳn
là chỉ có tác động tiêu cực, mà chúng ta cần phải biết cách phân biệt và tận
dụng một cách hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa
một người bình thường và một nhà ngoại giao ở đẳng cấp cao. Khi ta chỉ ra các
ưu, nhược điểm cho người bình thường, họ sẽ chỉ nghĩ tới việc tận dụng các thế
mạnh và tránh xa các mặt hạn chế càng nhiều càng tốt; nhưng đối với một nhà
ngoại giao giỏi thì phải biết chấp nhận sự thật và nhìn thẳng vào các mặt hạn
chế đó để tìm ra được các cách giải quyết phù hợp nhất, nên xóa bỏ hay lợi
dụng nó để xoay chuyển tình thế, tạo thêm sự linh hoạt cho công tác ngoại giao.
VI. Dự đoán xu hướng tương lai
Giống như tất cả những ngôn ngữ và phong cách giao tiếp trong quá khứ,
thì trong hiện tại và tương lai, văn hóa giao tiếp của người Việt nói riêng và của
tất cả các quốc gia nói chung vẫn luôn thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. Để có
thể minh họa cụ thể sự thay đổi đó, chúng ta không phải tìm đâu xa mà có thể
nhìn vào chính thế hệ trẻ ngày nay - thế hệ mà trước mắt và thậm chí trong
tương lai xa sẽ chi phối cách thức giao tiếp và quyết định những đặc trưng,
những nét nổi bật mà thế giới sẽ thấy được từ văn hóa giao tiếp và ngôn ngữ Việt Nam.
Một sự thay đổi đầu tiên mà gần như ai cũng có thể thấy được đó chính
là: giới trẻ đang tích cực làm mờ đi sự khuôn mẫu của giao tiếp, cũng như nỗ
lực xóa bớt những hạn chế còn tồn tại trong đặc trưng văn hóa giao tiếp truyền
thống của người Việt Nam. Trong môi trường năng động, đa chiều, đa văn hóa
của thế kỉ mới, người trẻ ngày nay đang ngày càng tích cực tham gia vào các
cuộc đối thoại, tranh biện, được tiếp xúc rất nhiều những phong thái giao tiếp
khác nhau. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã - 17 -
giúp cho giới trẻ có cơ hội thể hiện tính năng động, nhạy bén trong tiếp thu cái mới.
Vì vậy, chúng ta đang dần thấu hiểu hơn sự khác biệt về cách mỗi người
truyền đạt suy nghĩ, thái độ của mình, và chúng ta học được cách không chỉ
chấp nhận sự khác biệt ấy mà còn biết phối hợp hài hòa những yếu tố tưởng
chừng như mâu thuẫn để tạo nên một môi trường cộng tác, giao lưu hiệu quả, công bằng và đa dạng.
Từ xu hướng tương tác của giới trẻ hiện đại, ta có thể dự đoán được xu
hướng chính sách của quốc gia với vị trí là một thành viên hội nhập thế giới.
Trong tương lai, những đặc trưng về văn hóa giao tiếp đó vẫn sẽ đóng vai trò
nền tảng để định hướng cho cách ứng xử, phát ngôn,... của người Việt trong tất
cả các lĩnh vực trong xã hội. Đặc biệt, trong thời kì toàn cầu hóa mạnh mẽ, thì
phong cách giao tiếp của chúng ta sẽ gây ấn tượng như thế nào với các quốc
gia khác trên thế giới sẽ là một bước quan trọng trong việc xác lập vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Xu hướng vừa cởi mở vừa từ tốn, coi trọng sự
hòa thuận từ lâu đã giúp tạo được hình ảnh người Việt Nam yêu hòa bình, luôn
chủ trương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. Mặt khác, khi đối mặt với một
tương lai phải cạnh tranh gay gắt về vấn đề giữ vững chủ quyền, bảo vệ môi
trường, lợi ích kinh tế và bản sắc văn hóa, thì người Việt lại càng phải tiếp tục
chú trọng đẩy lên trước sự quyết đoán, thái độ tự tin. Chúng ta phải hạn chế
thói giao tiếp dựa dẫm vào tập thể, và trọng danh dự một cách thông minh - tức
là biết chọn lọc và tiếp thu hài hòa những giá trị khác biệt với cái chung mà
chúng ta vốn đã quen thuộc, đồng thời cũng phải giữ vững lập trường đảm bảo
cho bản lĩnh, lợi ích quốc gia, hòa nhập chứ không hòa tan.
Dĩ nhiên, khi nhắc đến khái niệm “đặc trưng”, ta đều có thể hiểu rằng đó
không phải là đặc điểm mà tất cả mọi người đều lựa chọn để bộc lộ: ví dụ,
không phải ai cũng có thái độ giao tiếp rụt rè, tế nhị mà họ lại có xu hướng
thẳng thắn, bộc trực, hay tranh chấp,... Mặc dù chúng ta có chọn hướng đi nào,
thì ta đều phải ghi nhớ: ở mức độ cơ bản nhất, giao tiếp chính là cách thể hiện
bản chất con người, là hình thức biểu đạt văn hóa của cá nhân và cộng đồng.
Mỗi con người Việt Nam cần phải ý thức vai trò của mình trong việc giữ gìn
và phát triển văn hóa giao tiếp của quốc gia, chính là tiếng nói chung đại diện - 18 -
cho tất cả những dân tộc, những vùng miền, những thế hệ công dân từ trước
cho đến sau này của một quốc gia. Giao tiếp là công cụ để ngôn ngữ được bảo
tồn, cũng chính là nơi tích lũy lại những giá trị tốt đẹp khi ngôn ngữ ngày càng
phát triển. Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta phải ghi nhớ ở hiện
tại cũng như trong tương lai chính là trách nhiệm xây dựng hình ảnh con người
Việt Nam lịch sự, nhân văn, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội và bản
thân cũng sẽ là những công dân có ích trong xã hội đó. - 19 - LỜI KẾT
Tóm lại, văn hóa giao tiếp của người Việt mang những nét đặc trưng đã tồn tại
từ rất lâu, những giá trị của nó còn được kết tinh trong cả kho tàng tục ngữ
thành ngữ, và tầm ảnh hưởng của những đặc trưng ấy trong việc chi phối nền
tảng giao tiếp hiện tại và tương lai sẽ còn hiện diện vô cùng mạnh mẽ. Bắt
nguồn từ không gian văn hóa đặc trưng của làng xã, nền kinh tế từ lâu vốn chú
trọng nông nghiệp, thế nên con người Việt Nam đã luôn có một thái độ sống
cởi mở, ứng xử thiên về tình cảm hơn là lý trí. Người Việt vừa biết giữ ý trong
giao tiếp, trọng tinh thần cộng đồng, đồng thời cách sử dụng, giao tiếp bằng
ngôn ngữ rất phân biệt, phân minh nhờ có một cái nhìn tổng hợp về đối phương.
Tất nhiên, những đặc trưng này đã chứng tỏ ưu điểm của mình trong việc xây
dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách và đáng tin cậy. Nhờ
có cách ứng xử linh hoạt, tế nhị, ý tứ, đặc biệt là văn hóa trọng tuổi nên cộng
đồng người Việt trên mọi lĩnh vực luôn giữ được ý thức trân trọng người nghe,
trân trọng các mối quan hệ, tạo được thiện cảm với người mình đang cùng giao
tiếp và từ đó duy trì được mối quan hệ bền vững với các đối tác, các khu vực,
đưa văn hóa Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn những
hạn chế mà những đặc trưng ấy đem lại. Còn nhiều nét mâu thuẫn trong cách
người Việt giao tiếp, ứng xử: vừa cởi mở vừa rụt rè, trọng danh dự đến sĩ diện…
Bởi vậy, người Việt còn gặp nhiều khó khăn trên hành trình thể hiện màu sắc
cá nhân cũng như hoà nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế. Những đặc trưng ấy
sẽ còn tồn tại về lâu về dài, nhưng không bất di bất dịch mà phải được điều
chỉnh, thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thời đại. Trên hết, người Việt
cần biết khai thác những ưu điểm, cải thiện nhược điểm để tạo nên công cụ giao
tiếp phục vụ hiệu quả cho công cuộc sử dụng giao tiếp trong tất cả các lĩnh vực
hàng ngày, từ sinh hoạt bình thường đến giao thoa quốc tế. - 20 -