Tiểu luận cuối kì | Môi trường và phát triển | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tiểu luận cuối kỳ là một phần quan trọng của môn học Môi Trường và Phát Triển tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó, sinh viên có cơ hội tự chọn một chủ đề môi trường và phát triển mà họ quan tâm và tiến hành nghiên cứu sâu. Thông qua tiểu luận này, sinh viên sẽ có dịp thể hiện khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp cho các vấn đề môi trường hiện đại. Đồng thời, tiểu luận cũng giúp họ phát triển kỹ năng viết và trình bày ý tưởng một cách logic và rõ ràng.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487147
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐHQG TP.HCM TIỂU LUẬN
Đề tài: Công nghệ blockchain và ứng dụng trong bảo vệ môi trường
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Môn: Môi trường và phát
triển Giảng viên:TS. Phạm Bích Ngọc Sinh viên: Nguyễn Quỳnh Như MSSV: 2257061069 1 lOMoAR cPSD| 41487147 Mục lục
Mở đầu .................................................................................................................................................. 3
Chương I: Công nghệ blockchain. ...................................................................................................... 5 1.
Khái niệm .................................................................................................................................. 5 2.
Đặc điểm .................................................................................................................................... 6
Chương 2: Ứng dụng của công nghệ blockchain trong bảo vệ môi trường .................................... 6 1.
Kiểm soát và giảm phát thải carbon hydrat .......................................................................... 6 2.
Kiểm soát, quản lý tài nguyên. .............................................................................................. 11 3.
Làm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ................................................................ 15 2 lOMoAR cPSD| 41487147 Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Blockchain là công nghệ cơ sở dữ liệu chia sẻ, thường được biết đến
như công nghệ nắm sau Bitcoin, Ethereum và EOS. Blockchain được thiết
lập để phá vỡ nhiều ngành công nghiệp trong thập kỷ tới.
Bên cạnh đó , Blockchain cũng đem đến những tác động tích cực đầy hứa
hẹn tới môi trường không thua kém bất cứ biện pháp bảo vệ môi trường khác.
Thông qua đề tài “Công nghệ Blockchain và ứng dụng trong bảo vệ môi
trường ”, người viết chọn Biện pháp sử dụng Công nghệ Blockchain để đem đến
một góc nhìn mới, một biện pháp mới để bảo vệ môi trường. Từ đó gửi gắm hai
nội dung chính: Tác động tích cực đầy hứa hẹn của công nghệ Blockchain trong
việc bảo vệ môi trường và các ứng dụng, đường link dẫn cụ thể để mọi người có
thể cùng sử dụng công nghệ này để bảo vệ môi trường. 2. Ý nghĩa a) Ý nghĩa khoa học:
- Đóng góp vào lý luận nghiên cứu về các phương pháp bảo vệ môi trường.
- Ghi nhận những thành tựu hiện tại của những ứng dụng công nghệ
Blockchain trong bảo vệ môi trường
b) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có những ý nghĩa thực tiễn như sau:
- Giúp người viết phát triển kiến thức về môi trường và phát triển
- Làm nền tảng kiến thức tương lai.
- Khuyến khích tiếp cận công nghệ blockchain để bảo vệ môi trường
3. Đối tượng và phạm vi
- Các dự án hỗ trợ và sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ môi trường
- Các đất nước hỗ trợ và áp dụng công nghệ blockchain trong chính
sách bảo vệ môi trường
- Các nghiên cứu về công nghệ Blockchain
- Những thành tựu và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường từ sau năm 2000.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài: phân tích và tổng hợp
tài liệu. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu: sách, báo, website… 3 lOMoAR cPSD| 41487147
đưa ra nội dung cơ bản về công nghệ Blockchain và ứng dụng của
nó trong bảo vệ môi trường
5. Tài liệu tham khảo
(1) OECD, Blockchain Primer, p. 4, https://www.oecd.org/finance/OECD- Blockchain-Primer.pdf.
(2) Public, Private, Permissioned Blockchains Compared.
https://www.investopedia.com/news/public-private-
permissioned-blockchains-compared/ Truy cập ngày 20/06/2023.
(3) https://diendandoanhnghiep.vn/token-carbon-dau-tien-co-the-duoc-
giao-dich-tren-the-gioi-191531.html Truy cập ngày 20/06/2023.
(4) https://thoibaotaichinhvietnam.vn/dua-blockchain-vao-cac-giai-phap-tai-
chinh-xanh-de-giam-phat-thai-rong-120255.html Truy cập ngày 23/06/2023.
(5) https://medium.com/leclevietnam/7-c%C3%A1ch-khi%E1%BA%BFn-
blockchain-c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB
%87-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-e7f011434951 Truy cập ngày 21/06/2023.
(6) https://thoibaotaichinhvietnam.vn/dua-blockchain-vao-cac-giai-phap-tai-
chinh-xanh-de-giam-phat-thai-rong-120255.html Truy cập ngày 21/06/2023. 4 lOMoAR cPSD| 41487147
Chương I: Công nghệ blockchain. 1. Khái niệm
- Blockchain (chuỗi khối) là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng
các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng
các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Đây
là một nền tảng phi tập trung được vận hành bởi các nút (nodes) (1) giúp việc
lưu trữ, giao dịch của người dùng trên blockchain diễn ra một cách độc lập,
không đòi hỏi cần có bên trung gian, bất kỳ thay đổi nào cũng cần tới sự đồng
thuận của các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống
blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ
thông tin. Nhờ hệ thống dữ liệu phân tán và cơ chế đồng thuận giúp tăng tính
bảo mật dữ liệu, thông tin về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
- Công nghệ blockchain được xây dựng bởi một số thuật toán như: Bằng
chứng công việc (Proof of Work - PoW), bằng chứng cổ phần (Proof of Stake -
PoS). Đây là một mô hình có tính bảo mật cao, cho phép các nút hay bất kỳ
người dùng mạng blockchain có thể tiếp cận thông tin dễ dàng, bất kỳ ai cũng
có thể theo dõi được đường đi của các giao dịch và thống kê toàn bộ lịch sử
giao dịch trên địa chỉ đó thông qua tính minh bạch.
- Dựa trên những đặc tính của công nghệ blockchain, có thể
phân blockchain thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Public blockchain. Ở loại hình blockchain này, mọi người tham gia
đều có quyền như nhau, đều có thể đọc, ghi và không một ai có thể chiếm
quyền điều khiển hệ thống hay thay đổi dữ liệu một khi chúng đã được chứng
thực hợp lệ. Hiện nay, có rất nhiều public blockchain, nổi bật nhất là Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH).
Nhóm 2: Private blockchain. Đây là một hình thức thể hiện khác của
blockchain. Khác với public blockchain, private blockchain có thể kiểm soát
những ai được quyền tham gia vào vận hành hệ thống của mình (2) với vai trò
là nút chính. Private blockchain cũng có cơ chế đồng thuận khác biệt. Đây là mô
hình phù hợp cho một nhóm các công ty hay tổ chức.
Nhóm 3: Hybrid blockchain. Đây là sự kết hợp của private blockchain và public
blockchain. Với hệ thống này, người dùng có thể kiểm soát người nào có quyền
truy cập vào dữ liệu nào trong blockchain, vừa công khai một số dữ liệu, vừa giữ
những thông tin khác được bảo mật trong hệ thống tư. Một giao dịch 5 lOMoAR cPSD| 41487147
trong mạng lưới tư của hybrid blockchain có thể được xác thực bên trong mạng
lưới, đồng thời cũng có thể đưa thông tin này ra hệ thống công để xác thực. 2. Đặc điểm - Phi tập trung
Phi tập trung trong chuỗi khối là chỉ việc chuyển quyền kiểm soát và ra quyết
định từ một thực thể tập trung (cá nhân, tổ chức hoặc nhóm) sang một mạng lưới
phân tán. Các mạng lưới chuỗi khối phi tập trung sử dụng tính minh bạch để
giảm nhu cầu phải có sự tin tưởng giữa những người tham gia. Các mạng lưới
này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm
soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới. - Bất biến
Bất biến có nghĩa là một cái gì đó không thể thay đổi hay biến đổi được. Không
người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch
này vào sổ cái được chia sẻ. Nếu bản ghi giao dịch có lỗi, bạn phải thêm giao
dịch mới để bù trừ cho lỗi và cả hai giao dịch đều được hiển thị trong mạng lưới. - Đồng thuận
Một hệ thống chuỗi khối thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của người
tham gia cho phép ghi lại các giao dịch. Bạn chỉ có thể ghi lại các giao dịch
mới khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận. 6 lOMoAR cPSD| 41487147
Chương 2: Ứng dụng của công nghệ
blockchain trong bảo vệ môi trường
1. Kiểm soát và giảm phát thải carbon hydrat
Theo nghiên cứu “Dấu chân carbon của Bitcoin” được thực hiện bởi các nhà
nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Munich và MIT, chỉ riêng việc khai thác
Bitcoin (BTC) đã tạo ra lượng khí thải CO2 từ 23,6 đến 28,8 megaton mỗi năm,
góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Hàm lượng CO2 trên thế giới đã đạt mức cao
kỷ lục vào năm ngoái, xu hướng này dự kiến sẽ được lặp lại vào năm tới đây,
ngay cả khi việc đóng cửa nền kinh tế do COVID-19 tại nhiều quốc gia, dẫn
đến sự suy giảm công nghiệp toàn cầu.
Quỹ Phòng vệ Môi trường cho rằng, trong lúc đại dịch toàn cầu đang tiếp
tục hoành hành, nền kinh tế dự đoán sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa. Vì vậy,
cách tốt nhất để tránh biến đổi khí hậu là áp dụng chính sách hạn chế phát
thải và định giá cho chúng.
Trên thế giới còn đang phổ biến cách tiếp cận thị trường bù đắp carbon
(carbon offset) và các doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường này một
cách tự nguyện. Thị trường bù đắp carbon cho phép các bên mua bán giấy tờ
chứng minh họ đã bù đắp một lượng khí thải bằng cách tài trợ cho các dự án
giảm phát thải CO2 tương đương ở những nơi khác. Tuy vậy, cách tiếp cận này
đang bị chỉ trích bởi những doanh nghiệp hoặc quốc gia giàu có thể dễ dàng trả
tiền để bù đắp lượng khí thải mà họ phát ra trong khi không thể đảm bảo rằng
các dự án giảm phát thải CO2 mà họ tài trợ hoạt động hiệu quả.
Do vậy, cần có cơ chế đảm bảo rằng các doanh nghiệp tham gia vào thị
trường bù đắp carbon không chỉ mua lượng carbon bù đắp mà còn phải nỗ lực
thực sự để giảm lượng khí thải CO2 của mình hoặc chứng minh được các dự
án mà họ tài trợ thực sự góp phần giảm CO2.
Báo cáo “Chuỗi khối giao dịch carbon vì mục tiêu phát triển bền vững Liên
hợp quốc” chỉ ra rằng, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng để theo dõi tín
chỉ carbon - một thuật ngữ chung cho bất kỳ chứng chỉ hoặc giấy phép có thể
giao dịch nào đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2. Việc ứng dụng này cần
sự nỗ lực và phối hợp tại các quốc gia và quốc tế nhằm giảm thiểu nồng độ khí 7 lOMoAR cPSD| 41487147
nhà kính gia tăng trong khí quyển. Các chuyên gia cũng tranh luận về vấn đề
này với các đề xuất như:
Thứ nhất, áp dụng thuế carbon trực tiếp cho phát thải khí nhà kính, do đó, các công ty
sẽ bị tính phí tích lũy cho mỗi tấn khí thải mà họ tạo ra.
Thứ hai, hệ thống phát thải/ kinh doanh năng lượng đưa ra một định lượng cho
phép phát thải mỗi năm và được bán đấu giá cho người trả giá cao nhất, cũng như
được giao dịch trên thị trường thứ cấp, dành cho lượng carbon mình có thể tạo ra.
Token carbon đầu tiên ra đời
Trước các đề xuất trên, Liên minh Giao thức Toàn cầu - một liên minh của
các công ty blockchain và các công ty tiền điện tử hàng đầu đã tung ra token
carbon đầu tiên có thể giao dịch trên blockchain công khai, được gọi là
Universal Carbon (UPCO2), với mục đích giúp hỗ trợ cho các hoạt động giảm
thiểu khí thải carbon, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
UPCO2 là một loại token phi tài sản được phát hành trên nền tảng
blockchain để đại diện cho một lượng khí thải carbon đã được giảm thiểu hoặc
loại bỏ khỏi môi trường. UPCO2 có thể được mua và nắm giữ như một khoản
đầu tư hoặc “đốt “để bù đắp lượng khí thải carbon của một đơn vị gây ra. Mỗi
token được tính là một tấn khí thải CO2 hàng năm đã được ngăn chặn bởi dự
án REDD+ được chứng nhận nhằm ngăn ngừa mất mát hoặc suy thoái rừng nhiệt đới.
Ngoài ra, khi một tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một hoạt động giảm thiểu
khí thải carbon, như trồng rừng, sử dụng năng lượng tái tạo hoặc tái chế rác thải,
họ có thể đăng ký để các cơ quan cấp quốc tế cấp chứng chỉ, nhận được các
UPCO2 tương đương với lượng khí thải carbon đã giảm thiểu hoặc loại bỏ. Các
UPCO2 này sau đó có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử để tạo
ra tiền tệ và nguồn tài trợ cho các hoạt động giảm thiểu khí thải carbon khác.
Cơ chế này sẽ đảm bảo rằng các công ty không chỉ mua lượng carbon bù
đắp mà còn phải nỗ lực thực sự để giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra, khu vực
nhà nước và tư nhân ở Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp
thu giữ hoặc giảm phát thải CO2 (cả về quy định và đầu tư). Ví dụ như công
nghệ thu giữ không khí và chất lỏng trực tiếp (DAC), hấp thụ carbon địa chất và sinh học…(3) 8 lOMoAR cPSD| 41487147
Ông Juan Pablo Thieriot, Giám đốc điều hành của Uphold Inc nhận xét, năm
qua là năm khá tệ của biến đổi khí hậu với những vụ cháy rừng ở Australia và
California cùng những cơn bão mạnh hơn bao giờ hết. Chống biến đổi khí hậu
có thể sẽ trở thành vấn đề kinh tế chủ đạo trong 20 năm tới.
Như vậy, token UPCO2 có thể tạo ra một mức giá bù trừ trên toàn cầu cho
các khoản tín dụng carbon đã được mã hóa, bằng cách cho phép cơ chế thị
trường thúc đẩy các quy trình công nghiệp và thương mại theo hướng phát thải
thấp hoặc ít sử dụng carbon hơn.
Theo Ngân hàng Thế giới, token UPCO2 được thiết lập nhằm dân chủ hóa
một loại tài sản mới quan trọng, có thể dẫn đến việc thiết lập giá bù trừ carbon
toàn cầu (ngày nay tồn tại các mặt hàng như dầu và vàng) và nhiều tài nguyên
khác đi trực tiếp vào các dự án môi trường.
Nhiều chuyên gia cùng cho rằng, các chương trình giảm phát thải sử dụng
lực thị trường là một cách hiệu quả, thay vì phương pháp tiếp cận “ra lệnh và
kiểm soát”. Trong đó, Chính phủ xác định các tiêu chuẩn hoạt động hoặc lựa
chọn công nghệ cho các cơ sở cá nhân.
Một số quốc gia đã áp dụng chương trình này như Trung Quốc đã khởi động
giai đoạn đầu của thị trường carbon quốc gia vào năm 2017 với sự giúp đỡ của
Quỹ Phòng vệ Môi trường nhằm hạn chế và giảm lượng khí thải CO2 từ các nhà
máy và các ngành công nghiệp khác theo cách tiết kiệm chi phí. Kế hoạch kinh 9 lOMoAR cPSD| 41487147
doanh khí thải, hay còn gọi là ETS, ban đầu sẽ bao gồm các nhà máy nhiệt
điện chạy bằng than và khí.
Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu được đề xuất bởi Dự án Harvard về Thỏa thuận
khí hậu có tên là “Thuế carbon so với phát thải: Lý thuyết và thực hành” lập luận
rằng, hệ thống định giá carbon trên toàn nền kinh tế là cần thiết cho bất kỳ chính
sách quốc gia nào của Hoa Kỳ nhằm đạt được mức giảm CO2 phù hợp.
Hay Liên minh châu Âu chính là thị trường carbon đầu tiên và lớn nhất
thế giới. Theo đó, ETS là cốt lõi của chính sách chống biến đổi khí hậu và là
một trong những công cụ quan trọng nhất được sử dụng để giảm phát thải khí
nhà kính một cách hiệu quả về mặt chi phí.
Phương pháp mã hóa CO2 này được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng
trong cơ chế giao dịch phát thải và thị trường bù đắp cacbon hiện tại, qua đó cải
thiện quy trình hạch toán cacbon, tăng cường tính thanh khoản của phát thải
CO2 và cho phép các chương trình/thị trường giao dịch phát thải liên kết với nhau một cách dễ dàng.
TS Phạm Nguyễn Anh Huy: Kết hợp công nghệ blockchain với các giải
pháp tài chính xanh sẽ tăng hiệu quả giảm phát thải ròng.
‘‘Ngoài lợi ích của token hóa, công nghệ blockchain dự kiến sẽ cải thiện báo
cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Đây là những báo cáo có dữ liệu
thường không minh bạch, không đáng tin cậy và khó theo dõi ở cấp độ DN. Ở
cấp độ quốc gia và khu vực, một vấn đề lớn đối với các kế hoạch mua bán khí
thải là dễ gặp phải hành vi gian lận, chẳng hạn như gian lận mua bán carbon. 10 lOMoAR cPSD| 41487147
Blockchain có thể là công cụ để tăng tính minh bạch của báo cáo và tăng khả
năng truy xuất nguồn gốc phát thải’’ – ông Huy khuyến nghị.(4)
2. Kiểm soát, quản lý tài nguyên.
Công nghệ blockchain có thể được ứng dụng trong quản lý tài nguyên để
giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc sử dụng và quản lý các
tài nguyên tự nhiên, từ đó giúp bảo vệ môi trường và tối ưu hóa sử dụng các tài nguyên này.
1. Quản lý rừng: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý việc trồng rừng
và bảo vệ rừng, từ đo lường diện tích rừng đến theo dõi quá trình trồng và
chăm sóc rừng. Các thông tin về rừng và các hoạt động quản lý có thể được lưu
trữ trên blockchain, giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc sử
dụng tài nguyên rừng.
2. Quản lý đất đai: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý việc sử dụng
đất đai, từ đo lường diện tích đất đai đến giám sát việc sử dụng đất đai và phân
bổ các khu vực sử dụng đất đai. Các thông tin về đất đai và quá trình quản lý có
thể được lưu trữ trên blockchain, giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng
trong việc sử dụng tài nguyên đất đai.
3. Quản lý nước: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý tài nguyên nước,
từ đo lường lượng nước đến quản lý và giám sát các nguồn nước. Các thông tin
về nước và các hoạt động quản lý có thể được lưu trữ trên blockchain, giúp
đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc sử dụng tài nguyên nước.
4. Quản lý khoáng sản: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý việc khai
thác và sử dụng các tài nguyên khoáng sản, từ đo lường lượng khoáng sản đến
giám sát và quản lý các hoạt động khai thác. Các thông tin về khoáng sản và quá
trình quản lý có thể được lưu trữ trên blockchain, giúp đảm bảo tính minh bạch,
hiệu quả và đáng tin cậy trong việc sử dụng tài nguyên khoáng sản.
5. Quản lý chất thải: Blockchain có thể được sử dụng để quản lý việc xử lý và
tái chế chất thải, từ đo lường lượng chất thải đến giám sát và quản lý các hoạt
động xử lý và tái chế. Các thông tin về chất thải và quá trình quản lý có thể 11 lOMoAR cPSD| 41487147
được lưu trữ trên blockchain, giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong
việc sử dụng tài nguyên và quản lý chất thải.
6. Quản lí năng lượng: Các công ty năng lượng sử dụng công nghệ blockchain
để tạo ra các nền tảng giao dịch năng lượng ngang hàng và hợp lý hóa việc
tiếp cận năng lượng tái tạo. (5)
Chẳng hạn, hãy xem xét những trường hợp sử dụng sau:
Các công ty năng lượng dựa trên chuỗi khối đã tạo ra một nền tảng giao
dịch để các cá nhân mua bán điện. Chủ nhà có các tấm pin mặt trời sử
dụng nền tảng này để bán năng lượng mặt trời dư thừa của họ cho những người hàng xóm.
- Quá trình này phần lớn là được tự động hóa qua đồng hồ đo thông
minh tạo ra các giao dịch và chuỗi khối ghi lại những giao dịch này.
- Với các sáng kiến huy động vốn cộng đồng dựa trên chuỗi khối,
người dùng có thể được tài trợ và sở hữu các tấm pin mặt trời dù vốn
không có khả năng tiếp cận. Các nhà tài trợ cũng có thể nhận được tiền
thuê từ việc xây dựng các tấm pin mặt trời.
- Suncontract là một dự án trên blockchain tạo ra nền tảng giao dịch
năng lượng ngang hàng đối với năng lượng mặt trời và những năng lượng tái tạo khác.
- Việc lắp đặt nhà máy điện rất tốn kém và thường được chính phủ tài
trợ. Ecochain — một ứng dụng trên blockchain sẽ cho phép mọi người đầu
tư trực tiếp vào việc lắp đặt năng lượng tái tạo trong khu vực của họ và trên
toàn thế giới. Electricchain là nền tảng blockchain khác với 12 lOMoAR cPSD| 41487147
một số ứng dụng như Solarcoin nhằm mục đích khuyến khích việc lắp đặt
phi tập trung năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
Ngoài ra, lưới điện truyền thống được quản lý tập trung có thể tạo sự
không hiệu quả khi phân phối như gây ra tình trạng năng lượng dư thừa
không dùng đến. Trong khi đó, tại khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng bởi
thiên tai và nghèo đói, sự thiếu hụt năng lượng có thể khiến người dân có
điện để sử dụng trong một thời gian dài. Hệ thống năng lượng dựa trên
blockchain ngang hàng sẽ làm giảm nhu cầu truyền năng lượng đường dài
và tiết kiệm năng lượng có thể bị mất đi trong quá trình vận chuyển bằng
cách đưa trực tiếp năng lượng từ nơi sản xuất đến nơi cần trong cục bộ
địa phương. Những dự án như vậy sẽ có tác động tích cực đến việc dự trữ năng lượng.
Transactive grid là liên doanh giữa consensys và lo3 Energy, đang
thực hiện dự án trên nền tảng blockchain giải quyết vấn đề này. 13 lOMoAR cPSD| 41487147
7. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management)
Hầu hết mọi người thích mua sản phẩm được sản xuất theo đúng quy chuẩn
đạo đức. Tuy nhiên, không dễ để tìm kiếm những thông tin đó. Một sản phẩm
phải qua tay nhiều người trước khi được đặt lên kệ hàng. Do đó, rất dễ để các
công ty nói dối về cách sản phẩm của họ được sản xuất, vật liệu và hóa chất họ
sử dụng, nơi họ xử lý rác thải hoặc cách họ đối xử với nhân viên. Blockchain có
thể được sử dụng để theo dõi các sản phẩm từ lúc sản xuất đến lúc được bày bán
và giúp ngăn chặn những lãng phí không cần thiết và những hành vi phi đạo đức
bằng cách làm cho chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn. Đông thời,
Blockchain cũng có người tiêu dùng được thông tin tốt hơn về quy trình sản
xuất và vận chuyển của sản phẩm để đưa ra nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.
Một ví dụ cụ thể: Việc theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng của một sản phẩm có
thể cho phép người người tiêu dùng mua sản phẩm tại khu vực họ sinh sống khi
biết chắc chắn sản phẩm có đúng xuất xứ được in trên nhãn mác. Nó cũng sẽ
giảm lượng khí thải carbon do thực phẩm không phải đi xa.
Blockchain có thể đảm bảo rằng một con cá được bán tại một chợ cá thực sự
đến từ một ngư dân hoặc một túi cà phê thực sự đến từ nhà sản xuất đạt yêu cầu.
Foodtrax là một ứng dụng chạy trên nền tảng blockchain được phát triển
cho mục đích đó: theo dõi thực phẩm từ nguồn đến nơi lưu trữ, bày bán. 14 lOMoAR cPSD| 41487147
Provenance là start up cách sử dụng công nghệ blockchain để làm cho chuỗi cung ứng minh bạch hơn
3. Làm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Việc ứng dụng công nghệ blockchain có thể giúp tăng đáng kể tính minh
bạch trong báo cáo, trách nhiệm giải trình và khả năng truy xuất nguồn gốc của
phát thải. Bảo hiểm dựa trên blockchain có thể giúp hàng trăm triệu người bị
ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như Việt Nam. 15 lOMoAR cPSD| 41487147
Theo TS. Phạm Nguyễn Anh Huy – giảng viên cấp cao ngành tài chính (Đại học RMIT Việt Nam) và
sáng lập viên của Trung tâm FinTech-Crypto RMIT, báo cáo minh bạch các hoạt động này là yếu tố
quan trọng nhằm tạo ra tiến triển thật sự trong việc cắt giảm khí thải.
Ông nhận định rằng, blockchain có thể là công cụ giá trị giúp gia tăng tính
minh bạch của báo cáo và nhờ đó sẽ giảm phát thải nhà kính trong bối cảnh các
quốc gia đang đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
TS. Huy cho biết, từ việc ứng dụng blockchain, doanh nghiệp cũng sẽ bớt
gian lận khí thải vì chính phủ có thể dễ dàng truy ra lượng phát thải của doanh
nghiệp theo thời gian thực. Blockchain cũng có thể giúp các bên liên quan sử
dụng được hiệu quả mạng lưới và chuyển đổi nỗ lực của từng cá thể thành nỗ
lực của cả mạng lưới. Điều này sẽ tăng cường đổi mới sáng tạo trong việc
chống lại những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dẫn đến việc phát triển bền vững.
Một ví dụ về ứng dụng của blockchain nhằm giảm ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu là cách mà công nghệ này có thể giúp hàng trăm triệu người bị
ảnh hưởng bởi các cơn bão nhiệt đới.
Ở những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, người dân bị ảnh hưởng nặng nề từ
các cơn bão nhiệt đới thường không được bảo vệ bằng các khoản bảo hiểm 16 lOMoAR cPSD| 41487147
thích đáng và ngay cả với những người có bảo hiểm, nhiều nhà cung cấp
bảo hiểm lại từ chối bồi thường nếu thiệt hại do thiên tai gây ra. TS
. Huy đang cố vấn và tham mưu cho một dự án mới nhằm xây dựng nền tảng bảo hiểm theo chỉ số cho các
cơn bão nhiệt đới dựa trên blockchain. Dự án do Hillridge Technology chủ trì vừa nhận được
khoản toàn trợ 200.000 USD từ NEAR Foundation - một trong những quỹ tài trợ blockchain lớn nhất thế giới.
Nền tảng sẽ được thử nghiệm tại Việt Nam, nơi có khoảng 7,7 triệu người
chịu ảnh hưởng của các cơn bão trong năm vừa qua. Dự án sẽ cung cấp một
công nghệ dựa trên thời tiết giúp cải thiện phạm vi bồi thường và chất lượng
bảo hiểm cho nông dân và những người khác, tốt hơn hẳn bảo hiểm mùa vụ và gia súc hiện nay.
“Chúng tôi dùng các cơ sở dữ liệu dự báo thời tiết toàn cầu và hợp đồng
thông minh – một ứng dụng của blockchain – để dàn xếp bồi thường bảo hiểm.
Phí bảo hiểm căn cứ vào nguy cơ ngắn hạn của thời tiết xấu và được tùy chỉnh
theo người mua bảo hiểm. Công nghệ của công ty sẽ liên tục rà soát thời tiết và
nếu thời tiết chuyển biến xấu, tuỳ theo chính sách của người mua bảo hiểm,
khoản bồi thường sẽ được tiến hành. Cách này giúp việc chi trả được thực hiện
trong vòng vài tuần, chứ không còn là nhiều tháng nữa và công nghệ sẽ yêu
cầu đòi bồi hoàn thay cho người được bảo hiểm” – TS. Huy thông tin. (6) 17