Tiểu luận cuối kỳ Bạn hãy lựa chọn 01 doanh nghiệp Thương mại điện tử hoặc 01 sàn Thương mại điện tử và phân tích mô hình kinh doanh của Doanh nghiệp hay sàn đó | Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Tiểu luận cuối kỳ Bạn hãy lựa chọn 01 doanh nghiệp Thương mại điện tử hoặc 01 sàn Thương mại điện tử và phân tích mô hình kinh doanh của Doanh nghiệp hay sàn đó | Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Tài liệu gồm 26 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA THƯƠNG MẠI ---
Thương Mại Điện Tử
Tiểu Luận Cuối Kì
Topic 01. Bạn hãy lựa chọn 01 doanh nghiệp TMĐT hoặc 01 sàn TMĐT và
phân tích mô hình kinh doanh của DN hay sàn đó. Lớp: 221_71MISS30023_07 Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Giảng viên: Nguyễn Minh Đức
TP Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 12 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA Nhóm STT Họ và Tên Mssv trưởng GV đánh giá đánh giá 1 Trần Khải My 2173401200088 50% 2 Nguyễn Đại Phú 2173401011035 100% 3 Nguyễn Ngô Thùy Vân 2173401011044 100% 4 Đoàn Phương Quang 2173401200054 100% 5 Trịnh Trần Minh Tâm 2173401200139 100% 6 Trương Anh Tú 2173401300156 100% 7 Võ Minh Tâm 2173401200115 100% 8 Phạm Tú Quyên 2173401200135 100% 9 Trương Lê Phượng My 2173401200061 100% 10 Nguyễn Huy Hữu (Nhóm trưởng) 2173401200021 100% Mục lục
Lời mở đầu.................................................................................. . . . . . . . . . . . . .5 I.
Cơ sở lý thuyết................................................................ . . . . . . . . . . . . . . .6
A. Khái niệm thị trường điện tử................................... . . . . . . . . . . . . . . . . 6
B. Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử............................... . . . . .6
II. Giới thiệu shopee........................................................................................ . 7
A. Tổng quan........................................................................... . . . . . . . . . . .7
B. Lịch sử hình thành........................................................ . . . . . . . . . . . . . .7
C. Mục tiêu, Tầm nhìn, Sứ mệnh...................................... . . . . . . . . . . . . . .7
D. Sản phẩm, dịch vụ.................................................................................. . 8
III. Loại hình kinh doanh của Shopee.................................................... . . . . . .8
A. Mô hình kinh doanh C2C của Shopee................................ . . . . . . . . . . .8
B. Mô hình kinh doanh B2C của Shopee................................ . . . . . . . . . . .9
C. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình C2C và B2C của Shopee. . . . . . . 9
1. Mô hình C2C của shopee...................................................................... 9
2. Mô hình B2C của shopee...................................................................... 9
D. Mô hình kinh doanh B2B của Shopee.............................. . . . . . . . . . . .10
IV. Loại hình doanh thu của Shopee (Shopee, banhang.shopee, 2022)... . . . .10
A. Mô hình doanh thu phí giao dịch của Shopee...................................... . 10
1. Phí thanh toán:.................................................................... . . . . . . . . 10
2. Phí cố định.......................................................................... . . . . . . . . 11
3. Phí dịch vụ.......................................................................... . . . . . . . . 12
B. Mô hình doanh thu quảng cáo của Shopee....................... . . . . . . . . . . .17
C. Thực trạng doanh thu của Shopee.......................................................... 19
V. Cơ hội thị trường.................................................................... . . . . . . . . . .20
VI. Đối thủ cạnh tranh.................................................................................. . .22 VII.
Chiến lược thị trường........................................................................ . . .22
1. Làm thế nào để Shopee khi mới chân ướt chân ráo gia nhập thị trường 22
2. Giải bài toán tiêu tiền.......................................................................... 22
3. Lùi 1 bước, xem khách hàng muốn gì.......................... . . . . . . . . . . . 23
4. Miễn phí vận chuyển – chính sách thông minh của Shopee.......... . . .23
5. “Sản phẩm, dịch vụ mình phải xây trước thì mới đi lâu dài được”.....23
6. Nhân vật nổi tiếng............................................................................... 23
7. Chiến lược quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông...... . . . . . . . 24
8. TVC ( video quảng cáo ) quảng cáo bắt trend...................... . . . . . . .24
VIII. Hệ Thống quản lý của Shopee (sis.binus, sis.binus, 2022).................. . 24
1. Hệ thống xử lý giao dịch (TPS)................................................ . . . . . 24
2. Hệ thống thông tin quản lý (MIS)...................... . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3. Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS).......................................... . . . . . . 24
4. Hệ thống thông tin điều hành (EIS)............................................ . . . . 25
Tài liệu tham khảo.................................................................................... . . . . . 26
Tiểu luận cuối kì Lời mở đầu
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 cùng với tốc độ phát triển vượt bật của các sàn thương
mại điện tử thì việc ứng dụng nó trong đời sống không còn xa lạ gì đối với chúng ta.
Nó cũng đang và sẽ trở thành thói quen phổ biến trong đời sống hằng ngày của mỗi
chúng ta. Việc mua hàng từ đó cũng tiết kiệm được thời gian và không ít tiền bạc,
người mua không cần chen chúc để mua một thứ gì đó mà thay vào đó chỉ cần một
thiết bị điện tử có kết nối internet và một click có thể mua được món hàng đó một cách
dễ dàng cũng như tiết kiệm được một khoản phí nhất định nào đó về mặt kinh tế. Bên
cạnh đó các ứng dụng thương mại điện tử thường xuyên có những chương trình
khuyến mãi, mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, . . có nhiều ưu đãi hơn từ đó cũng thu
hút được một lượt lớn khách hàng truy cập cũng sử dử dụng đến ứng dụng đó. Trong
các website thương mại điện tử nổi trội hiện nay thì chắc hẳn shopee là cái tên xuất
hiện đầu tiên trong đầu mọi người khi nhắc đến một website hay ứng dụng mua sắm
trực tiếp nào đó. Vậy hãy cùng làm rõ mô hình kinh doanh của Shopee để biết được họ
vận dụng các mô hình kinh doanh để doanh nghiệp ngày càng có thể phát triển lớn mạnh hơn. 5 Tiểu luận cuối kì I. Cơ sở lý thuyết
A. Khái niệm thị trường điện tử (WHO, 2022)
Thương mại điện tử (eCommerce) là việc buôn bán hàng hoá hay dịch vụ trên những
phương tiện kỹ thuật số như Internet và các mạng máy vi tính
Hiện nay, khái niệm này của WHO là chuẩn xác nhất. “Thương mại điện tử (hay
thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách
hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua
mạng Internet”. Việc mua bán hàng hóa trên Shopee, Lazada hoặc qua website thương
mại là các ví dụ về thương mại điện tử nổi bật.
B. Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử (vietnambiz, 2019)
Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Đây là một thuật ngữ
khá phổ biến vào khoảng những năm 90 của thế kỉ 20 và càng ngày càng nhận được sự
chú ý của nhiều chuyên gia học thuật cũng như nhà nghiên cứu kinh tế
Đây là một khái niệm trừu tượng và không có một sự thống nhất nào của các chuyên
gia, mỗi người đều lựa chọn mô hình kinh doanh theo mục tiêu nghiên cứu riêng của
mình. Do đó, mô hình kinh doanh được diễn giải theo rất nhiều cách khác nhau.
Trong số đó, mô hình kinh doanh có thể được định nghĩa như sau:
"Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh
doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho khách hàng,
làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn
nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là, doanh
nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào". (Theo "How to Describe and Improve your
Business Model to Compete Better", 2004 của Alexander Osterwalder)
Hoặc "Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả
doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và
lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển". (Theo
"Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures", 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland)
Tóm lại, tất cả đều có chung một ý nghĩa của khái niệm Mô hình kinh doanh là bản kế
hoạch kiếm tiền và đầu tư, phát triển để kiếm tiền. . Nó chính xác là toàn bộ các
hướng đi được chủ doanh nghiệp đưa ra nhằm phát triển theo mô hình kinh doanh đó.
Từ đó các thành viên của doanh nghiệp sẽ chung một suy nghĩ, mục tiêu và đặc biệt là chung hành động 6 Tiểu luận cuối kì II.Giới thiệu shopee
A. Tổng quan
- Shopee ra đời với mục đích tạo ra một nền tảng thương mại điện tử cung cấp
cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản, an toàn và tiện lợi
thông qua hình thức thanh toán và vận chuyển nhanh chóng. Ngoài ra, Shopee
sẽ tạo môi trường kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn
quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nó rất dễ dàng, chỉ
cần một vài bước để đăng ký. Và việc đăng tải, mô tả sản phẩm, ai cũng có thể
mở gian hàng trên Shopee cũng là cơ hội kinh doanh online cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
- Một số điểm nổi bật đáng chú ý của nền tảng Shopee bao gồm:
Được xây dựng cho thiết bị di động - Giao diện người dùng Shopee được
xây dựng cho thiết bị di động, mang đến cho người dùng trải nghiệm mua
sắm trên thiết bị di động nhanh chóng và trực quan cao.
Shopee Live Chat – Người dùng có thể trò chuyện trực tiếp thông qua tính
năng tích hợp sẵn của Shopee - Live Messaging.
Đảm bảo của Shopee – Người dùng có thể mua sắm miễn phí với Chính
sách đảm bảo của Shopee, Chính sách đảm bảo của Shopee bảo vệ người
dùng bằng cách thu tiền trước khi nhận được đơn hàng.
Tích hợp hệ thống hậu cần/vận chuyển - Shopee hợp tác với các công ty hậu
cần hàng đầu để tích hợp ứng dụng trong các ứng dụng hệ thống hậu cần.
Người dùng có thể dễ dàng chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.
Miễn phí - dành cho tất cả mọi người, không có phí ẩn.
Ứng dụng có sẵn dưới dạng tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.
B. Lịch sử hình thành
- Vào năm 2015, Shopee chính thức ra mắt tại Singapore với mục tiêu là sàn
TMĐT phát triển mạnh trên nền tảng mobile và vận hành như một mạng xã hội
đáp ứng nhu cầu mua sắm mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống
điều hành, giao nhận và chuyên nghiệp trong khâu thanh toán, Shopee là đơn vị
trung gian giúp việc mua sắm trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn với cả người mua lẫn bên bán.
C. Mục tiêu, Tầm nhìn, Sứ mệnh
- Mục tiêu: thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong
muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng
đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng TMĐT.
- Tầm nhìn: trở thành sàn TMĐT đứng số 1 tại Đông Nam Á nói chung và Việt
Nam nói riêng. Trở thành kênh bán hàng và quảng cáo hiệu quả - Sứ mệnh: 7
Tiểu luận cuối kì
+ Kết nối nhà bán hàng và người mua hàng
+ hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận khách hàng và xây dung thương hiệu
+ Phát triển sàn TMĐT thành kênh định hướng hành vi tiêu dùng
- Giá trị cốt lõi: An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản
D. Sản phẩm, dịch vụ - Về sản phẩm
Shopee cung cấp toàn bộ các sản phẩm khi bạn muốn, từ đồ dùng sinh hoạt,
giải trí, làm đẹp, sức khoẻ, . . tất cả mọi mặt hàng bạn cũng có thể dễ dàng mua được trên shopee - Về dịch vụ:
Shopee Mall: tất cả sản phẩm chính hãng và chất lượng đến từ các thương
hiệu bán hàng uy tính trên thị trường sẽ xuất hiện trên Shopee Mall đó là
OPPO, VIVO, UNILEVER, . . cùng hàng ngàn nhãn hàng khác.
Đặc biệt Shopee Mall thường xuyên có các hoạt động giảm giá lớn, có dịch
vụ hoàn tiền và giao hàng trong 7 ngày và Shopee Mall cũng đảm bảo 100% là sản phẩm chính hãng.
Shopee 4 H: đây là dịch vụ chuyển hàng nhanh nhất trong 4h của shopee tại
các quận trung tâm của Tp. HCM và Hà Nội.
Shopee Food: là sự hợp tác với Now về lĩnh vực thức ăn nhanh, shopee food
đã đem lại nhiều trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho khách hàng.
Ngoài ra cũng có một số dịch vụ khác như flash sale, shoppe mart, shopee
pay, nạp thẻ điện thoại, . .
III. Loại hình kinh doanh của Shopee
Ban đầu, mô hình kinh doanh mà Shopee theo đuổi là C2C – Consumer to Consumer,
tức làm trung gian mua bán giữa người sản xuất với người tiêu dùng
Hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C – Business to Consumer, tức mua
bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, ở đây Shopee chỉ đóng vai trò là đơn vị phân phối sản phẩm.
A. Mô hình kinh doanh C2C của Shopee
Vào thời gian đầu, mục tiêu và mô hình mà Shopee theo đuổi chính là C2C (Consumer
to Consumer) . Nghĩa là Shopee sẽ là nơi trung gian quản lý giao dịch và trao đổi của
các cá nhân với nhau. Shopee đóng vai trò là trung gian ở Việt Nam lúc đó trong việc
giao dịch và mua bán của các cá nhân với nhau. Shopee mạnh tay với những chương
trình giảm giá và miễn phí vận chuyển cùng các ưu đãi dành cho cả người mua và
người bán. Mục đích của hoạt động này là nhằm phát triển và thu hút một lượng khách
hàng lớn cho công ty tại thị trường Việt Nam. Shoppe với mô hình C2C đã rất thành
công thiết lập một mảng lưới khổng lồ bao gồm lượng lớn nhà bán hàng cũng như
người mua hàng. Với một danh mục hàng hoá đa dạng cùng rất nhiều ưu đãi hấp dẫn 8 Tiểu luận cuối kì
thì Shopee đã phát triển nhanh chóng góp phần đưa làn sóng mua hàng online diễn ra
mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
B. Mô hình kinh doanh B2C của Shopee
Shopee đã nâng cao thương hiệu của mình hơn bằng sự phối hợp với mô hình kinh
doanh B2C. Shopee trở thành trung tâm kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, đưa
nhiều nhà cung cấp đầu ngành tham gia vào sàn thương mại điện tử. Shopee đã cho ra
mắt Shopee Mall vào năm 2017, cung cấp các gian hàng cam kết chính hãng và trưng
bày các thương hiệu uy tín phối hợp với nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Shopee đang kết hợp hai mô hình kinh doanh C2C, B2C với nhau. Hai mô hình kinh
doanh vẫn đang phối hợp với nhau hết sức nhịp nhàng nhằm mang tới giá trị cao cho doanh nghiệp Shopee.
C. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình C2C và B2C của Shopee
1. Mô hình C2C của shopee a. Ưu điểm :
- Vừa là người bán khi tiến hành hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm, vừa là
người mua khi tìm hiểu sản phẩm và quyết định đặt mua
- Shopee không chỉ là một sàn giao dịch TMĐT thông thường. Nó cũng kết hợp
những chức năng của 1 mạng xã hội. Người mua và người bán được kết nối với
nhau. Được kết nối trực tiếp thông qua các tính năng như: chat, trao đổi, trả giá,
đánh giá, báo cáo và chia sẻ sản phẩm
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn b. Nhược điểm
- Cũng vì bắt đầu với mô hình C2C mà Shopee là sàn TMĐT rất khó quản lý chất
lượng sản phẩm và mức độ uy tín của người bán => Shopee đã từng tiếp nhận
nhiều khiếu nại và bóc phốt từ người mua hàng
- Dễ bị từ chối nhận hàng
- Shopee chỉ đơn thuần là cầu nối của một số khách hàng, chứ không có trách nhiệm xử lý vụ việc.
2. Mô hình B2C của shopee a. Ưu điểm
- Mô hình B2C [Shopee Mall] giúp Shopee cung cấp những dòng sản phẩm chính
hãng từ các thương hiệu hàng đầu cho người tiêu dùng.
- Nâng cao uy tín của dịch vụ.
- Tạo cảm giác yên tâm hơn khi dùng sàn thương mại điện tử của Shopee. 9
Tiểu luận cuối kì b. Nhược điểm - Giá thành cao.
- Không giải quyết trao trả hàng, người mua có thể liên hệ lại với người bán để nhận hàng hoàn trả
D. Mô hình kinh doanh B2B của Shopee
Mô hình kinh doanh B2B của Shopee áp dụng không?
- Câu trả lời là có nhưng nó ít thể hiện hơn nên bạn sẽ hiểu nhầm là Shopee
không áp dụng mô hình kinh doanh này.
- Bởi vì mô hình kinh doanh Shopee B2B chủ yếu hoạt động mua bán giữa người
bán là doanh nghiệp và người mua cũng là doanh nghiệp.
- Cho nên những đòi hỏi về hàng hoá cũng như dịch vụ sẽ cao hơn bình thường.
- Có một số ít doanh nghiệp lên Shopee đặt mua hàng hoá phục vụ cho nhu cầu
của họ đấy thôi. Vì khi doanh nghiệp muốn mua hàng của một doanh nghiệp
khác thì phải bảo đảm các yếu tố xem đã có thoả thuận về giá cả trước không,
việc giao nhận hàng hoá sẽ diễn ra thế nào và đặc tính sản phẩm cụ thể ra sao.
- Kinh doanh bán hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng cá nhân thì không cần thiết
phải phức tạp và cầu kỳ như vậy. Cũng vì nó phức tạp và cầu kì cho nên sẽ ít có
những doanh nghiệp mua hàng của một doanh nghiệp khác trên Shopee, hiếm
nhưng không phải là không có
IV. Loại hình doanh thu của Shopee (Shopee, banhang.shopee, 2022)
A. Mô hình doanh thu phí giao dịch của Shopee
Hiện nay Shopee đang có các loại phí bán hàng sau: Phí thanh toán, phí cố định, phí dịch vụ
1. Phí thanh toán:
Phí thanh toán là phí giao dịch áp dụng cho mỗi đơn hàng thành công trên sàn giao
dịch TMĐT Shopee (nằm ở mục " Đã giao ") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả
hàng hoàn tiền thì Người bán/Shopee chấp nhận " Hoàn tiền ngay " (trừ lý do Chưa nhận được hàng)
Hiện tại, Shopee sẽ thu phí ngay trên các đơn hàng.
- Được tính trên tổng giá trị thanh toán của Người mua cho từng đơn hàng, bao
gồm cả tiền hàng và chi phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mãi (nếu có) .
Và sẽ được làm tròn đến giá trị gần nhất.
- Dựa trên phương thức thanh toán khác nhau của Người mua và Người bán sẽ
trả Shopee mức phí tương đương với từng đơn hàng. Kể từ ngày 1/4/2022, 10
Tiểu luận cuối kì
Shopee sẽ áp dụng mức Phí thanh toán mới dành cho Bên bán:
Phí Thanh toán trên Shopee sẽ được tính như sau:
- Phí thanh toán = (Tổng đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mãi đã áp dụng (nếu có)) x 2.5%
2. Phí cố định
Là phí hoa hồng cố định áp dụng đối với toàn bộ các giao dịch bán sản phẩm và sử
dụng dịch vụ của Người Bán được thực hiện thành công trên sàn giao dịch thương mại
điện tử Shopee (đơn hàng nằm ở mục " Đã giao ") hoặc đơn hàng có phát sinh yêu cầu
Trả hàng/Hoàn tiền được Người Bán/Shopee chấp nhận " Hoàn tiền ngay " (trừ lý do Chưa nhận được hàng) .
Đối với Người bán không thuộc Shopee Mall:
- Để nâng cao chất lượng dịch vụ, từ 02/10/2022, Shopee sẽ áp dụng mức Phí Cố
Định mới là 2.5% (bao gồm VAT) cho tất cả đơn hàng thành công đối với
Người bán KHÔNG tại Shopee Mall.
- Phí cố định chỉ tính cho đơn hàng được thực hiện thành công (nằm ở mục " Đã
giao ") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu trả hàng hoàn tiền và Người bán/Shopee
chấp nhận " Hoàn tiền ngay " (trừ lý do Chưa nhận được hàng) .
- Đặc biệt: Các Shop tham gia (một trong) các gói dịch vụ (Gói Freeship Xtra,
Gói Freeship Xtra Plus và Gói Hoàn Xu Xtra) : Shop sẽ được miễn toàn bộ Phí
Cố Định trong khoảng thời gian tham gia chương trình.
Đổi với Người bán thuộc Shopee Mall: Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần
trăm Phí cố định khác nhau.
- Phí cố định được tính theo phần trăm trích từ giá bán của sản phẩm khi đơn
hàng được giao thành công (đơn hàng nằm ở mục " Đã giao ") hoặc đơn có phát
sinh yêu cầu trả hàng/hoàn tiền được Shopee/Người bán đồng ý " Hoàn tiền
ngay " (trừ lý do Chưa nhận được hàng) .
- Phí cố định dành cho Shopee Mall được tính:
+Tổng giá trị đơn hàng là tổng tiền hàng mà Người Mua tại Shopee Mall đã 11
Tiểu luận cuối kì
thanh toán, không bao gồm phí vận chuyển và các chi phí Shopee Mall khác mà
Người bán phải thanh toán cho Shopee.
+ Mỗi ngành hàng sản phẩm đăng bán của Shop sẽ có một tỷ lệ phần trăm Phí cố định khác nhau
3. Phí dịch vụ
Phí Dịch vụ Shopee là khoản chi phí mà Người bán trả cho Shopee khi đăng ký tham
gia Chương trình Hoàn Xu Xtra và Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra. Phí dịch
vụ sẽ được trừ thẳng vào đơn hàng sau khi đơn hàng đó đã đăng ký thành công và
trước khi tiền chuyển vào ví Shopee của người bán. Đây được xem là một phần doanh thu nhỏ đối với Shopee
Đối tượng sử dụng: Người bán sử dụng gói dịch vụ Freeship Xtra và Hoàn xu Xtr
Phí Dịch vụ Shopee bao gồm 2 loại phí là Phí đăng ký và Phí dịch vụ cho các Gói
Hoàn Xu Xtra và Gói Miễn Phí Vận chuyển Freeship Xtra:
a. Phí đăng ký
Phí đăng ký là phí Người bán tham gia đăng ký mua các gói Hoàn Xu Xtra và Freeship Xtra tại trang chủ Shopee.
Hình thức đăng ký: giống như Người bán đang mua một sản phẩm thông thường trên
Shopee, và sẽ không được hoàn trả lại dưới bất kì hình thức nào.
Hình thức thanh toán: Số Dư TK Shopee hoặc Ví ShopeePay (không có ngân hàng liên kết với Ví ShopeePay)
Theo thông tin mới nhất từ Shopee, về phí đăng ký cho cả hai gói Hoàn xu Xtra và
Freeship Extra mỗi dịch vụ thì người tham gia chỉ tốn 1.000 VNĐ để mua Ngoài ra
mỗi tháng nhà bán cũng sẽ được hưởng 1 Voucher giảm giá 1.000 VNĐ để mua gói
dịch vụ Freeship Extra và Hoàn xu Xtra với giá 0 VNĐ.
Có nghĩa là người bán chỉ tốn 1.000 VNĐ cho 1 dịch vụ trên trong tháng đầu tiên và
tháng tiếp theo sau đó khi có Voucher từ Shopee thì người bán sẽ hoàn toàn miễn phí 12 Tiểu luận cuối kì khi mua dịch vụ đó.
b. Phí dịch vụ
Phí dịch vụ là phí được tính trực tiếp trên giá bán của các sản phẩm theo từng đơn
hàng khi nhà bán hàng đăng ký tham gia gói dịch vụ hoàn Xu Xtra và Freeship Extra.
Và trong phí dịch vụ đã bao gồm VAT. Các gói dịch vụ này sẽ giúp shop dễ thu hút
khách hàng hơn, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, cho phép khách hàng có thêm nhiều mã
giảm giá trừ phí vận chuyển sản phẩm.
Hình thức thanh toán: phí dịch vụ sẽ được tự động trừ vào tài khoản của người bán
hàng ngay khi đơn hàng đã hoàn thành. 13
Tiểu luận cuối kì
Mỗi loại Gói dịch vụ sẽ được tính mức phí khác nhau. Trong trường hợp Người
bán tham gia đồng thời cả 2 gói dịch vụ, Người bán sẽ trả mức phí khác.
Phí dịch vụ Gói Hoàn Xu Xtra:
Phí đăng ký tham gia gói dịch vụ Hoàn Xu Xtra trên sàn thương mại điện tử
Shopee dành cho Người bán là 1.000 VNĐ
Ngoài ra, mỗi tháng Người bán sẽ nhận được 01 Voucher giảm 1.000 VNĐ để mua
gói dịch vụ Hoàn Xu Xtra với giá 0Đ. Voucher được hiển thị trên trang sản phẩm gói dịch vụ.
Từ ngày 2/10/2022, phí dịch vụ Gói Hoàn Xu Xtra chi tiết như sau: 14
Tiểu luận cuối kì
Phí dịch vụ Gói Freeship Xtra
Phí đăng ký Gói Freeship Xtra là 1.000 VNĐ (cập nhật mới nhất từ 03/12/2021).
Ngoài ra, mỗi tháng Người bán sẽ nhận được 01 Voucher giảm 1.000 VNĐ để mua gói
dịch vụ Freeship Xtra với giá 0Đ. Voucher được hiển thị trên trang sản phẩm gói dịch vụ.
Từ ngày 2/10/2022, phí dịch vụ Gói Freeship Xtra chi tiết như sau: 15
Tiểu luận cuối kì 16
Tiểu luận cuối kì
B. Mô hình doanh thu quảng cáo của Shopee
Hiện tại Shopee có 3 hình thức quảng cáo được rất nhiều người sử dụng. Trong đó, chi
phí của các loại hình quảng cáo là:
Đấu thầu từ khoá: đấu giá 400đ/ từ khóa sản phẩm chính xác và 480đ/ từ khoá mở rộng. 17 Tiểu luận cuối kì
Quảng cáo Shop Ads: 500đ/ từ khóa sản phẩm chính xác và 600đ/ từ khoá mở rộng.
Quảng cáo khám phá: 200đ.
Hệ thống sẽ chỉ tính phí của bạn khi người mua nhấp vào quảng cáo. Chi phí sẽ được
trừ vào Tài Khoản Quảng Cáo của bạn.
Nhằm bảo vệ người bán, hệ thống Shopee sẽ tự động phát hiện ra các lần nhấp chuột
không hợp lệ hoặc nhiều lượt nhấp chuột giống nhau của cùng một người dùng hay
nhấp chuột tự động. Người bán sẽ không bị thu phí từ các thao tác nói trên.
Khi có nhiều người bán đấu thầu với cùng một từ khoá , các quảng cáo của họ cũng sẽ
xuất hiện cạnh quảng cáo của shop bạn trên trang kết quả tìm kiếm.
Thứ hạng hiển thị quảng cáo của bạn là vị trí của quảng cáo của bạn so với những
quảng cáo khác. Ví dụ: thứ hạng hiển thị của quảng cáo là " 1 " có nghĩa là quảng cáo
của bạn đang là quảng cáo đầu tiên được hiển thị. Thứ hạng hiển thị quảng cáo càng
nhỏ thì vị trí quảng cáo càng cao, hay quảng cáo của bạn đang đứng trên nhiều quảng
cáo khác (ví dụ: thứ hạng hiển thị của quảng cáo " 3 " tốt hơn " 10 ") .
Điểm xếp hạng quảng cáo sẽ quyết định vị trí hiển thị quảng cáo của bạn. Nếu bạn có
điểm số xếp hạng quảng cáo cao hơn, bạn sẽ có vị trí hiển thị tốt hơn (ví dụ như quảng
cáo của bạn sẽ đứng đầu trang kết quả tìm kiếm hơn) . Có 2 yếu tố tác động lên vị trí của quảng cáo
Thứ hạng hiển thị của quảng cáo sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: 18
Tiểu luận cuối kì
1. Giá thầu cho mỗi lượt nhấp chuột là giá cao nhất bạn muốn trả khi khách hàng
nhấp vào quảng cáo của bạn.
- Số tiền bạn phải trả thực tế, thông thường sẽ thấp hơn giá thầu của bạn vì hệ
thống sẽ tính theo khoản phí thấp nhất bạn cần để giữ vị trí quảng cáo của mình.
- Bạn có thể tự đặt giá thầu hoặc bạn có thể để Shopee đặt và tối ưu hóa giá thầu
cho quảng cáo của bạn để thúc đẩy Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) một cách hiệu quả
bằng cách sử dụng tính năng "Quảng Cáo Tự Động".
- Giá thầu càng cao, thứ hạng hiển thị của quảng cáo càng cao
2. Mức độ liên quan sẽ được quyết định bởi:
- Độ liên quan của sản phẩm với từ khóa bạn chọn
- Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo: là phần trăm số lần người dùng nhấp vào
quảng cáo của bạn sau khi nhìn thấy nó. Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo sẽ cao
hơn đối với những quảng cáo có hình ảnh thu hút, tên sản phẩm có ý nghĩa và có nhiều đánh giá tốt.
C. Thực trạng doanh thu của Shopee
Trong năm 2020 thì Shopee hiện đã chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với 57 % khối lượng hàng bán online.
Với thực trang doanh thu 2020 thì Shopee luôn trong tình trạng thua lỗ, Sea Group thua
lỗ nặng và Shopee " đóng góp " tới 80% lỗ của Tập đoàn mẹ nhưng vì tập đoàn SEA với
tâm huyết thúc đẩy Shopee tiến ra toàn cầu và vượt mặt các ông lớn Alibaba và Amazon,
với tham vọng đứng đầu ở lĩnh vực này nên vì thế công ty mẹ không ngần ngại chi mạnh
tay để Shopee vươn xa. Để thực hiện điều đó, Sea Group đã chào bán 11 triệu cổ phiếu,
trị giá khoảng 3,8 tỷ USD, đồng thời có kế hoạch phát hành 2,5 tỷ USD trái phiếu chuyển
đổi. Cổ phiếu của Sea Group tăng hơn 70% trong năm nay là một thuận lợi cho kế hoạch này.
Đến quý 2/2021, theo thống kê thì Shopee đã chứng kiến doanh thu của mình tăng trưởng
161% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,2 tỷ USD, nhờ vào việc công ty mẹ tâm huyết, tích
cực mở rộng quy mô cho Shopee và phạm vi tiếp cận thị trường.
Nền tảng Shopee hoạt động trên khắp Đông Nam Á, Đài Loan và Mỹ Latinh, đã giải
quyết 1,4 tỷ đơn đặt hàng cho quý thứ hai, tăng 127% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi
tổng khối lượng hàng hoá là 15 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2020. 19
Tiểu luận cuối kì
Bên cạnh đó theo số liệu thống kê trong quý 2/2021 thì những sàn TMĐT lớn như Tiki
hay Lazada cũng làm ăn tốt trong đại dịch, tuy nhiên tổng lượng truy cập của hai công ty
này chỉ bằng một nửa của Shopee. Cụ thể, Shopee Việt Nam có tổng 72,97 triệu lượt truy
cập, trong khi con số của Lazada và Tiki tương ứng là 20,42 triệu lượt và 17,19 triệu lượt.
Theo như thông tin từ tập đoàn SEA dù doanh thu Shopee đã tăng vọt nhưng lại thua lỗ,
năm 2021, Sea Group ghi nhận doanh thu gần 10 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2020. Trong
đó, riêng Shopee đạt doanh thu 5,1 tỷ USD, tăng trưởng hơn 136% so với năm trước đó.
V. Cơ hội thị trường
Nhìn lại vào năm 2016, tại thời điểm đó Lazada đã là một doanh nghiệp Thương mại
điện tử lớn ở Đông Nam Á, đặt trụ sở chính tại Singapore. Được “gã khổng lồ” đang
thống lĩnh thị trường mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc đó là Alibaba “thâu tóm”,
đây là bước đi đúng đắn với mong muốn mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam
Á cũng như là kế hoạch toàn cầu hóa bởi vì những quốc gia tại Đông Nam Á có nền
tảng văn hóa và kinh tế tương đồng với thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây thì Lazada đã đánh mất nhiều lợi thế ở những thị
trường chính và vị trí số 1 Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi Shopee – một chi nhánh
của Sea Group có trụ sở chính đặt tại Singapore. Số liệu được thống kê trên iPrice cho
thấy: Quý II năm 2019, Shopee đứng hạng nhất với lượng truy cập trung bình hàng
tháng là 200,2 triệu trong khi mức truy cập của Lazada là 174,4 triệu. Báo cáo này
được lấy từ lượng truy cập của máy tính cá nhân và thiết bị di động sử dụng dữ liệu từ
App Annie và SameWeb tại 6 quốc gia chính: Indonesia, Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ngoài ra, Shopee cũng là nền tảng phổ biến nhất
trong khu vực với lượng truy cập nhiều nhất mỗi tháng 20