Tiểu luận cuối kỳ môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Xây dựng đề cương nghiên cứu"
Tiểu luận cuối kỳ môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Xây dựng đề cương nghiên cứu" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36625228 Mở đầu 1. Tên đề tài
Vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến nhằm thảo luận về tác động của Covid -
19 đối với sức khỏe toàn cầu giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong giai đoạn Covid-19 2. Lý do chọn đề tài
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, việc hạn chế trong giao dịch và tiếp
xúc trực tiếp là vấn đề đang được quan tâm và ưu tiên hàng đầu hiện nay. Từ đây,
chúng ta đòi hỏi phải tìm ra hướng đi mới để vừa thực hiện các công tác phòng
chống dịch vừa hoàn thành đúng tiến độ các công việc được đặt ra, đặc biệt là
Chính Phủ trong quan hệ quốc tế để tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các
nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid – 19.
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến các nhà lãnh đạo thế giới buộc phải trì hoãn tạm thời
việc thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại và đặt ưu tiên cho phản ứng toàn
cầu trước dịch bệnh Covid-19. Điều này đã khiến cho các hoạt động ngoại giao
truyền thống bị “ngưng trệ”, cùng với đó là sự xuất hiện của hình thức đàm thoại
trực tuyến nhằm tránh tiếp xúc gần - hành động từng được coi là điều không thể
thiếu được trong thực thi đối ngoại.
Từ đây, tại Bộ LĐTB&XH, từ ngày 9/3/2020, Bộ đã tạm hoãn các cuộc họp và các
hội nghị, hội thảo tập trung đông người để bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ
và chất lượng công tác chuyên môn. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị. Theo đó, từ 9/3, lãnh đạo Bộ
LĐTB&XH tổ chức các cuộc họp trực tuyến, trao đổi với lãnh đạo các đơn vị ngay
tại phòng làm việc thông qua thiết bị đầu cuối.
Tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Khóa họp với chủ đề “Đại dịch Covid – 19” được
tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử của tổ chức này trong hai ngày
1819/5/2020. Tại cuộc họp, với cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã
chủ trì và tham gia nhiều cuộc thảo luận, nỗ lực tìm tiếng nói chung có những sáng
kiến thúc đẩy hành động chung trong phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, phục
hồi nền kinh tế giai đoạn hậu COVID-19. lOMoARcPSD| 36625228
Tính đến nay, Việt Nam, quốc gia có gần 100 triệu dân và đã hội nhập sâu rộng
vào khu vực và quốc tế, chỉ có hơn 320 ca lây nhiễm và chưa có ca tử vong và
chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng sau hơn một tháng.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài” Sự vận dụng hình thức ngoại giao trực
tuyến để vận hành trong quan hệ quốc tế tại Việt Nam sau mùa dịch Covid19”. 3. Lịch sử nghiên cứu
Theo Báo Thế giới, dịch bệnh này thử thách quan hệ quốc tế trên phương diện
quan hệ quốc tế hữu ích hay vô dụng trong việc giúp chính phủ các quốc gia, chính
quyền các khu vực ứng phó và dẫn dắt quốc gia hay vùng lãnh thổ ấy vượt qua
dịch bệnh. Nó đặt ra những vấn đề mới liên quan đến nhiều phương diện của quan
hệ quốc tế cần phải được giải quyết. Nó đưa lại nhiều gợi mở về công cụ và
phương cách mới có thể sử dụng được, thậm chí rất nên sử dụng, để vận hành và
xử lý quan hệ quốc tế ở cả thời dịch bệnh chưa hẳn qua đi như hiện tại lẫn ở thời sau dịch bệnh.
Thời sau đại dịch này sẽ là thời quá trình số hoá được ưu tiên thúc đẩy phát triển ở
mọi nơi trên thế giới, đặc biệt trên hai phương diện là phát triển và mở rộng mạng
lưới Internet quốc gia và quốc tế cũng như thu hẹp cái gọi là Digital
Divide hay Digital Gap trong phạm vi quốc gia và giữa quốc gia với thế giới bên
ngoài. Quan hệ quốc tế sẽ được tận lợi từ đấy rất nhiều.
Tuy nhiên, việc vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến vẫn còn là vấn đề mới mẻ
từ khi xảy ra dịch Covid – 19.
Theo Văn phòng Bộ LĐTB&XH, trong những ngày qua, cách thức hoạt động, chỉ
đạo điều hành của lãnh đạo Bộ từ hình thức họp tập trung sang họp trực tuyến
không hề gặp khó khăn, ngược lại, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo
điều hành của lãnh đạo Bộ, cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian
làm việc. Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đánh giá, các hoạt động về phát triển Chính
phủ điện tử của các bộ, ngành gần như không chịu tác động nhiều từ dịch
COVID19, thậm chí còn có xu hướng được đẩy nhanh hơn do phát sinh mạnh nhu
cầu trao đổi thông tin, gửi nhận văn bản trên Trục liên thông văn bản quốc gia, họp
trực tuyến giữa các cấp để ứng phó với bệnh dịch. lOMoARcPSD| 36625228
Theo ông Ngô Hải Phan, triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu nhằm
nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và nâng cao chất
lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia.
“Không cứ mùa dịch, chúng ta cần tiếp tục khuyến khích, tăng cường các cuộc họp
trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc ngay cả sau khi
dịch bệnh lắng xuống. Nếu Chính phủ, các bộ, ngành làm được thì địa phương
cũng làm được. Việc triển khai, xây dựng Chính phủ điện tử đã, đang và sẽ diễn ra
mạnh mẽ”, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.
Ở thời dịch bệnh hiện tại, ngoại giao phải phục vụ cho 3 mục tiêu chiến lược hàng
đầu, cũng có thể coi là ba nội hàm cụ thể mới trong phần khả biến của lợi ích quốc gia.
Thứ nhất, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bệnh tiếp tục lây lan, đẩy
lùi hoàn toàn dịch bệnh và không để dịch bệnh tái bùng phát theo bất cứ cách nào và
dưới bất kỳ hình thức nào;
Thứ hai, khôi phục cũng mau lẹ và hoàn toàn như có thể được hoạt động kinh tế và
đời sống của cả xã hội cũng như của người dân để giảm thiểu tối đa và nhanh chóng
khắc phục những thiệt hại và tổn hại mà dịch bệnh đã gây ra;
Thứ ba, luôn giữ cái nhìn về thời sau dịch bệnh để chuẩn bị sẵn sàng đón bắt và tận
dụng những cơ hội và tiền đề mới cho phát triển kinh tế xã hội. Nếu có thể được thì
phải làm đồng thời cả ba việc ấy.
Để thực thi được sứ mệnh mới ở thời dịch bệnh, ngoại giao phải chủ động và năng
động, phải sáng tạo và cầu thị hơn trước đấy rất nhiều. Ngoại giao trực tuyến nghe
qua thì đơn giản nhưng để được suôn xẻ về kỹ thuật, yên tâm về bảo mật và đặc biệt
thật sự thiết thực trong hiệu quả thì không ít vấn đề mới đòi hỏi ngoại giao phải giải
quyết, không ít yêu cầu mới đòi hỏi ngoại giao phải đáp ứng. Ngoại trừ một vài đối
tác ra, chứ còn đối với đại đa số các đối tác khác trên thế giới, dịch bệnh này không
làm thay đổi cơ bản cả bản chất, định hướng lẫn nội dung chính sách đối ngoại của
họ. Bởi vậy, ngoại giao ở thời dịch bệnh tập trung đóng góp vào việc giải quyết
những vấn đề cụ thể.
Những nỗ lực khẩn trương phòng chống dịch COVID-19 đã khiến lãnh đạo các quốc
gia trên thế giới phải trì hoãn tạm thời những mục tiêu chính sách đối ngoại. Các
hoạt động ngoại giao truyền thống bị ngưng trệ, ngoại giao online “lên ngôi” khi lOMoARcPSD| 36625228
ngày càng gia tăng các cuộc đàm thoại trực tuyến nhằm tránh tiếp xúc gần hành động
từng được coi là điều không thể thiếu trong thực thi quan hệ đối ngoại.
Một số nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã tham
gia nhóm G7 qua hội nghị trực tuyến vào tháng 4 vừa qua để bàn về việc nối lại các
hoạt động kinh tế của thế giới thời hậu COVID-19. Hội nghị Nhóm G20, Nhóm họp
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cũng được tiến hành trực tuyến vào
tháng trước, thay vì họp trực tiếp như thường lệ.
Nếu trước đây, các nhà ngoại giao quen với việc tiếp xúc trực tiếp để xây dựng lòng
tin, đồng thời có cơ hội thăm dò tín hiệu của đối tác thông qua nhận diện giọng nói
và biểu cảm khuôn mặt để có thể đưa ra những biên độ đàm phán hiệu quả thì nay
họ giao tiếp với nhau qua màn hình máy tính.
việc chuyển hướng sang “ngoại giao online” không hoàn toàn là tiêu cực - GS.
Toshikazu Inoue thuộc Trường đại học Gakushuin, Nhật Bản khẳng định. Việc
không thể tổ chức các cuộc họp trực tiếp do đại dịch COVID-19 đã bất ngờ nhấn
mạnh lợi ích của “ngoại giao trực tuyến”, các nhà lãnh đạo thế giới có thể đồng thuận
đưa ra quyết định một cách nhanh chóng dù họ ở cách xa nhau. GS. Kohara kết luận:
Các chủng virus gây bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện sau chu kì 5 hoặc 10 năm.
Trong mỗi thời kỳ dịch bệnh như thế, việc tổ chức gặp trực tiếp là khó khăn. Nếu
không có lựa chọn nào khác, tôi nghĩ rằng ngoại giao online sẽ là một thực tế bình thường mới”. 4. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra dự báo về sự chiếm ưu thế và mở rộng của việc vận dụng hình thức trực
tuyến để vận hành trong quan hệ quốc tế và những lợi ích mà chúng ta tận dụng được
từ hình thức trên sau mùa dịch Covid - 19 tại Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Khảo sát việc vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến tại Việt Nam
qua các buổi họp của Chính Phủ với các tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài tại Thủ đô Hà Nội.
Thời gian: 29/5 – 7/6/2020
Nội dung: Tìm ra những ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng hình thức ngoại
giao trực tuyến qua các cuộc họp của Chính Phủ tại Việt Nam lOMoARcPSD| 36625228 6. Mẫu khảo sát
Hệ thống ngoại giao trực tuyến của Việt Nam đối với LHQ
7. Vấn đề nghiên cứu/ Câu hỏi nghiên cứu -
Hình thức ngoại giao trực tuyến được vận dụng trong quan hệ quốc tế sẽ
chiếm ưu thế như thế nào tại Việt Nam sau khi dịch Covid – 19 chấm dứt? -
Việc vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến đã cải thiện được hết những
hạn chế còn tồn tại trong dịch Covid – 19? 8. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng hình thức ngoại giao trực tuyến trong tình hình hiện nay sẽ được tiếp
tục thực hiện kể cả khi hoàn toàn hết dịch trong nhiều năm nữa khi mà chúng ta có
thể tận dụng rất nhiều lợi ích mà nó đem đến. 9. Luận cứ a) Luận cứ lí thuyết
Khái niệm “ngoại giao”, “hình thức ngoại giao trực tuyến” -
Ngoại giao là một trong những cách các nước phấn đấu để sinh tồn trên thế
giới. Theo đó, các nước tìm cách bảo đảm sự có mặt đại diện của mình (nhà ngoại
giao) tại những địa bàn cần thiết. Sau đó, thông qua quan sát, tìm hiểu, các nhà
ngoại giao sẽ báo cáo về những tình hình liên quan đến quyền lợi nước mình; dùng
đàm phán và các hình thức đấu tranh khác để phát triển quan hệ, bảo vệ an ninh
đối ngoại của đất nước, xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự tồn tại và
phát triển của nước mình, phát huy ảnh hưởng trên thế giới. -
Hình thức ngoại giao trực tuyến là hình thức đàm phán, thương lượng giữa
nhữngngười đại diện cho một nhóm hay một quốc gia thông qua kết nối hoạt động
với một mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ. b) Luận cứ thực tiễn lOMoARcPSD| 36625228
Sau khi áp dụng gia tăng hình thức ngoại giao trực tuyến trong các cuộc họp quốc
tế, việc áp dụng hình thức này trong nước cũng liên tục tăng lên và được đẩy mạnh không ngừng.
10. Phương pháp chứng minh giả thuyết khoa học
Phương pháp phỏng vấn sâu:
Để nghiên cứu về việc vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến nhằm thảo luận về
tác động của Covid -19 đối với sức khỏe toàn cầu giữa Việt Nam và Liên Hợp
Quốc trong giai đoạn Covid-19, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn đối với các đối
tượng là các nhà chức trách và các GS. TS liên quan đến lĩnh vực ngoại giao và truyền thông.
Mục tiêu của phỏng vấn nhằm hiểu rõ hơn về việc vận dụng hình thức ngoại giao
trực tuyến có những thuận lợi và hạn chế gì trong việc thảo luận về tác động của
Covid -19 đối với sức khỏe toàn cầu giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong giai
đoạn Covid-19. Từ đó tìm ra cách cải thiện và nâng cao hiệu quả chất lượng của
hình thức ngoại giao trực tuyến. Thực hiện phỏng vấn đối với 2 khách thể:
- Các nhà chức trách phụ trách các cuộc họp ngoại giao trực tuyến- Các
GS.TS trong lĩnh vực ngoại giao và truyền thông.
Các câu hỏi chúng tôi sử dụng: - Các loại câu hỏi: + Câu hỏi mô tả:
Yêu cầu đối tượng mô tả về cách mà mình vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến
+ Câu hỏi về quan điểm:
Đối tượng có suy nghĩ gì về vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến trong giai
đoạn Covid -19 + Câu hỏi về cảm nhận:
Đối tượng cảm thấy thế nào khi vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến trong
giai đoạn Covid- 19. + Câu hỏi về kiến thức:
Đối tượng có biết hiện nay có những cách thức nào để giúp Việt Nam và Liên Hợp
Quốc thống nhất cùng tiếp nhận hình thức ngoại giao trực tuyến. lOMoARcPSD| 36625228 - Qui trình phỏng vấn:
+ Hẹn lịch, địa điểm, thời gian phỏng vấn + Xây dựng bộ câu hỏi
+ Thời gian dự kiến: 30 phút - 45 phút
+ Kết hợp các phương tiện ghi âm, ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn ( trong
trường hợp được đối tượng tham gia hỏng vấn cho phép)
+ Xử lí kết quả phỏng vấn - Bộ câu hỏi:
+ Trong các cuộc họp, các cán bộ đã được đào tạo và trang bị kiến thức để vận
dụng hình thức ngoại giao trực tuyến như thế nào?
+ Vị thế của việc vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến quan trọng như thế nào trong giai đoạn Covid-19?
+ Theo Ông/ Bà, chúng ta có gặp những bất cập gì khi vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến không?
+ Theo như tôi được biết, bất cập lớn nhất khi vận dụng hình thức ngoại giao trực
tuyến là việc bảo mật thông tin. Vậy chúng ta có những phương án dự trù cho việc này không?
+ Ông/ Bà có cảm thấy việc đưa ra các nguyên tắc chung cho việc vận dụng hình
thức ngoại giao trực tiếp là rất cần thiết?
+ Hiện đã có những công cụ nào để vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến? * Phương pháp quan sát:
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát thâm nhập, tức là đi thực tế đến nơi
diễn ra những cuộc họp hay Hội nghị mà Chính Phủ vận dụng hình thức ngoại giao
trực tuyến để thu thập thông tin, quan sát tìm hiểu cách vận dụng cũng như cách họ
tiếp cận ra sao, gặp khó khăn gì trong khi không thực hiện ngoại giao truyền thống...
* Phương pháp đặt vấn đề lOMoARcPSD| 36625228 Cơ cấu của luận án
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Các lí thuyết áp dụng trong vấn đề nghiên cứu a) Ngoại giao Khái niệm ngoại giao
Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa
những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông
thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ
quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến
các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa
bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại... Các hiệp ước quốc tế thường được
đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi
các chính trị gia của các nước.
Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự
thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối
đầu, hay là một cách cử xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao
Hiện nay, hầu hết các nước đều đã độc lập, xu thế phát triển và toàn cầu hóa chiếm
ưu thế, nên ngày càng nhiều nước chủ trương thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và ngoại
giao đa phương (có quan hệ với nhiều nước)
Bản chất của ngoại giao Việt Nam là kế thừa, phát huy truyền thống ông cha, bản
chất nền ngoại giao nước ta là hòa bình, chính nghĩa, thuỷ chung và khoan dung,
đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu bởi tư tưởng và phong cách ngoại giao của Hồ
Chí Minh. Ngoại giao Việt Nam mang tính nhân văn cao cả, tinh tế, linh hoạt, sáng
tạo và nhạy bén, thấu hiểu sâu sắc về mình và người. b) Trực tuyến Khái niệm trực tuyến
Thuật ngữ “trực tuyến” là từ ngữ dùng trong thời đại Internet, có ý nghĩa cụ thể
liên quan đến công nghệ máy tính và viễn thông. lOMoARcPSD| 36625228
Trực tuyến thường được dùng cho một kết nối hoạt động với một mạng truyền
thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ.
Nó là một trong những khái niệm đã được mở rộng, không chỉ gói gọn trong ý
nghĩa tin học hay viễn thông mà được dùng cả trong khu vực của sự tương tác của
con người với nhau và trong giao tiếp, các cuộc trò chuyện. Ví dụ, các cuộc thảo
luận diễn ra trong một cuộc họp kinh doanh được "trực tuyến", nghĩa là những
người tham dự được kết nối mạng liên tuyến LAN với nhau; "một người không
được trực tuyến", "người ngoại tuyến" cũng có thể hiểu là người không được mời
tham gia hay người ngoài cuộc và "thiết bị ngoại tuyến" là một thiết bị có khả năng hoạt động độc lập
Để được xem là trực tuyến, một trong những điều sau đây phải áp dụng với một
thiết bị, hoặc một "đơn vị chức năng":
+ Dưới sự kiểm soát trực tiếp của các thiết bị khác
+ Dưới sự kiểm soát trực tiếp của hệ thống mà nó có liên quan hay là kết nối
+ Có sẵn để sử dụng ngay lập tức theo yêu cầu của hệ thống mà không cần sự can thiệp của con người
+ Kết nối với một hệ thống, và đang hoạt động
+ Chức năng hoàn hảo và sẵn sàng cho dịch v
c) Ngoại giao trực tuyến
Trong nền ngoại giao thế giới, đã qua rồi những ngày tháng bắt tay, gặp gỡ song
phương hay các cuộc gặp thượng đỉnh quốc tế quy tụ một nhóm các nhà lãnh đạo,
quan chức ngoại giao thế giới để thảo luận về những vấn đề của thời cuộc
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến các nhà lãnh đạo thế giới buộc phải trì hoãn tạm thời
việc thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại và đặt ưu tiên cho phản ứng toàn
cầu trước dịch bệnh Covid-19. Điều này đã khiến cho các hoạt động ngoại giao
truyền thống bị “ngưng trệ”, cùng với đó là sự xuất hiện của hình thức đàm thoại lOMoARcPSD| 36625228
trực tuyến nhằm tránh tiếp xúc gần - hành động từng được coi là điều không thể
thiếu được trong thực thi đối ngoại
Vẫn còn đó những quan ngại không nhỏ về an ninh mạng cũng như năng lực hỗ trợ
các kết nối nhanh chóng, thông suốt và tin cậy của hạ tầng mạng, song một trong
những thay đổi của thế giới thời kỳ hậu Covid-19 chính là việc các nhà ngoại giao
toàn cầu sẽ chuyển hướng sang “ngoại giao online”, hay ngoại giao qua mạng
Internet. Ông Kohara dự đoán, các nước nhiều khả năng không có lựa chọn nào
khác ngoài nhanh chóng phát triển hạ tầng cần thiết để ứng dụng ngoại giao online.
“Các chủng virus gây bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện sau chu kì 5 hoặc 10
năm. Xét đến việc di chuyển và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trong
mỗi thời kỳ dịch bệnh như thế, việc tổ chức gặp trực tiếp là khó khăn. Nếu không
có lựa chọn nào khoác ngoài trực tuyến, tôi nghĩ rằng ngoại giao online sẽ là một
thực tế bình thường mới”, cựu quan chức ngoại giao Nhật Bản bày tỏ.
Sự dịch chuyển sang “ngoại giao Zoom”.
Zoom là một trong những ứng dụng hội nghị trực tuyến đã và đang trở nên cực kỳ
phổ biến do sự bùng phát của đại dịch COVID-19
Tuy nhiên mức tăng trưởng “phi mã” của ứng dụng này trong thời gian tới nhiều
khả năng sẽ chậm lại, không phải do dịch bệnh đã được kiểm soát hay sự cạnh
tranh gay gắt từ các đối thủ, mà bởi chính những những lùm xùm không đáng có
về vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư mà nền tảng này đang gặp phải, khiến
uy tín cũng như niềm tin trong mắt người dùng giảm nghiêm trọng. An ninh và bảo
mật cũng được cho là một vấn đề nảy sinh khác. Các nhà lãnh đạo, quan chức
ngoại giao thường quan ngại về an ninh đường truyền Internet. Trong ngoại giao -
nơi những thông tin mật, có độ nhạy cảm cao được đưa ra trao đổi, việc bảo đảm
an ninh trong trao đổi qua mạng có thể sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian. Đầu
tháng 5, Bộ Ngoại giao Đức đã ra thông cáo hạn chế việc sử dụng điện đàm trực
tiếp qua dịch vụ Zoom, do ứng dụng này không đảm bảo các tiêu chuẩn an ninh.
Tuy nhiên, theo Toshikazu Inoue, Giáo sư về lịch sử chính sách đối ngoại Nhật
Bản tại Đại học Gakushuin, sự dịch chuyển sang “ngoại giao Zoom” không hẳn là
bi quan. Thành công của ngoại giao online phụ thuộc vào mức độ tin tưởng đã
được thiết lập giữa các nước và giữa các nhà lãnh đạo, đặc biệt là trong thời điểm lOMoARcPSD| 36625228
khủng hoảng khi thông tin thiếu thốn, trong khi vẫn phải đưa ra quyết định ngoại
giao quan trọng. Việc không thể tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp vì dịch bệnh
Covid-19 đã làm nổi bật lợi ích của trao đổi qua mạng Internet
Với ngoại giao trực tuyến, các nhà lãnh đạo thế giới có thể tổ chức họp vào bất kỳ lúc nào.
Theo Masshiro Kohara, nguyên là cán bộ ngoại giao Nhật Bản dự đoán các nước
không có lựa chọn nào khác ngoài nhanh chóng phát triển hạ tầng cần thiết để ứng
dụng ngoại giao online. 28/5/2020, Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch HĐBA Liên
Hợp Quốc đã tổ chức thành công cuộc Hội nghị ngoại giao trực tuyến, cùng các
nước trong Liên Hợp Quốc thảo luận về tác động của Covid -19 đối với sức khỏe
toàn cầu. Đồng thời, còn đưa ra những biện pháp cụ thể để phục hồi nền kinh tế
cũng như tránh thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19 gây ra. Có thể thấy, nhờ vận
dụng hình thức ngoại giao trực tuyến mà Việt Nam cũng như các nước trong Liên
Hợp Quốc có thể cùng nhau đưa ra giải pháp cấp thiết kể cả khi không tổ chức
hình thức ngoại giao truyền thống. Chương 2. Kết luận
Với tình hình diễn biến phức tạp trong giai đoạn Covid-19, chúng ta có thể thấy
được tầm quan trọng của việc ứng dụng trực tuyến, đặc biệt là lĩnh vực ngoại giao,
luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy, để áp dụng hình thức ngoại
giao trực tuyến trong lâu dài khi chưa thể kiểm soát được Covid-19, Việt Nam phải
nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển mạng lưới truyền thông. Vị trí của Việt Nam
trong Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc vẫn ở
mức trung bình, theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, 2 năm qua, chúng ta
tăng 1 bậc, đang xếp thứ 88 trong tổng số 193 quốc gia và lãnh thổ được đánh giá.
Theo đó, chúng ta cần phải khắc phục những hạn chế mà hình thức ngoại giao trực
tuyến đem lại, đặc biệt là an ninh và bảo mật, điều quan trọng nhất mà mỗi quốc
gia cần đề cao cảnh giác.
Danh sách tài liệu tham khảo:
https://www.asean2020.vn/web/asean/xem-chi- lOMoARcPSD| 36625228
tiet/-/asset_publisher/ynfWm23dDfpd/content/asean-va-hoa-ky-hop-bo-
truongngoai-giao-ve-hop-tac-ung-pho-dich-benh-covid-1 https://baoquocte.vn/khi-
ngoai-giao-online-the-cho-ngoai-giao-truyen-thong-vidich-covid-19-115378.htm
http://m.tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/thu-truong-tran-xuan-ha-du-hoi-
nghitruc-tuyen-cap-cao-cua-lien-hop-quoc-323604.htm
http://egov.chinhphu.vn/xay-dung-chinh-phu-dien-tu-huong-toi-chinh-phu-so-
vanen-kinh-te-so-o-viet-nam-a-NewsDetails-37599-14-186.htm
http://m.tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/thu-truong-tran-xuan-ha-du-hoi-
nghitruc-tuyen-cap-cao-cua-lien-hop-quoc-323604.htm
https://www.sggp.org.vn/cong-nghe-gan-voi-phong-chong-dich-662226.htm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngo%E1%BA%A1i_gia
https://sites.google.com/site/huongdannn/home/nhom-khoa-hoc-xa-hoi-nhanvan/1- ngoai-giao/3-ngoai-giao-la-g
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn_v
%C3%A0_ngo%E1%BA%A1i_tuy%E1%BA%BF Phụ lục:
Bộ câu hỏi phỏng vấn:
+ Trong các cuộc họp, các cán bộ đã được đào tạo và trang bị kiến thức để vận
dụng hình thức ngoại giao trực tuyến như thế nào? lOMoARcPSD| 36625228
+ Vị thế của việc vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến quan trọng như thế nào trong giai đoạn Covid-19?
+ Theo Ông/ Bà, chúng ta có gặp những bất cập gì khi vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến không?
+ Theo như tôi được biết, bất cập lớn nhất khi vận dụng hình thức ngoại giao trực
tuyến là việc bảo mật thông tin. Vậy chúng ta có những phương án dự trù cho việc này không?
+ Ông/ Bà có cảm thấy việc đưa ra các nguyên tắc chung cho việc vận dụng hình
thức ngoại giao trực tiếp là rất cần thiết?
+ Hiện đã có những công cụ nào để vận dụng hình thức ngoại giao trực tuyến lOMoARcPSD| 36625228