-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận cuối kì | Xã hội học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Xã hội học đại cương (Sociology) 7 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tiểu luận cuối kì | Xã hội học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Xã hội học đại cương (Sociology) 7 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN NỘI DUNG
1. Mô tả về thực trạng bất bình đẳng kinh tế và giáo dục giữa nông thôn –
thành thị, giữa nhóm giàu với người nghèo ở Việt Nam.
2. Những tác động tiêu cực của quá trình bất bình đẳng cho người nghèo ở khu vực nông thôn.
3. Phân tích các chính sách về an sinh xã hội ở Việt Nam và kiến nghị. lOMoAR cPSD| 39651089 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: Thực trạng bất bình đẳng kinh tế và giáo dục ............................................ 2 1.1.
Kinh tế ở nông thôn – thành thị ............................................................................................... 2 1.2.
Giáo dục ở nông thôn – thành thị ............................................................................................ 3 1.3.
Kinh tế giữa nhóm giàu – nhóm nghèo ................................................................................ 4 1.4.
Giáo dục giữa nhóm giàu – nhóm nghèo ............................................................................. 5
CHƯƠNG 2: Tác động tiêu cực của quá trình bất bình đẳng .......................................... 6 2.1.
Những tác động tiêu cực ............................................................................................................. 6 2.2.
Hệ quả ................................................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 3: Những chính sách về an sinh xã hội ở Việt Nam và kiến nghị ........... 8 3.1.
Phân tích những chính sách ...................................................................................................... 8 3.2.
Kiến nghị .......................................................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 10 lOMoAR cPSD| 39651089 LỜI NÓI ĐẦU
Doanh nhân, tỷ phú người Mỹ - Bill Gates đã từng nói: “Cuộc sống không
công bằng, hãy chấp nhận với điều đó đi”. Quả đúng là như vậy, xã hội vốn dĩ chẳng
hề công bằng. Đặc biệt chính là khoảng cách giữa cái giàu và cái nghèo. Sự bất bình
đẳng này xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Từ những lĩnh vực nhỏ cho
đến cả những lĩnh vực mang tính chất ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai. Sự bất
bình đẳng luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi, đối với mọi chủ thể và hiện tượng.
Bài tiểu luận này sẽ làm rõ những bất công, những sự bất bình đẳng trong một
số lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống như kinh tế và giáo dục ở những đối tượng
khác nhau. Bên cạnh đó, tiểu luận cũng sẽ so sánh mức độ và khoảng cách chênh
lệch giữ các đối tượng trong từng lĩnh vực trên. Từ thực trạng ấy, chúng ta sẽ tiếp tục
tìm hiểu về những tác động, những ảnh hưởng của sự bất bình đẳng. Không chỉ nói
về những bất công, bài tiểu luận cũng sẽ đề cập đến những nỗ lực, những chính sách
mà nhà nước đã đưa ra nhằm mục đích xóa bỏ sự chênh lệch, sự bất công giữa những
đối tượng trogn cuộc sống. Qua đó, em cũng sẽ nêu ra một số kiến nghị của bản thân
về vấn đề bất bình đẳng vẫn đang hiện hữu trong xã hội ngày nay.
Liên quan đến chủ đề chính của tiểu luận lần này, em cũng đã tự suy nghĩ rất
nhiều. Trong suốt khoảng thời gian vừa qua, em đã chưa quan tâm nhiều đến vấn đề
này, cũng chẳng có nhiều sự để tâm. Có thể nói, trước khi đến với đề tài này, em cũng
chẳng mấy quan tâm đến sự bất công trong xã hội. Nhưng, ngày hôm nay, với đề tài
này, với bài tiểu luận này, em đã có nhiều suy nghĩ, nhiều lý do hơn để quan tâm và
cố gắng tìm hiểu, nâng cao nhận thức và tri thức của chính bản thân về vấn đề này.
Em cũng hy vọng, bản thân mình có thể làm được một điều gì đó...
Bài tiểu luận được thực hiện dựa trên kiến thức và hiểu biết của bản thân, kết
hợp cùng giáo trình và các tài liệu tham khảo khác. Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng
các phương pháp phân tích để đưa ra kết luận cụ thể. Tuy nhiên, do bản thân còn
nhiều hạn chế về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực hiện tiểu luận nên khó tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong sẽ nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý từ phía
giảng viên để rút kinh nghiệm cho những lần sau. 1 lOMoAR cPSD| 39651089
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC 1.1.
Kinh tế ở nông thôn – thành thị
Theo tình hình hiện nay, Chính phủ đang tập trung vào việc phát triển và hiện
đại hóa nông nghiệp – thành phần kinh tế quan trọng nhất ở khu vực nông thôn. Cụ
thể, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.1 Không những vậy, theo Tổng
cục Thống kê, thu nhập bình quân trên đầu người ở mức chung cả nước là khoảng
4,2 triệu đồng, nhưng, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng nông thôn
chỉ rơi vào khoảng 3,4 triệu đồng (năm 2020). 2
Trong khi đó, ở khu vực thành thị, Nhà nước luôn có mối quan tâm và ưu tiên
để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Điển hình là ở thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu
cộng nghệ của đất nước. Nơi đây luôn được chú trọng để phát triển công nghệ kỹ
thuật và trình độ dịch vụ nhất cả nước. Những chủ trương, những chính sách phát triển
công nghiệp hầu hết đều “đổ” về thành phố Hồ Chí Minh. Cũng qua đó, mà mức thu
nhập bình quân đầu người trong một tháng ở các khu đô thị nằm ở mức khoảng 5,5
triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn.
Có thể thấy, ở lĩnh vực kinh tế, tuy đã được Nhà nước quan tâm và đẩy mạnh
tốc độ phát triển, nhưng nó cũng chỉ dừng lại ở một thành phần kinh tế duy nhất – đó
chính là nông nghiệp. Hầu như ở vùng nông thôn, thành phần kinh tế công nghiệp và
dịch vụ chiếm tỷ trọng rất ít. Chủ yếu và đa số những công nghệ đều được đẩy mạnh
phát triển ở các khu vực thành thị. Từ đó, kinh tế ở hai khu vực luôn có sự khác biệt
khá rõ rệt. Điều đó không chỉ được thể hiện qua tỷ trọng kinh tế từng khu vực mà nó
còn được thể hiện ở mức thu nhập của người dân. Khi mà người dân ở thành thị có
thu nhập cao hơn gần 1,6 lần so với người dân ở khu vực nông thôn. Chính những đặc
điểm này đã gây nên sự bất bình đẳng khá lớn trong lĩnh vực kinh tế.
1 Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta hiện nay. Ban Kinh tế Trung Ương.
http://kinhtetrunguong.vn/web/guest/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-ve-phat-trien-nong-nghiep-nong-dan- nong-thon-n.html 2
Hiền, T. (2021, May 28). Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị cao gấp gần 1,6 lần nông thôn.
VietnamPlus.https://www.vietnamplus.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-o-thanh-thi-cao-gap-gan-16-lan- non g-thon/715984.vnp 2 lOMoAR cPSD| 39651089 1.2.
Giáo dục ở nông thôn – thành thị
Ở một lĩnh vực khác – giáo dục. Những tưởng ở lĩnh vực này sẽ chẳng có mấy
khác biệt vì chúng ta luôn hướng đến một nền giáo dục bình đẳng. Nhưng không,
giáo dục ở Việt Nam vẫn “hằn sâu” những vệt bất bình đẳng.
Đầu tiên là về những con số, những dẫn chứng cụ thể. Chính những bất đồng
trong kinh tế mà phần nào đó cũng gây ra những bất đồng trong giáo dục. Điển hình
là mức chi tiêu cho giáo dục ở khu vực nông thôn và thành thị. Theo một khảo sát vào
năm 2010, mức chi tiêu dành cho giáo dục ở thành thị khoảng 5,2 triệu đồng / người /
năm. Trong khi đó, ở khu vực thành thị chỉ khoảng 2 triệu đồng / người / năm. Suy ra,
mức chênh lệch này là gấp hơn 2 lần. 3 Điều này đã thể hiện rất rõ sự bất bình đẳng
trogn giáo dục giữa hai khu vực. Ở thành thị, công dân đa phần được hưởng nền giáo
dục đầy đủ và tiệm cận hơn. Ngược lại, ở nông thôn, người dân không có khả năng
chi trả nhiều cho giáo dục, điều đó đồng nghĩa với việc họ không có khả năng học
thêm, hay trau dồi những kỹ năng khác ngoài chương trình phổ thông.
Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đi vào việc
dạy và học bộ sách giáo khoa mới. So sánh sự đổi mới này giữa hai khu vực, ta đều
thấy rõ những sự bất bình đẳng khác nhau. Khi sử dụng bộ sách này, vấn đề thứ nhất
chính là chi phí. Giá để sở hữu một bộ sách giáo khoa mới tất nhiên sẽ cao hơn vì chất
lượng giấy và màu in tốt hơn rất nhiều so với bộ cũ. Tuy nhiên, những người dân ở
vùng nôgn thôn vốn đã không có đủ khả năng để chi tiêu nhiều cho giáo dục, thì giờ
đây liệu họ có đủ khả năng để sở hữu bộ sách mới này? Bên cạnh đó, với tiêu chí hiện
đại và sáng tạo của bộ sách mới, rất nhiều trường ở thành thị đã trang bị những thiết bị
hiện địa như màn hình chiếu, bảng tương tác... để phục vụ việc giảng dạy. Nhưng, ở
những khu vực nông thôn, phần lớn các trường học không đủ chi phí và điều kiện để
lắp đặt những thiết bị ấy. Còn chưa kể đến việc những giáo viên ở khu vực nông thôn
cũng còn khá khó khăn khi tiếp cận với những công nghệ hiện đại như vậy. Vấn đề
đặt ra ở đây, liệu rằng việc sử dụng bộ sách giáo khoa mới có hiệu quả hay không? 3
Thiện, D. (2014). BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRONG TIẾP CẬN GIÁO DỤC Ở
VIỆT NAM. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 3, 73-74. 3 lOMoAR cPSD| 39651089 1.3.
Kinh tế giữa nhóm giàu – nhóm nghèo
Nhắc đến giàu – nghèo thì bản chất của nó đã là sự khác biệt và bất bình
đẳng. Tất nhiên, sự bất bình đẳng mà ta có thể dễ dàng nhìn nhận nhất đó chính là
kinh tế. Đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì khoảng cách ấy ngày càng một lớn hơn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhóm hộ người giàu nhất có mức thu nhập bình
quân đầu người là khoảng 11,8 triệu đồng / tháng. Còn nhóm hộ nghèo nhất, mức
thu nhập bình quân chỉ khoảng 3,4 triệu đồng / tháng (năm 2022).4 Như vậy, có thể
thấy khoảng cách giữa nhóm giàu và nhóm nghèo lúc nào là khoảng 3,5 lần. Một
mức chênh lệch khá lớn cho việc cả hai đối tượng cùng sinh sống và làm việc trong cùng một thành phố.
Đặc biệt, chúng ta vừa trải qua đợt đại dịch Covid – 19 kéo dài đến hơn 2 năm.
Đây cũng chính là một lý do chính trong khoảng thười gian gần đây gây nên khoảng
cách giàu – nghèo ngày càng lớn. Trong suốt những thống kê gần đây, hầu như mọi
số liệu đều dẫn đến chung một kết quả duy nhất. Kinh tế của người giàu và người
nghèo vẫn còn cách biệt quá xa. Từ cơ sở bất bình đẳng kinh tế đã dẫn đến những bất
bình đẳng khác trogn cuộc sống. Dường như, mọi sự bất bình đẳng đều xuất phát từ
sự không đồng đều về mặt kinh tế của mỗi đối tượng.
Nói một cách chính xác, khoảng cách kinh tế giữa người giàu và người nghèo
đã luôn tồn tại từ rất lâu rồi. Nhưng, điều đáng nói ở đây chính là việc xã hội thì luôn
phát triển ngày một hiện đại hơn, con người và xã hội thì luôn hướng đến sự bình
đẳng. Nhưng, trên thực tế thì nó không như vậy. Điều chúng ta luôn hướng đến nay lại
đi ngược với chiều hướng mà chúng ta mong muốn. Đáng lẽ, khoảng cách kinh tế
giữa nhóm giàu và nhòm nghèo phải càng được rút ngắn lại theo thời gian và sự phát
triển của cộng đồng, của xã hội. Nhưng, khoảng cách ấy càng một lớn hơn. Nó dần
phát triển và trở thành sự bất công, bất bình đẳng mà chúng ta khó có thể xóa nhòa. 4
Ngọc, A. (2022, May 26). Những địa phương chênh lệch giàu nghèo lớn nhất: Người giàu thu nhập cao gấp
10-12 lần người nghèo. Cafebiz.
https://cafebiz.vn/nhung-dia-phuong-chenh-lech-giau-ngheo-lon-nhat-nguoi-giau-thu-nhap-cao-gap-10-12-la
-ngui-ngheo-20220526150432249.chn 4 lOMoAR cPSD| 39651089 1.4.
Giáo dục giữa nhóm giàu – nhóm nghèo
Đã có rất nhiều nghiên cứu và các cuộc khảo sát chỉ ra tỉ lệ thuận giữa mức thu
nhập và cơ hội được tiếp cận với giáo dục . Vào năm 2016, theo nghiên cứu của Lê
Ngọc Hùng đã chứng minh cụ thể: tỉ lệ nhập học Đại học đúng tuổi ở nhóm giàu là
26,3%. Trong khi đó, tỉ lệ ở nhóm nghèo chỉ là 0,3%. Điều này có nghĩa là cứ 1
người thuộc nhóm nghèo nhập học Đại học đúng tuổi thì có đến 87 – 88 người thuộc
nhóm giàu nhập học đúng tuổi.5
Nhóm hộ giàu thường sẽ có một mức chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục nhiều hơn
người nghèo. Họ có điều kiện kinh tế, có khả năng tiệm cận với giáo dục nhiều hơn.
Chính vì thế, trong xã hội này vốn không chỉ tồn tại một sự bất bình đẳng trong một
lĩnh vực mà là rất nhiều, hằng hà sa số những lĩnh vực trong đời sống. Thậm chí đó
còn có thể là những vấn đề liên quan đến sinh hoạt và sự phát triển của con người.
Ngay cả trong giáo dục, không chỉ bất bình đẳng trong khoảng cách địa lý giữa nông
thôn và thành thị mà đó còn là sự bất bình đẳng trong điều kiện sống. Đáng lẽ, những
hộ nghèo cần phải có nhiều cơ hội, nhiều điều kiện để có thể tiếp cận với giáo dục để
có thể “tái tạo” cuộc sống vốn dĩ đang còn khó khăn của họ. Chỉ cần đặt một vấn đề
khá đơn giản như việc định hướng du học. Chắc chắn, đối với những hộ gia đình có
điều kiện, định hướng và nhu cầu du học của họ sẽ cao hơn và thiết thực hơn so với
nhóm nghèo. Chúng ta nghĩ vấn đề này đơn giản và nó là điều hoàn toàn hợp lý,
chúng ta cũng chẳng suy nghĩ nhiều liệu nhóm nghèo có mong muốn, có nhu cầu
được đi du học hay không.
Tất cả các nghiên cứu hầu như đều chỉ ra một “định luật” chung, đó chính là
mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế và cơ hội tiếp nhận giáo dục là một mối quan hệ
vô cùng chặt chẽ. Vì hầu như, những đối tượng không có khả năng hưởng thụ nền
giáo dục đầy đủ đều là những công dân thuộc nhóm hộ nghèo trong xã hội. Lại một
vấn đề lớn àm chúng ta cần đtawj ra và làm rõ nagy trong thời đại ngày nay. Điều mà
nền giáo dục luôn hướng dẫn chúng ta về sự bình đẳng nay lại không thể hoàn thành. 5
Hằng, Nguyễn. "THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU." Tạp chí Giáo dục, June 2018, pp. 302-05. 5 lOMoAR cPSD| 39651089
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH BẤT BÌNH ĐẲNG
2.1. Những tác động tiêu cực
Nói đến tác động đầu tiên và có phần ảnh hưởng nhiều nhất chính là sự bất
bình đẳng về kinh tế. Có thể nói, kinh tế là cơ sở để thực hiện và vận hành rất nhiều vấn đề.
Thứ nhất, bất bình đẳng gây nên những tác động xấu đến việc tiếp cận với giáo
dục và y tế. Hầu hết, giáo dục và y tế luôn là những lĩnh vực cần một khoản kinh tế
để có thể sử dụng. Chính vì vậy, việc bất bình đẳng về kinh tế sẽ kéo theo cả sự bất
bình đẳng trong giáo dục và y tế.
Thứ hai, bất bình đẳng trong cuộc sống sẽ tác động rất nhiều đến sự phát triển
toàn diện của xã hội, của cộng đồng và của một quốc gia. Chúng ta không thể đạt
đến sự phát triển một cách toàn diện nếu như vẫn còn những khoảng cách giữa
những đối tượng, những khu vực như hiện nay.
Thứ ba, quá trình bất bình đẳng cũng tác động đến ý thức hệ của cá nhân và
thậm chí là cả cộng đồng. Nếu sự bất bình đẳng này diễn ra quá lâu và không có nhiều
biến đổi trong suốt khoảng thời gian dài thì dần dà, mọi người sẽ nhìn nhận những sự
bất bình đẳng như một điều hiển nhiên. Cả cộng đồng sẽ không có những hành động,
những động lực để thay đổi nó nữa.
Thứ tư, bất bình đẳng sẽ tác động không nhỏ đến địa vị. Điều này dẫn đến
những cuộc cạnh tranh địa vị khốc liệt. Mỗi cá nhân chúng ta hầu như ai cũng quan
tâm đến địa vị của bản thân trong từng môi trường, từng cộng đồng khác nhau.
Chính vì vậy, người dân trong những xã hội có khoảng cách lớn thường sinh ra mối
lo ngại về địa vị của bản thân.
Thứ năm, bất bình đẳng tác động rất xấu đến tiền đề của xã hội. Bất bình đẳng
luôn gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực trong đời sống. Những lĩnh
vực ấy lại đang ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của cả một cộng đồng, cả một quốc
gia. Suy ra, quá trình bất bình đẳng trong xã hội sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực
không nhỏ đến tương lai của chính chúng ta. 6 lOMoAR cPSD| 39651089 2.2. Hệ quả
Những hệ quả từ bất bình đẳng có lẽ chúng ta cũng đã từng nghe qua, tuy
nhiên, đã bao giờ chúng ta suy nghĩa và đặt vấn đề để giải quyết chúng?
Hệ quả đầu tiên, cũng chính là hệ quả lớn nhất – sự thiếu hụt chất xám cho đất
nước. Việc những người nghèo hay những người dân ở khu vực nông thôn không có
nhiều điều kiện và cơ hội để tiếp cận toàn diện với nền giáo dục sẽ khiến cho tài
nguyên chất xám của nước ta dần trở nên cạn kiệt và khan hiếm. Điều này sẽ dẫn đến
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hậu quả của sự bất bình đẳng trong giáo dục
chính là sự tồn tại và phát tiển của đất nước chúng ta. Như Đại học sĩ Thân Nhân
Trung đã từng nói: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Không có những con người
tài trí, đất nước chẳng thể nào phát triển.
Tiếp theo, đó chính là hệ quả về những nguyên lý trogn xã hội. Xã hội sẽ biến
động rất nhiều. Nào là những nguy cơ về xung đột chính trị, mẫu thuẫn giai cấp,
khủng hoảng kinh tế... đều xuất phát từ quá trình bất bình đẳng. Khi mà quá trình này
kéo dài và không có dấu hiệu khởi sắc, chắc chắn một điều khoảng cách giàu –
nghèo nói riêng hay giữa những đối tượng khác nói chung sẽ ngày càng một lớn hơn.
Tất nhiên, chuyện gì đến cũng sẽ đến, mâu thuẫn sẽ nổ ra. Mẫu thuẫn lâu ngày dần sẽ
trở thành xung đột trong xã hội. Một khi đã xảy ra xung đột xã hội thì hệ thống chính
trị và nguồn lực kinh tế sẽ khó mà có thể “bất động” giữa đại cuộc này. Tất cả sẽ trở
nên bất ổn định và thậm chí sẽ khá khó khăn cho việc hồi phục xã hội tái bình
thường sau những xung đột trên.
Cuối cùng là hậu quả về nhận thức của mỗi cá nhân. Ai trong chúng ta cũng là
đối tượng chịu ảnh hưởng của sự bất bình đẳng xã hội. Nhưng, chúng ta sẽ chia làm
hai thành phần. Thành phần thứ nhất chính là mặc kệ. Những người này xem bất bình
đẳng như một điều hiển nhiên và “ngoan ngoãn” chấp nhận nó như số phận mà mình
phải gánh chịu. Nhưng, ngược lại, đối với thành phần thứ hai, họ không dễ dàng chấp
nhận mà cố gắng để thay đổi nó, dù ít hay nhiều. Nhưng, thành phần này lại không
tìm thấy nhiều trong xã hội ngày nay. Chính ví thế, bất bình đẳng tác động đến tâm lý
của chúng ta và đã gây nên những suy nghĩ, những nhận thức như vậy. Và đó cũng
chính là tiền đề, là cơ sở để bất bình đẳng luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. 7 lOMoAR cPSD| 39651089
CHƯƠNG 3: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Phân tích những chính sách
Đầu tiên, chúng ta đã có một chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu sự chênh
lệch, bất bình đẳng trong thu nhập. Đất nước chúng ta đang có rất nhiều tiềm năng
trong việc thu hút đầu tư . Cũng từ đó, Chính phủ cũng đang từng bước thực hiện
những chương trình, những chính sách giảm nghèo bền vững. Chính sách tiền tệ
chính là chính sách kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng mà Ngân hàng Nhà nước đã
thông qua. Mục tiêu chính của chính sách này chính là ổn định giá trị đồng tiền thông
qua việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát . Từ đó sẽ ổn định mức thu nhập của công dân, điều
chỉnh nó về mức độ phù hợp và ít chênh lệch nhất.6
Như đã đề cập ngay từ lúc đầu, giáo dục tuy là lĩnh vực vô cùng quan trọng và
cần thiết nhưng cũng không tránh khỏi quá trình bất bình đẳng xã hội. Từ năm 2015,
Liên Hợp Quốc đã thông qua chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển
bền vững, trong đó có những mục tiêu như sau: Đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ
hội học tập; Giảm bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia.7 Đối với Việt Nam
chúng ta, việc thực hiện đầy đủ 17 mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu về bình đẳng
là vô cùng quan trọng. Chính từ đó, Nhà nước luôn quan tâm đến những chính sách,
những chương trình vô cùng thiết thực. Nằm trong mục tiêu xây dựng nông thôn mơi,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích hợp và đưa những bộ môn, những thiết bị để phục vụ
cho hoạt động dạy và học theo phương pháp STEM – một phương pháp học hoàn
toàn mới và có khả năng kích thích sự sáng tạo của các học sinh đến với những vùng
nông thôn, những vùng còn khó khắn trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng đã phối hợp với các sở và ban ngành để xây dựng cơ sở vật chất cho
các cơ sở giáo dục nhằm mục đích đẩy lùi bất bình đăng trong giáo dục. 6
"Chính sách tiền tệ hướng tới giảm thu nhập bất bình đẳng ở Việt Nam." Tạp chí Tài chính online, 18 Oct.
2021, tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chinh-sach-tien-te-huong-toi-giam-thu-nhap-bat-binh-dang-o-viet-nam- 340243.html. 7
Phương, Nguyễn A. "Chính sách giáo dục: Giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập." Chinhsach.vn, 26 June
2020, chinhsach.vn/chinh-sach-giao-duc-giam-bat-binh-dang-ve-co-hoi-hoc-tap/. 8 lOMoAR cPSD| 39651089 3.2. Kiến nghị
Bên cạnh những chính sách đã được Chính phủ Nhà nước ban hành và đi vào
thực hiện, bản thân em vẫn có một số kiến nghị về vấn đề bất bình đẳng trong xã
hội này. Chúng ta sẽ đi theo từng mảng mà bài tiểu luận này đã phân tích.
Đầu tiên là về mảng kinh tế. Theo em, chúng ta cần ổn định mức thu nhập và
điều phối mức thu nhập sao cho vẫn có thể đảm bảo mức lao động công bằng “hưởng
theo năng lực” mà cũng có thể rút ngắn tối đa khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,
giữa người giàu và người nghèo. Để làm được điều này, chúng ta cần nâng mức lương
tối thiểu cho người lao động, nhất là trogn khoảng thời gian xã hội ngày càng hiện đại
và phát triển. Bên cạnh đó cũng cần phài đảm bảo người lao động được trả lương theo
đúng quy định và phải bắt buộc phải cao hơn mức lương tối thiểu.
Tiếp đến là về lĩnh vực giáo dục. Ngoài việc lắp đặt những thiết bị, tân trang
lại cơ sở vật chất. Chúng ta cũng cần phải nâng cao trình độ sư phạm của các giáo
viên nhất là các thầy cô ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Bộ Giáo dục và Đào tạo
nên có nhiều chương trình đưa kiến thức và hướng dẫn phương pháp dạy về với các
thầy cô ở vùng nông thôn. Giáo viên ở những vùng này thường hiếm có cơ hội được
tiếp cận toàn diện với những phương pháp giảng dạy mới. Từ đó, họ không thể có
hướng dạy hiệu quả dẫn đến việc các em học sinh sẽ bị thiếu hụt hoặc không có cơ
hội tiếp cận với những phương pháp học hiệu quả hơn.
Cuối cùng là về mặt tư tưởng và tâm lý của cá nhân chúng ta. Cần phải thực
hiện những chương trình tuyên truyền và quán triệt những suy nghĩ xem bất bình
đẳng là điều hiển nhiên trong xã hội. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh những hoạt động
thiết thực nhằm giảm thiểu mức độ bất bình đẳng ở địa phương nói riêng và cả nước
nói chung. Những chương trình thiết thực ấy có thể là những hành động bảo vệ quyền
lợi cho người lao động, những chương trình nâng cao trình độ của những người dân ở
nông thôn, những người dân thuộc nhóm nghèo. Cũng có thể là những chương trình
không những thiết thực mà còn vô vùng ý nghĩa như “Cõng chữ lên bản”, đua giáo
dục đến gần hơn với tất cả mọi đối tượng trong xã hội. Chỉ có như vậy, chúng ta mới
có thể rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo, xóa nhòa biên giới thành thị - nông thôn.
Cùng nhau, chúng ta tạo nên một xã hội công bằng và phát triển. 9 lOMoAR cPSD| 39651089
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ NHƯ THẾ NÀO? (2017,
December 13). In PSYCHUB. https://psychub.vn/kienthuc/bat-binh-dang-kinh-te-tac- dong-den-tam-ly-nhu-the-nao/
"Chính sách tiền tệ hướng tới giảm thu nhập bất bình đẳng ở Việt Nam." Tạp chí Tài chính
online, 18 Oct.2021, tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chinh-sach-tien-te-huong-toi-giam-
thu-nhap-bat-binh-dang-o-viet-nam-340243.html.
Hằng, Nguyễn. "THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ BẤT
BÌNH ĐẲNG VỀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU." Tạp chí
Giáo dục, June 2018, pp. 302-05
Hiền, T. (2021, May 28). Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị cao gấp gần 1,6 lần
nông thôn. VietnamPlus. https://www.vietnamplus.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-o-
thanh-thi-cao-gap-gan-16-lan-nong-thon/715984.vnp
Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta hiện nay. Ban Kinh
tế Trung Ương. http://kinhtetrunguong.vn/web/guest/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-
ve-phat-trien-nong-nghiep-nong-dan-nong-thon-n.html
Ngọc, A. (2022, May 26). Những địa phương chênh lệch giàu nghèo lớn nhất: Người giàu
thu nhập cao gấp 10-12 lần người nghèo. Cafebiz. https://cafebiz.vn/nhung-dia-phuong-
chenh-lech-giau-ngheo-lon-nhat-nguoi-giau-thu-nhap-cao-gap-10-12-la -ngui-ngheo- 20220526150432249.chn
Phương, Nguyễn A. "Chính sách giáo dục: Giảm bất bình đẳng về cơ hội học tập."
Chinhsach.vn, 26 June 2020, chinhsach.vn/chinh-sach-giao-duc-giam-bat-binh-dang-ve- co-hoi-hoc-tap/.
Thiện, D. (2014). BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRONG TIẾP CẬN
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 3, 73-74. Vinh, L. T. (2021).
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIẢM THIỂU BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ CƠ HỘI
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM. Tạp chí Khoa học Học viện phụ nữ Việt Nam, 15, 2-11.
XU HƯỚNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2016-2020 (n.d.). In Tổng cụ thống kê. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-
thong-ke/2021/06/xu-huong-bat-binh-dang-trong-phan-phoi-thu-nhap-o-viet-nam-giai- doan-2016-2020/