Tiểu luận cuối kỳ môn Luật kinh tế đề tài "Những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp"

Tiểu luận cuối kỳ môn Luật kinh tế đề tài "Những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp"  của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

lOMoARcPSD|36443508
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
Môn học: LUẬT KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI K
NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC
ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP.
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
GVHD:
VĂN HỢP
MÃ MÔN HỌC:
BLAW230308_06
THỰC HIỆN:
NHÓM 08
LỚP:
THỨ 3 TIẾT 11-13
Tp. Hồ C Minh, tháng 5 năm 2022
lOMoARcPSD|36443508
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường, nền kinh tế Việt Nam những năm qua hoạt động cùng sôi nổi. Việc
mở rộng và hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức
cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Để bắt kịp xu thế cũng như học hỏi những vấn
đề liên quan đến hoạt động kinh tế của cường quốc m châu, ngày 7/11/2006, Việt Nam
chính thức gia nhập trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Để định
hướng các doanh nghiệp đáp ứng theo yêu cầu hội nhập quốc tế, lúc bấy giờ nước ta ban
hành luật Doanh nghiệp 2005, tạo tiền đề và là kim chỉ nam cho sự thành lập, hoạt động và
phát triển của hầu hết các doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp để được chính thức công nhận mặt tham gia hoạt động
kinh tế tại Việt Nam, cần đăng những thông tin bản về tên, địa chỉ,..Vấn đề đặt ra,
việc đặt tên rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một thương hiệu, sự tồn
tại và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp.
tầm quan trọng của việc đặt tên doanh nghiệp, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp. luận thực tiễn” nhằm tìm hiểu
mang đến cho người đọc những quy định của pháp luật về việc đặt tên đồng thời chỉ ra
những bất cập khi đặt tên doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có những kiến thức cơ bản về tên
doanh nghiệp và áp dụng pháp luật để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp của tất cả mọi người.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề bản về Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung qua cácnăm
về vấn đề đặt tên.
- Phân tích, m sáng tỏ cũng như đưa ra các dụ thực tế để chỉ ra những bất
cậpkhi đặt tên một doanh nghiệp.
- Đúc kết, đưa ra những biện pháp nhằm đơn giản hóa việc đặt tên tránh viphạm
vào nguyên tắc đặt tên theo quy định của pháp luật.
lOMoARcPSD|36443508
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành, tiểu luận tập trung đi sâu nghiên cứu
những bất cập khi đặt tên một doanh nghiệp bên cạnh đó cho thấy vai trò ý nghĩa quan
trọng của việc đặt tên chỉ ra những nguyên tắc chuẩn mực, thước đo cho sự hoàn thành
một cái tên hợp pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ
yếu phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp phương thức so sánh. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp logic, phương pháp điều tra
xã hội học,...
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu luận được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tên doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về đặt tên doanh nghiệp ở Việt Nam
lOMoARcPSD|36443508
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÊN DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp tài sản của doanh nghiệp, cơ sở để phân biệt các chủ thể kinh
doanh. Từ khi ban hành Luật Doanh nghiêp 2005, nhất đến Nghị định số 43/2010/NĐ-
CP đã có nhiều thay đổi, bổ sung về việc đăng sử dụng tên doanh nghiệp. Người thành
lập doanh nghiệp phải đăng kí tên doanh nghiệp và được pháp luật công nhận, bảo vệ.
Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh
được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh
nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.
1.2. Chức năng của tên doanh nghiệp
Chức năng thông tin
Theo điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp, tên tiếng Việt
của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp và tên
riêng. Trong đó:
Loại hình doanh nghiệp được viết “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty
TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công
ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối
với công ty hợp danh; được viết “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp
TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài tên Tiếng Việt, doanh nghiệp còn đặt tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (
tên giao dịch).
Chức năng phân biệt
Tên doanh nghiệp còn chức năng phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với
tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.
Chức năng khẳng định uy tín của doanh nghiệp
Hiện nay, tên doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là một tên gọi, để phân
biệt các doanh nghiệp với nhau mà còn có một giá trị khác, lớn lao hơn nhiều. Đó chính là
thương hiệu doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp còn gắn liền với uy tín, chất lượng sản phẩm
lOMoARcPSD|36443508
của doanh nghiệp. Từ đó tên doanh nghiệp cũng một tài sản giá trị rất lớn đối với
doanh nghiệp. Đăng ký tên doanh nghiệp công cụ để nhà nước quản hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua chủ thể là tên gọi của doanh nghiệp.
1.3. Vai trò của sử dụng tên doanh nghiệp
Tên DN đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại, ngoài vai trò xưng
danh và giúp khách hàng nhận diện DN, tên DN còn có một vai trò quan trọng hơn đó là sự
khăng định uy tín, vị thế của DN trước khách hàng cũng như trước các đối tác. Chăng hạn,
nói đến Microsoft, người ta nghĩ ngay đến tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, nói đến
Coca Cola người ta ngngay đến ng ty nước giải khát lớn nhất thế giới, nói đến Trung
Nguyên người Việt Nam tự hào một công ty cà phê nổi tiếng không chỉ thị trường
trong nước... Có thể nói, tên DN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với DN, nó tồn tại suốt
thời gian tồn tại của DN từ khi thành lập đến khi DN chấm dứt hoạt động và được sử dụng
thường xuyên khi DN xuất hiện trước công chúng, trong các giao dịch với khách hàng. Tên
DN là cơ sở quan trọng để hình thành nên thương hiệu của DN. Trong thực tiễn hoạt động
kinh doanh nước ta hiện nay, không ít những DN Việt Nam đã xây dựng được những,
thương hiệu mạnh thông qua hình nh tên gọi của DN mình như siêu thị Coop Mart, dệt
may Việt Tiên, đồ hộp Hạ Long, điện tử Tiên Đạt, sữa Vinamilk, phê Trung Nguyên...
Do đó, tên doanh nghiệp cũng được xem một đối tượng của quyền SHCN, được bảo hộ
dưới hình thức là tên TM bởi Luật SHTT.
1.4. Quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp quyền tự do trong việc đặt tên doanh nghiệp của
mình. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích công cộng, bảo vệ quyền lợi ích của chủ thể kinh
doanh khác, Luật Doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định những
điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
1.4.1. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Điều 38)
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy
định tại Điều 41 của Luật này.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - hội, tổ chức chính trị hội - nghề nghiệp, tổ chức
lOMoARcPSD|36443508
hội, tổ chức hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của
doanh nghiệp, trừ trường hợp sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
1.4.2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
(Điều 39)
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một
trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên
riêng của doanh nghiệp thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng
nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài
của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh
nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ca
doanh nghiệp hoặc trên các giy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu ấn phẩm do doanh
nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng
nước ngoài.
1.4.3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (Điều 40)
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các
chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh
nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại
diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm
kinh doanh.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại
trụ sở chi nhánh, n phòng đại diện địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn
phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh
lOMoARcPSD|36443508
nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng
đại diện phát hành.
1.4.4. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn (Điều 41)
Tên trùng tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng được viết hoàn toàn
giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp được coi tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng
bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng được đọc giống tên doanh nghiệp
đãđăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệpđã
đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng trùng với tên bằng
tiếngnước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệpcùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng
chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh
nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp
cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệpcùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách
ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệpcùng loại đã đăng bởi một cụm từ miền Bắc”, miền Nam”, “miền Trung”, “miền
Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
lOMoARcPSD|36443508
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng
đối với công ty con của công ty đã đăng ký
lOMoARcPSD|36443508
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về đặt tên doanh nghiệp ở Việt Nam
Trong thời buổi phát triển như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập với
nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau. Đó là dấu hiệu đất nước ta phát triển tốt, tuy nhiên việc
thành lập doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn như hồ đăng ký, c giấy tờ pháp lý,...và
việc trước hết để thành lập doanh nghiệp đó là tìm được tên doanh nghiệp phù hợp.
Một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất mà chủ sở hữu phải làm trước khi
nộp hồ đăng thành lập doanh nghiệp việc đặt tên doanh nghiệp. Tên gắn liền với
doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh nền móng quan trọng cho
việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc đặt tên doanh nghiệp
như chưa hiểu Luật, hiểu sai lệch quy định Luật doanh nghiệp 2020, hay còn nhiều vướng
mắc nhưng chưa có cơ quan giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tận tình.
2.2. Những hạn chế trong việc đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam
Các quy định về đặt tên doanh nghiệp còn làm cản trở quyền tự do thành lập doanh
nghiệp của nhà đầu tư
Việc quy định về tên doanh nghiệp đã được Luật hóa tại Điều 37, 38 LDN m 2020,
cụ thể: Cấm đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp: Đặt tên trùng hoặc đặt tên y
nhầm lẫn với tên của DN đã đăng quy định tại Điều 41 của LDN năm 2020; Sử dụng tên
quan nhà nước, đơn vị lực lượng trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - hội, tổ chức chính trị hội - nghề nghiệp, tổ chức hội, tổ chức hội -
nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp
sự chấp thuận của quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tuy nhiên, việc xác định cụ thể các nhân vật là danh nhân, nhân vật trong lịch sử bị
coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, thì không có căn cứ rõ ràng. Những quy định
chung chung như trên đã gây ra nhiều lúng túng cho nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp lẫn
quan quản lý, dẫn đến sự từ chối “tùy tiện” của quan quản trong cấp đăng DN,
chưa đảm bảo quyền tự do thành lập DN, trong đó quyền đặt tên cho doanh nghiệp của
lOMoARcPSD|36443508
nhà đầu tư. Ngoài ra, hạn chế trên khiến cho việc thành lập DN bị kéo dài, tốn nhiều thời
gian, công sức, chi phí, gây ảnh hưởng đến công việc của mỗi cá nhân liên quan.
Thêm vào đó, người n nước ta nói chung dân kinh doanh nói riêng rất tin vào
tâm linh, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng trong đó việc đặt tên doanh nghiệp. Đặt
tên doanh nghiệp sao cho “hợp mệnh” với chủ doanh nghiệp để kinh doanh phát đạt ng
gây khó khăn trong việc đặt tên cho DN.
2.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp
Việc hoàn thiện pháp luật đề đăng ký, sử dụng tên DN là một quá trình liên tục,
rất nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
pháp luật về đăng ký, sử dụng tên DN.
Trong những năm gần đây, chúng ta đang tích cực xây dựng hệ thống pháp luật DN,
pháp luật Sở hữu trí tuệ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các quy
định của pháp luật hiện hành thực tiễn khi áp dụng các quy định về đăng ký, sử dụng
tên doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, cho thấy, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
đăng ký, sử dụng tên DN, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật; xác định mối quan hệ giữa
Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu Trí tuệ và luật Cạnh tranh trong việc đăng ký, sử dụng
tên DN, trong đó Luật Doanh nghiệp đóng vai trò là Luật chuyên ngành và Luật Sở hữu Trí
tuệ, Luật Cạnh tranh tác dụng bổ trợ cho Luật Doanh nghiệp để chống lại các hành vi
xâm phạm; nâng cao năng lực của các quan có thẩm quyền trong thực thi pháp luật đăng
ký, sử dụng tên DN và xây dựng các thiết chế bổ trợ để thực thi có hiệu quả pháp luật đăng
ký, sử dụng tên DN.
2.4. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký tên doanh nghiệp
Trong thời gian qua, khung pháp về đăng tên doanh nghiệp và sử dụng tên
doanh nghiệp đã dần được hoàn thiện theo hướng tích cực, minh bạch hiệu quả. Tuy
nhiên, hiện nay cả PL Doanh nghiệp, PL Sở hữu Trí tuệ và PL Cạnh tranh cũng còn một số
điểm chưa thống nhất trong việc đăng tên DN, sử dụng tên DN và áp dụng các biện pháp
lOMoARcPSD|36443508
xử hành chính liên quan tên DN bị cho xâm phạm quyền SHCN. Thực tiễn, khi áp
dụng các quy định y đã gặp nhiều vướng mắc tuy nhiên các vấn đề này chưa được tháo
gỡ, khiến cho việc đăng ký tên DN còn có nhiều bất cập, một số vụ việc xử lý tên DN xâm
phạm quyền SHCN không thể thi hành, thậm chí tạo ra vấn đtiêu cực trong hoạt động
kinh doanh.
Để khắc phục những vấn đề n tồn tại trong các quy định pháp luật hiện nay về
đăng ký, sử dụng tên DN, nhóm em đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, Bộ văn hóa, Thể thao Du lịch ban hành Thông thay thế Thông
tư10/2014/TTLT-BVHTTDL ớng dẫn vviệc đặt tên tiếng Việt của DN phù hợp với
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, theo đó bổ sung
danh sách tên doanh nhân, nhân vật lịch sử, tên đất nước trong các thời kỳ bị xâm lược, tên
những nhân vật trong thời kỳ lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, tên của
những nhân vật lịch sử giặc ngoại xâm hoặc những người tội với đất nước, với dân
tộc không được sử dụng để đặt tên DN; quy định cụ thể về chế phối hợp giữa quan
ĐKKD cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch địa phương trong việc xem xét tên DN
phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc hay
không.
Quy định cụ thể như vậy sẽ giúp các cơ quan ĐKKD có cơ sở để xem xét chấp nhận
hay không chấp thuận tên DN dự định đăng ký, giúp cho DN có đầy đủ thông tin khi tiến
hành đặt tên DN.
- Thứ hai, để đảm bảo tên DN không bị y nhầm lẫn theo quy định của Luật
DN,đảm bảo hài hòa với quy định về tên TM của Luật SHTT, tác giả đề nghị sửa đổi Luật
DN theo hướng quy định rõ coi ngành nghề kinh doanh không phải tên riêng của DN vì
ngành nghề kinh doanh không có khả năng phân biệt, ai cũng có thể được sử dụng khi kinh
doanh ngành nghề đó. Thành phần riêng thành phần tên gọi để phân biệt giữa chủ thể
kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, có thể trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Thứ ba, bổ sung Luật DN theo hướng quy định về việc không được sử dụng
tênthương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để cấu thành tên riêng của DN vào điều quy định
lOMoARcPSD|36443508
những điều cấm trong việc đặt tên DN (Điều 39), để các cơ quan thực thi cũng như doanh
nghiệp thống nhất áp dụng trong thực tiễn.
- Thứ tư, sửa đổi Khoản 1 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo hướng quyđịnh
bắt buộc trong hồ đăng thành lập DN phải kết quả tra cứu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
đang được bảo hộ liên quan đến thành phần phân biệt trong tên riêng của DN. Nếu ch
quy định DN có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký và lưu giữ tại
sở dữ liệu về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa của quan quản nhà nước về sở hữu công
nghiệp như quy định tại Khoản 1 Điều 19 hiện nay thì các DN không coi đó là trách nhiệm
phải thực hiện nên hầu như DN không quan tâm và cũng không tra cứu trước.à o
- Thứ năm, sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo ớng đảm bảo quyền lợi
hợppháp của DN, tác giả cho rằng cũng nên quy định trách nhiệm của quan ĐKKD trong
quá trình cấp GCNĐKDN liên quan đến tên DN để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho DN trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ Phòng ĐKKD liên quan đến pháp luật về
SHCN(quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa , tên TM) trong quá trình xem xét cấp Giấy
chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (trong đó có tên DN). Khi xem xét cấp tên DN, Phòng
ĐKKD không chỉ xem xét đến tên DN có trùng hoặc gây nhầm lẫn hoặc thuộc vào các quy
định cấm theo quy định của Luật DN.
Xử lý nghiêm đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cách đặt tên doanh nghiệp để không bị coi
trái pháp luật. Trong trường hợp doanh nghiệp đặt tên trái với quy định thì sẽ bị xử
theo quy định. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng doanh nghiệp quy định chi tiết nội
dung này.
Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa của tổ chức,
cánhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự
chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh
nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa đã đăng được lưu giữ tại sở dữ liệu về nhãn hiệu chỉ dẫn địa của
quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
lOMoARcPSD|36443508
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đượcthực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quyền gửi văn bản đề nghị đến PhòngĐăng
ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp tên m phạm quyền sở hữu công nghiệp phải
thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở
hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp
là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
b) Giấy chứng nhận đăng nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng chỉ dẫn địa lý;bản
trích lục sổ đăng quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa được bảo hộ do quan quản
nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo
hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo
quyđịnh tại khoản 3 Điều y, Phòng Đăng kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh
nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến
hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông
báo. Kèm theo thông báo phải các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều y. Sau thời hạn
trên, nếu doanh nghiệp không đăng thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng
ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ.
5. Trường hợp quan thẩm quyền xử vi phạm ra quyết định xử phạt vi
phạmhành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh
nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi
phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử
vi phạm thông báo cho Phòng Đăng kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
lOMoARcPSD|36443508
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp không
báo cáo, Phòng Đăng kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng doanh
nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.
6. Phòng Đăng kinh doanh thông báo kết quả xử đối với trường hợp têndoanh
nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy
định tại khoản 3 Điều này.
2.5. Liên hệ thực tiễn
Ví dụ 1
Công ty TNHH Secom Việt Nam cho rằng ng ty TNHH Se Com (thành lập sau)
đã dùng tên tương tự với tên của mình. Tuy nhiên, Se Com cho rằng DN mình được thành
lập đúng quy định, tên này đã được cơ quan cấp phép kinh doanh chấp thuận.
Khi xử thẩm vụ tranh chấp y, tòa thẩm cho rằng tên “Công ty TNHH Se
Com” tuy có tương tự đến mức y nhầm lẫn với tên “Công ty TNHH Secom Việt Nam”
nhưng hai công ty lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Secom Việt Nam thì các dịch vụ
tư vấn về thiết bị an toàn, còn Se Com thì lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị
PCCC,
camera quan t, thiết bị báo động-báo cháy. vậy, tòa thẩm cho rằng tên Se
Com không vi phạm tên của Secom Việt Nam.
Tuy nhiên, Secom Việt Nam kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã trưng cầu giám định
Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ kết luận hai ngành nghề y tương tự nhau. vậy, tòa
phúc thẩm xử rằng tên của Se Com vi phạm tên của Secom Việt Nam, buộc Se Com phải
chấm dứt dùng tên “Công ty TNHH Se Com” và tên viết tắt “Secom Co., Ltd.”, đồng thời
bồi thường cho Secom Việt Nam 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ kiện này.
Ví dụ 2
Công ty TNHH Phúc Sinh đã kiện Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu
Nông sản Phúc Sinh (gọi tắt là Nông sản Phúc Sinh) cho rằng ng ty này có dùng ch
“Phúc Sinh”. Hai công ty y đăng nhiều ngành nghề kinh doanh giống nhau. Đặc
biệt, Công ty TNHH Phúc Sinh đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Phúc Sinh” trước đó.
Khi giải quyết tranh chấp, tòa cho rằng “việc trùng lặp thành phần tên riêng Phúc
Sinh trong n của hai bên đã gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng trong cùng ngành nghề
lOMoARcPSD|36443508
dịch vụ kinh doanh”. Vì vậy, tòa yêu cầu Nông sản Phúc Sinh phải đổi tên công ty sao cho
không còn chữ “Phúc Sinh” và nộp phạt 23 triệu.
Trong các tranh chấp vtên, nhiều DN bị tố “cầm nhầm” tên đều cho rằng tên DN
của mình hợp pháp đã được quan đăng kinh doanh cho phép thành lập DN với
tên này. Tuy nhiên, theo quy định về đăng ký DN thì người lập DN tự khai và tự chịu trách
nhiệm về sự hợp pháp của tên DN mình đặt, trong đó trách nhiệm không sử dụng
tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành
tên riêng của DN”. Do đó, lẽ đã cho thành lập DN thì tên DN là hợp pháp sẽ không được
chấp nhận.
Ví dụ 3
Ngày 23/11/2010, Công ty cổ phần Vincom đã khởi kiện Công ty cổ phần Đầu tư
Tài Chính Bất động sản Vincon lên TAND thành phố Hà Nội; đồng thời gửi đơn yêu cầu
xử lý vi phạm lên Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ vì cho rằng Vincon đã vi phạm
nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại của mình. Ngày
9/12/2010, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt Công ty cổ
phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon 14 triệu đồng, đồng thời phải loại bỏ tên
Vincon trên biển hiệu giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo
và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Ngày
23/6/2011, Công ty Vincon đã chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần
Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland.
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý qua các ví dụ trên:
Thứ nhất, việc đăng tên gọi của tổ chức, các nhân kinh doanh trong thủ tục kinh
doanh không được coi sử dụng tên gọi đó chỉ một điều kiện để việc sử dụng tên
gọi đó được coi hợp pháp. Tên doanh nghiệp không đương nhiên là tên thương mại
chỉ là điều kiện để trở thành tên thương mại.
Thứ hai, trong đăng ký kinh doanh: Tên doanh nghiệp để được sử dụng hợp pháp thì
ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp
đó cũng không được xâm phạm tên thương mại của Doanh nghiệp khác đã được sử dụng
trước đó.
lOMoARcPSD|36443508
Thứ ba, đối với thực tiễn trong lĩnh vực đăng kinh doanh tại Việt Nam, thực trạng
đặt tên doanh nghiệp trùng với tên thương mại của các doanh nghiệp khác vẫn xảy ra khá
nhiều. Đkhắc phục nh trạng y, các doanh nghiệp cũng như các nhà quản cần nâng
cao tinh thần trách nhiệm và sử dụng khoa học công nghệ trong việc tìm hiểu thông tin xác
định tên doanh nghiệp, tên thương mại dự kiến đặt có trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên
thương mại của doanh nghiệp khác hay không để hạn chế tối đa những tranh chấp không
đáng có, y thiệt hại cho cả người khởi kiện lẫn người bị kiện, đặc biệt trong thời đại
công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay;
Thứ tư, về mặt pháp luật, cầnsoát, sửa đổi, bổ sung các quy của pháp luật về tên
thương mại, tên doanh nghiệp cho thống nhất, tránh sự chồng chéo dẫn đến những cách
hiểu khác nhau trong việc áp dụng pháp luật. Qua đó hạn chế những tranh chấp không đáng
có.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Việc ban hành luật cho vấn đề đặt tên của doanh nghiệp văn bản pháp luật hiện
hành là luật Doanh nghiệp 2020, cho thấy tầm quan trọng của tên doanh nghiệp và ý nghĩa
to lớn cho sự hiện diện và phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Việc đặt tên không phải tùy
tiện cần phải xem xét, dựa vào tiêu chí, mục tiêu của doanh nghiệp bên cạnh đó phải
tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật. Tuy nhiên không có hoàn hảo, pháp luật cũng
vậy, qua sửa đổi bổ sung nhiều lần, những quy định nguyên tắc về tên doanh nghiệp vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn
thành hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ văn bản pháp luật về
đặt tên doanh nghiệp trước khi m hồ đăng kinh doanh, tham khảo những dụ về
vấn đề tên doanh nghiệp qua các sự việc thực tế để tránh sai lầm và rút ngắn thời gian cho
hoàn thành hồ sơ.
lOMoARcPSD|36443508
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp 2020
2. Luật Doanh nghiệp 2015
3. Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 01/2021/NĐ-CP
4. Phạm Nguyệt Hằng, Một số bất cập trong thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiệu
nay” https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx?
ItemID=138
5. Quỳnh Như, 18/01/2013, “Doanh nghiệp xài tên trùng phải đổi tên khác”
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tranh-chap/4022/doanh-nghiep-xai-ten-
trungphai-doi-ten-khac
| 1/17

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ
Môn học: LUẬT KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ***
NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC
ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP.
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
GVHD: LÊ VĂN HỢP
MÃ MÔN HỌC: BLAW230308_06
THỰC HIỆN: NHÓM 08
LỚP: THỨ 3 TIẾT 11-13
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022 lOMoARcPSD| 36443508 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường, nền kinh tế Việt Nam những năm qua hoạt động vô cùng sôi nổi. Việc
mở rộng và hội nhập với nền kinh tế thế giới đã đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức
cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Để bắt kịp xu thế cũng như học hỏi những vấn
đề liên quan đến hoạt động kinh tế của cường quốc năm châu, ngày 7/11/2006, Việt Nam
chính thức gia nhập và trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Để định
hướng các doanh nghiệp đáp ứng theo yêu cầu hội nhập quốc tế, lúc bấy giờ nước ta ban
hành luật Doanh nghiệp 2005, tạo tiền đề và là kim chỉ nam cho sự thành lập, hoạt động và
phát triển của hầu hết các doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp để được chính thức công nhận có mặt tham gia hoạt động
kinh tế tại Việt Nam, cần đăng ký những thông tin cơ bản về tên, địa chỉ,..Vấn đề đặt ra,
việc đặt tên rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công của một thương hiệu, sự tồn
tại và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp.
Vì tầm quan trọng của việc đặt tên doanh nghiệp, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp. Lý luận và thực tiễn” nhằm tìm hiểu và
mang đến cho người đọc những quy định của pháp luật về việc đặt tên đồng thời chỉ ra
những bất cập khi đặt tên doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có những kiến thức cơ bản về tên
doanh nghiệp và áp dụng pháp luật để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp của tất cả mọi người.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung qua cácnăm về vấn đề đặt tên.
- Phân tích, làm sáng tỏ cũng như đưa ra các ví dụ thực tế để chỉ ra những bất
cậpkhi đặt tên một doanh nghiệp.
- Đúc kết, đưa ra những biện pháp nhằm đơn giản hóa việc đặt tên và tránh viphạm
vào nguyên tắc đặt tên theo quy định của pháp luật. lOMoARcPSD| 36443508
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành, tiểu luận tập trung đi sâu nghiên cứu
những bất cập khi đặt tên một doanh nghiệp bên cạnh đó cho thấy vai trò và ý nghĩa quan
trọng của việc đặt tên và chỉ ra những nguyên tắc chuẩn mực, thước đo cho sự hoàn thành một cái tên hợp pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương thức so sánh. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp logic, phương pháp điều tra xã hội học,...
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tên doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về đặt tên doanh nghiệp ở Việt Nam lOMoARcPSD| 36443508 B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÊN DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở để phân biệt các chủ thể kinh
doanh. Từ khi ban hành Luật Doanh nghiêp 2005, nhất là đến Nghị định số 43/2010/NĐ-
CP đã có nhiều thay đổi, bổ sung về việc đăng kí và sử dụng tên doanh nghiệp. Người thành
lập doanh nghiệp phải đăng kí tên doanh nghiệp và được pháp luật công nhận, bảo vệ.
Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh
và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh
nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.
1.2. Chức năng của tên doanh nghiệp
Chức năng thông tin
Theo điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp, tên tiếng Việt
của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty
TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công
ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối
với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp
TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài tên Tiếng Việt, doanh nghiệp còn đặt tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt ( tên giao dịch).
Chức năng phân biệt
Tên doanh nghiệp còn có chức năng phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với
tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.
Chức năng khẳng định uy tín của doanh nghiệp
Hiện nay, tên doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là một tên gọi, để phân
biệt các doanh nghiệp với nhau mà còn có một giá trị khác, lớn lao hơn nhiều. Đó chính là
thương hiệu doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp còn gắn liền với uy tín, chất lượng sản phẩm lOMoARcPSD| 36443508
của doanh nghiệp. Từ đó tên doanh nghiệp cũng là một tài sản có giá trị rất lớn đối với
doanh nghiệp. Đăng ký tên doanh nghiệp là công cụ để nhà nước quản lý hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua chủ thể là tên gọi của doanh nghiệp.
1.3. Vai trò của sử dụng tên doanh nghiệp
Tên DN đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại, ngoài vai trò xưng
danh và giúp khách hàng nhận diện DN, tên DN còn có một vai trò quan trọng hơn đó là sự
khăng định uy tín, vị thế của DN trước khách hàng cũng như trước các đối tác. Chăng hạn,
nói đến Microsoft, người ta nghĩ ngay đến tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, nói đến
Coca Cola người ta nghĩ ngay đến công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, nói đến Trung
Nguyên người Việt Nam tự hào vì có một công ty cà phê nổi tiếng không chỉ ở thị trường
trong nước... Có thể nói, tên DN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với DN, nó tồn tại suốt
thời gian tồn tại của DN từ khi thành lập đến khi DN chấm dứt hoạt động và được sử dụng
thường xuyên khi DN xuất hiện trước công chúng, trong các giao dịch với khách hàng. Tên
DN là cơ sở quan trọng để hình thành nên thương hiệu của DN. Trong thực tiễn hoạt động
kinh doanh ở nước ta hiện nay, không ít những DN Việt Nam đã xây dựng được những,
thương hiệu mạnh thông qua hình ảnh tên gọi của DN mình như siêu thị Coop Mart, dệt
may Việt Tiên, đồ hộp Hạ Long, điện tử Tiên Đạt, sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên...
Do đó, tên doanh nghiệp cũng được xem là một đối tượng của quyền SHCN, được bảo hộ
dưới hình thức là tên TM bởi Luật SHTT.
1.4. Quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp có quyền tự do trong việc đặt tên doanh nghiệp của
mình. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể kinh
doanh khác, Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định những
điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
1.4.1. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Điều 38)
• Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy
định tại Điều 41 của Luật này.
• Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức lOMoARcPSD| 36443508
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của
doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
• Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
1.4.2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp (Điều 39)
• Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một
trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên
riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
• Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài
của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh
nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
• Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
1.4.3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (Điều 40)
• Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các
chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
• Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh
nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại
diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
• Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại
trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn
phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh lOMoARcPSD| 36443508
nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
1.4.4. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn (Điều 41)
• Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn
giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
• Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đãđăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệpđã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng
tiếngnước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệpcùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng
chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp
cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệpcùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách
ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệpcùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký. lOMoARcPSD| 36443508
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng
đối với công ty con của công ty đã đăng ký lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về đặt tên doanh nghiệp ở Việt Nam
Trong thời buổi phát triển như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập với
nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau. Đó là dấu hiệu đất nước ta phát triển tốt, tuy nhiên việc
thành lập doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn như hồ sơ đăng ký, các giấy tờ pháp lý,...và
việc trước hết để thành lập doanh nghiệp đó là tìm được tên doanh nghiệp phù hợp.
Một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất mà chủ sở hữu phải làm trước khi
nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc đặt tên doanh nghiệp. Tên gắn liền với
doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh và là nền móng quan trọng cho
việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc đặt tên doanh nghiệp
như chưa hiểu rõ Luật, hiểu sai lệch quy định Luật doanh nghiệp 2020, hay còn nhiều vướng
mắc nhưng chưa có cơ quan giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tận tình.
2.2. Những hạn chế trong việc đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam
Các quy định về đặt tên doanh nghiệp còn làm cản trở quyền tự do thành lập doanh
nghiệp của nhà đầu tư
Việc quy định về tên doanh nghiệp đã được Luật hóa tại Điều 37, 38 LDN năm 2020,
cụ thể: Cấm đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp: Đặt tên trùng hoặc đặt tên gây
nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký quy định tại Điều 41 của LDN năm 2020; Sử dụng tên
cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có
sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tuy nhiên, việc xác định cụ thể các nhân vật là danh nhân, nhân vật trong lịch sử bị
coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, thì không có căn cứ rõ ràng. Những quy định
chung chung như trên đã gây ra nhiều lúng túng cho nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp lẫn cơ
quan quản lý, dẫn đến sự từ chối “tùy tiện” của cơ quan quản lý trong cấp đăng ký DN,
chưa đảm bảo quyền tự do thành lập DN, trong đó có quyền đặt tên cho doanh nghiệp của lOMoARcPSD| 36443508
nhà đầu tư. Ngoài ra, hạn chế trên khiến cho việc thành lập DN bị kéo dài, tốn nhiều thời
gian, công sức, chi phí, gây ảnh hưởng đến công việc của mỗi cá nhân liên quan.
Thêm vào đó, người dân nước ta nói chung và dân kinh doanh nói riêng rất tin vào
tâm linh, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng trong đó có việc đặt tên doanh nghiệp. Đặt
tên doanh nghiệp sao cho “hợp mệnh” với chủ doanh nghiệp để kinh doanh phát đạt càng
gây khó khăn trong việc đặt tên cho DN.
2.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp
Việc hoàn thiện pháp luật đề đăng ký, sử dụng tên DN là một quá trình liên tục, có
rất nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
pháp luật về đăng ký, sử dụng tên DN.
Trong những năm gần đây, chúng ta đang tích cực xây dựng hệ thống pháp luật DN,
pháp luật Sở hữu trí tuệ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các quy
định của pháp luật hiện hành và thực tiễn khi áp dụng các quy định về đăng ký, sử dụng
tên doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, cho thấy, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
đăng ký, sử dụng tên DN, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật; xác định mối quan hệ giữa
Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu Trí tuệ và luật Cạnh tranh trong việc đăng ký, sử dụng
tên DN, trong đó Luật Doanh nghiệp đóng vai trò là Luật chuyên ngành và Luật Sở hữu Trí
tuệ, Luật Cạnh tranh có tác dụng bổ trợ cho Luật Doanh nghiệp để chống lại các hành vi
xâm phạm; nâng cao năng lực của các cơ quan có thẩm quyền trong thực thi pháp luật đăng
ký, sử dụng tên DN và xây dựng các thiết chế bổ trợ để thực thi có hiệu quả pháp luật đăng ký, sử dụng tên DN.
2.4. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký tên doanh nghiệp
Trong thời gian qua, khung pháp lý về đăng ký tên doanh nghiệp và sử dụng tên
doanh nghiệp đã dần được hoàn thiện theo hướng tích cực, minh bạch và hiệu quả. Tuy
nhiên, hiện nay cả PL Doanh nghiệp, PL Sở hữu Trí tuệ và PL Cạnh tranh cũng còn một số
điểm chưa thống nhất trong việc đăng ký tên DN, sử dụng tên DN và áp dụng các biện pháp lOMoARcPSD| 36443508
xử lý hành chính liên quan tên DN bị cho là xâm phạm quyền SHCN. Thực tiễn, khi áp
dụng các quy định này đã gặp nhiều vướng mắc tuy nhiên các vấn đề này chưa được tháo
gỡ, khiến cho việc đăng ký tên DN còn có nhiều bất cập, một số vụ việc xử lý tên DN xâm
phạm quyền SHCN không thể thi hành, thậm chí tạo ra vấn đề tiêu cực trong hoạt động kinh doanh.
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong các quy định pháp luật hiện nay về
đăng ký, sử dụng tên DN, nhóm em đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư thay thế Thông
tư10/2014/TTLT-BVHTTDL hướng dẫn về việc đặt tên tiếng Việt của DN phù hợp với
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, theo đó bổ sung
danh sách tên doanh nhân, nhân vật lịch sử, tên đất nước trong các thời kỳ bị xâm lược, tên
những nhân vật trong thời kỳ lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, tên của
những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân
tộc không được sử dụng để đặt tên DN; quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan
ĐKKD và cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch địa phương trong việc xem xét tên DN có
phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc hay không.
Quy định cụ thể như vậy sẽ giúp các cơ quan ĐKKD có cơ sở để xem xét chấp nhận
hay không chấp thuận tên DN dự định đăng ký, giúp cho DN có đầy đủ thông tin khi tiến hành đặt tên DN.
- Thứ hai, để đảm bảo tên DN không bị gây nhầm lẫn theo quy định của Luật
DN,đảm bảo hài hòa với quy định về tên TM của Luật SHTT, tác giả đề nghị sửa đổi Luật
DN theo hướng quy định rõ coi ngành nghề kinh doanh không phải là tên riêng của DN vì
ngành nghề kinh doanh không có khả năng phân biệt, ai cũng có thể được sử dụng khi kinh
doanh ngành nghề đó. Thành phần riêng là thành phần tên gọi để phân biệt giữa chủ thể
kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, có thể trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Thứ ba, bổ sung Luật DN theo hướng quy định về việc không được sử dụng
tênthương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để cấu thành tên riêng của DN vào điều quy định lOMoARcPSD| 36443508
những điều cấm trong việc đặt tên DN (Điều 39), để các cơ quan thực thi cũng như doanh
nghiệp thống nhất áp dụng trong thực tiễn.
- Thứ tư, sửa đổi Khoản 1 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo hướng quyđịnh
bắt buộc trong hồ sơ đăng ký thành lập DN phải có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý đang được bảo hộ liên quan đến thành phần phân biệt trong tên riêng của DN. Nếu chỉ
quy định DN có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký và lưu giữ tại
Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công
nghiệp như quy định tại Khoản 1 Điều 19 hiện nay thì các DN không coi đó là trách nhiệm
phải thực hiện nên hầu như DN không quan tâm và cũng không tra cứu trước.à o
- Thứ năm, sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo hướng đảm bảo quyền lợi
hợppháp của DN, tác giả cho rằng cũng nên quy định trách nhiệm của cơ quan ĐKKD trong
quá trình cấp GCNĐKDN liên quan đến tên DN để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho DN trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ Phòng ĐKKD liên quan đến pháp luật về
SHCN(quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên TM) trong quá trình xem xét cấp Giấy
chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (trong đó có tên DN). Khi xem xét cấp tên DN, Phòng
ĐKKD không chỉ xem xét đến tên DN có trùng hoặc gây nhầm lẫn hoặc thuộc vào các quy
định cấm theo quy định của Luật DN.
Xử lý nghiêm đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ về cách đặt tên doanh nghiệp để không bị coi
là trái pháp luật. Trong trường hợp doanh nghiệp đặt tên trái với quy định thì sẽ bị xử lý
theo quy định. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định chi tiết nội dung này.
Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức,
cánhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự
chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh
nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. lOMoARcPSD| 36443508
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đượcthực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến PhòngĐăng
ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải
thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở
hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây: a)
Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp
là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; b)
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý;bản
trích lục sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý
nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo
hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo
quyđịnh tại khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh
nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến
hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông
báo. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này. Sau thời hạn
trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng
ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi
phạmhành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh
nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi
phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử
lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo lOMoARcPSD| 36443508
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp không
báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.
6. Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo kết quả xử lý đối với trường hợp têndoanh
nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy
định tại khoản 3 Điều này.
2.5. Liên hệ thực tiễn Ví dụ 1
Công ty TNHH Secom Việt Nam cho rằng Công ty TNHH Se Com (thành lập sau)
đã dùng tên tương tự với tên của mình. Tuy nhiên, Se Com cho rằng DN mình được thành
lập đúng quy định, tên này đã được cơ quan cấp phép kinh doanh chấp thuận.
Khi xử sơ thẩm vụ tranh chấp này, tòa sơ thẩm cho rằng tên “Công ty TNHH Se
Com” tuy có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên “Công ty TNHH Secom Việt Nam”
nhưng hai công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Secom Việt Nam thì có các dịch vụ
tư vấn về thiết bị an toàn, còn Se Com thì lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị PCCC,
camera quan sát, thiết bị báo động-báo cháy. Vì vậy, tòa sơ thẩm cho rằng tên Se
Com không vi phạm tên của Secom Việt Nam.
Tuy nhiên, Secom Việt Nam kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã trưng cầu giám định và
Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ kết luận là hai ngành nghề này tương tự nhau. Vì vậy, tòa
phúc thẩm xử rằng tên của Se Com vi phạm tên của Secom Việt Nam, buộc Se Com phải
chấm dứt dùng tên “Công ty TNHH Se Com” và tên viết tắt “Secom Co., Ltd.”, đồng thời
bồi thường cho Secom Việt Nam 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ kiện này. Ví dụ 2
Công ty TNHH Phúc Sinh đã kiện Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu
Nông sản Phúc Sinh (gọi tắt là Nông sản Phúc Sinh) vì cho rằng công ty này có dùng chữ
“Phúc Sinh”. Hai công ty này có đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh giống nhau. Đặc
biệt, Công ty TNHH Phúc Sinh đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Phúc Sinh” trước đó.
Khi giải quyết tranh chấp, tòa cho rằng “việc trùng lặp thành phần tên riêng Phúc
Sinh trong tên của hai bên đã gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng trong cùng ngành nghề lOMoARcPSD| 36443508
dịch vụ kinh doanh”. Vì vậy, tòa yêu cầu Nông sản Phúc Sinh phải đổi tên công ty sao cho
không còn chữ “Phúc Sinh” và nộp phạt 23 triệu.
Trong các tranh chấp về tên, nhiều DN bị tố “cầm nhầm” tên đều cho rằng tên DN
của mình là hợp pháp vì đã được cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép thành lập DN với
tên này. Tuy nhiên, theo quy định về đăng ký DN thì người lập DN tự khai và tự chịu trách
nhiệm về sự hợp pháp của tên DN mà mình đặt, trong đó có trách nhiệm “không sử dụng
tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành
tên riêng của DN”. Do đó, lý lẽ đã cho thành lập DN thì tên DN là hợp pháp sẽ không được chấp nhận. Ví dụ 3
Ngày 23/11/2010, Công ty cổ phần Vincom đã khởi kiện Công ty cổ phần Đầu tư
Tài Chính Bất động sản Vincon lên TAND thành phố Hà Nội; đồng thời gửi đơn yêu cầu
xử lý vi phạm lên Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ vì cho rằng Vincon đã vi phạm
nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại của mình. Ngày
9/12/2010, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt Công ty cổ
phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon 14 triệu đồng, đồng thời phải loại bỏ tên
Vincon trên biển hiệu giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo
và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Ngày
23/6/2011, Công ty Vincon đã chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần
Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland.
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý qua các ví dụ trên:
Thứ nhất, việc đăng ký tên gọi của tổ chức, các nhân kinh doanh trong thủ tục kinh
doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên
gọi đó được coi là hợp pháp. Tên doanh nghiệp không đương nhiên là tên thương mại mà
chỉ là điều kiện để trở thành tên thương mại.
Thứ hai, trong đăng ký kinh doanh: Tên doanh nghiệp để được sử dụng hợp pháp thì
ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp
đó cũng không được xâm phạm tên thương mại của Doanh nghiệp khác đã được sử dụng trước đó. lOMoARcPSD| 36443508
Thứ ba, đối với thực tiễn trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, thực trạng
đặt tên doanh nghiệp trùng với tên thương mại của các doanh nghiệp khác vẫn xảy ra khá
nhiều. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý cần nâng
cao tinh thần trách nhiệm và sử dụng khoa học công nghệ trong việc tìm hiểu thông tin xác
định tên doanh nghiệp, tên thương mại dự kiến đặt có trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên
thương mại của doanh nghiệp khác hay không để hạn chế tối đa những tranh chấp không
đáng có, gây thiệt hại cho cả người khởi kiện lẫn người bị kiện, đặc biệt là trong thời đại
công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay;
Thứ tư, về mặt pháp luật, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy của pháp luật về tên
thương mại, tên doanh nghiệp cho thống nhất, tránh sự chồng chéo dẫn đến những cách
hiểu khác nhau trong việc áp dụng pháp luật. Qua đó hạn chế những tranh chấp không đáng có. C. PHẦN KẾT LUẬN
Việc ban hành luật cho vấn đề đặt tên của doanh nghiệp và văn bản pháp luật hiện
hành là luật Doanh nghiệp 2020, cho thấy tầm quan trọng của tên doanh nghiệp và ý nghĩa
to lớn cho sự hiện diện và phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Việc đặt tên không phải tùy
tiện mà cần phải xem xét, dựa vào tiêu chí, mục tiêu của doanh nghiệp bên cạnh đó phải
tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật. Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo, pháp luật cũng
vậy, qua sửa đổi bổ sung nhiều lần, những quy định và nguyên tắc về tên doanh nghiệp vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn
thành hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ văn bản pháp luật về
đặt tên doanh nghiệp trước khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, tham khảo những ví dụ về
vấn đề tên doanh nghiệp qua các sự việc thực tế để tránh sai lầm và rút ngắn thời gian cho hoàn thành hồ sơ. lOMoARcPSD| 36443508
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh nghiệp 2020 2. Luật Doanh nghiệp 2015
3. Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 01/2021/NĐ-CP
4. Phạm Nguyệt Hằng, “Một số bất cập trong thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiệu nay”
https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx? ItemID=138
5. Quỳnh Như, 18/01/2013, “Doanh nghiệp xài tên trùng phải đổi tên khác”
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tranh-chap/4022/doanh-nghiep-xai-ten- trungphai-doi-ten-khac