Tiểu luận: Các loại hình chữ viết trên thế giới | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tiểu luận: Các loại hình chữ viết trên thế giới | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN
CÁC LOẠI HÌNH CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI, ƯU
ĐIỂM VÀ HẠN CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TIẾNG VIỆT
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC – 31721140
Giảng viên hướng dẫn : Trần Văn Sáng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoài Ngọc
Ngành : Sư phạm Ngữ văn
Mã sinh viên : 3170121144
ĐÀ NẴNG, THÁNG 1 NĂM 2022 MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
II. CÁC LOẠI HÌNH CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI................................. 1
1. Khái niệm chữ viết............................................................................... 2
2. Các loại hình chữ viết trên thế giới.................................................... 2
2.1. Chữ ghi ý (tượng hình).................................................................. 2
2.2. Chữ ghi âm (tượng thanh)............................................................. 3
2.3. Chữ viết thời kì đồ đồng................................................................. 4
2.4. Chữ viết thời kì đồ sắt.................................................................... 9
III. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TIẾNG VIỆT.......... 10
1. Khái quát về chữ Quốc ngữ................................................................ 10
2. Ưu điểm của chữ Quốc ngữ................................................................ 11
3. Hạn chế của chữ Quốc ngữ................................................................. 11
4. Những vấn đề hiện nay của chữ Quốc ngữ........................................ 13
IV. KẾT LUẬN................................................................................................ 14 I. MỞ ĐẦU:
Chữ viết là một hình thức tồn tại của ngôn ngữ, qua chữ viết thể hiện được những nét
văn hóa đặc sắc của cá nhân và cộng đồng. Nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
có chữ viết riêng, tuy vậy vẫn còn một số quốc gia phải sử dụng chữ viết của quốc gia
khác. Từ khi xuất hiện chữ viết trong nhân loại cho đến nay, chữ viết đã qua nhiều lần
cải tiến, hoàn thiện để hoàn chỉnh, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, tư duy của con
người. Chính vì vậy mà các loại hình chữ viết trên thế giới rất đa dạng và phong phú,
nhưng có hai loại hình chữ viết lớn nhất, bao quát nhất chính là chữ ghi ý (tượng hình),
chữ ghi âm (tượng thanh).
Là một con dân của Việt Nam chúng ta cần cảm thấy tự hào vì chúng ta có ngôn ngữ
riêng, chữ viết riêng. Chữ Quốc ngữ là tài sản của Việt Nam chúng ta, chúng ta trân
trọng, sử dụng đúng cách chữ Quốc ngữ là đang tôn trọng quốc gia. Trước dây chữ viết
mà ông cha ta dùng là chữ Nho rồi đến chữ Nôm. Vào thế kỉ XVII các giáo sĩ Kito
giáo đã đến Việt Nam truyền giáo và Latin hoá chữ Nôm thành chữ Quốc ngữ bây giờ.
Qua nhiều năm cải tiến và hoàn thiện, hiện nay chữ Quốc ngữ phiên bản hoàn chỉnh là
chữ viết của quốc gia. Chữ Quốc ngữ với nhiều ưu điểm thuận lợi cho tư duy của mọi
người, không ai phủ nhận những ưu điểm này cả. Nói như vậy không có nghĩa chữ
Quốc ngữ không có những hạn chế nhất định, mặc dù đã được cải tiến qua nhiều năm
nhưng xã hội luôn không ngừng phát triển, đất nước ngày một hiện đại, văn minh
chính vì vậy nên tư duy của người Việt càng được mở rộng, họ luôn không ngừng học
hỏi, tìm tòi, khám phá, nâng tầm bản thân, nhưng chữ Quốc ngữ thì vẫn vậy. Xã hội
phát triển, con người ngày càng thông minh nên càng phát hiện ra được những hạn
chế, thiếu sót của chữ Quốc ngữ. Tuy vâỵ, chữ Quốc ngữ là một tài sản quý báu và
đáng tự hào của đất nước.
Là một công dân của đất nước, là sinh viên của ngành sư phạm ngữ văn, tôi viết bài
luận này để tìm hiểu về nguồn gốc, thời gian ra đời của các loại hình chữ viết trên thế
giới, đồng thời muốn tìm hiểu, phân tích những ưu điểm của chữ Quốc ngữ bằng
những kiến thức và sự hiểu biết qua học phần Dẫn luận ngôn ngữ của mình.
II. CÁC LOẠI HÌNH CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI: 1
Chữ viết trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi một quốc gia đều có loại
chữ viết của riêng mình. Việt Nam ta từ xưa đến nay cũng có rất nhiều loại chữ viết,
nhưng trải qua khoảng thời gian dài với lịch sử đấu tranh, truyền thống giữ nước thì
hiện tại Việt Nam chỉ còn sử dụng một loại chữ viết.
1. Khái niệm chữ viết:
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả
ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. ... Chữ viết có quan
hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể
không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Chữ viết có vai trò vô cùng quan
trọng: Đánh dấu bước phát triển mới của xã hội loài người; giúp chúng ta hiểu được
lịch sử quá khứ của nhân loại; hạn chế hiện tượng tam sao thất bản; động lực phát triển
của xã hội loài người; giáo dục; lưu giữ, lưu truyền; thúc đẩy quá trình thống nhất
ngôn ngữ, chuẩn hoá ngôn ngữ. Chữ viết cũng có hai loại là chữ ghi ý và chữ ghi âm.
Chữ viết rất đa dạng, phong phú. Trên thế giới có rất nhiều loại hình chữ viết khác
nhau từ thời kì đồ đồng đến thời kì đồ sắt. Có hai loại hình chữ viết lớn nhất là chữ ghi
ý (tượng hình) và chữ ghi âm (tượng thanh).
2. Các loại hình chữ viết trên thế giới:
2.1. Chữ ghi ý (tượng hình):
Khái niệm: Chữ ghi ý là chữ viết cổ nhất của loài người, là loại chữ viết mà mỗi chữ
biểu thị một nội dung, ý nghĩa của một từ. Trong loại chữ này, từ được biểu hiện bằng
một kí hiệu duy nhất không liên quan đến những âm thanh cấu tạo nên từ.
Giai đoạn phát triển của chữ ghi ý:
+ Giai đoạn đầu: Chữ ghi ý giai đoạn này chỉ là những hình chữ ( hình vẽ ) kí hiệu
biểu thị cho ý nghĩa của từ. Mỗi hình vẽ là một từ, kế thừa hình thức giao tiếp bằng
hình vẽ vốn đã xuất hiện trước đó. => Mỗi chữ viết là một hình vẽ cho nên chữ viết trở
nên phức tạp, ít nhiều vẫn gây ấn tượng về biểu trưng. Vì thế chữ ghi ý chuyển sang
một giai đoạn phát triển mới.
+ Giai đoạn tiếp theo: Chữ ghi ý lúc này phát triển thành chữ tượng hình. Giai đoạn
này các hình chữ ( hình vẽ ) được đơn giản đi và mức độ kí hiệu hoá của các hình chữ 2
được tăng cường. Ví dụ: Các chữ số 1, 2, 3, 4,… và những kí hiệu toán học như là +,
-, x, :,... Số 3 chẳng giống gì với số được biểu thị bằng từ ba, dấu ‘:’ cũng không
giống gì với hành động được biểu thị bằng từ chia.
Ưu điểm: Chữ ghi ý biểu thị được khái niệm sự vật tính (quan sát được) lẫn khái niệm
trừu tượng, chữ ghu ý truyền đạt khái niệm trong từ không biểu thị ở dạng định hình
và ngữ âm, ngữ pháp. Hình chữ ngày càng đơn giản và có tính quy ước cao.
Nhược điểm: Mỗi chữ biểu thị một từ trọn vẹn cho nên số chữ sẽ rất nhiều mà khả
năng ghi nhớ của con người lại có hạn.
Biện pháp khắc phục: Hội ý: Ghép hai chữ đã có để tạo nên một chữ thứ 3, biểu thị
một từ thứ ba trên cơ sở nghĩa của hai từ đầu góp phần gợi nhắc đến nghĩa của từ thứ
3; hình thanh: Ghép hai chữ đã có để tạo nên chữ thứ 3, trong đó một chữ gợi nhắc đến
nghĩa, một chữ gợi nhắc đến âm của chữ thứ 3; chuyên chú: Lấy một chữ đã có để biểu
thị một từ khác trên cơ sở hai từ có liên hệ về nghĩa với nhau; giả tá: Lấy một chữ đã
có để biểu thị một từ khác đồng âm hoặc gần âm với từ cũ.
Mặc dù có nhiều biện pháp bổ sung như trên nhưng hệ thống chữ ghi ý vẫn rất cồng
kềnh, vì vậy người ta chuyển sang loại chữ khác có tiến bộ hơn.
2.2 Chữ ghi âm (tượng thanh):
Khái niệm: Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm
thanh tiếp nối ở trong từ. Chữ ghi âm nảy sinh từ trong lòng chữ ghi ý. Bằng chứng là
trong chữ ghi ý, mỗi kí hiệu biểu thị ý nghĩa của một từ , do đó nó cũng là kí hiệu của
vỏ ngữ âm của từ đó, nếu từ có một âm tiết thì kí hiệu ghi ý của từ đó cũng là kí hiệu
của âm tiết; các tên riêng không biểu thị khái niệm mà chỉ phân biệt bằng âm hưởng,
cho nên những chữ ghi ý biểu thị các tên riêng rất dễ liên hệ với âm hưởng của chúng.
Trong chữ ghi ý, các từ đồng nghĩa dùng chung một chữ. Việc phân biệt chúng để ra
những kí hiệu ghi chú rất dễ được liên hệ với những khác biệt về âm hưởng của các từ
đồng nghĩa đó. Trong ngôn ngữ phụ tố, có các chữ ghi ý biểu thị các phụ tố, những chữ
ghi ý này dễ được liên hệ với âm hưởng của các phụ tố.
Giai đoạn phát triển của chữ ghi âm: 3
Chữ ghi âm tiết: Là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết ở trong từ. Chữ ghi
âm tiết cổ nhất là chữ Su Me hậu kì (2000 năm TCN), sau đó là chữ Atsiri - Babilon,
chữ Triều Tiên và chữ Nhật Bản hiện nay cũng là chữ ghi âm tiết. => So với chữ ghi ý,
số lượng chữ ghi âm tiết ít hơn nhiều, nó tương ứng với số lượng âm tiết trong ngôn ngữ.
Chữ ghi âm tố: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tố trong từ. Chữ ghi âm tố
đầu tiên là chữ ghi phụ âm, các phụ âm biểu thị các căn tố, nguyên âm biểu thị các
dạng thức ngữ pháp. Người ta dùng chữ cái để biểu thị phụ âm, vài dấu phụ để biểu thị
nguyên âm. Giai đoạn tiếp theo là chữ ghi cả phụ âm lẫn nguyên âm. Như chữ Hy Lạp
cổ có 24 chữ cái để ghi 17 phụ âm và 7 nguyên âm. Chữ Latin và Kirin là nguồn gốc
chữ viết Châu Âu hiện nay. Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam thuộc loại chữ ghi âm tố, bắt
nguồn từ hệ thống chữ cái Latin.
Số lượng kí hiệu giảm xuống hàng trăm lần, tiết kiệm được nhiều công sức và thời
gian. Đảm bảo ghi lại một cách chính xác và chặt chẽ nội dung của câu nói, các yếu tố
hình thái và đặc điểm cú pháp. Người đọc có thể nắm được đầy đủ, chính xác cả nội
dung lẫn hình thức của lời nói của người viết. Là loại chữ khoa học nhất, thuận lợi
nhất. Chữ viết ghi âm hiện nay đều đã hoàn thiện đến mức đơn giản nhất.
2.3 Chữ viết thời kì đồ đồng:
Chữ viết hình nêm: Chữ hình nêm , hay chữ hình nêm Sumero-Akkad, là một trong
những hệ thống chữ viết sớm nhất, được phát minh bởi người Sumer ở Lưỡng Hà cổ
đại. Nó được phân biệt bằng các dấu hình nêm trên các viên đất sét, được làm bằng
cây sậy cùn dùng cho bút cảm ứng. Bản thân tên chữ hình nêm chỉ đơn giản có nghĩa
là "hình nêm".Nổi lên ở Sumer vào cuối thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên (thời
kỳ Uruk IV) để chuyển tải ngôn ngữ Sumer, vốn là một ngôn ngữ riêng biệt, chữ viết
hình nêm bắt đầu như một hệ thống các ký tự tượng hình, bắt nguồn từ một hệ thống
mã thông báo hình dạng trước đó được sử dụng để tính toán. Trong thiên niên kỷ thứ
ba, các biểu diễn bằng hình ảnh trở nên đơn giản hóa và trừu tượng hơn khi số lượng
ký tự được sử dụng ngày càng ít (chữ hình nêm Hittite). Hệ thống này bao gồm sự kết
hợp của các ký hiệu logophone, bảng chữ cái phụ âm và âm tiết. Việc giải mã chữ viết
hình nêm bắt đầu từ thế kỷ thứ mười tám, khi các học giả châu Âu tìm kiếm bằng
chứng về các địa điểm và sự kiện được ghi lại trong Kinh thánh. Khi đến thăm vùng 4
Cận Đông cổ đại, nhiều du khách và một số nhà khảo cổ đầu tiên đã phát hiện ra các
thành phố lớn như Nineveh. Ở đó, họ tìm thấy một loạt các cổ vật, bao gồm hàng ngàn
viên đất sét được bao phủ trong một hình dạng chữ hình nêm. Các dấu hiệu hình nêm
của các ngôn ngữ khác nhau đã được giải mã dần. Năm 1857, Hiệp hội Hoàng gia
châu Á đã gửi các bản sao hồ sơ đất sét mới được tìm thấy về quân sự và thành tích
săn bắn của vua Tiglath-Pileser I cho bốn chuyên gia: Henry Creswicke Rawlinson,
Edward Hincks, Julius Oppert và William H. Fox Talbot. Mỗi người trong số họ làm
việc độc lập. Các bản dịch, nói chung, trùng khớp với nhau.Do đó, nó đã được xem xét
rằng kịch bản chữ hình nêm đã được giải mã thành công. Tuy nhiên, có những yếu tố
chưa được hiểu đầy đủ và nghiên cứu vẫn tiếp tục.Những gì đã được giải mã đã cho
phép tiếp cận thế giới cổ đại của Mesopotamia. Điều này đã tiết lộ thông tin về thương
mại, xây dựng và chính phủ. Nó cũng đã được biết về các tác phẩm văn học, lịch sử và
cuộc sống hàng ngày của ông trong khu vực. Những gì đã được giải mã đã cho phép
tiếp cận thế giới cổ đại của Mesopotamia. Điều này đã tiết lộ thông tin về thương mại,
xây dựng và chính phủ. Nó cũng đã được biết về các tác phẩm văn học, lịch sử và cuộc
sống hàng ngày của ông trong khu vực. Nó cũng được sử dụng để ghi lại thiên văn học
và văn học. Hệ thống này được người dân khắp vùng Cận Đông cổ đại sử dụng để viết
một số ngôn ngữ khác nhau.
Chữ tượng hình Ai Cập: Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền
văn tự Ai Cập. Chữ tượng hình của người Ai Cập là một trong những hệ thống chữ viết
lâu đời nhất thế giới, có niên đại cách đây khoảng 5.200 năm. Người dân Ai Cập cổ đại
tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ Thoth tạo ra, và họ gọi nó là “ngôn ngữ của các
vị thần”. Hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại bao gồm một số lượng lớn ký tự
bằng hình ảnh, trong đó có 24 ký tự đại diện cho các chữ cái. Những ký tự khác đại
diện cho từ hoàn chỉnh hoặc sự kết hợp của các phụ âm. Tổng cộng có khoảng 700 –
800 ký tự cơ bản được gọi là glyph, không có dấu chấm câu, dấu cách hoặc dấu hiệu
nhận biết vị trí bắt đầu và kết thúc của từ hoặc câu. Chữ tượng hình được đọc từ phải
sang trái và từ trên xuống dưới. Không phải người Ai Cập cổ đại nào cũng có thể đọc
và viết chữ tượng hình, đặc biệt là đối với dân thường. Chỉ một nhóm người am hiểu
và biết sử dụng hệ thống chữ viết này. Họ được gọi là những người ghi chép. Để trở
thành người ghi chép, người ta phải được đào tạo tại một ngôi trường đặc biệt ngay từ
khi còn nhỏ, thường là những cậu bé khoảng 6 – 7 tuổi. Quá trình đào tạo kéo dài 5
trong nhiều năm. Sau một thời gian, vì chữ tượng hình quá khó nhớ nên người Ai Cập
sáng tạo ra loại chữ viết mới được biến tấu từ chữ tượng hình, được gọi là chữ thầy tu
(Hieratic) vào khoảng năm 2700 trước Công nguyên. Đây là chữ viết được các thầy tu
Ai Cập sử dụng phổ biến để ghi chép và sáng tác. Còn chữ tượng hình vẫn được dùng
để trang trí tường, lăng mộ và khắc lên các đài tưởng niệm, bia đá. Đến thế kỷ 7 trước
Công nguyên, một hệ thống chữ viết mới ra đời gọi là chữ bình dân (Demotic). Nó
được phát triển từ chữ thầy tu nhưng đơn giản hơn, dễ đọc hơn. Người dân Ai Cập sử
dụng nó để ghi chép các tài liệu văn học, chuyên luận khoa học, tài liệu pháp lý và hợp
đồng kinh doanh...Chữ bình dân đánh dấu một bước phát triển mới trong ngôn ngữ của
người Ai Cập với một hệ thống ngữ pháp riêng. Sau khi Alexander Đại đế chinh phạt
Ai Cập vào năm 332 trước Công nguyên, nền văn hóa Hy Lạp ảnh hưởng đến người Ai
Cập dưới triều đại Pharaoh Ptolemy. Chữ Hy Lạp trở thành quốc ngữ được sử dụng ở
triều đình. Thậm chí các Pharaoh của vương triều này không biết đọc chữ tượng hình
Ai Cập. So với hệ thống chữ viết hình nêm của người Sumer, chữ tượng hình của
người Ai Cập không bắt nguồn từ hệ thống chữ viết khác và nó cũng khó hiểu hơn rất
nhiều. Ngoài ra, các ký tự chữ tượng hình Ai Cập chỉ đại diện cho phụ âm, trong khi
chữ viết hình nêm đại diện cho toàn bộ âm tiết, bao gồm cả nguyên âm. Chữ tượng
hình đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành nhiều công việc của hoàng gia, được
các Pharaoh Ai Cập đầy quyền uy và những người ghi chép (scribe) dùng để ghi lại
những thành tựu trong triều đại của họ. Ngày nay, hàng triệu chữ tượng hình còn lưu
lại trong các văn bản thiêng liêng, quan tài đá, lăng mộ, và tượng đài là minh chứng
cho một thời đại hoàng kim đã qua ở Ai Cập.
Giáp cốt văn: Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát
triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN), dùng để ghi chép lại nội
dung chiêm bốc của Hoàng thất lên trên yếm rùa hoặc xương thú. Sau khi lật đổ nhà
Thương, nhà Chu vẫn tiếp tục sử dụng thể chữ này. Cho đến nay, đây được xem là thể
chữ cổ xưa nhất và là nguồn gốc hình thành chữ Hán hiện đại.Giáp cốt văn có nghĩa là
chữ viết (văn) được khắc trên yếm rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn được
phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xác
định niên đại cách đây khoảng 3000 năm, được chia làm hai loại là giáp văn và cốt
văn. Giáp văn được khắc trên yếm của rùa, một số ít được khắc trên mai, cốt văn được khắc trên xương . Hiện tại người ta trâu
khai quật được khoảng hơn 15 vạn mảnh 6
xương như thế, có khoảng hơn 5.000 chữ, đã đọc được khoảng 1.500 chữ. Trung Quốc
đã treo thưởng 15.000 USD cho bất kỳ 1 chữ nào được giải nghĩa (ví dụ nếu ai giải
nghĩa được 10 chữ thì sẽ được thưởng 150.000 USD). Chữ giáp cốt sử dụng các
phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ. Về mặt dụng tự pháp ta cũng
bắt gặp phương pháp giả tá. Nội dung giáp cốt văn chủ yếu nói về thiên văn, khí
tượng, địa lý, tôn giáo... phục vụ nhu cầu tâm linh của vua chúa quý tộc. Vì thế mà
giáp cốt văn còn được gọi là chiêm bốc văn tự, chiêm bốc nghĩa là bói toán. Xét về
mặt số lượng cũng như kết cấu chữ, giáp cốt văn đã phát triển thành hệ thống chữ viết
tương đối hoàn chỉnh, đã có sự thể hiện cách cấu thành chữ theo lối "lục thư" chữ Hán,
tuy nhiên chữ vẫn chưa thoát khỏi những hình vẽ nguyên thủy. Vì chữ giáp cốt chú
trọng miêu tả vật thật, do đó kích thước chữ không thống nhất. Chữ dài, ngắn khác
nhau, một số chữ có thể to bằng vài chữ.Cách tạo chữ bao gồm tượng hình, tượng sự,
hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá,... mang dáng dấp của cách tạo chữ "lục thư" chữ
Hán, cho thấy sự thành thục và mức phát triển cao của loại chữ viết này. Cách khắc
chữ dù chưa thống nhất, nhưng cũng có tính thống nhất nhất định. Chữ hoặc được
khắc từ trên xuống, hoặc từ dưới lên, từ trái qua, từ phải lại, thường nét ngang trước
nét dọc. Do khắc bằng dao, nên các nét mảnh và thẳng. Lại do vật liệu (xương cứng,
mềm), dụng cụ (dao cùn, bén) mà nét chữ khắc lên thô mảnh không đồng nhất. Độ dài
ngắn nét không nhất định. Có chữ ngoằn ngoèo, bắt chéo, lại có chữ phân bố tầng lớp
một cách trang trọng, thể hiện sự sáng tạo phong phú và cảm hứng thẫm mỹ của người
xưa. Mặc dù vậy, giáp cốt văn vẫn giữ được sự đối xứng và bố cục tương đối ổn định.
Do đó có người cho rằng thư pháp Trung Quốc bắt đầu từ chữ giáp cốt, vì nó đã mang
3 đặc tính của thư pháp: dụng bút, kết tự, chương pháp. Hiện đã khai quật được
khoảng 154.000 mảnh xương, trong đó Trung Quốc đại lục giữ hơn 100.000, Đài Loan
hơn 30.000, Hồng Kông hơn 100, 12 quốc gia khác như , Nhật Bản Anh, ... Thụy Điển
giữ khoảng 27.000 mảnh nữa.
Kí tự Elamite: Elamite là một ngôn ngữ tuyệt chủng được nói bởi những người
Elamite cổ đại. Nó được sử dụng ở phía tây nam Iran ngày nay từ 2800 đến 550 trước
Công nguyên. Các ghi chép cuối cùng ở Elamite xuất hiện xung quanh cuộc chinh phạt
Đế chế Achaemenid của Cyrus Đại đế. Elamite thường được cho là không có họ hàng
thân thiết và thường được coi là một ngôn ngữ cô lập. Việc thiếu người thân được
thành lập là một lý do khiến việc giải thích của nó trở nên khó khăn. Một trong những 7
ngôn ngữ phương Đông cổ đại của phylogeny chưa biết với đặc điểm của bế tắc. Cùng
với Sumerian, Fuluri, Kaskat và Harhatti, họ được gọi chung là Caavian, Caspian và
Japete, và những cư dân cổ đại nói những ngôn ngữ này được gọi chung là người châu
Á. ing. Tuy nhiên, vẫn chưa được chứng minh đầy đủ liệu họ có thành lập một gia đình
ngôn ngữ chung hay không. Ngữ pháp Elamic thường không rõ ràng do nguồn lực hạn
chế. Như các âm vị, p, t, k, h, š, s, č, m, n, r, y, l, i, u, a được phân biệt. Động từ có hậu
tố cá nhân (một, hai và ngôi thứ ba số ít và số nhiều). Ngoài ra còn có các dạng động
từ của thân động từ, dạng mở rộng và dạng từ có phụ tố, một số trong đó được giả sử
để hiển thị một số khía cạnh của động từ và chức năng ngữ pháp. Một số từ, bao gồm
danh từ, tính từ, phân từ, và vô nghĩa và phủ định, cũng có hậu tố cá nhân, nhưng
chúng không phải luôn luôn phù hợp với hậu tố cá nhân của động từ, đặc biệt là ở ngôi
thứ ba, sinh vật (số ít và số nhiều) và không sống. Nó là đặc biệt để phân biệt nó với
cơ thể. Các nhân vật Elam nguyên bản được thành lập vào cuối thiên niên kỷ thứ 4
trước Công nguyên với tư cách là nhân vật đại diện cho Elam, và sự phát triển từ chữ
tượng hình đến các ký tự dòng đã được nhìn thấy, nhưng với sự ra đời của các nhân vật
hình nêm Akkado từ thế kỷ 24 trước Công nguyên, các nhân vật Elam đã sớm biến
mất. Elam vẫn được coi là một trong những thuật ngữ khắc ghi trong Đế chế Ba Tư
Achaemenid, và nhiều tài liệu kinh tế Elamic đã được khai quật từ Cung điện Hoàng gia Persepolis.
Chữ tương hình tiểu á: Là một phần tuyệt chủng của các ngôn ngữ Ấn-Âu được nói ở
Tiểu Á ( Anatoli cổ ), chứng thực tốt nhất trong số đó là ngôn ngữ Hittite. Chưa được
khám phá cho đến cuối thế kỷ 19 và 20, họ được coi là nhóm ngôn ngữ sớm nhất tách
ra khỏi gia đình Ấn-Âu. Thời đại đồ đồng, Chữ tượng hình Luwian., tồn tại cho đến
khi chinh phục vương quốc Neo-Hittite bởi Assyria, và các ngôn ngữ Anatilian chữ cái
được chứng thực một cách rời rạc cho đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Công
nguyên, cuối cùng bị tuyệt chủng trước thời kỳ Hy Lạp hóa của Tiểu Á.
Chữ tượng hình Cretan: Chữ tượng hình Cretan là một hệ thống chữ tượng hình chữ
viết sử dụng vào đầu thời đại đồ đồng, trong suốt nền văn minh Minos.Chữ tượng hình
Cretan được tìm thấy tại các di chỉ của nền Văn minh Minos đảo Crete (xuất hiện ở
giữa thiên niên kỷ 2 TCN). Vẫn chưa được giải mã. Chữ tượng hình Cretan thường
được coi là chữ tượng hình không được giải mã được tìm thấy trên các đồ tạo tác của
thời kỳ đồ đồng đầu thời kỳ đồ đồng, trong thời kỳ Minoan. Nó có trước tuyến tính A 8
khoảng một thế kỷ, nhưng hai hệ thống chữ viết tiếp tục được sử dụng song song trong
phần lớn lịch sử của chúng.
Chữ cái cổ Semetic (Trung Đông): Những chữ cái đúng nghĩa đầu tiên (những chữ cái
phụ âm, gán mỗi biểu tượng tương ứng với một âm vị, nhưng không nhất thiết mỗi âm
vị ứng với một biểu tượng) xuất hiện khoảng 1.800 năm TCN ở Ai Cập Cổ đại, như
một cách miêu tả ngôn ngữ được phát triển bởi những người Semitic phục vụ ở Ai
Cập, nhưng những nguyên tắc chữ cái này không được du nhập vào hệ thống chữ viết
tượng hình của Ai cập trong suốt thiên niên kỷ. Những chữ cái phụ âm ban đầu này
vẫn ít được coi trọng trong nhiều thế kỷ. Và chúng chỉ trở nên quan trọng khi vào cuối
thời kỳ đồ đồng, khi ký tự tiền chữ viết Sinaitic phân thành hai nhánh là hệ thống tiền
chữ cái Canaanite (khoảng 1.400 TCN) và hệ thống chữ cái nam Ả rập (khoảng 1.200
TCN). Hệ thống tiền chữ cái Canaanite có lẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống chữ viết ghép
vần Byblos mà hiện này vẫn chưa giải mã được và sau đó truyền ảnh hưởng vào chữ
cái Ugantic (khoảng 1.300 TCN).
Chữ viết Ấn Độ: Những ký hiệu tìm thấy của nền văn minh sông Ấn thời đồ đồng giữa
vẫn chưa giải nghĩa được. Vẫn chưa rõ những ký hiệu này được xếp vào ký hiệu tiền
ký tự hay đó là một dạng chữ viết biểu tượng-ngữ âm của các hệ thống chữ viết thời
kỳ đồ đồng khác. Chữ cổ nhất của Ấn Độ, được khắc trên các con dấu và được phát
hiện tại lưu vực sông Ấn, đã có lịch sử từ hơn 2000 năm TCN. Chữ này mất đi cùng
với nền văn hóa sông Ấn, không ai còn dùng, không ai còn biết đọc nữa. Dân bản địa
cũng như các bộ lạc nói ngôn ngữ Ấn – Âu đến từ giữa thiên kỉ II TCN, một thời gian dài không có chữ viết.
2.4 Chữ viết thời kì đồ sắt:
Bảng chữ cái Phoenicia là hệ thống tiền chữ cái Canaanite được tiếp tục phát triển ở
thời kỳ đồ sắt (được cho là kế thừa từ sự chấm dứt của hệ thống này năm 1.050 TCN).
Hệ thống chữ cái này đưa đến sự ra đời của chữ cái Aramaic và chữ cái Hy Lạp; rồi
thông qua người Hy Lạp, dẫn đến sự ra đời của các chữ cái Tiểu Á và chữ cái Italic cổ
(bao gồm tiếng Latin) vào thể kỷ 8 TCN. Chữ cái Hy Lạp đưa vào các ký hiệu nguyên
âm. Nhóm chữ viết Brahmic của Ấn Độ có lẽ hình thành từ thế kỷ 5 TCN từ những
tiếp xúc với chữ viết Aramaic. Chữ viết Hy Lạp và Latin vào các thế kỷ đầu Công
nguyên là phát tích của một số hệ thống ký tự châu Âu như chữ cái Runes, chữ cái 9
Gothic và chữ cái Cyrillic. Trong khi đó, chữ viết Aramaic là khởi nguồn của chữ cái
Hebrew, chữ cái Syriac và chữ cái Arabic; chữ cái nam Ả rập mang đến sự hình thành
chữ cái Ge’ez. Cũng thời gian này (thế kỷ 4 đầu Công nguyên), chữ viết Nhật Bản ra
đời từ chữ viết Trung Hoa.
III. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TIẾNG VIỆT:
1. Khái quát về chữ Quốc ngữ:
Chữ Quốc ngữ là tên gọi cho bộ chữ Latinh phổ thông được dùng để viết tiếng Việt
hiện nay. Chữ Quốc ngữ được tạo ra bởi các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Pháp,
bằng việc cải tiến bảng chữ cái Latinh và ghép âm dựa theo quy tắc chính tả của văn tự
tiếng Bồ Đào Nha và một chút tiếng Ý.
Nguồn gốc: Chữ Quốc ngữ XVII, các giáo sĩ phương Tây truyền giảng đạo Thiên chúa
ở nước ta, dựa vào bộ chữ cái Latinh để xây dựng nên một thứ chữ mới ghi âm tiếng
Việt. Đó là chữ Quốc ngữ được dùng cho đến ngày nay. Ban đầu, chữ Quốc ngữ còn
dùng phạm vi hạn chế trong nhà thờ và xứ đạo. Nhiều nhà Nho có ác cảm với thứ chữ
này song nó vẫn được sữ dụng và ngày càng rộng rải. Đầu thế kỷ XX, phong tào Duy
Tân đã mở mang dân trí, khuyến khích dùng chữ Quốc ngữ. Phong trào Đông kinh
nghĩa thục ra sức cổ vũ dùng chữ Quốc ngữ. Đảng Cộng sản Việt Nam chú ý phổ cập
chữ Quốc ngữ, tổ chức Hội truyền bá chữ Quốc ngữ và đã giành được địa vị chính
thống của đất nước. Qua quá trình cải tiến chữ Quốc ngữ cuối cùng đã đạt tới hình
thức ổn định và hoàn thiện như ngày nay.
Chữ quốc ngữ là chữ viết được tạo ra trên cơ sở dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng
việt. Loại chữ này tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến vì có thể ghép với nhau linh hoạt-
Còn chữ Hán và chữ Nôm là chữ tượng hình, nhiều nét, khó phổ biến rộng rãi. Vì sự
tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến này nên chữ Quốc ngữ đã được sử dụng cho tới ngày nay.
Cho đến nay chữ Quốc ngữ đã được hoàn thiện và ổn định. Có những ưu điểm thuận
tiện mà chúng ta không thể nào phủ nhận. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó và
chữ Quốc ngữ cũng vậy, mặc dù đã được cải tiến hoàn thiện nhưng chữ Quốc ngữ vẫn
còn những hạn chế và một vài điểm bất hợp lí. 10
2. Ưu điểm của chữ Quốc ngữ:
Ưu điểm lớn nhất của chữ Quốc ngữ là sự đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc. Là chữ
đơn giản về hình thức, kết cấu. Là loại chữ ghi âm tiếng nói nên giữa cách viết và cách
đọc có sự phù hợp ở mức độ cao. Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là
có thể đọc được tất cả mọi chữ trong tiếng việt. Dễ phổ cập. Tính quốc tế hóa cao vì
xuất thân từ ngữ hệ la tinh thông dụng trên thế giới.
Là chữ đơn giản về hình thức và kết cấu. Là loại chữ ghi âm tiếng nói nên giữa cách
viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ cao
Ghi theo nguyên tắc ghi âm, dùng con chữ để ghi âm vị rồi ghép các con chữ lại để ghi
âm tiết. Số lượng các con chữ ( chữ cái ) ít. Do đó có thể đánh vần, tiện lợi cho việc đọc, học.
Có sự phù hợp giữa âm và chữ ở một số trường hợp: t - m - n – b - g - h - a - i - u - o - …
3. Hạn chế của chữ Quốc ngữ:
Không ai nghi ngờ gì về ưu điểm của hệ thống chữ viết kí âm dựa theo bảng chữ cái
Latinh này. Không ai phủ nhận là chữ này rất thuận tiên, khoa học, dễ đọc, dễ học.
Nhưng nói thế không phải hệ thống chữ viết này đã hoàn hảo, hoàn thiện. Tuy có nhiều
ưu điểm nhưng không có nghĩa là nó không có hạn chế. Nó được tạo ra từ nhiều nguồn
tri thức bản ngữ khác nhau nên nó đã có một số khuyết điểm tự thân cần phải khắc
phục để được nhất quán.
Những hạn chế của chữ Quốc ngữ:
Một âm được thể hiện nhiều con chữ khác nhau k – c – q, nguyên âm đôi đôi iê, yê, ia,
ya hoặc dùng một tổ hợp chữ để ghi âm: ch, tr, th, ph, kh, gh, ngh,... Dùng nhiều dấu
phụ nên chữ viết rườm rà, khó in: ư, ơ, ă, â, yê, iê, ươ,…
Về hệ thống phiên âm vị học
Về mối quan hệ giữa chữ viết và âm đọc: Theo Đoàn Xuân Kiên trong bài “ chữ Quốc
ngữ qua những biển dâu ” có thể phân các bất hợp lí của chữ Quốc ngữ thành hai phần: 11
Những sự thay đổi tự nhiên qua thời gian khiến cho chữ viết không còn ghi đúng nội
dung âm thanh tiếng nói: Kiểu nói phân biệt /d/ và /gi/ này đã dần dần biến mất, mà có
khuynh hướng đồng hoá. Nhưng chữ viết vẫn không thay đổi theo. Hình thức viết gi
và d hiện nay vẫn là theo mẫu mực của thế kỉ XVII. Nếu không dựa vào lịch sử phát
âm như thế, khó có thể hiểu được tại sao lại viết giản dị mà không viết dản dị được.
Hiện tượng chư PH cũng đáng chú ý. Chúng ta không bao giờ có P đứng đầu các chữ,
chỉ có PH. Hiện giờ chữ F và chữ PH đang có cách đọc giống nhau ( khi phát âm chữ
này, môi cử động rất nhẹ, hơi rít cũng chỉ qua loa), vì thế phải chăng nên xếp hai chữ ấy làm một.
Những hiện tượng đi lệch ra ngoài nguyên tắc “ mỗi kí hiệu chuyên chở một đơn vị âm
thanh của ngôn ngữ ”: Bộ chữ cái Latinh dùng để ghi âm tiếng Việt tất nhiên là cũng
theo nguyên tắc chung của một hệ thống chữ viết ghi âm, mỗi chữ cái là một kí hiệu
ghi lại một âm thanh. Thế nhưng trong chữ Quốc ngữ của chúng ta, không phải lúc nào
cũng có sự trùng khớp của chữ cái và nội dung các âm thanh. Cụ thể, không phải chữ
cái nào cũng biểu thị một âm vị duy nhất, có những chữ cái biểu thị nhiều âm vị khác
nhau của tiếng Việt. Nhất là nguyên âm, một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách
phát âm khác nhau, tuỳ theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba. Đã rắc rối vậy
rồi mà khi đem những chữ cái ấy đặt trong tiếng để đánh vần, ta còn thấy nảy sinh
nhiều cách đọc khác nữa, mà cũng không lý giải được.
Ví dụ 1 là trường hợp có những chữ cái biểu thị nhiều âm vị khác nhau của tiếng Việt:
Trừ ba chữ cái “đ”(đờ), “k” (ca) và “q” (quy, cu, quờ) ra thì tất cả các chữ cái Quốc
ngữ biểu thị phụ âm khác đều có hai kiểu tên gọi, kiểu thứ nhất là bắt nguồn từ tên gọi
của nó trong tiếng Pháp, kiểu thứ hai là ghép phụ âm mà nó biểu thị với nguyên âm
“ơ” và thanh huyền. Ví dụ chữ “c” có hai tên gọi là “xê” và “cờ”, trong đó “xê” bắt
nguồn từ tên gọi của chữ cái “c” trong tiếng Pháp là “cé” [xe]. Khi đánh vần tự tiếng
Việt người ta sẽ dùng kiểu tên gọi thứ hai, không dùng kiểu tên gọi thứ nhất, ví dụ là
từ “cá” được đánh vần là “cờ a ca sắc cá”, không được đánh vần là “xê a ca sắc cá”.
Nhưng hiện nay trừ trường hợp đánh vần tiếng Việt đã nêu ở trên ra thì ba chữ cái “d,”
“k,” “q” thì người ta thường gọi tên các chữ cái biểu thị phụ âm bằng kiểu thứ nhất, ví
dụ như “VAT” (tên gọi tắt theo tiếng Anh của thuế giá trị gia tăng) được gọi là “vê a
tê” không gọi là “vờ a tờ”. 12
Ví dụ thứ hai là sự thay đổi âm đọc của nguyên âm khi ghép nguyên âm đôi, ba. Tiêu biểu là đọc là ă
/á/ nhưng khi ghép vần với n /n/, đọc là /á - n à ăn/, chúng ta không
hiểu sao không thấy dấu sắc /’/ nữa. Nếu theo trực quan phải là /á - n à án/ nhưng vì ă
khi kết hợp với n thì bị thay đổi âm đọc nên ta mới có cách đọc trên.
Cũng không phải âm vị nào cũng được biểu thị bằng một cách duy nhất. Có một số âm
vị của tiếng Việt được ghi lại bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ 1 là hiện tượng c, k, qu. Cả ba chữ đều đọc là /k/ song cách viết lại khác nhau,
cách kết hợp với nguyên âm cũng khác. Chữ c chỉ ở vị trí đầu các tiếng có nguyên âm
a, ô, ơ, ư, u; còn k chỉ đứng với nguyên âm Ê và I, chẳng hạn kẽ, kĩ,… điều này gây ra
nhiều nhầm lẫn, không lí giải được.
Vấn đề về sử dụng kí tự
Về chữ: Những trường hợp viết thiếu nhất quán mà không có quy tắc là việc phân biệt
I và y kèm theo đó viết âm đệm /w/ bằng con chữ u và o. Chữ Quốc ngữ dùng con chữ
I vừa để viết nguyên âm /i/ (trong bi, in, …) vừa để bán nguyên âm /j/ (trong ai, oi, ui,
…). Trong tiếng Việt bán nguyên âm /j/ chỉ xuất hiện ở vị trí cuối âm tiết, ghép sau
một nguyên âm, ở vị trí này không thể có nguyên âm /i/. Như vậy, hai âm vị này không
bao giờ xuất hiện ở cùng một vị trí trong cấu tạo âm tiết, cho nên để tiết kiệm số lượng
kí hiệu trong bộ kí hiệu có thể ghi bằng cùng một kí hiệu I. Nhưng bất hợp lí ở dây là
điều này đã không được áp dụng một cách nhất quán, trong một số trường hợp lại dùng
y thay cho I và đã hình thành các quy tắc phức tạp.
Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ còn nhiều lợi thế và trở thành phương tiện quan trọng phục
vụ con người giao tiếp, nhận thức và tư duy.
4. Những vấn đề hiện nay của chữ Quốc ngữ:
Chữ Quốc ngữ là một tài sản của quốc gia. Tôn trọng chữ viết là trân trọng tài sản của
quốc gia. Người Việt Nam cần quan tâm đến chữ Quốc ngữ như viết đúng kiểu chữ,
viết đúng chính tả theo âm chuẩn của tiếng Việt, tránh viết theo âm địa phương hoặc
phát âm lệch chuẩn của các nhân. Viết hoa, viết tên riêng, danh từ chung, từ nước ngoài. 13 IV. KẾT LUẬN
Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy nhất để con
người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh. Tuy nhiên,
việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải không có những hạn chế nhất định. Để
khắc phục hai mặt hạn chế của ngôn ngữ âm thanh, con người đã tìm ra một hình thức
thông tin mới: thông tin bằng chữ. Như vậy, chữ viết ra đời do nhu cầu thông tin liên
lạc xét về mặt khôg gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu
tranh xét về mặt thời gian. Từ khi xuất hiện trên thế giới nhân loại, chữ viết luôn được
con người cải tiến, hoàn thiện từ thô sơ, phức tạp đến đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu. Chính
vì như vậy mà các loại hình chữ viết trên thế giới tính từ xưa đến nay vô cùng đa dạng
và phong phú. Nhưng bao hàm toàn bộ loại hình chữ viết trên thế giới đó chính là hai
loại hình chữ viết ghi ý và chữ viết ghi âm hay còn được gọi là chữ tượng hình và chữ
tượng thanh. Từ các loại hình chữ viết phức tạp con người ngày càng cải tiến để chữ
viết đơn giản và dễ sử dụng hơn. Cho đến ngày nay thì mỗi quốc gia sử dụng một loại
chữ viết, song đó vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới phải vay mượn để sử dụng chữ
viết của một quốc gia khác. Việc có riêng cho mình một loại chữ viết đó là chữ Quốc
ngữ đó là một điều vô cùng tự hào của đất nước ta. Sở hữu riêng cho mình một loại
chữ viết với nhiều thanh, dấu đó là điểm riêng biệt của chữ Quốc ngữ tiếng Việt. Chữ
Quốc ngữ qua nhiều năm cải tiến để hoàn thiện thì nay những ưu điểm của chữ Quốc
ngữ đã được công nhận. Tuy nhiên, không phải như vậy mà chữ Quốc ngữ đã hoàn hảo
không có những khuyết điểm nào. Chữ Quốc ngữ vẫn có những hạn chế nhất định.
Nhưng chữ Quốc ngữ là một tài sản quý báu của đất nước Việt Nam ta, là một người
công dân của đất nước chúng ta cần sử dụng chữ Quốc ngữ đúng cách, viết đúng chính
tả, phát âm không lệch chuẩn, hạn chế lạm dụng ngôn ngữ chat để chữ Quốc ngữ trở
nên đẹp, trở nên đúng chuẩn mực, để xã hội, đất nước ngày một phát triển, văn minh. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Khánh (1986). Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ. Hà Nội: nxb. Viện Văn Hoá, tr. 21.
2. Đỗ Quang Chính (1972). Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659). Ra Khơi, tr. 24-25
3. Feliu, L. (2016). Chữ viết hình nêm. Barcelona: Biên tập UOC. 4. https://vi
.wikipedia.org/wiki/Giáp_cốt_văn 5. https://top
.trangdangtin.com/top-list/top-9-loai-chu-viet-tieu-bieu-trong-lich-su-
loai-nguoi-thoi-ky-do-dong-do-sat-1423.html?p=2 6. W orld Encyclopedia