TIỂU LUẬN: CHỦ ĐỀ 2: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
Theo Từ điển Sanskrit-Hindi do Vamana Sivarama Apte biên soạn, từ này có nhiều nghĩa như “màu sắc”, loại người, nhận thức, quan sát, giai cấp, chủng tộc, v.v. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HÀ NỘI- 2023 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................... 2
2. Phương pháp tìm hiểu và các nguồn tư liệu chính: ............................................ 4
2.1. Phương pháp tìm hiểu .................................................................................. 4
2.2. Nguồn tài liệu chính ..................................................................................... 4
3. Cấu trúc tiểu luận ................................................................................................ 4
NỘI DUNG ............................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ...................................................................... 5
1. Khái niệm............................................................................................................ 5
1.1. Khái niệm về chế độ đẳng cấp Ấn Độ .......................................................... 5
1.2. Khái niệm Varna ........................................................................................... 5
1.2. Nguồn gốc của chế độ Varna ........................................................................... 5
1.3. Sự phân biệt giữa các Varna ............................................................................ 7
1.3.1. Đẳng cấp Brahman ................................................................................... 7
1.3.2. Đẳng cấp Kshatriya ................................................................................... 9
1.3.3. Đẳng cấp Vaisya ...................................................................................... 11
1.3.4. Đẳng cấp Sudra: ...................................................................................... 12
1.4. Một vài điều về đẳng cấp thứ 5 (Dalit).......................................................... 13
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ ................. 15
2. Tác động của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ ......................................... 15
2.1. Đối với chính trị ......................................................................................... 16
2.2. Đối với kinh tế ............................................................................................ 19
2.3. Đối với xã hội ............................................................................................. 20
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 21 1
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 22 LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa sư phạm
Trường Đại học Giáo Dục- (ĐHQGHN) đã hỗ trợ tôi nhiều điều kiện để tôi có thể
học tập và nghiên cứu đề tài trong ngôi trường Đại Học này. Tôi cũng xin gửi lời tri
ân đến T.S Nguyễn Nhật Linh vì đã dành thời gian và công sức để hướng dẫn tôi
hoàn thiện bài luận này.
Trong suốt quá trình làm chủ đề, tôi đã cố gắng áp dụng những kiến thức và kỹ
năng của mình trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu để hoàn thành bài nghiên cứu.
Tuy nhiên, do có những giới hạn về kiến thức và khả năng phân tích của bản thân
nên bài viết của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được những ý kiến, góp ý của thầy để bài luận này được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của thầy trong
việc viết bài luận này. Tôi chúc thầy luôn khỏe mạnh, vui vẻ và ngày càng thành
công, hạnh phúc trong cuộc sống!
Người thực hiện Đinh Thế Mạnh MỞ ĐẦU
phục vụ. Vì vậy, mỗi đẳng cấp đều có địa vị, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
riêng.1. Lý do chọn đề tài:
Sau hàng ngàn năm trong dòng chảy đằng đẵng của lịch sử. Ở Nam Á, có một
lục địa nhỏ bé vẫn tồn tại và chiếm một vị trí cao trên bản đồ của thế giới, nơi được
nhắc đến không chỉ vì sự rộng lớn của lãnh thổ, khí hậu hay sự phức tạp về sắc tộc,
tôn giáo mà còn vì sự cổ kính đến mê hoặc của nó. Nơi thời đại và sự vĩ đại của các
nền văn minh đó vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Vâng đó là Ấn Độ, nơi được cho là
một trong những nền văn minh đầu tiên mở ra kỷ nguyên văn minh cho nhân loại và 2
để lại cho thế giới những thành tựu to lớn. Chính vì điều này mà vị trí quan trọng
của Ấn Độ đã được khẳng định bởi vô số sách vở, tư liệu cổ khám phá về thánh địa thiêng liêng này.
Theo thời gian trôi đi. Văn hóa truyền thống Ấn Độ không chỉ in sâu và tâm trí
người dân Ấn Độ và được bảo tồn mãi mãi, mà nó còn được lan rộng trên quy mô
lớn. Rất lớn. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các nước khác là rất đáng kể và
giúp phần dẫn đến sự hình thành các xã hội có giai cấp và sắc tộc, đồng thời góp
phần đưa đến sự ra đời của nền văn minh ở Đông Nam Á. Nhiều yếu tố văn hóa Ấn
Độ vẫn được bảo tồn trong suốt lịch sử cho đến tận bây giờ. Vì thế, tìm hiểu về Ấn
Độ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương Đông và cung cấp cơ sở hiểu biết về lịch sử
Đông Nam Á và của chính Việt Nam.
Sự hình thành nên bản sắc văn hóa Ấn Độ chính là xã hội Ấn Độ truyền thống.
Một xã hội mang đầy màu sắc tinh thần, tâm linh và có những nét đặc trưng riêng
của tinh thần Ấn Độ. Một trong những đặc điểm độc đáo đó là những hệ thống đẳng
cấp rất cụ thể đã xuất hiện từ thời xa xưa. Đấy là những hệ thống đẳng cấp lâu đời
đã thống trị sự phát triển của xã hội Ấn độ trong hàng ngàn năm của dòng sông thời
gian. Trong đó không thể không nhắc đến hệ thống Varna, đây là hệ thống đẳng cấp
đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến xã hội Ấn
Độ cổ đại. Varna có thể nói là “ cánh cửa” để giúp độc giả, các nhà khảo cổ, triết gia
và sử học..., nhìn rõ được bức tranh phức tạp về xã hội Ấn Độ truyền thống từ góc
độ chủng tộc và tôn giáo, từ đó bạn có thể thấy được ảnh hưởng của nó ra sao trong
lịch sử Ấn Độ. Vì vậy, để khám phá sự huyền bí của thế giới Ấn Độ, bạn cần tìm
hiểu về chế độ đẳng cấp đặc biệt là chế độ Varna, vì đây là cốt lỗi cơ bản của hệ
thống đẳng cấp cũng như dấu ấn nổi bật trong xã hội Ấn Độ.
Sự phân biệt đẳng cấp xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, nhưng có lẽ không nơi
nào tình trạng bất bình đẳng cấp diễn ra gay gắt và phức tạp như ở Ấn Độ. Hệ thống
đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn Độ hàng ngàn năm và tàn dư của nó vẫn còn ăn sâu bám rễ
ở nhiều vùng của Ấn Độ cho đến tận ngày nay. Có thể đưa ra một ví dụ đã được đưa
lên báo trí của Ấn Độ và để lại nhiều hậu quả đau lòng không thể quên. “Trường hợp
của Priyanka Kumari một phụ nữ thuộc nhóm người ‘Dalit’, Chỉ vừa 19 tuổi nhưng
cô đã bị một nhóm thanh niên thuộc đẳng cấp cao cưỡng hiếp và sát hại. Nhóm bắt
cóc Priyanka khi cô đang đi làm, cưỡng hiếp cô, sau đó ném cô xuống sông và giết
chết cô. Sự việc đã làm khiến cho làn sóng biểu tình diễn ra trên khắp miền đất nước.
Hàng nghìn người đã xuống đường để đòi công lý cho Priyanka. Chính phủ Ấn Độ
đã bắt giữ 5 người liên quan đến vụ việc nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết”.
Đây thực sự là một vụ việc đáng trách và đáng lên án về việc phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ. 3
Không chỉ vậy, việc nguyên cứu về chế độ đẳng cấp cũng như những ảnh hưởng
của nó đến lịch sử Ấn Độ còn cho ta thấy được tầm quan trọng của nó đối với môn
học này “ Lịch sử thế giới cổ- Trung đại ”. Vì nó phản ánh các đặc điểm văn hóa,
tôn giáo, xã hội và chính trị của Ấn Độ, giúp ta hiểu được nguyên nhân, tác động
của hệ thống đẳng cấp đối với sự phát triển và thay đổi của Ấn Độ qua tiến trình lịch
sử, cũng như tác động của nó đối với các khu vực lân cận như Đông Nam Á...
Xuất phát từ những lý do đã trình bày như trên, ta có thể hiểu được việc tìm hiểu
về “ chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử Ấn Độ” là một
chủ đề thiết yếu, có ý nghĩa về cả mặt học thuật lẫn thực tiễn. Đó là lý do tôi chọn
chủ đề này cho bài tiểu luận của mình.
2. Phương pháp tìm hiểu và các nguồn tư liệu chính:
2.1. Phương pháp tìm hiểu
Bài tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nguyên cứu khác nhau trong quá trình
tìm hiểu chủ đề. Ở đó, phương pháp lịch sử, sưu tầm, đọc tư liệu là những phương
pháp chủ yếu được sử dụng để có thể hoàn thành tốt nhất mà chủ đề đặt ra.
Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng nhiễu kĩ thuật hỗ trợ khác như: phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa... để giúp cho chủ đề có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn.
2.2. Nguồn tài liệu chính
Bài luận này bước đầu sử dụng các bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt của các thư
tịch Ấn Độ như chế độ đẳng cấp Varna, Luật manu,... mà làm nguồn tài liệu.
Ngoài ra, bên cạnh các bản dịch nguyên văn, bài luận này còn đề cập đến các
quan điểm và nội dung của các bài viết như sự tàn khốc của hệ thống varna, tác động
của chế độ đẳng cấp ảnh hưởng ra sao đến xã hội Ấn Độ, hay các bài luận án về chế độ Varna...
Cũng như, bài tiểu luận này còn sử dụng nhiều tài liệu, tư liệu từ nguồn trên các
trang Internet đã qua được chọn lọc kỹ lưỡng.
Tổng quan, các tài liệu trên đã cung cấp cho tôi một lượng thông tin rất quan
trọng và những góc nhìn khác nhau, từ đó giúp tôi có thể đưa ra những tìm hiểu chi
tiết và phân tích kỹ lưỡng về chế độ đẳng cấp, đặc biệt là chế độ Varna và ảnh hưởng
của nó đối với lịch sử Ấn Độ. Từ đó có thể hoàn thành bài luận này một cách tốt nhất.
3. Cấu trúc tiểu luận
Bài luận được cấu trúc như sau: ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, thư mục
tham khảo, bài luận được chia làm 2 chương chính: 4
Chương 1: Chế độ đẳng cấp
Chương 2: Ảnh hưởng của nó trong lịch sử Ấn Độ NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP 1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về chế độ đẳng cấp Ấn Độ
Theo Tạp chí Khoa học Xã Hội Nhân văn và Giáo Dục. Có bài viết của tác giả
Lưu Duy Trần với tựa đề “Lý thuyết về nguồn gốc chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn
Độ” ( Ghi vào ngày 30-11-2015). Ý nghĩa: Từ “ Caste” trong Tiếng Anh là đẳng cấp.
Vốn không phải là một từ đơn Ấn Độ. Theo ‘Từ điển Oxford’, đẳng cấp xuất phát
từ từ ‘Casta’ trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là ‘Chủng tộc’, ‘ Tổ tiên’ hoặc ‘Giống’
và nghĩa gốc của nó là thuần khiết và không pha tạp. Các ngôn ngữ Ấn Độ không
có khái niệm hoàn chỉnh về hai từ này và chỉ sử dụng hai thuật ngữ: Varna và Jati.
1.2. Khái niệm Varna
Có nhiều quan niệm về khái niệm này: -
Theo Từ điển Sanskrit-Hindi do Vamana Sivarama Apte biên soạn, từ này có
nhiều nghĩa như “màu sắc”, loại người, nhận thức, quan sát, giai cấp, chủng tộc, v.v. -
Theo Kalidas Megdoof, Varna có nghĩa là 'nước da', 'hình dạng' và 'vẻ đẹp'.
- Theo Raghuvansha của Kalidas, Varna có nghĩa là "giai cấp", "bộ lạc" hoặc "bộ lạc".
Mặc dù có nhiều khái niệm nhưng nhìn chung Varna có ý nghĩa khá thống nhất.
Nói cách khác, đó là một hệ thống phân chia xã hội thành nhiều đẳng cấp, trong đó
có 4 đẳng cấp chính hay còn gọi là hệ thống Varna.
1.2. Nguồn gốc của chế độ Varna
Ở xã hội cổ đại, Ấn Độ giáo hay còn được gọi là Hinđu giáo được coi là tôn giáo
lớn nhất chịu ảnh hưởng của bản sắc Ấn Độ. Ấn Độ giáo ở Ấn Độ được hình thành
và hoàn thiện qua một quá trình phát triển lâu dài gồm ba giai đoạn: Vêđa, Bà la môn
và Hinđu. Những lời dạy cơ bản của Ấn Độ giáo tập trung ở kinh Vêđa và các kinh
sách quan trọng khác cũng như các lập luận từ hai sử thi Mahabharata và Ramayana.
Khi giải thích sự hình thành của thế giới, tư tưởng Ấn Độ giáo dần dần phát hiện
ra rằng trong thế giới giàu hiện tượng, có một thế lực vô hình tối cao chi phối. Rig
Veda nói rằng Đấng Tạo Hóa Purusha – Bản Ngã – Thủy tổ của con người có nghìn
đầu, nghìn mắt và nghìn tay. Ngài thấm nhuần và hiện hữu trong vạn vật. Ngài là 5
chúa tể của tất cả những gì đã có và sẽ có. Từ tâm trạng Purusha sinh ra mặt trăng.
Từ con mắt của Purusha mặt trời được sinh ra và từ miệng Purusha thần Indra được
sinh ra, hơi thở của Ngài sinh ra trời, đôi chân của Ngài tạo nên đất, Ngài cũng sinh
ra động vật, con người và thậm chí cả tứ Vêđa.
Từ nguồn gốc vũ trụ này, Ấn Độ giáo nêu lên khái niệm vạn vật hài hòa, một thế
giới vi mô (con người) giống hệt với thế giới vĩ mô (vũ trụ). Từ đó xuất hiện hai khái
niệm bao trùm tư tưởng Ấn Độ giáo: Atman và Brahman. Brahman là cái tôi phổ
quát, cái tôi vĩ đại chứa đựng trong vạn vật. Và Atman là bản ngã cá nhân duy nhất
của mỗi người, mỗi sinh vật, là một mảnh ghép cụ thể và duy nhất của Brahman.
Brahman không đơn giản là tinh thần siêu việt phổ quát của vũ trụ mà còn là nền
tảng của nhân cách con người và sức mạnh của nó là bất biến. Brahman là sự khởi
đầu của vũ trụ và được biết đến thông qua Atman. Vì vậy, Brahman cũng là Atman
và ngược lại, Upanisad cho rằng Brahman vừa là vật chất, vừa là nguyên nhân của
vũ trụ. Sức mạnh huyền bí của Thần tối cao Brahma được thể hiện thông qua người
Maya (sức mạnh siêu nhiên được sở hữu bởi các vị thần hoặc ma quỷ). Maya bao
gồm ba Guna (phẩm chất, thuộc tính): Sattva, Rajas và Tamas. Sattva là sự cân bằng
hoặc rõ ràng; Rajas là sự mất cân bằng; Tamas thụ động, đen tối và thiếu hiểu biết.
Ba Guna hiện diện ở các mức độ khác nhau trong mọi vật thể, thống nhất hoặc phân
chia, bao gồm cả sự kết hợp giữa thể xác và tâm hồn của một cá nhân. Ví dụ, khi
Sattva chiếm ưu thế trong một cá nhân, ánh sáng tri thức bắt đầu chiếu vào cơ thể và
tâm trí anh ta. Khi Rajas thắng thế, mọi người bị xáo trộn bởi niềm đam mê. Khi
Tamas chiến thắng, mọi người khó kiểm soát được hành động của mình. Sự tồn tại
của Gunas trong vũ trụ này gắn liền với việc tạo ra thế giới loài người. Vì linh hồn
con người giống hệt linh hồn vũ trụ nên con người cũng sở hữu Guna của Brahma.
Vì vậy, từ khi vũ trụ được tạo dựng theo ý muốn của Đấng Tối Cao, xã hội loài người
cũng được hình thành theo đó. Sự ra đời và hình thành của vũ trụ gắn liền trực tiếp
với sự ra đời của thế giới loài người, trong đó có chế độ Varna.
Luật Manu nói rằng sự tồn tại của vũ trụ dựa trên sự tồn tại của bốn đẳng cấp.
Nguồn gốc của đẳng cấp cho thấy vị trí của nó trong xã hội. Đẳng cấp Bà la môn
phát sinh từ miệng của Brahma, đẳng cấp Kshatriya phát sinh từ cánh tay, đẳng cấp
Vaishya từ đùi và đẳng cấp Sudra từ bàn chân của Thần. “Trong Manu, Điều 31,
Chương 1”. Luật của Manu cũng quy định rằng miệng là nơi của những điều tốt đẹp,
cánh tay là nơi bảo vệ và kiểm soát, đùi là nơi trồng trọt và sản xuất, còn bàn chân
chỉ để vâng lời và phục tùng. phục vụ. Vì vậy. Luật này còn khẳng định “Người cao
hơn rốn thì được coi là trong sạch hơn; do đó bản thể tuyên bố rằng miệng của nó là
thanh khiết nhất” – “Manu điều 92, chương I”. Bởi nguồn gốc thuần khiết nhất của
mình nên vị trí chúa tể đầu tiên của mọi người thuộc về Bà la môn: “Bởi vì ông được 6
tạo thành từ phần thiết yếu nhất của cơ thể mình, bởi vì ông được sinh ra đầu tiên và
vì ông biết kinh thánh Veda, Bà la môn đã nhận được quyền làm chủ vạn vật” –
(Manu, điều 93, chương I). Từ những thuộc tính này, phẩm chất của những Varna
sinh ra cũng khác nhau, quyết định những nhiệm vụ khác nhau của họ. Điển hình là
hai Varna trên: “Bình tĩnh, tự chủ, khổ hạnh, minh bạch, kiên nhẫn, lẽ phải, hiểu biết,
uyên bác và hiếu đạo là những đức tính vốn có của người Bà La Môn và xác định
bổn phận của họ- (Bhagavad Gita, chương 18, câu 42) hoặc “Sự dũng cảm, sức
mạnh, quyết tâm, tinh ranh, dũng cảm trong chiến đấu, cao thượng và khả năng lãnh
đạo là những phẩm chất vốn có ở Ksatriya và quy định nhiệm vụ của họ”- (Bhagavad Gita, chương 18, câu 43).
Kết quả của sự phân chia giai cấp này mang lại lợi ích lâu dài cho các giai cấp
trên, tạo cơ hội cho họ bóc lột các giai cấp dưới thông qua cơ cấu tổ chức xã hội.
1.3. Sự phân biệt giữa các Varna
Dân số Ấn Độ được chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấp chính:
Bà la môn, Kshatriya, Vaishya và Sudra. Nhiệm vụ của mỗi varna được xác định bởi
nguồn gốc của nó. Miệng dùng để nói những điều thông minh và có học thức. Vũ
khí tượng trưng cho hoạt động chiến đấu liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ. Và đôi chân tượng trưng cho sự
Trong luật Manu, nguồn gốc của đẳng cấp phản ánh vị trí của đẳng cấp trong
xã hội. Đẳng cấp Bà la môn được sinh ra từ miệng của Brahma, đẳng cấp Kshatriya
được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaishya từ đùi và đẳng cấp Sudra từ bàn chân của
các vị thần. Manu Lộ cũng cho rằng miệng là nơi nói những điều tốt đẹp: cánh tay
để bảo vệ và kiểm soát, đùi để tu luyện và sản xuất, còn bàn chân chẳng qua là sự
phục tùng và phục tùng. Bởi nguồn gốc thuần khiết nhất của mình nên vị trí chúa tể
đầu tiên của mọi người thuộc về Bà la môn.
1.3.1. Đẳng cấp Brahman
Đây là đẳng cấp có địa vị cao quý nhất, trong sạch nhất. Họ là các tăng lữ Bà la
môn, quyền lực của họ được ví như ánh sáng Mặt Trời. Đây là đẳng cấp được coi là
tinh túy ưu tú nhất. Trong luận Manu, - Điều 319, Chương IX viết: “Người Varna
phải thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với Bà la môn trong mọi hoàn cảnh, vì mỗi
người trong số họ đều là một vị thần vĩ đại”. Bà la môn không chỉ được kính trọng
vì nguồn gốc thần thánh và nếu họ bình thường hóa đẳng cấp của mình, họ cũng sẽ
phải đối mặt với sự trừng phạt nặng nề. 7
Các nghề nghiệp được quy định cho người Bà la môn là rất cao quý và chỉ dành
riêng cho giai cấp này. Bà la môn được xuất gia để thực hiện các nhiệm vụ như giảng
dạy, nghiên cứu, hy sinh cho bản thân và hy sinh cho người khác. Những nhiệm vụ
này không chỉ được quy định cho Brahman nhằm mang lại lợi ích kinh tế mà còn
mang tính bắt buộc. Trong đó công việc tế lễ là công việc thường xuyên và phải làm
hàng ngày của đẳng cấp Brahman.
Ngoài những công việc mà Brahman có thể làm thì còn có những công việc
những người thuộc đẳng cấp Brahman không được phép làm. Nếu bạn là một Bà la
môn, bạn không thể làm bất kỳ công việc nào thuộc đẳng cấp thấp hơn, và nếu đó là
công việc thuộc đẳng cấp thấp nhất, bạn sẽ ngay lập tức bị trục xuất khỏi đẳng cấp.
Nhưng ngay cả trong thời điểm khó khăn, một người Bà La Môn có thể làm công
việc của đẳng cấp thấp hơn, nhưng không thể làm công việc của đẳng cấp thấp nhất,
và vẫn phải thực hiện nghiêm túc bổn phận của mình, tuân theo nhiều quy định rất
nghiêm ngặt. Anh ta chỉ có thể thực hiện những nhiệm vụ này một cách nhất thời.
Khi hết thời gian đó, họ phải trở lại với đẳng cấp của mình, phải sám hối, từ bỏ
những công việc trong thời gian đó và phải trở về với công việc của mình. Nếu
Brahman không vâng lời, anh ta sẽ bị trục xuất khỏi xã hội vì vi phạm con đường.
Chính vì đẳng cấp này là đẳng cấp đứng đầu xã hội nên tài sản của các Brahman
sẽ không có đẳng cấp nào có quyền xâm phạm tài sản của đẳng cấp này. Sở dĩ là như
vậy bởi vì Brahman được sinh ra từ phần tốt nhất của thân thể nên những đặc quyền
của đẳng cấp này thì vua cũng không có quyền để can thiệp. Bà la môn là đẳng cấp
được phép nhận quà tặng tài sản từ các đẳng cấp khác và ngay cả nhà vua cũng phải
đồng ý với điều này. Và những tài sản của Brahman thì đó là những tài sản vĩnh viễn
là không được phép thu hồi.
Vào Ấn Độ cổ đại, hiến tế được coi là nghi lễ tôn giáo quan trọng nhất. Nó phục
vụ chức năng công việc cộng đồng và được coi là phương tiện duy trì sự thịnh vượng
của xã hội. Người Ấn Độ tin rằng Chúa ban phước lành và xuất hiện trong các nghi
lễ dù là không nhìn thấy điều gì. Các nghi lễ được thực hiện vào những thời điểm
đặc biệt nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, chỉ những người
thuộc đẳng cấp cao hơn mới có thể tham gia nghi lễ này, trong đó Bà la môn đóng
vai trò là người chủ trì nghi lễ. Tuy nhiên cũng có trường hợp mà Brahman không
được tham gia lễ tế sinh khi họ phạm phải tội giết người cùng đẳng cấp với mình. Vì
vậy, đẳng cấp Bà la môn, bằng sức mạnh thần thánh của mình, có trách nhiệm bảo
vệ phần cao quý và cơ bản nhất của con người, đó là tâm hồn. Những nghề như giảng
dạy kinh VêĐa, làm thầy tế lễ, nhận lễ vật v.v... không chỉ là những nghề sống của 8
người Bà La Môn mà còn mang những đặc quyền tôn giáo. Vì, họ là những người
duy nhất chịu trách nhiệm tổ chức tế lễ để tiếp xúc với thần linh. Chúng ta thấy rằng
Brahman có trách nhiệm tuân theo phong tục. Họ là những chuyên gia trong việc
giảng dạy người trẻ và giải thích kinh Veda, trong đó có những từ “mặc khải” được
coi là chân lý tuyệt đối. Khác với ba đẳng cấp trên, đẳng cấp Sudra không được phép
học kinh. Các Brahman tin rằng một Sudra nghe kinh Vêđa sẽ bị đổ chì vào tai, tụng
kinh Vêđa sẽ cắt đứt lưỡi và học thuộc lòng sẽ chặt đứt thân thể. Đạo Bàlamôn là
đạo riêng của tầng lớp Brahman và không cho bất kỳ cá nhân nào tiếp cận nó.
Tầng lớp Bà la môn tuy được coi là tầng lớp cao quý nhất nhưng họ phải tuân
theo những quy định nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, họ cũng phải tuân
theo các quy tắc khắt khe đối với đẳng cấp ăn uống và trang phục của mình. Ngoài
việc tuân theo những quy tắc chung, Bà la môn còn phải tuân theo những quy định
cụ thể của đẳng cấp của mình. Đừng bao giờ cho Bà la môn ăn những gì bị kẻ giết
Bà la môn, Sudra, bác sĩ, người săn bắt, người cai trị thành phố, thợ giặt, người phụ
nữ không chung thủy nhìn thấy. Những gì người say rượu đưa, những loài bị mất
đầu, những loài có cánh và côn trùng kèm theo. Nếu một người Bà la môn vô tình
ăn phải thức ăn bị cấm, người đó phải thanh lọc cơ thể và nhịn ăn. Người Bà la môn
không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cấm mà còn phải duy trì chế độ ăn uống
tương xứng với địa vị xã hội của mình. Người Bà La Môn được khuyên không nên
ăn cùng vợ. Đừng nhìn vợ ăn. Đừng ăn với thức ăn trên đùi. Không ăn từ nồi đã vỡ,
ngay cả khi nồi bị coi là bẩn. Không ăn nằm trên giường với tay trái úp xuống. Muốn
khỏe mạnh theo đạo Bàlamôn, không nên ăn quá nhiều, quá sớm hoặc quá muộn.
1.3.2. Đẳng cấp Kshatriya
Đây là tầng lớp thứ hai trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ và bao gồm quý tộc,
hoàng tử và chiến binh. Theo luật pháp thì vua phải là người xuất thần từ đẳng cấp
này. Bộ luật Manu điều 84, chương IV: “Đừng nhận quà của ông vua không xuất
thân từ dòng dõi Kshatriya” Theo nguồn gốc của Varna, Brahman là người đứng đầu
trật tự Varna và nhiệm vụ của nhà vua là bảo vệ thần dân của mình. Nhưng mà
“Nhiệm vụ của một vị vua là bảo vệ thần dân của mình, tôn vinh các bậc hiền triết
cổ xưa, giải quyết các vụ án và duy trì mỗi đẳng cấp theo nhiệm vụ được quy định.”.
Với quyền lực cũng như dòng dõi cao quý thì việc đầu tiên đó là cai trị đất nước. Để
hoàn thành nghĩa vụ này, Kshatriya phải dũng cảm chiến đấu chống lại kẻ thù để bảo
vệ người dân của mình. Đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là vinh dự của đẳng cấp
Kshatriya. Đẳng cấp này cũng có nghĩa vụ chiến thắng khi thực hiện nghĩa vụ của
mình. Công việc của một Kshatriya là luôn giành chiến thắng. Nhà vua phải phấn
đấu để giành chiến thắng, dù là có sự đạo đức hay là vô đạo đức. Bởi vì danh tiếng 9
của vua sẽ tăng lên khi đàn áp kẻ thù. Nhà vua không chỉ là người có quyền cao nhất
ở trong nhà nước mà còn là người đứng đầu quân đội và được Đấng Tối cao ủy quyền
thực hiện các nghi thức hiến tế. Do đó vai trò của nhà vua rất quan trọng.
Trong bộ luật Manu có đề cập một ông vua tốt, có nguồn gốc cao quý và sẽ nhận
được sự ủng hộ của nhân dân. Vì vậy, nhà vua không chỉ được coi là người bảo vệ
dân chúng khỏi bị xâm lược mà còn là người duy trì trật tự xã hội, đồng thời, nhà
vua có nhiệm vụ bảo vệ sự trong sạch của các giai cấp trong xã hội và đảm bảo công
bằng trong thừa kế. Để đảm bảo việc phân chia tài sản.
Tuy là người có quyền quyết định đối với mọi vấn đề trong việc quản lý đất nước
nhưng đẳng cấp này vẫn vị đẳng cấp Brahman chi phối. Vẫn phải tôn dành sự tôn
kính, những quyết định đưa ra thì nhà vua phải hỏi ý kiến của Brahman, phải lắng
nghe hội đồng cố vấn Brahman. Tuy hội đồng cố vấn này phải được tham vấn nhưng
quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Nhà vua. Đẳng cấp Bà la môn và đẳng cấp
Kshatriya có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Lý do là “không có Brahman thì
Kshatriya không thể thành công, và không có Kshatriya Brahman không thể thịnh vượng”.
Chức vụ cai trị đất nước là do cha truyền con nối. Vì vậy, nếu có một hoàng tử
có phẩm chất đạo đức thì có thể thừa kế ngai vàng. Do đó, việc duy trì dòng máu
Kshatriya được đề cao. Trong mọi trường hợp thì người kế vị ngai vàng sẽ không bị
giết vì kế vị chính thống sẽ dễ có được lòng trung thành của nhân dân hơn. Nó cho
thấy giai cấp Kshatriya nhận thức rõ ràng vai trò quan trọng của mình trong việc
điều hành đất nước, đó là lý do tại sao hiện nay họ đang tăng cường chế độ độc tài
tập trung để bảo vệ lợi ích của giai cấp và gia đình.
Tầng lớp này không chỉ là người lãnh đạo đất nước mà còn có quân đội hùng
mạnh và khối tài sản lớn, khiến nó trở thành tầng lớp giàu có và quyền lực nhất. Sự
phát triển mạnh mẽ sức mạnh quân sự là một trong những nền tảng quan trọng giúp
các vị vua sở hữu đất đai, mở rộng, củng cố quyền lực và xây dựng một đế chế hùng
mạnh. Đối với đẳng cấp này, lao động được điều tiết và sinh kế bắt nguồn từ các
hoạt động quân sự và quản lý nhà nước. Tham gia các hoạt động quân sự là phần
quan trọng nhất của công việc. Bởi vì “Nghĩa vụ cao nhất của một Kshatriya là trung
thành với dòng dõi và đức tin. Phải đè bẹp quân thù mà giành lấy vinh quang”.
Vì đây là giai cấp thống trị đất nước nên chính nhà vua (thuộc Kshatriya) là
người có quyền sở hữu cuối cùng trên danh nghĩa đối với đất đai và tài sản trên khắp
đất nước, không bao gồm tài sản của giai cấp Bà la môn. Nhà vua không chỉ sở hữu
đất đai trong nước mà còn bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. Nhà vua 10
không chỉ là chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về tài sản của mình mà còn đối với tài sản
của thần dân. Ví dụ: “Nếu người có tài sản bị đánh cắp, nếu anh ta bắt được kẻ trộm,
thì kẻ trộm không chỉ phải trả tiền mà còn bị phạt vì hành vi trộm cắp.'' Và nếu người
bị đánh cắp chứng minh được mình là người sở hữu tài sản này hộ có thể có quyền
chiếm lại tài sản này. Và nếu trong trường hợp họ không chứng minh được thì mất
quyền sở hữu tài sản, thì sẽ bị phạt gấp 5 lần giá trị tài sản và tài sản đó trở thành tài
sản của nhà vua. Và “Nếu tài sản của dân bị kẻ trộm đánh cắp mà nhà vua không thể
điều tra hay trả lại thì nhà vua phải tự bỏ tiền túi bồi thường”.
Và từ đó có thể thấy, hai đẳng cấp Bà la môn và Kshatriya là đẳng cấp thống
trị tinh thần trong xã hội và sở hữu phần lớn tài sản. Vì vậy, hai giai cấp này cũng
là những người được hưởng nhiều lợi ích về kinh tế và có cuộc sống khá giả. Sang trọng nhất.
1.3.3. Đẳng cấp Vaisya
Đây là đẳng cấp thứ ba trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ. Mặc dù cũng xuất
thân cao quý trong xã hội như những người Bà La Môn và Kshatriya, nhưng địa vị
của họ lại nằm ở đáy của đẳng cấp – “ Ra đời hai lần”. Đẳng cấp này là tầng lớp bị
trị. Trong bộ luật Manu có khẳng định: “Người ở cao hơn rốn được cho là trong sạch
hơn”, mà đẳng cấp Vaisya được sinh ra từ bắp đùi nên họ được coi là những lỗ hõm
ở phía dưới thân thể. Vì thế mà dù có đến nhà như một vị khách, đẳng cấp này và
Sudra vẫn phải ngồi ăn chung với đầy tớ của nhà chủ.
Vaisya là đẳng cấp lao động trong xã hội. Ngoài ra, họ còn phải nộp thuế và
phục vụ như những người lính của quốc gia. Mặc dù là một đẳng cấp thống trị nhưng
Vaisya vẫn có thể hỗ trợ nhà vua trong các công việc quốc gia trong một số trường
hợp. Đẳng cấp này lập ra các phường hội mục đích chính đó là giúp đỡ nhau trong
công việc. Ở những phường hội này không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn là
tổ chức chính trị. Ngoài các hội thợ thủ công và thương nhân, còn có các hội của dân
làng, người bảo vệ rừng và thậm chí cả bọn cướp. Và đặc biệt hơn là, các phường
hội này ngoài nhiệm vụ kinh tế còn có chức năng là thiết chế hỗ trợ nhà vua trong
việc quản lý hành chính, kinh tế của làng.
Về mặt kinh tế, Vaysia phải kiếm sống bằng buôn bán, cho vay nặng lãi, nông
nghiệp và chăn nuôi. Do Vaisya là những người lao động chính trong xã hội nên các
nghề quy định cho Vaisya còn có thể làm các công việc liên quan đến thủ công nghiệp
như thợ rèn, kim hoàn, đan lát, thợ thêu, thợ dệt,… Vaysia cũng có thể cũng lễ và
nghiên cứu kinh Vêđa như hai đẳng cấp trên. Và như hai đẳng cấp trên, Vaysia nếu 11
không thể làm công việc của mình thì sẽ sống như Sudra nhưng không làm những điều bị cấm.
Họ cũng được chia một phần ruộng đất và phải có trách nhiệm với phần ruộng
đất được giao. Trong số các đất đai được chia thì mảnh đất nào có thể trồng trọt tốt
trên mảnh đất ấy thì được hưởng nhiều ưu đãi về thuế. Còn ngược lại nếu đất đó
không tốt thì sẽ bị tịch thu. Vaysia còn có thể tăng tài sản của mình lên nhờ những
công việc khác ngoài công việc trồng trọt trên đất đã được chia. Như vậy, có thể thấy
rằng, dù là đẳng cấp bị trị nhưng Vaysia vẫn có tài sản, có công việc để nuôi sống được bản thân mình.
Đẳng cấp này cũng phải làm tròn vai trò tôn giáo của mình trong xã hội. Vaysia
có nghĩa vụ học và hiểu kinh Vê đa để tiến hành hiến tế, dâng lễ vật lên thần linh.
Đẳng cấp này cũng là đẳng cấp đông đảo nhất tham gia vào những nghi lễ tôn giáo.
1.3.4. Đẳng cấp Sudra:
Đây là đẳng cấp có địa vị thấp kém nhất trong hệ thống đẳng cấp. Họ là những
người hầu có nhiệm vụ duy nhất là phục vụ tầng lớp thượng lưu vô điều kiện, không
phàn nàn, phàn nàn. Vì vậy, ý định đơn thuần của Sudra là ngồi cạnh một Brahman
đã bị coi là báng bổ, và Sudra có thể phải chịu hình phạt về thể xác. Tuy nhiên, Sudra
không phải là nô lệ mà chỉ là tầng lớp thấp nhất của những người tự do và bị đối xử
như một đẳng cấp Vaisya bị áp bức. Luật của Manu quy định rằng nếu một Sudra cố
gắng đạt đến địa vị con thứ, anh ta sẽ bị lưu đày hoặc bị trừng phạt. Hiển nhiên, chỉ
những người tự do mới phải chịu hình phạt lưu đày, còn đối với nô lệ, áp dụng hình
phạt này đồng nghĩa với việc giải phóng họ. Do địa vị xã hội thấp nên nghề nghiệp
của Sudra là kiếm sống để phục vụ Brahman. Họ có thể phục vụ những Kshatriya và
Vaisya giàu có để kiếm sống, nhưng họ không thể duy trì và nuôi sống chính mình
bằng cách phục vụ những người Bà la môn. Ngoài ra, Surda cũng có thể làm các
công việc tùy theo năng lực và cũng sẽ nhận được mức lương khác nhau. Và trong
một số trường hợp đặc biệt nào đó, họ cũng có thể làm những công việc khác mà
không thuộc đẳng cấp của bản thân. Nếu trường hợp đặc biệt xảy ra thì Sudra có thể
làm những công việc như: làm gốm, thợ nhuộm, làm mộc, khai thác mỏ, người gội
đầu, thợ cạo, binh sĩ… Sudra còn có một nghề nghiệp đặc biệt là làm nô lệ. Ở Ấn
Độ cổ đại nô lệ được gọi là Dasa. Khái niệm này chỉ đơn giản đề cập đến những
người lao động “không tự do”. Chế độ nô lệ không phát triển mạnh trong thời kỳ
Vêđa. Tuy nhiên, vào thời Kautilya, nô lệ tồn tại với số lượng lớn và là một phần
không thể thiếu trong xã hội.
Và trong khi, ở các đẳng cấp khác có thể có quyền sở hữu tài sản thì Sudra không
những không sở hữu tài sản mà họ còn có thể bị chiếm đoạt tài sản của mình- Bà la
môn, có thể vô tư chiếm đoạt tài sản của Sudra vì đơn giản kẻ này không có bất kì 12
tài sản gì và chuyện bị chủ lấy đi tài sản là chuyện bình thường. Vì chuyện mà Sudra
tích lũy tài sản sẽ là mối lo cho các tầng lớp thượng lưu trên, và cho dù có khả năng
( làm việc đó) thì Sudra cũng không nên làm, bởi vì Bà la môn sẽ làm khó để Sudra
không thể trở nên giàu có. Tuy là đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội, theo quy
định, người Sudra không sở hữu tài sản. Nhưng ở một số ngoại lệ hay trường hợp
nhất định Sudra có thể sở hữu tài sản riêng của bản thân nếu những thành viên của
ba đẳng cấp trên vì lí do nào đó mà bố thí cho họ thì tài sản đó sẽ trở thành sở hữu
riêng của Sudra. Mặc dù vậy, tài sản mà họ có thể nhận được rất nhỏ nhoi và không đến nhắc đến.
1.4. Một vài điều về đẳng cấp thứ 5 (Dalit)
Trong xã hội Ấn Độ tồn tại 4 đẳng cấp được công nhận và một đẳng cấp không
được công nhận. Đây được coi là đẳng cấp bị loại khỏi hệ thống bốn đẳng cấp. một
đẳng cấp hoàn toàn bị phủ nhận. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, “Theo kết quả điều
tra dân số năm 2011, nhóm này bao gồm hơn 200 triệu người, chiếm 16% dân số Ấn
Độ”. Đúng như cái tên của mình những người Dalit phải làm những nghề bẩn thỉu
mà không ai muốn mó tay vào. Ví dụ: như (Canh gác nhà tù, chôn cất người chết,
dọn dẹp nhà vệ sinh, vận chuyển phân bón, giết mổ gia súc và đâm người để lấy tiền
công). Chính vì làm những công việc này mà linh hồn của họ bị coi là ô uế cấm bước
vào đền thờ của hindu giáo. cần lưu ý rằng là ở ấn độ bẩn thỉu và ô uế là 2 khái niệm
khác nhau hoàn toàn. Ví dụ: rác trên sàn nhà hoặc lũ chuột thì là bẩn thỉu, nhưng mà
không ô uế nên là mọi tầng lớp đều có thể chạm vào. thế nhưng những người đã mất
hoặc chất bài tiết của người thì bị coi là ô uế, nên những đẳng cấp cao sẽ không chạm
vào cũng như là không chung đụng với những kẻ chạm vào ô uế dù một lần. Mặc dù
đi ngược lại với hiến pháp thế nhưng người ta vẫn tuân theo quy tắc, nhất là ở những vùng quê.
Vì ở nhiều làng mạc nhà dần không có toilet riêng mà phải đi nhà vệ sinh công
cộng. tất cả việc dọn dẹp là trách nhiệm của Dalit. họ phải sống tách biệt với cộng
đồng, ở trong những khu ổ chuột mà ta thấy trên phim ảnh không hề. nói quá chút
nào. nhìn chung thì những đẳng cấp cao không muốn ở gần giai cấp hạ tiện. trước
những năm 1950, họ còn không đi nhà hàng vì sợ các dalit làm việc trong nhà bếp
có thể chạm vào đồ ăn của họ thế nhưng khi đời sống ngày càng phát triển nhanh
chóng, tư duy của con người cũng thay đổi. nếu như cách đây từ 2 đến 3 chục năm,
các giai cấp khác nhau sẽ không thể làm bạn thì bây giờ một hệ tư tưởng mới với tư
duy cởi mở hơn đã không còn quá bận tâm đến đẳng cấp có những giáo viên bà la
môn sẵn sàng làm bạn với giai cấp dưới bất chấp lời ra tiếng vào về sự chênh lệch
đẳng cấp vào năm 1997, Kocheril Raman Narayanan đắc cử tổng thống. đó là một
bước ngoặt trong lịch sử ấn độ, vì ông là người đầu tiên và cho đến bây giờ là người 13
duy nhất đến từ đẳng cấp Dalit được bầu làm tổng thống. Cho đến tận ngày nay, ông
vẫn là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của đội thế nhưng dĩ nhiên không
phải ai cũng sẵn sàng thay đổi tư duy. nhiều người vẫn phân biệt đối xử với đạo lý
dù họ không làm những việc bị coi là ô uế chỉ vì đầu óc cổ hủ tin rằng tiếp xúc hoặc
ở gần dalit sẽ ô uế và hạ thấp đẳng cấp của mình xuống Dalit.
Định kiến này ăn sâu vào những người này, và họ cũng muốn đảm bảo rằng là
con cái của họ cũng thấm nhuần tư tưởng của bố mẹ đừng động vào dalit. cho đến
tận ngày nay gần 30% làng mạc ở ấn độ có hiện tượng nhân viên y tế công từ chối
bước vào nhà của các dalit, dalit cũng không được bước chân vào đồn cảnh sát. còn
ở trường trẻ con không được ngồi với bạn học thuộc đẳng cấp cao hơn còn nếu dám
phản kháng thì có thể sẽ rất tàn khốc. Trung bình mỗi tuần ấn độ ghi nhận 13 người
bị tước đi sinh mạng. chính phủ ấn độ có những chính sách ưu đãi riêng gọi là
reservations tức là dành chỗ cho dalit trong giáo dục việc làm cũng như là hệ thống
chính trị. con em giai cấp thấp được ưu đãi với điểm số khi thi vào các trường đại
học. trong quốc hội ấn độ, 24% số ghế được dành cho tầng lớp thấp. chính sách
reservations vốn là biện pháp tỉnh thể được áp dụng sau khi ấn độ tuyên bố độc lập.
ban đầu nó chỉ có hiệu lực 10 năm, thế nhưng hơn 7 thập kỷ đã trôi qua và nó vẫn
tiếp tục được thực thi. điều mà chính phủ ấn độ không công khai, đó là để được
hưởng ưu đãi những người thiệt thòi buộc phải xin giấy chứng nhận mình là dalit.
và dù cho dallwitz có được giành chỗ trong các cơ quan công quyền tổ chức kinh tế
thì chỗ của họ cũng không phải là những vị trí đáng kể. chính người dân ấn độ cũng
tranh cãi rất nhiều về chương trình này, một số người cho rằng chính sách dành chỗ
giúp cho dalit thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo, trong khi một số người khác thì
nói rằng làm như vậy là không công bằng cho những người cũng nỗ lực chăm chỉ
thế nhưng không thuộc tầng lớp thấp. bên nào cũng có cái lý của mình. bên thì cho
rằng lịch sử có món nợ cần phải trả. bên thì bảo là vì hiến pháp đã xóa bỏ chế độ
đẳng cấp vì vậy tất cả mọi người đều có cơ hội ngang nhau. dù sao đi chăng nữa
không thể phủ nhận hệ thống đẳng cấp bao trùm lên mọi lĩnh vực ở ấn độ. dù ngày
nay hệ thống đẳng cấp ở ấn độ không còn quá kinh khủng như thời thuộc địa, thế
nhưng sự phân biệt đối xử vẫn còn đó và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã
hội. vậy có thể xóa bỏ nó hoàn toàn không? câu trả lời có lẽ là rất khó khi mà nó gắn
liền với niềm tin của tôn giáo lâu đời nhất thế giới với khoảng một tỷ tín đồ. 14
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
2. Tác động của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ
Sự xuất hiện, chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ là từ rất sớm. Chế độ này
được đề cập tới rất nhiều trong những bộ sách nghiên cứu được viết qua hàng nghìn
năm. Will Durant, nhận xét rằng: ‘Giống như tất cả các dân tộc khác, người Aryan
cấm cả việc đồng chủng và kết hôn khác chủng tộc, nghĩa là họ không được phép
kết hôn với họ hàng gần, cũng như không được phép kết hôn với người khác ngoài
thị tộc. Từ những quy tắc này đã nảy sinh ra chế độ Ấn Độ đặc biệt nhất dưới đây (chế độ Varna).
Bị nuốt chửng bởi một lượng lớn thổ dân mà họ coi thường như một chủng tộc
thấp kém hơn mình, người Aryan phải cấm kết hôn với thổ dân để ngăn cản việc
vượt biên. Nếu không, trong vòng hai thế kỷ, các dân tộc bản địa sẽ bị đồng hóa và
hấp thụ, do đó mất đi toàn bộ giống loài của họ. Đầu tiên, việc phân chia giai cấp
dựa trên màu da: một bên là người mũi dài, một bên là người mũi tẹt; Một bên là dân
tộc Aryan, một bên là dân tộc Naga và Dravidian, phải tuân theo những quy định
trong hôn nhân với người cùng chủng tộc’.
Ngay từ đầu, hệ thống này dựa trên sự phân chia màu da và chủng tộc, nhưng
với những thay đổi của xã hội, hệ thống này đã mở rộng thông qua sự phân biệt đối
xử trong hôn nhân, tôn giáo và nghề nghiệp. Vì vậy, mỗi Varna được phân biệt rõ
ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, bổn phận của mình trên các lĩnh vực khác nhau như
chính trị, kinh tế, xã hội,… Thực chất, sự phân chia đẳng cấp cũng giống như một
công thức. Đó là sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính: kẻ thống trị và kẻ bị
thống trị. Hai giai cấp này có quyền lợi đối lập nhau. Giai cấp thống trị chiếm số
lượng ít hơn trong xã hội, phần đông là giai cấp bị thống trị. Nếu ở phương Tây, giai
cấp thống trị là chủ nô thì ở phương Đông giai cấp thống trị là các vua chúa, tăng lữ,
quý tộc,... Chế độ đẳng cấp cũng đã chia các đẳng cấp thống trị và đẳng cấp bị thống
trị. Brahman và Kshatriya là hai đẳng cấp thống trị. Có địa vị kinh tế, xã hội. hai
đẳng cấp này sống sung sướng nhờ sự bóc lột hai đẳng cấp bị trị là Vaysia và Sudra.
Và qua chế độ Varna ta có thể thấy được sự phân biệt đẳng cấp vô cùng khắc nghiệt
cũng như những ảnh hưởng mà nó mang lại trong lịch sử Ấn Độ. 15
2.1. Đối với chính trị
Chế độ Varna ra đời và phát triển từ rất lâu đời ở Ấn Độ. Và có ảnh hưởng mạnh
mẽ, liên tục, lâu dài đến chính trị, xã hội Ấn Độ. Nó phản ánh hiện thực lịch sử
nhưng cũng tác động ngược lại với hiện thực.
Thứ nhất chế độ Vác-na, làm cho hệ thống chính trị của Ấn Độ khác với hệ
thống chính trị của các nước phương Đông. Nó đã tạo ra bộ đôi quyền lực chính trị
ở hai đẳng cấp đầu tiên là Brahman và Kshatriya để thống trị xã hội thay vì hầu hết
các nước phương Đông đều có một vị vua với quyền lực vô song. Ta có thể thấy rằng
khi tìm hiểu về các đẳng cấp thì Vua ở Ấn Độ không phải là người có quyền quyết
định tất cả. Nhà vua chỉ có quyền quyết định số phận của một bộ phận dân chúng,
trong đó không có Bà-la-môn. Theo các tài liệu nghiên cứu thì Vua nếu không giải
quyết được vấn đề thì phải bàn bạc với Bà la môn. Đối với các vấn đề quan trọng thì
ý kiến của tăng lữ càng trở nên cần thiết. Vì thế, nhà vua có hội đồng cố vấn đặc biệt
là các Bà la môn. Theo quy định, nhà vua phải tham khảo ý kiến của Hội đồng này
về những vấn đề quan trọng. Dù nhà vua có tham khảo ý kiến hay tự mình ra quyết
định thì ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của sự cai trị của Bà la môn. Sự kết hợp của
hai đẳng cấp Brahman và Kshatriya nhằm mục đích điều chỉnh trật tự xã hội phù
hợp với lý tưởng mà giai cấp thống trị mong muốn. Bà la môn cần nhà vua để Varna
trở thành luật lệ của nhà nước mà mọi cư dân phải tuân theo, còn nhà vua cần các tu
sĩ để hệ thống đẳng cấp của Varna ăn sâu vào tư tưởng của người theo đạo Hindu, để
nó trở thành bổn phận trong tôn giáo của họ.
Thứ hai chế độ đẳng cấp, một phần nào đó cũng giúp cho nhà nước duy trì
được sự ổn định trong xã hội và cư dân của Ấn Độ.
Mặc dù đây là một chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức hà khắc nhưng chúng ta
cũng phải nhìn nhận về mặt tích cực của chế độ này. Một nhà nghiên cứu tin rằng
‘Chế độ Varna đã tạo ra trật tự từ sự hỗn loạn gây ra bởi sự bất bình đẳng và khác
biệt giữa các cá nhân, từ đó giúp hàng triệu người không bị ám ảnh bởi tham vọng
làm giàu’. Chế độ này quy định đời sống cá nhân, cho mỗi người một Dharma, tạo
vị trí các nghề nghiệp, mỗi người có một nghề nhất định, không ai sẽ nghĩ tới chuyện
khinh xuất đổi nghề và từ đó cũng giúp những người có chung ngành nghề đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau đồng thời, chế độ đẳng cấp cũng làm nên tinh thần tối cao, đảm
bảo cho sự thịnh vượng và phát triển của xã hội vì giữa con người luôn tồn lại sự
khác biệt, không thể công bằng khi mà chính bản thân họ vốn sinh ra đã không công
bằng, ai có niềm tin và sự đức hạnh sẽ được hưởng phúc đức nhiều hơn. Vì vậy, dù
cảm thấy bất công thì họ vẫn sẽ tuân thủ tuyệt đối, duy trì luân lí xã hội. 16
Thứ ba, chế độ Varna trở thành công cụ thống trị của nhà nước, nó tạo ra sự
chia rẽ lớn nhất trong xã hội Ấn Độ, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị.
Một nhà nghiên cứu cho biết: ‘Xã hội đẳng cấp Ấn Độ không phải là một cộng
đồng đồng nhất. Đẳng cấp là những nhóm người được hình thành trên cơ sở phát
triển nội tại của chính họ, liên kết một cách tự nguyện, không phải do chọn lọc mà
do dòng dõi. Tầng lớp mà một người thuộc về không được quyết định bởi sự giàu có
của họ như ở Châu Âu mà bởi sự may mắn của loại gia đình mà họ sinh ra... bởi vì
đẳng cấp là một sự khác biệt’. Việc mỗi người Ấn Độ sinh ra trong một đẳng cấp
nhất định, được xác định bởi dòng dõi của họ, đã khiến việc cai trị các quốc gia Ấn
Độ cổ đại trở nên dễ dàng hơn so với các quốc gia khác. Bởi vì nếu các quốc gia và
triều đại khác phải đấu tranh để giành quyền cai trị xã hội thì giai cấp thống trị ở Ấn
Độ nghiễm nhiên có được quyền này.
Những quy định của Varna không chỉ do giai cấp thống trị đặt ra nhằm tạo nên
một trật tự do họ cai trị mà còn tạo ra sự chia rẽ lớn giữa các đẳng cấp trong xã hội.
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa người Aryan và người bản địa,
cũng như giữa người Aryan thuộc hai đẳng cấp trên và người Aryan đang lao động.
Ngay cả trong hai đẳng cấp cao này, sự khác biệt về địa vị xã hội vẫn rất rõ ràng giữa
Brahman và Kshatriya. Không những vậy, trong mỗi Varna, sự phân tầng sâu sắc còn
diễn ra với sự hình thành của nhiều nhóm nhỏ với quyền lợi và địa vị khác nhau, đặc
biệt là trong nội bộ hai giai cấp thống trị. Mặc dù các đẳng cấp nhỏ hơn, theo nghề
nghiệp cụ thể vẫn chưa được hình thành như thời kỳ sau này, các hệ thống phân cấp
nhỏ hơn trong mỗi Varna cũng đã diễn ra kể từ khi hình thành chính thể này và hệ
thống phân cấp này cũng liên quan đến sự hình thành các đẳng cấp khác nhau.
Dharma, được quy định cho mỗi Varna, do đó chúng có thể được coi là điều kiện
tiên quyết cho sự chuyển đổi hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ trong thời kỳ chuyển đổi
sang chế độ phong kiến. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là sự phân tầng của Varna
chính hay Varna nhỏ cũng gây ra những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ với nhiều
mâu thuẫn đan xen, chồng chéo.
Thứ tư, chế độ Varna cũng giúp tạo nên một xã hội truyền thống, tiến bộ với
những tiêu chuẩn của một xã hội Hindu phát triển mạnh mẽ nhưng cũng chứa đựng
trong đó sự trì trệ của một xã hội hà khắc, dè dặt và nhiều phong tục lạc hậu.
Như đã đề cập ở các phần trên, chế độ Varna được người Aryan thiết lập để cai
trị người dân bản địa nên nó cũng là những chuẩn mực xã hội theo quan niệm tôn
giáo. Theo đó, ngay từ khi sinh ra, con người đã phải tuân theo và tuân theo Dharma
của mình thì xã hội mới phát triển và thịnh vượng. Con người sinh ra đã bị số phận 17
của cả giai cấp gắn liền và không có khả năng thay đổi. Theo thời gian, việc thực
hiện các Dharma sẽ hình thành một xã hội truyền thống theo tiêu chuẩn đạo Hindu.
Những chuẩn mực này được thể hiện rõ nét trong tín ngưỡng tôn giáo, nghi lễ, phong
tục tập quán, trang phục, ứng xử, quan hệ hôn nhân, gia đình và quan trọng nhất là
con người luôn biết rõ vị trí của mình trong xã hội và hành động theo bổn phận của
mình. Điều có thể thấy rõ trong chế độ Varna là sự phân tầng xã hội mạnh mẽ và sự
bất bình đẳng của hệ thống. Tuy nhiên, điều mâu thuẫn với thực trạng này là, trong
hàng ngàn năm lịch sử, xã hội này vẫn tiếp tục diễn ra một cách hòa bình, không hề
có bất kỳ sự phản kháng mạnh mẽ nào từ tầng lớp thấp hơn. Đây là tác động kép của
chế độ Varna đối với xã hội Ấn Độ: nó không chỉ tạo ra một xã hội có chuẩn mực
đạo đức theo Ấn Độ giáo, thống nhất trong tư tưởng và hành động mà còn tạo ra một
xã hội trì trệ, không thay đổi nhiều theo thời gian và có nhiều phong tục xấu. Trong
mọi lĩnh vực của xã hội, tác động của Varna đều như nhau theo hai hướng này.
Ví dụ, có một hệ thống nghiêm ngặt về hôn nhân giữa những người cùng đẳng
cấp, nhưng không được phép kết hôn giữa những người cùng huyết thống. Đây là
một điều tiến bộ vì đã loại bỏ được quan điểm kết hôn cận huyết, điều mà không
phải dân tộc nào thời đó cũng có thể làm được. tuy nhiên ta cũng thấy được sự khắt
khe của nó trong việc kết hôn. Nó không chỉ đòi hỏi về đẳng cấp mà còn về nghi lễ,
tôn giáo và chuẩn mực. Ví dụ, mặc dù sự khắc nghiệt của chế độ Varna là ép buộc
hôn nhân trong đẳng cấp, nhưng nó không cho phép kết hôn giữa những người thân
thuộc đẳng cấp. cùng một dòng máu. Đây được coi là một điểm khá tiến bộ vì nó đã
loại bỏ hôn nhân huyết thống, điều mà ít người cổ xưa biết đến, nhưng qua thư tịch
chúng ta cũng có thể thấy được sự nghiêm khắc của hôn nhân ở Ấn Độ. Đây không
chỉ là những quy định khắt khe về hôn nhân giữa các đẳng cấp mà còn là những yêu
cầu cao về nghi lễ tôn giáo. Những chuẩn mực trong hôn nhân, cách chọn vợ, chọn
chồng, cẩn thận lựa chọn chủng tộc của người kết hôn, những nghi lễ trang trọng và
tốn kém... đều thể hiện sự khắc nghiệt và tôn trọng của người Ấn Độ đối với vấn đề
quan trọng này. Yếu tố tiến bộ ở đây mà không thể phủ nhận được đó là sự chọn lọc
để phát triển giống. Điều này cũng đã khiến các gia đình ở ấy không muốn sinh con
gái. Bởi vì khi sinh con gái, bố mẹ là người có trách nhiệm nặng nề. Và muốn lấy
được chồng đàng hoàng, họ phải chăm sóc con gái thật tốt, đồng thời nhà gái cũng
phải tích lũy nhiều của cải làm của hồi môn khi con gái lấy chồng. Những tiêu chuẩn
mà người con gái phải có ngay từ tên gọi, hoàn cảnh gia đình, hình dáng cơ thể, tính
cách và sức khỏe cũng tạo thành hình mẫu người vợ lý tưởng và trọn vẹn trong xã
hội Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra sự phân biệt giới tính tàn nhẫn ở Ấn
Độ, hậu quả của sự coi thường phụ nữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. 18
Mặc dù hôn nhân theo Varna rất nghiêm ngặt nhưng việc ly hôn và tái hôn lại
khá tiến bộ. Đặc biệt đối với hai đẳng cấp dưới, theo quy định phụ nữ phải đợi chồng
trước khi tái hôn thì hai đẳng cấp dưới phải đợi ít năm hơn hai đẳng cấp trên. Phụ
nữ tuy không có quyền chủ động trong hôn nhân nhưng lại có quyền chủ động ly hôn.
Những quy định khác của Varna về tuổi kết hôn, hay về nghĩa vụ, đạo đức của
phụ nữ Aryan sau khi kết hôn... giúp bảo vệ phụ nữ khỏi những cuộc hôn nhân ngoài
ý muốn hoặc lựa chọn gia đình nhà chồng tương thích về trình độ và chủng tộc, duy
trì hạnh phúc và đạo đức trong từng gia đình. Nhưng đồng thời, nó cũng để lại một
“di sản” to lớn cho xã hội Ấn Độ, đó là tục lệ tảo hôn vẫn còn tồn tại đến ngày nay,
khiến phụ nữ không được học hành và có địa vị xã hội thấp hơn. Những hạn chế về
giai cấp, chủng tộc và đạo đức cũng có nghĩa là hôn nhân trong xã hội Ấn Độ hầu
như chỉ dựa vào sự sắp xếp giữa hai gia đình. Vì vậy, chế độ Varna đã tạo dựng nên
một xã hội Hindu chuẩn mực dựa trên bổn phận, đạo đức và trách nhiệm vì sự thịnh
vượng của xã hội nhưng lại góp phần cản trở sự phát triển chung của người dân.
Nhìn chung, các tài liệu cổ xưa đều cho thấy bốn đẳng cấp là bốn trụ cột của xã
hội. Nhiệm vụ của mỗi đẳng cấp được xác định từ nguồn gốc của họ. Miệng dùng
để nói những điều thông minh, có học thức; Vũ khí thể hiện hành động chiến đấu
gắn liền với nghĩa vụ bảo vệ; và đôi chân tượng trưng cho sự phục vụ. Mặt sản xuất,
lao động của xã hội tuy không được chú trọng nhưng lại là nền tảng tạo nên sự bền
vững của xã hội, đặc biệt là xã hội truyền thống Ấn Độ, không có sự can thiệp của
máy móc. Do đó, mỗi đẳng cấp đều có vị trí xã hội riêng của nó. Như vậy, có thể
thấy rõ trong thư tịch cổ, rằng nếu không có sự sáng tạo của trí tuệ Brahman thì xã
hội sẽ diệt vong và nếu không có công lao của Sudra thì nền tảng của xã hội cũng sẽ
sụp đổ. Nếu một ngày không còn chế độ đẳng cấp thì đời sống đạo đức của xã hội
Ấn Độ sẽ thay đổi hoàn toàn. Điều này giải thích tại sao các sách cổ nói riêng và Ấn
Độ giáo nói chung đều thần thánh hóa chế độ Varna để bảo vệ nó qua bao thăng trầm
của thời đại. Như một sử gia đã nói: ‘Không có thứ bậc thì không thể hình dung được
xã hội Ấn Độ’.
2.2. Đối với kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, chế độ đẳng cấp Varna cũng ảnh hưởng rất lớn, việc hành
nghề tôn giáo được coi là một nghề nghiệp sang trọng nhất, dễ kiếm ăn và vinh quang
nhất vì thế tầng lớp Brahman đã độc chiếm nghề đó và coi đó là một đặc quyền của
mình. Chính vì thế mà đẳng cấp này luôn nắm độc quyền tri thức. họ là người đi
truyền dạy kinh vệ và chỉ có họ mới có thể giải thích được những lời truyền dạy của
thần thánh. Do đó Brahman nắm quyền hành to lớn. các đẳng cấp còn lại thì cũng
phải tuân thủ những quy định về nghề nghiệp sinh sống của mình. 19
Đẳng cấp phải nộp tô thuế cho nhà nước nhiều nhất đó chính là những người
nông dân, hay là đẳng cấp Sudra. Họ có đất để làm nông nghiệp và phải nộp thuế
cho nhà Vua theo quy định và họ không được phép tích lũy tài sản vì đó là mối đe
dọa với các đẳng cấp trên. Nhưng trong một số trường hợp thì Sudra vẫn có thể sở
hữu tài sản của riêng mình như các đẳng cấp khác nếu thành viên của ba đẳng cấp
trên bố thí cho Sudra thì số tài sản đó là của riêng Sudra nhưng số tài sản này chiếm
số lượng nhỏ và không có giá trị lớn.
Đẳng cấp Vaisya cũng phải nộp mức thuế lớn. tuy nhiên tùy vào công việc mà
mức thuế cũng khác nhau. Bên cạnh đó, có những hoạt động đặc biệt mà không phải
đóng thuế như các vùng đất của vua để sản xuất dầu, mía, các hoạt động khai thác khác của nhà nước.
Những hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế khi phát hiện đều phải chịu sự bồi
thường gấp nhiều lần so với giá trị thực mà người đó phải đóng trước đó. Bên cạnh
nghĩa vụ thuế khóa thì các Vac-na phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước
như đắp đê, đào kênh, làm đường...
2.3. Đối với xã hội
Bên cạnh chính trị và kinh tế thì chế độ đẳng cấp còn tác động mạnh mẽ đối với
xã hội Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Theo đó, các Varna được quy định là nên lấy một
người cũng đẳng cấp với mình. Đó là điều tốt nhất cho họ. Còn nếu người con gái
mà yêu đương với người con trai kém đẳng cấp hơn thì sẽ bị giam trong nhà. Đối
với nam giới khi qua lại với người con gái cao quý hơn thì sẽ bị nhục hình kể cả đối
với hai đẳng cấp cao nhất. kết hôn với nhau cũng là điều cấm kị. Nguyên nhân của
việc cấm đoán là xuất phát từ việc một người con gái thuộc Kshatriya có thể lấy một
người Bà-la-môn, nhưng một người con gái thuộc đẳng cấp Brahman mà lấy một
người con trai thuộc Kshatriya thì bị coi là điều sai trái.
Dù không khuyến khích đa thê nhưng đàn ông ở ba đẳng cấp trên vẫn có thể lấy
thêm vợ nếu muốn nhưng với điều kiện là người vợ cả phải là người cùng đẳng cấp
với mình và những người vợ bé phải là những người thuộc đẳng cấp dưới. Đối với
Sudra chỉ có thể lấy một vợ còn với Vaysia thì có thể lấy một người vợ ở đẳng cấp
thấp hơn. Để kết hôn thì cả đàn ông lẫn người phụ nữ đều phải đáp ứng được những
yêu cầu về thể chất, tinh thần, đạo đức. Với đàn ông, ngoài việc tốt nhất là lấy vợ
cùng đẳng cấp thì họ còn được khuyên là không nên chọn những cô gái quá gầy hoặc
quá ốm yếu. họ được khuyên là lấy một cô gái một cô gái không có tật, tên dễ nghe,
có dáng đi uyển chuyển, tay chân mềm mại, răng trắng sáng.
Còn đối với phụ nữ, việc chọn chồng cũng là điều hết sức quan trọng. tuy nhiên,
cô ta không được phép chọn chồng mà mọi quyết định sẽ do cha của cô vì người cha
có một trọng trách đó là sẽ tìm kiếm người chồng lý tưởng cho cô con gái khi đã có 20