Tiểu luận cuối kỳ Nhập môn Logic học đề tài "Vấn đề tự học của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh"
Tiểu luận cuối kỳ Nhập môn Logic học đề tài "Vấn đề tự học của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn Logic học
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: Nhập môn logic học lOMoARcPSD| 37054152
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI..........................................................................1
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ..........................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHẢO XÁT THỤC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM...................................3
1.1.Thực trạng tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.........3
1.2. Khảo xác thực trạng tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật
tp.hcm........................................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN........5
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NHỮNG HẬU QUẢ VÀ ĐƯA RÂ NHỮNG GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO TINH THẦN TỰ HỌC CỦA SINH
VIÊN.........................................................................................................................6
3.1. Hậu quả của việc thiếu kỹ năng tư học...............................................................6
3.1.1) Thiếu khả năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin..........................................6
3.1.2) Không thể tự đề ra mục tiêu học tập...........................................................6
3.1.3) Không thể phân tích và suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề..............................6
3.1.4) Không thể phát triển kỹ năng học tập cả đời...............................................6
3.1.5) Không thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động..................................6
3.2. Giải pháp để cải thiện chất lượng tự học ở sinh viên hiện nay...........................7
3.2.1) Giáo dục về kỹ năng tự học.........................................................................7
3.2.2) Cung cấp tài nguyên học tập đa dạng..........................................................7 lOMoARcPSD| 37054152
3.2.3) Xây dựng môi trường học tập tích cực........................................................7
3.2.4) Phát triển kỹ năng tự học thông qua dự án và hoạt động............................7
3.2.5) Hỗ trợ cá nhân và tư vấn.............................................................................7
3.2.6) Ý thức của sinh viên....................................................................................8
PHẦN KẾT THÚC..................................................................................................8 Tài liệu tham
khảo....................................................................................................9 lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí di chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý thuyết
Chúng em lựa chọn đề tài này vì nó liên quan đến vấn đề tự học của sinh viên
trường Đại Học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này còn dựa trên
cơ sở lý thuyết của môn logic học, giúp cho nghiên cứu được thực hiện một cách
chính xác và khoa học. chúng em hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp ích cho việc cải
thiện chất lượng giáo dục và nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại Học
Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Cơ sở thực tiễn
Đề tài này được chọn dựa trên nhu cầu cụ thể của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong việc tự học. Tự học là một kỹ năng quan
trọng trong quá trình học tập của sinh viên, đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục đại
học tại Việt Nam đang chuyển đổi sang hướng phát triển năng lực độc lập cho sinh viên.
Việc tự học không chỉ giúp cho sinh viên nắm bắt kiến thức một cách tốt hơn mà
còn giúp cho họ phát triển khả năng tự quản lý thời gian, tăng tính chủ động và sáng
tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc tự học cũng đồng nghĩa
với việc sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là khi
không có sự hỗ trợ từ giảng viên và đồng học.
Để giúp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh
có được phương pháp và kỹ năng tự học hiệu quả, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu,
phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể để giúp sinh viên vượt qua các kh 1 lOMoARcPSD| 37054152 1
khăn trong quá trình tự học. Đồng thời, đề tài cũng sẽ đưa ra một số khuyến nghị để
giúp cho trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh cải thiện chất
lượng giáo dục và nâng cao năng lực tự học của sinh viên. 2. Đối tượng và phạm vi
Sinh viên trường Đại học Sư phạm kĩ thuật.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ 3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu này là để tìm hiểu về tình trạng tự học của sinh viên
trường Đại Học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sẽ tập
trung vào các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên, bao gồm sự ảnh
hưởng của môi trường học tập, các phương pháp và kỹ năng tự học, và các thách
thức mà sinh viên thường gặp phải khi tự học. 3.2. Nhiệm vụ
Việc nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên trường Đại Học Sư phạm Kĩ thuật
thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ sau:
a. Khảo sát thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ Thuật TP Hồ Chí Minh.
b.Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên.
c. Phân tích những hậu quả và đưa ra giải pháp khắc phục và nâng cao tinh thần tự học của sinh viên.
4. Phương pháp thực hiện Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát được thực hiện thông qua việc phát triển một bảng câu
hỏi và phân phát cho sinh viên trường Đại Học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ 1
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 2
Chí Minh. Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về thói quen học tập của sinh viên,
tài nguyên học tập mà họ sử dụng, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá
trình tự học, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên.
Sau khi thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, chúng em đã sử dụng phương pháp
phân tích thống kê để phân tích và đánh giá kết quả khảo sát. chúng em đã sử
dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu và tạo ra các biểu đồ và bảng thống kê. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHẢO XÁT THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
1.1. Thực trạng tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Trong xu hướng rút ngắn thời gian lên lớp , nhiều sinh viên cảm thấy thời
gian học tập sao quá nhàn hạ để họ có thể cho phép mình được vui chơi thoải mái.
Thật vậy, biết làm gi đây bởi vì thời gian lên lớp mỗi ngày chỉ có mấy tiết.Còn tự
học ư ? Biết học cái gi khi kiến thức của nhân loại là vô tận và con đường tiếp cận
nó là vô cùng đa dạng, nhiều nẻo, nhiều đường !
Bên cạnh đó tình trạng học “đối phó” diễn ra phổ biến trong sinh viên. Hầu
hết sinh viên chưa chủ động được thời gian, chưa biết sắp xếp hợp lí thời gian cho
toàn bộ chương trình cũng như kế hoạch học tập hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của mình.
Đa số sinh viên chưa biết và cũng chưa có ý thức chủ động tìm kiếm kiến thức mới.
Giảng viên (GV) dạy tới đâu, sinh viên học đến đó, GV dặn điều gì thì sinh viên học
và làm điều ấy. Một số sinh viên học theo lối thực dụng: những phần nào giảng viên
cho cho thi, liên quan đến điểm số thì mới đầu tư học tập.
Khả năng ứng dụng và tiêu hoá kiến thức của nhiều sinh viên chưa sâu. Đối
với sinh viên, kiến thức ở giảng đường dường như tách rời thực tế. sinh viên chưa
thấy được kiến thức sách vở là bắt nguồn từ cuộc sống và mục đích cuối cùng của
chúng là sẽ trở lại phục vụ cuộc sống. Đối với sinh viên nhiều vấn đề khoa học trở
nên trừu tượng, mơ hồ, chúng tồn tại chơi vơi, dường như không có đất sống. Muốn 2
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 3
tìm được mảnh đất sống thực sự cho chúng không gì hơn là phải đầu tư tự nghiên cứu, tự học.
Sinh viên cũng chưa thấy được mối quan hệ giữa các các học phần, các đơn vị
kiến thức. Kiến thức mình đang học có liên quan gì với kiến thức trước và sau nó.
Do vậy, sinh viên cũng chưa biết vận dụng cái đã biết để giải quyết những vần đề
chưa biết và cần biết.
Từ những đặc điểm nêu trên dẫn đến một hậu quả khá nghiêm trọng là khả
năng nghiên cứu của đa số sinh viên còn yếu kém. Điều này, đồng thời, dẫn đến một
hệ lụy sau cùng là sau khi ra trường, khả năng phát hiện vấn đề, xử lí tình huống, giải
quyết công việc của hầu hết sinh viên là không cao.
1.2. Khảo xác thực trạng tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật tp.hcm
Các câu hỏi trong khảo sát có thể bao gồm:
a) Bạn có động lực học tập không?
b) Bạn đánh giá mức độ khó khăn của việc tự học trên thang điểm từ 1 đến 10.
c) Bạn cảm thấy mức độ hỗ trợ của trường trong việc tự học của sinh viên như thế nào?
d) Bạn thường tìm kiếm thông tin học tập ở đâu?
e) Bạn thường dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học mỗi ngày?
f) Bạn đã tham gia vào các hoạt động tự học, chương trình đào tạo, khóa học
nâng cao kỹ năng của trường chưa?
g) Bạn đánh giá mức độ hài lòng của mình về các tài liệu và hỗ trợ học tập hiệncó
của trường như thế nào?
h) Bạn cảm thấy có những vấn đề gì trong việc tự học?
- Sau khi thu thập được các câu trả lời từ 500 sinh viên, ta có được các số liệu như sau:
1. Tỷ lệ sinh viên có động lực học tập: 63.8%
2. Điểm số trung bình và tỷ lệ sinh viên đạt điểm cao trong các môn học: 5,6/10 và 43.2%
3. Tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động tự học và đạt được kết quả tốt: 44.6%
4. Tỷ lệ sinh viên tham gia các khóa đào tạo, chương trình học tập chuyên sâu đểnâng
cao kiến thức và kỹ năng: 49.6% 3
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 4
5. Mức độ hài lòng của sinh viên về các tài liệu và hỗ trọ học tập hiện có: 37.8%
*Dựa trên kết quả của khảo sát và phân tích trên, trường có thể điều chỉnh và cải
thiện các giải pháp của mình nhằm nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên. 1.
Tăng cường động lực học tập: Tỷ lệ sinh viên có động lực học tập đã đạt
đượcmức khá cao, tuy nhiên, cần có các chương trình khuyến khích và hỗ trợ sinh
viên nhằm tăng cường động lực học tập, như định hướng nghề nghiệp, định hướng
học tập, các chương trình tình nguyện, thực tập, tham gia các cuộc thi, hoạt động tình nguyện. 2.
Nâng cao chất lượng giảng dạy: Điểm số trung bình và tỷ lệ sinh viên đạt
điểmcao trong các môn học còn khá thấp, điều này có thể chỉ ra một số vấn đề trong
việc giảng dạy và học tập. Trường cần cải tiến chất lượng giảng dạy bằng cách đổi
mới phương pháp giảng dạy, tạo ra các môi trường học tập đa dạng và thú vị, và cung
cấp các tài liệu và tài nguyên học tập phong phú. 3.
Khuyến khích tham gia các hoạt động tự học: Tỷ lệ sinh viên tham gia các
hoạtđộng tự học và đạt được kết quả tốt còn thấp. Trường cần khuyến khích
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN
2.1. Nguyên nhân của thực trạng tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật tp.hcm
Tự học là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong quá trình học tập của
sinh viên. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên tự học hiệu quả không cao và có nhiều nguyên
nhân gây ra vấn đề này, bao gồm:
Thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì: Sinh viên thường muốn đạt được kết quả
nhanh chóng mà không muốn đầu tư thời gian và nỗ lực. Tự học đòi hỏi sự kiên trì
và kiên nhẫn, và nếu sinh viên không có những phẩm chất này thì việc họ tự học sẽ trở nên khó khăn.
Thiếu kỹ năng tự học: Một số sinh viên không biết cách tổ chức thời gian,
lựa chọn tài liệu học tập và xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. Thiếu kỹ năng tự
học là một nguyên nhân chính gây ra vấn đề tự học hiệu quả của sinh viên. 4
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 5
Không có môi trường học tập thuận lợi: Môi trường học tập có thể ảnh hưởng
đến việc tự học của sinh viên. Nếu sinh viên không có môi trường học tập thuận lợi,
ví dụ như không có không gian yên tĩnh, không có người cùng học tập hoặc không
có trang thiết bị học tập đầy đủ, việc tự học sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sử dụng mạng xã hội không đúng cách: Sinh viên thường sử dụng các
phương tiện như, facebook, tiktok, instagram … quá nhiều chỉ nhằm mục đích giải
trí. Sinh viên mất thời gian hàng ngày chỉ lướt facebook, nhắn tin đang chiến tỷ lệ
cao trong trường và giới trẻ nói chung. Nó sẽ gây cho sinh viên mất tinh thần học
tập, sao lãng, nghiện mạng xã hội… Dẫn đến việc tự học của sinh viên càng khó khăn.
Áp lực từ các hoạt động khác: Sinh viên thường bận rộn với các hoạt động
khác, như công việc, gia đình, bạn bè và các hoạt động giải trí. Áp lực từ các hoạt
động khác có thể ảnh hưởng đến khả năng tự học của sinh viên. Không có mục tiêu
rõ ràng: Không có mục tiêu rõ ràng là một nguyên nhân khác gây ra vấn đề tự học
của sinh viên. Nếu sinh viên không có mục tiêu học tập cụ thể, họ sẽ khó mà đạt
được kết quả tốt trong việc tự học.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NHỮNG HẬU QUẢ VÀ ĐƯA RA NHỮNG GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO TINH THẦN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
3.1. Hậu quả của việc thiếu kỹ năng tự học:
3.1.1) Thiếu khả năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin:
Kỹ năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin là rất quan trọng trong việc tự học. Sinh
viên thiếu kỹ năng này có thể không hiểu rõ bài giảng, tài liệu học tập hoặc không
biết cách tìm kiếm thông tin đầy đủ và chính xác.
3.1.2) Không thể tự đề ra mục tiêu học tập:
Sinh viên thiếu kỹ năng tự học có thể không biết cách đề ra mục tiêu học tập
cho bản thân. Điều này có thể dẫn đến việc họ không biết mình đang học gì, không
hiểu được mục đích của bài học và không thể đạt được kết quả tốt trong học tập. 5
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 6
3.1.3) Không thể phân tích và suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề:
Kỹ năng phân tích và suy nghĩ sâu sắc giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các vấn
đề trong bài học và phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Sinh viên thiếu kỹ năng
này có thể không đủ khả năng để hiểu và phân tích các khía cạnh khác nhau của một vấn đề.
3.1.4) Không thể phát triển kỹ năng học tập cả đời:
Kỹ năng tự học là kỹ năng cần thiết để có thể tiếp tục học tập và phát triển kỹ
năng mới suốt cả đời. Sinh viên không có kỹ năng tự học sẽ khó có thể tiếp tục
phát triển bản thân sau khi tốt nghiệp.
3.1.5) Không thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:
Thị trường lao động đang thay đổi rất nhanh và yêu cầu các kỹ năng mới và
khác nhau. Sinh viên thiếu kỹ năng tự học dẫn đến thiếu mất nhiều kỹ năng quang
trọng như không đề ra được mục tiêu, không thể phân tích và suy nghĩ sâu sắc,....
có thể không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và khó có thể tìm được
việc làm tương xứng với khả năng của mình.
Vì vậy, kỹ năng tự học là rất quan trọng đối với sinh viên để có thể học tập và phát
triển bản thân hiệu quả.
3.2. Giải pháp để cải thiện chất lượng tự học ở sinh viên hiện nay:
3.2.1) Giáo dục về kỹ năng tự học:
Trường đại học nên cung cấp cho sinh viên các khóa học về kỹ năng tự học,
giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các kỹ năng cần thiết để tự học và phát triển bản thân. 6
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 7
3.2.2) Cung cấp tài nguyên học tập đa dạng:
Trường đại học nên cung cấp cho sinh viên các tài liệu học tập đa dạng và
phong phú, bao gồm sách, bài giảng, video, và các nguồn tài nguyên trực tuyến
khác, giúp sinh viên tìm kiếm và nghiên cứu thông tin hiệu quả hơn.
3.2.3) Xây dựng môi trường học tập tích cực:
Trường đại học nên xây dựng môi trường học tập tích cực, giúp sinh viên cảm
thấy thoải mái và động viên họ học tập. Ngoài ra, cũng nên tạo ra các hoạt động
học tập ngoài giờ học, như là các câu lạc bộ học tập, đề cương đề xuất cho các
cuộc họp thảo luận, vv.
3.2.4) Phát triển kỹ năng tự học thông qua dự án và hoạt động:
Trường đại học có thể giúp sinh viên phát triển kỹ năng tự học thông qua các
hoạt động và dự án đòi hỏi họ tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Các hoạt động này
giúp sinh viên rèn luyện khả năng tự học và trở nên tự tin hơn khi học tập.
3.2.5) Hỗ trợ cá nhân và tư vấn:
Trường đại học có thể cung cấp cho sinh viên các dịch vụ hỗ trợ cá nhân và tư
vấn, giúp họ tìm hiểu kỹ năng tự học, đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập. Điều
này giúp sinh viên tự tin hơn khi học tập và đạt được kết quả tốt hơn.
3.2.6) Ý thức của sinh viên:
Ngoài các vấn đề khách quan thì thứ quan trọng nhất vẫn là ý thức tự học của
sinh viên, không ngừng cố gắng, tích cực tham gia rèn luyện, cải thiện thành tích chính mình.
Trên đây là một số giải pháp để cải thiện chất lượng tự học ở sinh viên. Tuy nhiên,
để hiệu quả, giáo dục kỹ năng tự học cần phải được tích cực thực hiện và được đầu
tư bởi các trường đại học. 7
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152 8 PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu và phân tích về vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng em đưa ra những kết luận sau đây:
1. Tự học là một vấn đề quan trọng đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên đều
có nhu cầu tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.
2. Tuy nhiên, tự học của sinh viên đang gặp phải nhiều khó khăn. Các khó
khănchính bao gồm thiếu tài liệu tham khảo, thiếu thời gian và không biết
cách tổ chức học tập hiệu quả.
3. Để giải quyết vấn đề này, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
cần có những chính sách và biện pháp hỗ trợ sinh viên tự học, bao gồm cung
cấp thêm tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho sinh viên có thời gian tự học
và tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng tự học.
4. Ngoài ra, sinh viên cũng cần chủ động hơn trong việc tự học, tìm kiếm tài
liệu, sử dụng những công cụ và phương pháp học tập hiệu quả để có thể đạt
được kết quả tốt nhất.
Với những kết luận trên, chúng em hy vọng đề tài này sẽ đóng góp vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục đại học của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí
Minh từ đó sinh viên có thể học tập và rèn luyện trong một môi trường tốt và đáng tin cậy. 8
Downloaded by Jiisaa Miliana (milihisa22@gmail.com) lOMoARcPSD| 37054152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đ ng Th Minh Tuâấn (2023), Slide bài gi ng chặ ị ả ương 4.
2. Ph m Đình Nghi m (2009) Nh p môn logic h c, nhà xuâất b n Đ i h c Quôấc
ạ ệ ậ ọ ả ạ ọ gia Thành phôấ Hôồ Chí Minh.
3. Đình Hônồ g Phúc d ch (2020) Ý nghĩa - Thu t ng - Phán ị ậ ữ đoán - M nh đêồ.ệ
4. Hoàng Chúng (1996), Logic h c ph thông, Nhà xuâất b n Giáo d c. ọ ổ ả
ụ https://vi.wikipedia.org/wiki/Logic
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/logic-hoc-tu-duy-phan-
bien/y- niem-thuat-ngu-phan-doan-menh-de_1100.html