Tiểu luận chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1945 - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1945 - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
NGÀNH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG HỌC
-------------------------
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
ĐỀ TÀI: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG
GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN COVID 19 VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH TỚI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Lý Thị Lê Lan Mã sinh viên: CATBD49A40070 Lớp: TQH49A4
Nhóm 4 Lớp Trung Quốc học Số lượng từ:
Hà Nội tháng 6 năm 2023 about:blank 1/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY MỤC LỤC: 2 about:blank 2/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY TÓM TẮT:
Là một nước lớn, Trung Quốc hết sức coi trọng vị thế cũng như vai trò của các
quốc gia láng giềng lân cận mình. Có thể nhận thấy rằng các quốc gia láng giềng luôn là
ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, việc duy trì và củng cố mối quan hệ
với các nước láng giềng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việt Nam là một quốc gia láng
giềng gần gũi với Trung Quốc, việc Trung Quốc triển khai và thực hiện các chính sách
ngoại giao, ít nhiều đều có sự tác động đến Việt Nam. Trong quá trình thực hiện chính
sách ngoại giao láng giềng, Trung Quốc coi Việt Nam là một nhân tố quan trọng. Thông
qua chính sách này, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã và đang ngày càng
được đẩy mạnh. Với việc thực hiện chính sách ngoại giao láng giềng, Trung Quốc luôn
có sự điều chỉnh và ứng phó đối với những chuyển biến khó lường trên thế giới, cũng như
những vấn đề tồn tại trong quốc gia mình. Năm 2019 với sự xuất hiện của đại dịch Covid
19, lĩnh vực ngoại giao Trung Quốc đã phải chịu sự tác động to lớn. Và hơn hết, sự tác
động của nó đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình Trung Quốc
triển khai chính sách ngoại giao láng giềng, cũng như vị trí của Việt Nam trong chính
sách này là vô cùng quan trọng. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề
Trải qua hơn 40 năm thực hiện cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có
nhiều sự phát triển vượt bậc. Cùng với việc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới,
Trung Quốc còn được xem là một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Bên
cạnh những thành tựu vô cùng ấn tượng trên lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc cũng đã có
nhiều sự điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao nhằm từng bước khẳng định vị thế
của mình trên trường quốc tế. Chính sách ngoại giao láng giềng chiếm một vị trí quan
trọng trong lĩnh vực ngoại giao của Trung Quốc, bởi lẽ sự phát triển của chính Trung
Quốc cần một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác bên ngoài. Xuất phát từ lợi ích cơ
bản và thiết thực của mình, Trung Quốc luôn muốn giữ mối quan hệ của quốc gia với các
nước láng giềng xung quanh ổn định để từ đó hợp tác cùng có lợi. Trung Quốc có nhiều
nước láng giềng, tạo thành một vành đai trên bộ và trên biển rộng lớn; bất kể về địa lí,
lịch sử hay lợi ích thực tế, các nước láng giềng luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng
trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Trong quá trình triển khai chính sách ngoại
giao láng giềng, với mỗi giai đoạn cụ thể Trung Quốc lại có những sự điều chỉnh riêng
sao cho phù hợp với tình hình trong nước và khu vực. Với giai đoạn Covid 19, Trung
Quốc cũng đã có sự điều chỉnh, kế thừa và tiếp nối chính sách ngoại giao láng giềng mà
Trung Quốc đã đề ra trước đó. 3 about:blank 3/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Với đề tài nghiên cứu của nhóm 4 lớp Trung Quốc học: “Việt Nam trong chính sách
ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và tác động của chính sách tới mối quan hệ Việt-
Trung từ năm 2012 đến nay” đã nghiên cứu khá rõ ràng về những vấn đề như quá trình
Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao láng giềng, cũng như việc đề cập đến vị trí
của Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Bên cạnh đó
nhóm cũng đã đưa ra những thành tựu cũng như hạn chế ttrên một số lĩnh vực quan trọng
như ngoại giao, kinh tế, chính trị,…trong quá trình Trung Quốc thực hiện chính sách này
tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.Tuy nhiên, với mong muốn tìm hiểu và
trình bày về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong khoảng thời gian
ngắn hơn so với bài tiểu luận của nhóm, cùng với đó em cảm thấy những vấn đề liên
quan đến đại dịch Covid 19 khá thú vị. Đây là một nội dung quan trọng, khi tìm hiểu nội
dung này sẽ cho ta cái nhìn rõ ràng về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc
trước sự tác động của một vấn đề lớn, và hơn hết là việc nghiên cứu vị trí của Việt Nam
trong chính sách này giai đoạn Covid 19. Qua đó đề cập đến những mặt tích cực hay
những vấn đề còn hạn chế, đề từ đó có thể nâng cao hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác giữa hai quốc gia thông qua những giải pháp cụ thể.
Việt Nam là một quốc gia láng giềng lâu đời của Trung Quốc, chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi những chính sách ngoại giao mà Trung Quốc đưa ra thông qua quá trình thực
hiện.Với chính sách ngoại giao láng giềng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
ngày càng trở nên gần gũi và đạt được nhiều thành tựu hơn.Trong giai đoạn đại dịch
Covid 19, những tác động của chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đến Việt
Nam cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc
trong giai đoạn Covid 19 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về chính sách, phân tích vị
trí của Việt Nam trong sáng kiến cũng như tìm hiểu những tác động của sáng kiến này tới
Việt Nam để từ đó có thể đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa mối
quan hệ giữa hai quốc gia. Vì những lí do trên mà em quyết định lựa chọn “Việt Nam
trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn Covid 19 và tác động
đến Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kì môn chính sách đối ngoại
Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bải tiểu luận là: Nghiên cứu tổng quan về chính sách ngoại giao
láng giềng của Trung Quốc giai đoạn Covid 19.Làm rõ vị trí của Việt Nam trong chính
sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong giai đoạn Covid 19.Nêu lên những tác
động của chính sách này tới Việt Nam thông qua một số lĩnh vực tiêu biểu. 4 about:blank 4/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Với mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận gồm: (1) Khái quát một cách cụ
thể về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc thời kỳ Covid 19. (2) Vị trí của
Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn Covid 19.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong giai đoạn đại dịch Covid 19
diễn ra được Trung Quốc triển khai như thế nào?
(2) Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung
Quốc trong giai đoạn đại dịch Covid 19 đang diễn ra?
(3) Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn đại dịch Covid 19 có tác
động như thế nào đến Việt Nam?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong giai đoạn phải đối mặt với đại dịch Covid 19, tuy có sự ảnh hưởng lớn đến lĩnh
vực ngoại giao quốc gia, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao láng
giềng với các quốc gia xung quanh mình, đồng thời đưa ra những chính sách hay những
hành động thiết thực nhằm giữ vững mối quan hệ cũng như tăng cường hơn nữa mối quan
hệ với các quốc gia láng giềng.
Mặc dù tình hình trong nước chịu sự tác động lớn từ đại dịch covid 19, Trung Quốc vẫn
luôn coi Việt Nam là đối tác láng giềng quan trọng. Việt Nam chiếm một vị trí nhất định
trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc nói chung cũng như trong chính sách ngoại
giao láng giềng nói riêng.
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong giai đoạn covid 19 có tác động
tới Việt Nam thông qua các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, chính trị,…Khiến cho nền
kinh tế Việt Nam trở nên giảm sút, kinh doanh trì trệ.
5. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Ngoại giao Trung
Quốc đã và đang tiếp tục được đề cập, các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
này ngày càng được gia tăng. Với chủ đề liên quan đến chính sách ngoại giao láng giềng
của Trung Quốc cũng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Bài viết
“Nhìn lại ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ở khu vực Đông
Nam Á (2012-2021)” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa đã đề cập đến mục tiêu, công 5 about:blank 5/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
cụ thực hiện có liên quan như chính trị, kinh tế, an ninh và nhân văn của chính sách ngoại
giao láng giềng. Trong đó, tác giả cũng đã khái quát về cách thức triển khai của chính
sách, đưa ra những mặt hạn chế như việc Trung Quốc thường xuyên gây ra các sự việc
căng thẳng ở biển Đông.
Bài viết “Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một”
(2021) của tác giả Lê Chiếu Huy, biên dịch bởi Lê Thị Thanh Loan đăng trên tạp chí
Nghiên cứu quốc tế đã cung cấp những thông tin quan trọng về chính sách ngoại giao
láng giềng của Trung Quốc trong giai đoạn Covid 19, nêu lên những rủi ro và thách thức
mà ngoại giao láng giềng gặp phải. Bên cạnh đó đề cập đến việc thiết lập cụ diện mới
trong ngoại giao láng giềng ở Châu Á.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là: Vị trí của Việt Nam trong chính sách ngoại
giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn Covid 19.
Về thời gian: Từ năm 2019 (khi xuất hiện đại dịch Covid 19) đến nay (năm 2022).
Về không gian: Trung Quốc, Việt Nam
Về nội dung: Nghiên cứu vị trí của Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng của
Trung Quốc giai đoạn Covid 19, những tác động của chính sách này tới mối quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khai thác tài liệu
Phương pháp phân tích nội dung 8. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Khái quát chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn “đại dịch Covid 19”
Chương II: Vị trí của Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc
giai đoạn “đại dịch Covid 19” 6 about:blank 6/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Chương III: Tác động của chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong giai
đoạn “đại dịch Covid 19” đến Việt Nam NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN “ĐẠI DỊCH COVID 19”
Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa và sự phát triển của chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Cùng năm đó,
thế giới có nhiều sự chuyển biến phức tạp, nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái. Trong
bối cảnh biến động của tình hình thế giới và sự lây lan của dịch bệnh toàn cầu khiến lĩnh
vực ngoại giao của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Đối mặt với những thách thức cũng
như thay đổi trên, Trunng Quốc khẳng định rằng các quốc gia láng giềng luôn là phương
hướng ngoại giao chính của Trung Quốc và tiến hành thúc đẩy quá trình hợp tác thiết
thực, xây dựng mối quan hệ ổn định lâu dài.
Kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát, môi trường quốc tế trở nên phức tạp và
biến động hơn, sự tác động của nó đến cục diện khu vực và thế giới ngày càng gây áp lực
lớn cho nền kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia. Sự cạnh tranh chiến lược giữa các quốc
gia ngày càng trở nên gay gắt. Khi Tổng thống D.Trump lên nắm quyền, định vị, đánh giá
đối với Trung Quốc có sự thay đổi lớn và mối quan tâm của Mỹ đối với Trung Quốc lớn
hơn bao giờ hết . Mỹ đã 1
coi Trung Quốc là “một đối thủ cạnh tranh chiến lược” và không
ngừng gia tăng sức ép đối với Trung Quốc. Mỹ sử dụng các biện pháp kinh tế song song
với các “đòn” về chính trị, hướng vào các vấn đề dân chủ, nhân quyền, thực chất là các
vấn đề nội trị phức tạp của Trung Quốc như Hồng Công, Tân Cương, Tây Tạng; từ hành
động đơn phương trong cuộc chiến thương mại cho đến liên kết với các đồng minh (thúc
giục các đồng minh xây dựng mạng 5G an toàn thay thế Trung Quốc). Mỹ ngăn chặn
không gian phát triển của các công ty Trung Quốc tại Mỹ và thế giới; Kỳ thị, sử dụng đấu
tranh ý thức hệ để chuyển hướng các xung đột lợi ích thông thường; Mỹ gia tăng các
hành động khiêu khích quân sự chống lại Trung Quốc và các thử thách chính trị ở Biển
Đông, Biển Hoa Đông và Eo biển Đài Loan.Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Nga
vẫn tiếp tục, có tác động sâu sắc đến khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; tác động đến
quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng đến mô hình quốc tế của
các khu vực xung quanh Trung Quốc. [3] [7] [8]
1 TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Sự định vị và chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc trong một thập kỷ qua
(2022). Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. Truy cập:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4093-su-dinh-vi-va-chien-luoc-cua-my-doi-voi-
trung-quoc-trong-mot-thap-ky-qua.html 7 about:blank 7/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Đại dịch Covid bùng phát gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế của các quốc
gia láng giềng xung quanh Trung Quốc. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chịu
sự ảnh hưởng nặng nề, nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng, nền kinh tế Việt Nam,
Myanmar, Brunei duy trì tăng trưởng yếu. Dịch bệnh đã tác động ở mức độ nhất định đến
cơ cấu công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu chuỗi công nghiệp của các nước láng giềng.
Nền kinh tế của các quốc gia láng giềng phải chịu sự tàn phá nặng nề trước ảnh hưởng
của đại dịch Covid 19. [7]
Các nước láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung
Quốc. Đối với Trung Quốc, trong số nhiều nước láng giềng trên biển và đất liền, không
chỉ có các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, mà còn có các
lực lượng thị trường mới nổi như Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan, Indonesia. Việc tăng
cường hợp tác với các nước láng giềng sẽ giúp Trung Quốc có được vị thế và ảnh hưởng
vững chắc hơn trên thị trường toàn cầu. Với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, thái độ
của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trước tình
hình đó, Trung Quốc đã không ngừng duy trì mối quan hệ với các quốc gia láng giềng,
tăng cường giúp đỡ các nước láng giềng trong công cuộc hòng chống dịch bệnh Covid
19. Trung Quốc đã hỗ trợ y tế cho nhiều nước láng giềng, bao gồm cử nhân viên y tế,
viện trợ vật tư chống dịch. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành “ngoại giao khẩu trang”
với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước láng giềng khác, đồng thời tăng cường cơ chế liên
lạc hai chiều và đồng quản trị. Trung Quốc và Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu nhập khẩu
bằng 0 vào các quốc gia của nhau; Trung Quốc và Pakistan đã hỗ trợ lẫn nhau phân bổ
nguồn cung cấp thiếu hụt; Trung Quốc và Canada đã hợp tác nghiên cứu và phát triển
vắc-xin, tất cả đều trở thành mô hình chống dịch bệnh. Năm 2020, chủ tịch Tập Cận Bình
đến thăm Myanmar, mối quan hệ giữa hai nước này phát triển sang một chương mới.
Trong quá trình bùng phát của dịch bệnh Covid 19, chủ tịch Tập Cận Bình đã thực hiện
17 cuộc diện đàm với các nhà lãnh đạo của 14 quốc gia trên khắp Châu Á và đạt được
nhiều ấn tượng quan trọng về việc hợp tác chung trong các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác chống dịch bệnh.
Trước những diễn biến khó lường của đại dịch Covid 19, Trung Quốc đã không
ngừng thúc đẩy sự phát triển của sáng kiến “Vành đai và con đường” cũng như tăng
cường hợp tác kinh tế với các nước láng giềng. Với việc thúc đẩy sự phát triển của sáng
kiến “Vành đai và con đường” trong thời kỳ này, sẽ giúp làm sâu sắc thêm hợp tác kinh
tế giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Trung Quốc hợp tác với các đối tác trong
sáng kiến “Vành đai và con đường” để từ đó có thể thúc đẩy việc phân phối vắc xin đến
với cacsc nước láng giềng cũng như các quốc gia trên thế giới, tăng khả năng tiếp cận và
chi trả của vắc xin ở các quốc gia nằm trong sáng kiến “Vành đai và con đường” và các
quốc gia phát triển khác. Tháng 6 năm 2021, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại 8 about:blank 8/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
giao Vương Nghị đã chủ trì một hội nghị cấp cao về hợp tác quốc tế ở khu vực châu Á-
Thái Bình Dương trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong cuộc họp,
Trung Quốc cùng với 28 quốc gia đã cùng nhau đưa ra sáng kiến đối tác vắc xin “ Vành
đai và con đường”, ủng hộ việc tăng cường hợp tác, xuất khẩu và sản xuất chung vắc xin. [10]
Với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm
lý người tiêu dùng tại các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Châu Âu, Nhật
Bản, từ đó khiến hoạt động giao thương bị chậm lại. [12] 18Giao thông vận tải đường
biển và đường hàng không toàn cầu đã bị phong tỏa, đường sắt tốc hành Trung Quốc-
Châu Âu đã trở thành một kênh mới để vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ mạnh mẽ trong quá
trình phòng chống dịch bệnh. Ngày 9 tháng 5 năm 2020, tuyến đường sắt Trung Quốc-
Châu Âu (Vũ Hán) đi Belgrade, Serbia chuẩn bị khởi hành từ ga Wujiashan, chuyến tàu
đã chất đầy 3.500 mét khối và 294,42 tấn vật tư phòng chống dịch bệnh để hỗ trợ Serbia
và các nước láng giềng trong cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi mới. Cũng trong
giai đoạn dịch bệnh, thương mai điện tử xuyên biên giới cũng đã phát triển nhanh chóng,
Trung Quốc và các quốc gia khu vực dọc theo “Vành đai và con đường” đã tích cực tiến
hành xây dựng “Thương mại điện tử con đường tơ lụa” trong những năm gần đây. Nhiều
công ty internet đã mở rộng dịch vụ thương mại điện tử và thanh toán di động ở Đông
Nam Á và Nam Á. Đồng thời xây dựng các trung tâm logistics tại các thị trường quan
trọng như Thái Lan, Malaysia. Trong thời gian dịch bệnh xảy ra, lượng người mua sắm
trực tuyến tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia và các quốc gia khác tăng gấp 3 đến 4 lần so
với cùng kỳ năm trước, trở thành kênh quan trọng đảm bảo chất lượng cuộc sống của
người dân vùng ảnh hưởng dịch bệnh. [7] [9] [10]
Mặc dù phải đối mặt với đạt dịch Covid 19, tuy nhiên quan hệ thương mại giữa
Trung Quốc với khu vực ASEAN đã được nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Năm
2020 khi thương mại của các nước trên thế giới nhìn chung bị ảnh hưởng nặng nề bởi
dịch bệnh, trong hai tháng đầu của năm 2020 ASEAN đã trở thành đối tác thương mại
lớn nhất của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 5%
so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 481,81 tỷ USD. Sự bùng phát đột ngột của dịch bệnh đã
làm gián đoạn kế hoạch của các quốc gia trên thế giới, nhiều cuộc đàm phán quốc tế bị
ảnh hưởng hoặc hoãn lại do phải đóng cửa biên giới. Mặc dù vậy, việc 10 nước ASEAN
và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand chính thức ký kết Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) ngày 15/11/2020 thể hiện sự quyết tâm
hợp tác trước những tác động to lớn của dịch bệnh. [11] [4] (30) (31)
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN “ĐẠI DỊCH COVID 19” 9 about:blank 9/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt
Nam đã có lịch sử lâu đời. Trong những năm vừa qua, hai nước đã nhiều lần hợp tác, có
những chuyến thăm thực tế nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ. Có thể nhận thấy rằng
Việt Nam chiếm một vị trí hết sức quan trong đối với Trung Quốc, là cầu nối trong việc
thiết lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Việt Nam có chung đường biên
giới trên đất liền và trên biển với trung Quốc, điều này thuận lợi cho việc giao lưu, hợp
tác giữa hai quốc gia. Việt Nam còn nằm trên 2 nhánh con đường tơ lụa trên bộ và trên
biển, đồng thời cũng có liên quan đến 3 tuyến đường nằm trong sáng kiến “Vành đai và
Con đường” của Trung Quốc. Môi trường tài chính và kinh tế ổn định ở Đông Nam Á là
chìa khóa dẫn đến thành công của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc,
trong đó không thể thiếu sự phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của Việt Nam. [13] (24)
Với chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cũng chiếm một vị trí
vô cùng quan trọng. Thông qua chính sách ngoại giao láng giềng, nền kinh tế của Việt
Nam có được sự thúc đẩy và phát triển, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và
các nước láng giềng trở nên sâu sắc hơn, mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam
và Trung Quốc ngày càng phát triển lành mạnh.
Sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 đã gây trở ngại lớn đối với sự phát triển của
Trung Quốc nói chung cũng như đối với lĩnh vực ngoại giao nói riêng.Trong thời điểm
chịu tác động lớn từ dịch bệnh, Trung Quốc càng coi trọng hơn nữa vị trí và vai trò của
các quốc gia láng giềng xung quanh mình và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhằm tăng
cường hợp tác chống dịch bệnh, Trung Quốc hết sức quan tâm đến tình hình dịch bệnh
của Việt Nam, đồng cảm với những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải, sẵn sàng hỗ
trợ để Việt Nam chống dịch. Trung Quốc đã tiến hành viện trợ vắc xin cho Việt Nam để
có thể phòng ngừa và kiểm soát chung tình hình dịch bệnh ở khu vực biên giới, đảm bảo
sự ổn định của chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp Trung-Việt. Trung Quốc cũng đã hỗ
trợ các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kết nối trong mua sắm thương mại,
cùng sản xuất vắc xin và thuốc điều trị mới, đóng góp tích cực vào quá trình hợp tác
chống dịch giữa hai quốc gia. [14] (28) Cũng do tình hình dịch bệnh, Trung Quốc đã đưa
ra thông báo kịp thời tạm dừng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế
Lào Cai từ ngày 30/1/2020 theo quy định nhằm phòng chống sự bùng phát của dịch bệnh,
đảm bảo an toàn đời sống cho nhân dân. [15] (27)
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN “ĐẠI DỊCH COVID 19” ĐẾN VIỆT NAM
1. Tác động đến khu vực 10 about:blank 10/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Trong năm 2020 đầy giông bão, sự bùng phát đột ngột của dịch bệnh Covid 19 đã
làm gián đoạn tốc độ phát triển kinh tế, khiến mối quan hệ giữa các quốc gia trở nên hỗn
loạn hơn và hoạt động ngoại giao ngoại bị cản trở ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên
trong hoàn cảnh đó, ngoại giao Trung Quốc vẫn đạt được nhiều đột phá. Trong đó ngoại
giao láng giềng có vị trí đi đầu trong lĩnh vực ngoại giao tổng thể, bộc lộ nhiều điểm quan
trọng. Đại dịch Covid 119 đã có tác động sâu sắc đến các quốc gia và khu vữ xung quanh
Trung Quốc, thể hiện ở việc tăng cường cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, cản
trở sự phát triển kinh tế, phân hóa hợp tác an ninh xung quanh, giao lưu văn hóa ở các
khu vực xung quanh cũng trở nên suy yếu. Khi các quốc gia láng giềng chịu tác động
nghiêm trọng của dịch bệnh, thông qua những chính sách của mình, Trung Quốc cũng đã
kịp thời giúp đỡ như quyên góp vật tư y tế, cử đoàn chuyên gia y tế, thiết lập “đường cao
tốc” để nối lại sản xuất và lao động với Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Campuchia,
Myanmar, Indonesia và các nước khác; đồng thời hỗ trợ vắc xin cho các quốc gia láng giềng. [11] (30)
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, mức độ tiêu thụ của Trung Quốc giảm mạnh, nhu cầu
trì trệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước ASEAN. Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp
lớn trong khu vực hiện nay, dịch bệnh diễn ra đã khiến khả năng cung ứng trong nước
của Trung Quốc giảm sút, từ đó dẫn đến thương mại nhập khẩu nguyên liệu thô và sản
phẩm trung gian với các quốc gia láng giềng yếu đi. Thương mại biên giới của các tỉnh
biên giới và khu vực giáp ranh với các nước ASEAN cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Thái Lan, với sự tác động của dịch bệnh Covid 19,
du khách Trung Quốc đến Thái Lan có sự giảm sút. Thương mại biên giới tại cảng Muse
giữa Trung Quốc và Myanmar đã đi vào bế tắc và thiệt hại thương mại trực tiếp hàng
ngày ước tính hơn 14 triệu đô la Mỹ. Dịch bệnh có ảnh hưởng đến tiêu dùng như dịch vụ
ăn uống, giải trí, bách hóa và dự kiến thu nhập giảm cũng sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng trong giai đoạn dịch bệnh
cũng không tránh khỏi những thách thức tiềm ẩn như tình hình biển Đông, biên giới
Trung-Ấn, điểm nóng như vấn đề hạt nhân Triều Tiên là những vấn đề liên quan đến an
ninh và ổn định của khu vực. Việc Trung Quốc và các nước láng giềng có thể duy trì sự
thống nhất và không bị can thiệp bởi các thể lực bên ngoài thì sự phát triển và thịnh
vượng của khu vực có thể được đảm bảo ở mức độ tốt nhất. Trong những năm tiếp theo,
ngoại giao láng giềng vẫn sẽ là điểm chính trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc,
mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng vẫn sẽ tiếp tục duy trì. [11] (30) 11 about:blank 11/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
2. Tác động đến Việt Nam
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị
trường xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất trên thế giới. Năm 2020, Trung Quốc
là đối tác thương mại, thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ (Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6
của Trung Quốc kể từ năm 2020 - theo thống kê của phía Trung Quốc, tăng 2 bậc so
với năm 2019). Theo số liệu nghiên cứu thị trường, tính đến thời điểm tháng 11 năm
2020 Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 trong các số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với
tổng số vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD. Trung Quốc đầu tư vào hầu hết các tỉnh thành ở
Việt Nam, tuy nhiên tập trung tại các tỉnh biên giới nơi có khu kinh tế cửa khẩu, các
thành phố đông dân, ven biển, cơ sở hạ tầng tốt thuận lợi cho công cuộc xuất, nhập
khẩu hàng hóa. Đến tháng 11 năm 2020, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tổng
cộng 18 tỷ USD với khoảng 3.087 dự án. [5] (34)
Với sự ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động nặng nề. Mặc dù
xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung không giảm nhiều, tuy nhiên chi tiêu của người tiêu
dùng giảm mạnh và áp lực chi phí kiểm soát dịch bệnh khiến Vệt Nam gặp nhiều rắc rối.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng nhẹ khoảng 2,3% trong năm 2021, thấp hơn
một chút so với mức tăng trưởng gần 3% đạt được trong năm 2020. [16] (37) Tuy nhiên,
sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm Covid 19 đã khiến tăng trưởng GDP dự kiến giảm
nhẹ. Bên cạnh đó, với việc áp dụng chính sách dừng thông quan tại các cửa khẩu với Việt
Nam và tăng cường quản lý các cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
COVID-19 khiến mọi hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đặc biệt là hàng
nông - lâm - thủy sản gặp nhiều khó khăn. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam,
khi sức mua của nền kinh tế Trung Quốc giảm, kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu tổn thương
lớn hơn so với các nền kinh tế khác có quy mô tương đương trong khu vực. [6] (38) 12 about:blank 12/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc là cơ hội tốt cho Việt Nam thực
hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tăng cường hợp tác với các quốc
gia. Trung Quốc phát triển với phương châm hòa bình, thân thiết với các nước láng
giềng hơn sẽ thúc đẩy xu thế đa cực hóa, tạo ra môi trường an ninh khu vực châu Á-
Thái Bình Dương cân bằng hơn.Đồng thời Việt Nam sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của
cả hai cường quốc này, đồng thời thời thực hiện chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ,
đa dạng hóa , đa phương hóa. Có thể thấy với sự tác động của dịch bệnh, lĩnh vực ngoại
giao Việt Nam cũng phải chịu sự tác động không hề nhỏ. Tuy nhiên trong giai đoạn này,
Việt Nam đã tích cực hợp tác quốc tế nhằm chống lại sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Năm
2020 Việt Nam và Trung Quốc đã kỉ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới. Năm 2021
và 2022, hai bên đã tổ chức giao lưu, gặp gỡ hữu nghị thanh
niên hai nước bằng hình thức trực tuyến và nhiều ho)t đ*ng
giao lưu, h+p t,c thanh niên giữa c,c địa phương hai nước,
nhất là c,c địa phương biên giới. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng diễn ra sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ
ngày 30/10-2/11/2022 là một sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa hai quốc gia.
Chuyến thăm cũng thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về hữu nghị , hợp tác với
Việt Nam , ủng hộ Việt Nam phát triển , cố vị thế ngày càng cao. KẾT LUẬN
Trung Quốc đã tăng cường toàn diện quan hệ với các nước láng giềng, đóng góp tích cực
vào việc thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, qua đó góp phần ổn định và cải thiện
tình hình khu vực. Trước những diễn biến mới của dịch bệnh, Trung Quốc đang
không ngừng tối ưu hóa các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát để đảm bảo sự
phối hợp tốt hơn giữa công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế,
xã hội. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm
giúp đỡ các quốc gia láng giềng trong giai đoạn Covid 19, củng cố hơn nữa
mối quan hệ giữa hai bên. Có thể nhận thấy rằng, mặc dù phải chịu sự tác
động của đại dịch Covid 19, tuy nhiên Việt Nam vẫn có vị trí hết sức quan 13 about:blank 13/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Bài tiểu luận với
đề tài: “Việt Namtrong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn đại
dịch Covid 19 và tác động đến Việt Nam” đã nêu lên chính sách ngoại giao láng giềng
của Trung Quốc trước sự xuất hiện và ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời khái quát vị trí
của Việt Nam trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc giai đoạn này. Bên
cạnh đó đề cập đến một số tác động của dịch bệnh có ảnh hưởng đến khu vực cũng như Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Phương Hoa, Nhìn lại ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời
Tập Cận Bình ở khu vực Đông Nam Á, đăng ngày 26 tháng 2 năm 2022.
[2] Lê Chiếu Huy, biên dịch Lê Thị Thanh Loan (2021), Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,
Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một, Truy cập:
https://nghiencuuquocte.org/2021/03/27/trung-quoc-phat-huy-ngoai-giao-lang-gieng/
[3] http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4093-su-dinh-vi-va-chien-luoc-
cua-my-doi-voi-trung-quoc-trong-mot-thap-ky-qua.html
[4] Quang Vinh. Trung Quốc – Đối tác quan trọng của ASEAN (2020). Tạp chí con số sự
kiện. Truy cập: https://consosukien.vn/trung-quoc-doi-tac-quan-trong-cua-khu-vuc- asean.htm 31 12
[5] Tình hình dòng vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam. Truy cập:
https://investvietnam.gov.vn/vi/tin-tuc.nd/tinh-hinh-dong-von-dau-tu-tu-trung-quoc-vao- viet-nam (34)
[6] PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình. Tác động của địa dịch Covid 19 đến nền kinh tế Việt
Nam và một số giải pháp ứng phó, (2022). Tạp chí cộng sản. Truy cập;
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thuc-hien-thanh-cong-muc-tieu-kep-day-
lui-dai-dich-covid-19-va-phat-trien-kinh-te-xa-hoi/-/2018/826852/view_content
[7] 新冠肺炎疫情与中国周边外交, ngày 17/6/2021, Truy cập:
http://www.71.cn/2021/0617/1131966.shtml (8)
[8] LiuMing (2020), 2020 年中国周边形势, tạm dịch: Tình hình xung quanh Trung
Quốc vào năm 2020, Truy cập: http://siiss.org.cn/newsinfo/996696.html 14 about:blank 14/15 23:54 4/8/24
TIỂU LUẬN Chính SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
[9] 回望2020,“一带一路”在疫情挑战中前行. Tạm dịch: Nhìn lại năm 2020,
“Vành đai và con đường tiến bước giữa thách thức của dịch bệnh”. Ngày 5/1/2021. Truy
cập: https://baijiahao.baidu.com/s?id=1688045794240523065&wfr=spider&for=pc
[10] Lương Hạo Quang. “一带 ”
一路 合作助力战疫情、稳经济, Tạm dịch: Hợp tác
“Vành đai và con đường” giúp đẩy lùi dịch bệnh, ổn định kinh tế. Ngày 22/8/2021. Truy
cập: http://www.81.cn/ss_208539/10079540.html (15)
[11] 疫情阴影下,周边外交更加突出. Tạm dịch: Dưới cái bóng của dịch bệnh, ngoại
giao ngoài biên càng trở nên nổi bật. Ngày 7/1/2021. Truy cập:
https://new.qq.com/rain/a/20210107A01VDY00 (30)
[12] COVID-19 流行病对越南贸易活动的影响忽略不计. Tạm dịch: Đại dịch Covid
19 tác động không đáng kể đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Ngày 20/3/2020.
Truy cập: https://www.sohu.com/a/381723207_100221003 (18)
[13] 崛起中的越南对我国发展的重大意义. Ngày 8/3/2022. Truy cập:
https://zhuanlan.zhihu.com/p/477825106 (24)
[14] 越南总理:越方高度重视发展对华关系. Truy cập: https://baijiahao.baidu.com/s?
id=1709031687965335744&wfr=spider&for=pc 28
[15] 洞悉中国越南边境的情况:援华物资已通关,河口-老街关闭到8 号. Ngày
2/2/2020. Truy cập: https://baijiahao.baidu.com/s?
id=1657409441945695244&wfr=spider&for=pc 27
[16] 越南的经济政策和对 COVID-19 的适应. Tạm dịch: Chính sách kinh tế của Việt
Nam và thích ứng với Covid 19. Ngày 19/12/2021. Truy cập:
http://news.sohu.com/a/509803193_120073528 15 about:blank 15/15