-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận cuối kỳ nhóm 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhom2 Tieuluan Cuoiky Thtcs 2234 1501 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Triết học trong cuộc sống (PHI117) 13 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Tiểu luận cuối kỳ nhóm 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhom2 Tieuluan Cuoiky Thtcs 2234 1501 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Triết học trong cuộc sống (PHI117) 13 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC TRONG CUỘC SỐNG ĐỀ TÀI
Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” trong xã hội Nho Giáo Nhóm : 2 Giảng viên : Bùi Nguyễn Hãn Nhóm sinh viên thực hiện
: Nguyễn Lê Sao Mai – 22108670
Cao Đình Danh Nhân – 22110899
Trần Lê Minh Anh – 2193712
Nguyễn Ngọc Liễu Trân – 2192728 Hà Đại Đăng - 22003773 1
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 18 tháng 8 năm 2023 2 MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................2
Phần 1: Mở đầu................................................................................................................3 1.1.
Lý do chọn đề tài.................................................................................................3 1.2.
Mục đích nghiên cứu...........................................................................................4
Phần 2: Nội dung..............................................................................................................5 2.1.
Vai trò của nam nữ trong xã hội Nho giáo...........................................................5 2.2.
Vấn đề “Trọng nam khinh nữ”.............................................................................8
2.2.1 Tư duy “Nội tắc” của phụ nữ và quan niệm ảnh hưởng trong Nho giáo..........8
2.2.2 Những trường hợp bị phân biệt điển hình......................................................11
2.2.3 Một số ngoại lệ trong lịch sử..........................................................................15
2.2.4 Đối với các nước lân cận (VN, Triều Tiên xưa).............................................16 2.3.
Vài điểm tích cực và hạn chế trong việc giới hạn vai trò người phụ nữ dẫn đến
tư tưởng “Nam quý nữ tiện”.........................................................................................18
2.3.1. Tích cực.........................................................................................................18
2.3.2. Hạn chế..........................................................................................................20
Phần 3: Kết luận.............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23 3 Phần 1: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
“Nho Giáo” là một học thuyết có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc và được truyền bá
lan rộng sang các nước lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc thông qua các cuộc chiến tranh
đô hộ hàng ngàn năm cũng như là giao thương buôn bán, bản thân Nho giáo luôn đề cao
trật tự xã hội, “nam tôn nữ ti”, cho rằng nam nữ giống như trời và đất, đều có những vai
trò khác nhau và không thể thiếu nhau. Nhưng, khi xã hội nam quyền lên ngôi, đàn ông
dần sở hữu hóa phụ nữ, từ đó mà tư tưởng “Nam quý nữ tiện” được nêu ra, việc hạn chế
vai trò của phụ nữ từ xa xưa đã làm ảnh hưởng đến xã hội ngày nay theo hướng tích cực
lẫn tiêu cực. Trong thời Nho Giáo thịnh trị thì xã hội quân chủ nam quyền được nâng cao
dẫn đến thân phận người phụ nữ trong xã hội bị hạ thấp, họ dần bị xem là vật thuộc về
những người đàn ông, tiêu biểu là người chồng của mình. Bên cạnh đó, tư duy “Nội Tắc”
có từ thời phong kiến đã kìm kẹp người phụ nữ trong một chuẩn mực nhất định và tư duy
ấy vẫn còn bị ảnh hưởng đến thời đại ngày nay. Chính những tư duy này một phần khiến
cho Nho giáo bị coi là nền tư tưởng coi thường phụ nữ, trong khi thực chất không hẳn là
vậy, qua bài viết này, chúng tôi muốn nêu ra cho người xem thấy được những lý do dẫn
đến việc “nam tôn nữ ti” dần bị biến tướng, gây bất lợi của phụ nữ, bên cạnh đó là những
mặt tích cực của Nho giáo đối với vai trò người phụ nữ. 4
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, đưa ra các quan niệm, tư tưởng về vai trò của nam và nữ trong xã hội
phong kiến Nho giáo ở các nước khác nhau, giúp mọi người có thể có cái nhìn khác và
tương đối hơn về xã hội và tư tưởng của Nho giáo. Bên cạnh với việc nghiên cứu, nhận
xét về những vấn đề thực tiễn trong xã hội Nho Giáo, chúng tôi còn muốn cho mọi người
phần nào thấy được xã hội Nho giáo đương thời, nơi mà mọi người đều phải đặt lễ nghĩa
lên hàng đầu. Từ đó cho thấy được một số mặt tích cực, cũng như tiêu cực của tư tưởng
“Nam quý nữ tiện” và việc giới hạn vai trò người phụ nữ trong xã hội phong kiến Nho
giáo, cụ thể là xã hội ở Trung Nguyên, Nam triều và Triều Tiên Lý thị xưa. 1.3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu trong bài báo cáo này là các quan điểm, các câu châm
ngôn, các giáo lý Nho Giáo được truyền bá đến ngày nay về vấn đề tư tưởng “Nam quý
nữ tiện”, cùng với đó là những câu chuyện được ghi chép lại, phần nào phản ánh được
một phần của xã hội khi ấy, một xã hội mà nam quyền thống trị và chi phối tất cả.
Về phạm vi nghiên cứu trong bài báo cáo, nó được giới hạn trong xã hội phong kiến
Trung Quốc, nơi cội nguồn của Nho Giáo và một số nước chịu ảnh hưởng của Nho Giáo
như Việt Nam, Hàn Quốc,... Tuy đều tiếp nhận Nho giáo, nhưng mức độ tiếp thu của cả
hai đều rất khác biệt, và khác hẳn với Trung Quốc. 5 Phần 2: Nội dung
2.1. Vai trò của nam nữ trong xã hội Nho giáo
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, thì Khổng Tử một trong những triết gia đương
thời, người đã chủ trương, lấy “Tam cương ngũ thường” dạy nam giới thế nào là trị quốc
tề gia, lấy “Tam tòng tứ đức” dạy nữ giới thế nào là làm nội trợ.
“Tam cương” có nghĩa là ba mối quan hệ tồn tại, là nền tảng chính trong chế độ ở xã hội phong kiến:
“Quân thần cương” là mối quan hệ “vua - tôi” là bổn phận của bầy tôi hay còn gọi
là cấp dưới với vua, vua chính hình mẫu cho thần dân phải noi theo.
“Phụ tử cương” là mối quan hệ giữa “cha - con” là nghĩa vụ của bậc con cái đối với
các bậc phụ huynh, người cha đóng vai trò dạy bảo cho con cái.
“Phu phụ cương” là mối quan hệ của “chồng - vợ” là mối quan hệ mật thiết giữa vợ
đối với người chồng, tức là chồng nói gì thì vợ bắt buộc phải nghe theo.
Theo nguyên tắc của “tam cương”, người bề trên tức là người làm vua, cha, chồng
có nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc và thương yêu người bề dưới chính là cấp dưới, con và vợ.
Người ở bề dưới thì chỉ cần làm tròn bổn phận nghe lời vâng theo, tôn trọng kính
nhường, hiếu thuận biết điều với người trên là được. Những mối quan hệ này đều phụ
thuộc, hỗ trợ lẫn nhau và nếu mỗi người đều làm tốt nghĩa vụ vai trò của mình thì gia
đình sẽ yên vui, hoà thuận còn đất nước sẽ trở nên thái bình, thịnh vượng.
“Ngũ thường” là năm điều thường gặp trong lẽ thường của cuộc sống, năm nguyên
tác này giúp rèn luyện hình thành nên đạo đức của con người “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
Đây là những phẩm chất đàn ông cần phải có và phải rèn luyện để đạt được.
Còn có cách khác để có thể hiểu, “ngũ thường” chính là “Cha nhân nghĩa, mẹ hiền
từ, anh hữu ái, em cung kính, con hiếu thuận”. 6
Tuy nhiên, ở trong chế độ xã hội phong kiến thì “quân thần cương" tức là “vua - tôi"
là mối quan hệ được đề cao, có tầm ảnh hưởng nhất trong thời kỳ đó. Các bậc quân chủ ở
chế độ này lấy nguyên tắc “Tam cương ngũ thường" và khiến nó trở thành một nguyên
tắc vô cùng hà khắc. Ngoài ra, Nho giáo còn cho rằng thiên chức, nhiệm vụ, chức năng
của nữ giới chính là phục vụ vô điều kiện cho nam giới. Điều này được chỉ rõ qua thuyết
“Tam tòng tứ đức”. Một xã hội như vậy được cho là bình an và hạnh phúc.
“Tam tòng” là ba điều kiện tiên quyết để người phụ nữ buộc phải tuân thủ làm theo,
xem đó là nghĩa vụ buộc phải làm trong suốt cuộc đời của họ từ khi sinh ra cho đến khi qua đời.
“Tại gia tòng phụ” câu này có nghĩa là nữ giới khi còn ở nhà chưa xuất giá cưới
chồng thì người con gái phải phụng dưỡng và phải nghe theo lời của người làm cha đặc
biệt là trong việc sắp đặt hôn sự.
“Xuất giá tòng phu” là sau khi xuất giá lấy chồng, người phụ nữ phải nhất định một
lòng một dạ chăm sóc và chăm lo cho chồng, ưu tiên chồng lên hàng đầu, không được cãi
lại chồng hay nói cách khác là không có chuyện gọi là bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa vợ chồng.
“Phu tử tòng tử” là nếu như chồng không may mất thì người phụ nữ không còn sự
lựa chọn nào khác ngoài việc phải sống dựa vào người con trai, con đi đâu thì người mẹ phải theo đó.
Theo Nho giáo, đối với người phụ nữ, “tứ đức” chính là bốn chữ “công, dung, ngôn
và hạnh”. Đó chính là những phẩm chất bắt buộc phải có đối với người phụ nữ ngày xưa. 7
“Công” có nghĩa là nữ công, gia chánh phải khéo tay, giỏi đảm đương việc nhà. Tuy
nhiên các nghề với phụ nữ ở thời kỳ ngày xưa thì chủ yếu chỉ có các công việc như là
may, vá, thêu, thùa, bếp núc, buôn bán. Còn với những người phụ nữ giỏi thì có thêm tài cầm kỳ thi hoạ.
“Dung” thì có nghĩa là dáng của một người phụ nữ phải đoan trang hòa nhã, ăn mặc
gọn gàng chỉnh tề, biết cẩn trọng và xem trọng hình thức bản thân, không được xuề xoà.
“Ngôn” là lời ăn tiếng nói nghe phải nhẹ nhàng khoan thai, dịu dàng và mềm mỏng.
Lựa lời để mà nói, phải biết nên nói khi nào, khi nào không nên nói đều phụ thuộc vào
chồng và gia đình nhà chồng, không được nói leo và ngồi lê mách lẻo.
“Hạnh” chỉ tính cách của người con gái phải nết na, hiền thảo, khi ở trong nhà thì
phải kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở đối xử tốt với người trong nhà
của chồng. khi ra bên ngoài thì phải nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, không cay nghiệt
với người ngoài. Ngoài ra, phải giữ gìn tiết hạnh cho chồng, không được tỏ thái độ không
hài lòng, không ngay thẳng “đầu mắt cuối mắt".
Như vậy, có thể thấy được cuộc đời của người phụ nữ bị lệ thuộc vào người đàn
ông, bị chi phối hoàn toàn mà không hề có được sự tự do, không có quyền được tự chủ.
Nói theo cách dễ hiểu, việc của nam giới chỉ cần làm chính là học hành thành tài và đem
sở học phục vụ cống hiến cho đất nước. Còn nữ giới chỉ được chăm lo quản việc nhà cửa
và bếp núc: “Gái trong khung cửi, trai ngòi bút nghiên”. Đàn ông nói không với việc
trong nhà, đàn bà nói không việc ngoài đường “Nam bất ngôn nội, nữ bất ngôn ngoại”.
Theo sự phân chia công việc đó, đàn ông có vai trò là người làm chủ công việc bên ngoài,
còn đàn bà có vai trò làm chủ các công việc bên trong nhà nhưng đàn bà vẫn phải phục
tùng cho đàn ông. Bằng cách đó, có thể thấy được người phụ nữ hoàn toàn bị hạn chế,
không được quyền tham gia các công việc xã hội. 8
2.2. Vấn đề “Trọng nam khinh nữ” 2.2.1
Tư duy “Nội tắc” của phụ nữ và quan niệm ảnh hưởng trong Nho giáo
Thời nay, người hiện đại luôn thắc mắc tại sao nhóm phụ nữ thời xưa lại có tư duy
coi người chồng, người cha là chủ nhân đích thực của họ, đó là do trong xã hội xưa tồn
tại một cái gọi là “Nội tắc” trong lễ nghi. Tại đây, những người phụ nữ từ thê tử, thiếp
thất đến con cái, dâu cháu đều có những thước đo chuẩn mực nhất định về ngôn hành, cử
chỉ đến thái độ, hành động, điều này được ghi lại trong “Lễ ký”, nằm trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử.
Về “Lễ ký”, đây là một cuốn sách được Khổng Tử biên ra nhằm mục đích duy trì
cũng như ổn định trật tự lễ nghi trong xã hội, Lễ ký, Chu Lễ và Nghi Lễ hợp xưng thành
“Tam lễ”. Nội dung sách ghi về các lễ nghi, phong tục liệt vào kinh điển của thời kì Tiên
Tần, không ít điều quan trọng được chép trong đây trở nên ảnh hưởng lớn về sau.
Trong “Lễ ký” có mục được gọi là “Nội tắc”, chép lại những quy tắc về việc xử sự
mà một người phụ nữ nên noi theo, bao gồm cả nghĩa vụ mà người vợ (Thê tử) cần tuân
theo đối với người phu quân của mình:
“Gọi là “Lễ”, chính là thận trọng xử lý mối quan hệ giữa vợ và chồng. Việc xây
dựng cung thất là nhằm phân biệt trong ngoài, tức nam nhân ở ngoài, nữ nhân ở trong.
Cung thất là chốn thâm sâu, đầy cửa nẻo, phía ngoài có binh lính trông coi, phía trong lại
có yêm nhân, đàn ông không được vào trong, mà đàn bà cũng không được ra ngoài. 9
Nam nữ tách biệt, không được cùng giá áo, người vợ không được phép treo quần áo
của mình lên giá áo của chồng, cũng không được đem áo của mình vào cùng một cái
rương của trượng phu mình, cũng không dám cùng tắm rửa trong một gian phòng. Khi
người chồng đi vắng, người vợ phải thu dọn chăn gối, đồ dùng đi cất mới phải lẽ. Ti ấu
phục vụ bậc tôn trưởng, kẻ hèn hầu người sang, cũng đều nghe theo lễ nghĩa như vậy. Án
theo lễ vợ chồng, trừ khi ngoại thất tuần thì cả hai mới có thể ở chung gian phòng, còn
trước đó, thê đều phải cùng bọn thiếp tỳ thay nhau hầu. Thiếp dù có lớn tuổi, miễn chưa
đến ngũ tuần, thì nhất định cứ cách 5 ngày là thị tẩm 1 lần. Đến phiên ai hầu đêm, thì
cũng như tôi thần hầu quân chủ, đều tâm tư ngay thẳng, trong ngoài sạch sẽ, mặc y phục
theo đúng phận, tóc chải chuốt gọn gàng, đeo vào túi thơm, mang đôi giày tốt mà cung
kính đến trước mặt trượng phu đợi lệnh.
Dù là tỳ thiếp được sủng, nhưng quần áo y phục không được ỷ sủng mà lấn lướt,
vượt qua những ai vốn ở trước. Bất luận là vua chúa hay sĩ phu, chính thất không tại gia
hay chưa lập, mà gặp đến ngày quy định do chính thất vào hầu ngủ, thì thiếp thất cũng
không được vượt phận tiến vào, để tỏ khác biệt giữa thê và thiếp.”
Mặc dù không phải giai cấp hay đất nước nào cũng triệt để áp dụng những điều này,
nhưng “Ngũ Kinh” và “Tứ thư” vẫn là nền tảng truyền thống ảnh hưởng sâu rộng đến các
quốc gia này, đặc biệt là giai tầng nắm giữ quyền cai trị như vua chúa, quý tộc. Quan hệ
vợ chồng, vì ở trong xã hội nam quyền tối thượng, dù cho xảy ra bất đồng, nhưng người
vợ cũng không thể làm gì hơn ngoài việc thuận ý tuân theo, người xưa đã dùng những
câu như “Tương kính như tân” hay “Cử án tề mi” để thể hiện rõ mối quan hệ phu thê tiêu
chuẩn ngày xưa: Vợ chồng đối đãi nhau qua lại như người khách đến thăm nhà, một điều
cực khác biệt so với quan hệ vợ chồng hiện đại. 10
Về nhóm gia quyến nữ trong nhà, bao gồm người vợ cả, tuy đối với kẻ dưới là chủ
phận, nhưng kỳ thực với người chồng thì họ vẫn ở vế dưới, không thể cao hơn. Điển hình
cho việc này là trong hoàng thất, người chính thê của một hoàng đế, tức hoàng hậu, là
chủ nhân của đám thiếp thất, tần phi vốn được coi là nô bộc, địa vị cực khác biệt, dù vậy,
thân phận nữ chủ nhân này của hoàng hậu có được vẫn là nhờ việc cùng tác phối với
thiên tử, vị chủ của đất nước mà có được. Bên cạnh đó, vai trò của hoàng hậu chung quy
vẫn là nằm trong phạm vi nhân sự trong cung cùng vai trò thể hiện nữ đức với nữ giới
trong thiên hạ, lấy hình ảnh “gia đình kiểu mẫu” cho quan viên lẫn nhân dân noi theo làm
gương, điều này thể hiện càng rõ ở các triều đại về sau như Minh, Thanh, hoàng hậu chỉ
có nhiệm vụ dùng thân phận nữ chủ nhân suất lĩnh mệnh phụ tham gia vào các lễ tế tự, và
cung phụng các ngài Thái hậu, thể hiện lòng hiếu kính, còn các vấn đề như ăn mặc hay cư
trú, toàn bộ đều có các cơ quan chuyên trách đảm nhiệm lấy hoàng đế làm trung tâm, các
ngài hậu cũng chỉ có thể có chút tiếng nói trong việc quản lý này thôi. Vấn đề “Nội trị”
mà thường hay nói, bất quá cũng là tích cực tiến cử cơ thiếp hiền đức lên cho hoàng đế,
cùng giữ hòa khí, quan hệ giữa các tần phi, tránh xảy ra cự cãi xích mích mà cùng nhau
chuyên cẩn hầu hạ các ngài Phật gia, vì vậy, dù trong cung không có hoàng hậu, thì kỳ
thực cũng không có gì nghiêm trọng cả. 11
Một lý do khác, xã hội Nho giáo vốn coi trọng tôn ti trật tự, , giai cấp cầm quyền
nhân vào kẽ hở đó mà khống chế người thấp hơn, ví như những người phụ nữ bị nam
nhân chi phối. Cụ thể, trong gia đình phân ra bậc “Tôn trưởng” là những người được kính
trọng, tôn quý và được bậc “Ti ấu” luôn kính nể, vâng lời, Trong đó, giữa chồng và vợ thì
do tư duy “Nam tôn nữ ti” nên người chồng chính là bậc tôn trưởng đối với thê tử. Và
trong Nho giáo kị nhất là loạn: tôn ti bất phân, kẻ dưới không vâng theo người trên, xã
hội tắc loạn, vậy nên xã hội dần có khuynh hướng bảo vệ những tôn trưởng này để tránh
loạn, từ đó mới xảy ra những việc chồng đày đọa vợ, khi người vợ kiện cáo thì tuy người
chồng vẫn bị trừng phạt, nhưng vẫn nhẹ hơn so với người vợ vốn là người bị hại, và
thương thay, cho dù người vợ vì yên thân mà thay đổi lời khai thì người chịu thiệt nhất
vẫn là chính họ, mà nếu chống trả, lỡ tay đoạt mạng chồng thì càng cay đắng hơn. Người
mà họ trông cậy được chỉ có thân thuộc trong nhà, nhưng trong trường hợp người thân
không quản, nhắc nhở an phận hoặc ở nơi xa thì họ chỉ có thể nhẫn nhịn bị hành hạ cả
một kiếp người, thậm chí là vong mạng, điều này vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong xã
hội hiện đại như một hệ lụy tiêu cực của Nho giáo. 2.2.2
Những trường hợp bị phân biệt điển hình
Không thiếu những trường hợp thân phận người phụ nữ bị coi thường trong xã hội
phong kiến, thậm chí là bị chà đạp, khinh rẻ, nhưng vì lối tư duy “Ti bất phạm tôn” và
“Nội tắc” nên họ vẫn chấp nhận dù là tự nguyện hay ép buộc.
Một trong các ví dụ điển hình là các thị tỳ trong phủ quý tộc. Xã hội nam quyền
đem phụ nữ làm vật sở hữu, nâng cao sự vẻ vang cho nam giới, và những thị tỳ này chính
là bộ phận có chức năng làm vật sở hữu đó. Thị tỳ, hay còn gọi là cơ thiếp, tỳ thiếp, là bộ
phận không được công nhận trong xã hội, cụ thể hơn là không được đàn ông công nhận. 12
Nói cách khác, tỳ thiếp thậm chí bị coi là đê tiện, thấp hèn hơn các vị thiếp thất, bởi
các thiếp dù thấp hay bị xem nhẹ cỡ nào thì cũng vẫn được pháp luật bảo hộ và có những
thủ tục pháp lý nhất định, họ và con cái vẫn được coi là một phần hợp pháp của gia đình,
vẫn được tính là hậu duệ trong nhà, trong khi các thị tỳ thì không được như vậy. Con cái
của họ được coi là con ngoài giá thú, trừ phi được người cha công nhận làm thứ xuất
(thường chỉ xảy ra với những người con trai), nhưng người mẹ thì mãi không thoát khỏi
phận tỳ, thậm chí có việc thê thiếp đoạt con của nữ tỳ làm con của mình, như Chân Tông
muốn lập Lưu mỹ nhân được thánh sủng làm hoàng hậu nên dùng kế “Tá phúc sinh tử”,
sai nữ tỳ hầu hạ Lưu mỹ nhân là Lý thị vào hầu ngủ, sau thị có mang rồi sinh hoàng tử thì
tuyên bố là con Lưu mỹ nhân, nhân vào đó lập bà ấy làm hậu.
Điều quan trọng khiến thị tỳ bị khinh rẻ như vậy là vì họ bị coi là công cụ tình dục
cho chủ nam, vì họ không bị ràng buộc thân phận như thiếp, nên khi người đàn ông đã
chán họ thì đều có thể đem bán đi, hoặc thường xuyên hơn là đem tặng cho người khác.
Đặc biệt thời Đường, giới sĩ phu khi ấy thường sai nữ tỳ của mình hầu giường cho khách
đến chơi, thậm chí gửi cho bạn bè khi hiếm muộn con cái, cũng có trường hợp nữ tỳ dù
được gả cho cho kẻ dưới nhưng vẫn giữ quan hệ ngoài luồng với chủ nam. Những tỳ
thiếp này để lên thiếp thất là cực kì khó, bởi lượng thiếp của các quý tộc đều được quy
định số lượng rõ ràng, và một vài vương triều thậm chí còn cấm kỵ chuyện nâng thiếp
làm thê hoặc thiếp, nếu phạm phải thì sẽ bị bắt đi lao dịch. 13
Thị tỳ có ba dạng xuất thân, gồm: “Khách nữ” là con gái của các nô lệ, binh lính
trong nhà sĩ phu, hai là “Nô tỳ” hầu hạ cho giai tầng ở trên, bị xếp vào hàng không nhân
phẩm, hoàn toàn bị định đoạt, và hèn mọn nhất là “Gia kỹ”, tức các kỹ nữ trong gia đình
quý tộc thời cổ. Kỹ nữ thời này căn bản có nhiều dạng như chỉ lấy tài nghệ kiếm sống,
hoặc hoàn toàn bán thân cho khách sử dụng lấy làm vui tùy thích, chứ không hẳn thiên về
phục vụ nhu cầu tình dục như người hiện đại lầm tưởng, nhưng vì tính chất của công việc
phải tiếp xúc giáp mặt với nhiều nam nhân cùng quan niệm người đời về trinh tiết nên dù
là bán thân hay không bán thân, hoặc chỉ bán nghệ thôi thì cũng đều quy vào hạng đáng
khinh, vì chỉ việc họ lấy tài nghệ của mình ra để mua vui thì cũng đủ để cho là phường hư
hỏng, mất nhân phẩm. Những kỹ nữ này không có hộ tịch đàng hoàng, mà phải chịu quản
thúc, sở hữu từ những nguồn khác nhau như cung đình, nhà quan hay thậm chí nhà chứa,
và đồng thời hộ tịch của họ gọi là “Nhạc hộ”, xếp vào hàng Tiện tịch, đối nghịch với
Lương tịch được tự do. Thời xưa quan niệm Trinh tiết gắt gao, nên dù những người này
có là Lương tịch hay là xử nữ chưa quan hệ tình dục đi chăng nữa, thì cũng tự động bị
xem là rẻ mạt do việc mua vui cho đàn ông của họ. Về số phận, vì họ là vật sở hữu của
nam chủ, nên khi chủ mất thì họ phải tuẫn táng theo, hoặc bị đem ra mua bán, qua tay hết
người này người kia như nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hay
có thể may mắn hơn là đủ tiền chuộc thân đối với các kỹ nữ bị bán trả nợ hay thuộc nhà
tội nhân, nhưng khi hoàn lương rồi thì họ rất khó để làm chính thê cho nhà nào và chỉ có
thể làm thiếp vì quan niệm người đời. Tuy vậy vẫn có trường hợp những kỹ nữ này có thể
đổi đời, điển hình là Tư hậu Vệ Tử Phu, Lý phu nhân của Hán Vũ đế cùng Triệu Phi Yến
của Thành đế, họ đều là ca kỹ trong phủ của các bà chúa chị em của hoàng đế, nhưng
hiếm hoi có được ý niệm của nhà vua mà được đảm bảo thân phận về sau. 14
Riêng về Nữ nhạc, tức những người chỉ dùng tài nghệ như đàn ca múa hát với mục
đích thỏa mãn việc thưởng thức ca múa cùng khoe mẽ của giới quý tộc trong cung đình
thì có phần thăng trầm hơn. Ban đầu, họ bị coi là vật sở hữu của quân chủ để thỏa sức
mua vui hay bán đi, thậm chí là thấp hèn hơn cả gia súc, nhưng dần theo thời thế, các
triều đại như Hán Đường lại ưa chuộng ca múa, xây các giáo phường đào tạo cùng sủng
hạnh một vài người vào nội cung vua chúa làm phi tần, như Dương Thái Chân của
Đường Huyền Tông có tài năng nhảy múa, được bái làm Quý Phi, họ Dương hiển quý
một thời, ấy đều là phụ thuộc quân quyền và nam quyền mỗi thời, bên cạnh đó, nữ nhân
quý tộc cũng dần rành ca múa dù việc giỏi văn thơ vẫn được coi là “chính đạo”, chung
quy vẫn là tùy vào mỗi thời. Dần dần, Tống triều coi trọng sự ổn định, loại bỏ xa xỉ nên
hậu phi mệnh phụ đa phần theo tác phong tránh xa ca vũ, thừa tướng Tư Mã Quang trứ
danh đã nhận định: “Những việc thêu thùa bắt mắt, thơ văn ca phú, tất đều không phải
thứ mà nữ nhân cần phải học”. Thời Minh tôn sùng Lý học, nữ nhạc dần thoái trào, đội ca
vũ cung đình tấu nhạc cũng bị thay thế bởi các thái giám, cũng loại bỏ ca múa chỉ dùng
đàn nhạc. May thay, nhà Thanh thời Ung Chính gia tiến hành tân chính, ông đã bãi bỏ
thân phận tiện dân của các nhạc hộ, thói coi phụ nữ là vật dùng cũng dần được loại bỏ.
Vì tư duy coi chồng là chủ nhân của họ và những người đàn ông cung coi phụ nữ là
vật sở hữu trong xã hội nam quyền, giai tầng cai trị là nam giới nên có nhiều khái niệm
mà người hiện đại luôn lầm tưởng, trong đó có quan hệ nam nữ thời xưa. Về mặt gặp gỡ,
các phim cổ trang thường có các cảnh nam nhân tùy ý ra vào hậu cung hay quan viên có
thể gặp gỡ hậu phi, nhưng thực chất đây đều không đúng lễ nghĩa. Thời cổ đại, quan niệm
hậu phi cùng quý phụ thân phận cao quý, thuộc về người chồng nên trừ chồng con ra thì
không thể tùy tiện đưa dung nhan để người khác ngắm nhìn, khi gặp khách đều phải có
một bức rèm mờ che lại rồi mới đối đáp, không gặp trực diện, như việc vương hậu của Vệ
Linh công là bà Nam Tử cũng y như thế khi gặp Khổng Tử. Điều này cũng chính là cơ sở
cho các bà Thái hậu buông rèm nhiếp chính khi gặp điều kiện chính trị nhất định, các bà
có thể ngang hàng với quân chủ chứ không hẳn ngồi sau, nhưng phải ngồi ở phía tay phải
của đức vua, ý nghĩa phụ trợ. Điều thứ hai là về chuyện chăn gối, thời nay cho rằng quan
hệ chăn gối phải có tình cảm xúc tác từ hai bên, nhưng thật sự nó chỉ là yếu tố phụ. 15
Nho giáo coi trọng việc nối dõi, trách nhiệm dòng dõi thờ phụng cực lớn lao, nên
người phụ nữ cũng tự động bị xem là công cụ sinh nở cho nam giới, tàn nhẫn hơn là có
cái bụng đẻ mới giá trị, phàm khi giao hợp thì đều thuộc về bản năng dục vọng tự phát
với mục đích sinh con nối dõi hơn là vì tình yêu. Từ đó cũng chứng minh rằng, phụ nữ
hậu cung có được nhiều con chưa chắc là được nhận sủng ái, đó là lý do giải thích cho
việc tại sao chúa Trịnh Sâm dù ghét cung tần Dương Thị Ngọc Hoan nhưng cũng miễn
cưỡng lâm hạnh bà ta, sinh ra Trịnh Tông. 2.2.3
Một số ngoại lệ trong lịch sử
Trong xã hội thời Nho giáo, nữ giới thường bị phân biệt đối xử, bị phụ thuộc về
kinh tế và địa vị thậm chí là danh xưng cũng phải theo chồng vì nam giới trong thời bấy
giờ luôn được coi trọng. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ là người phụ nữ không
chỉ được đối đãi tử tế mà còn có sự tôn trọng đối với họ. Bởi lẽ nhóm người phụ nữ này
có địa vị đặc thù mà gần như không thể áp dụng phu quyền là quyền của chồng.
Điển hình là các hoàng nữ hoặc tông thất nữ, hay còn gọi là hoàng thất tông nương,
là con gái, nữ quyến của các vị hoàng đế. Chính vì địa vị xã hội có được nhờ quân chủ
nên nhóm người phụ nữ cao quý này đã được những đãi ngộ đặc thù thể hiện qua các
tước vị độc lập. Chẳng hạn như công chúa hay quận chúa không chỉ là danh xưng mà còn
là tước vị cố định. Nếu nói về cách gọi chính xác nhất, thì con gái của hoàng đế gọi là
hoàng nữ, con gái tước vương là vương nữ hay gọi chung là tông thất nữ. Ngoài ra, sự đãi
ngộ đó còn biểu hiện qua quan hệ vợ chồng, nhóm hoàng thất tôn nương này đều là trung
tâm khi ở trong phủ của công chúa mà không phải là người chồng, vì trên thực tế, người
chồng và người nhà đều là tôi thần, hơn nữa, khi về nhà chồng thì cha mẹ chồng của các
bà chúa sẽ bị giảm xuống một bậc vai vế, trở thành vai anh chị chồng. Việc nhà chồng
nghênh cưới con gái vua sẽ gọi là Thượng, ý xác định nhà chồng ở vai dưới. Điều này
không giống như trong phim hay truyện là công chúa được gả cho một vương tước và bị
gọi thành vương phi. Thực tế cho thấy rằng, theo vai vế vào cung hầu khi có đại lễ thì
đứng đầu là các ngài chúa, sau đó mới là vợ các hoàng tử tước vương, rồi cuối cùng là 16
mệnh phụ quan quyến, chứng tỏ địa vị của họ vốn vượt qua các vị vương phi, mệnh phụ sẵn.
Bên cạnh đó, từ thời Hán, như các hoàng tử khác, nhóm tông nương cũng được
phong đất riêng, có những đãi ngộ ngang với các quý tộc mang tước hầu. Cụ thể là, trên
mảnh đất của chính các công chúa này, họ được tùy ý thu thuế và có quan được giao
nhiệm vụ quản lý riêng, nếu có con trai sẽ được thừa kế và thụ phong tước hầu, nếu
không thì của cải sẽ được trả lại về triều đình và người chồng không có quyền sở hữu,
điển hình cho trường hợp này là Lỗ Nguyên công chúa thời Hán được dâng vùng Thành
Dương quận làm thực ấp.
Ngoài ra, cũng phải kể đến các ngài nữ chủ, ý chỉ những vị quốc mẫu thùy liêm
thính chính, thay hoàng đế xử lý chính sự. Trong xã hội nam quyền nghiêm cấm phụ nữ
can chính thì họ là một trường hợp đặc biệt, là biệt lệ hiếm hoi, từ Hán đến Thanh, trừ
nhà Minh ra thì triều nào cũng có nữ chủ, khởi đầu là Hán Cao hậu Lữ Trĩ đến cuối cùng
có Từ Hi thái hậu . Nhưng, việc nữ chủ xuất hiện cũng dấy lên một mối lo khác: Ngoại
thích, ý nói dòng họ các vị nữ chủ lẫn hoàng hậu nắm quyền triều chính, gây họa cho
triều đại, như việc dòng họ Lữ suýt làm sụp đổ cơ đồ Hán triều thời kì đầu cũng là từ Lữ
hậu mà ra, và cũng vì tính tạm thời, nên sau một thời gian họ phải trao trả lại triều chính,
quyền lực cho quân chủ. 2.2.4
Đối với các nước lân cận
Việt Nam là một trong những nước tiếp nhận Nho giáo của Trung Quốc, nhưng ở
một số mặt nhất định, các triều đại nước ta vẫn khá thoáng. Một nhận định mà ta có thể
nói là các nữ tướng của Nam triều xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử rất nhiều, có thể
kể đến như Bà Trưng, Bà Triệu hay Bùi Thị Xuân cùng Tây Sơn ngũ phụng thư,...
Điểm đặc biệt đầu tiên, cung tần ở góa của vua chúa, nếu chưa sinh con hoặc con
chết yểu, hay tuổi tác còn trẻ thì được chuẩn cho về với người thân và được tái giá, điển
hình là việc vua Gia Long vào cuối đời đã ban chỉ dụ: 17
"Cho những cung nhân triều trước, người nào không con thì về với thân nhân. Đầu
là vua sai làm dãy nhà dài ở sau điện Hoằng Nhân cho cung nhân ở để đợi mãn tang. Lê
Văn Duyệt xin theo di mệnh của Tiên đế, ai muốn về thì cho về. Vua (Thánh tổ) cho lời
ấy là phải, ra lệnh cấp cho mỗi người 2 năm lương."
(Đại Nam thực lục chính biên, quyển 2)
Bên cạnh đó, Nam triều không quá thắt chặt triệt để đối với cung tần, khi khám
bệnh, các ngự y vẫn có thể khám trực tiếp cho họ, miễn là vẫn có người như cung nữ
hoặc yêm nhân trông coi. Quan trọng nhất là, họ vẫn có thể được gặp thân quyến của
mình, chứ không bị bó buộc bởi đạo lý nhà Nho là “Hậu phi chỉ có thuộc về hoàng đế”
như Trung Nguyên hay Triều Tiên, như bà tiệp dư Lê thị, sinh mẫu của Tuy Lý vương
Miên Trinh nhà Nguyễn, được ghi lại đã đưa chị ruột vào cung, sai cung nữ săn sóc, bên
cạnh đó còn lấy bổng lộc của bản thân gửi cho nhà mẹ đẻ để đỡ đần. Mặc dù từ thời vua
Thánh Tông nhà Lê đã có những điều luật hạn chế hậu cung tiếp xúc với bên ngoài,
nhưng vẫn chấp nhận trao đổi thư từ, qua đó thể hiện một phần thông cảm với nữ nhân
của Nam triều dù tư tưởng vẫn được thắt chặt chứ không buông hẳn.
Nhưng, do tư duy Minh Nho thâm nhập vào nước ta từ thời Lê-Nguyễn, nên các
triều đại này bắt đầu coi trọng trinh tiết của phụ nữ, và một mặt vẫn khá cay nghiệt và
chưa thoải mái với trường hợp tái giá dù vẫn có xảy ra. Trường hợp thể hiện suy nghĩ
không nhất quán này là hai câu thơ của Nguyễn Du trong bài “Dao vọng Càn Hải từ”,
viết cảm nghĩ khi đi ngang qua đền Càn Hải ở Nghệ An, nơi xác của Dương Thục phi
triều Tống cùng nữ quyến Tống triều dạt vào sau khi tự sát để giữ tròn tiết tháo lúc nhà Tống vong Quốc:
“Mặt nước mênh mông bể lẫn trời,
Ngôi đền thấp thoáng bãi ngoài khơi.
Bến phù chiều tới cây man mác,
Cửa bể thu dồn khói tả tơi.
Khanh tướng uổng bao lòng tiết nghĩa,
Quỳnh Nhai vùi khối thịt mồ côi. 18
Nực cười cho ả Minh Phi nhé,
Rượu chuốc đàn ngân nịnh chúa Hồ.”
(Bản dịch của Nguyễn Thạch Giang)
Ở đây, Nguyễn Du tuy được coi là người được xem là có lòng thương cảm với nữ
nhân thông qua Truyện Kiều, nhưng cuối cùng khen ngợi Dương phi vì giữ trọn lòng
trinh với Tống đế nên tự sát, ngược lại khinh miệt nàng Minh Phi Chiêu Quân là cung tần
Nguyên đế, vì hòa bình của Hán triều mà nhẫn nhục gả theo Thiền vu Hồ tộc, làm mất
tiết tháo với vua Hán. Hay như nhận định của Ngô Thì Sĩ thời Lê về Lý Chiêu Hoàng
trong “Việt Sử Tiêu Án”:
”Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta
truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên bờ đầm có
miếu Chiêu hoàng. Đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu hoàng mà đặt ra
thuyết ấy. Bà Chiêu hoàng nhất sinh ra là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa
đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại”.
Ý của Ngô Thì Sĩ chính là phản bác lại thuyết Chiêu Hoàng giữ tiết tự sát trong dân
gian, ông cho rằng khi trước Chiêu hoàng sau khi bị phế thì chấp nhận tái giá với bề tôi là
Lê Phụ Trần, còn đâu là tiết hạnh của hậu phi chứ nào như lời đồn.
Trái ngược hẳn với Nam triều tuy theo Lý học nhưng vẫn có điểm thoáng, xã hội
Triều Tiên lại tôn sùng Lý học cực đoan, dẫn đến những sự phân biệt rất khắc nghiệt,
thông qua bộ phận Y nữ ta có thể nhận thấy được. Y nữ, tức những người đàn bà được
khám bệnh cho quan lại lẫn vương thất Triều Tiên, họ vốn thuộc tầng lớp tiện dân trong
xã hội, thường là con nhà nô nhiều đời hầu hạ cho quý tộc. Lý do mà họ bị xem thường
đó là do Triều Tiên coi trọng Lý học, hạn chế tối đa việc tiếp xúc nam nữ, vì vậy mà các
y quan không thể bắt mạch chữa bệnh ngọn ngành cho các vị quý nhân, và nhiệm vụ của
họ chính là tiếp xúc khám bệnh cho quý nhân trong chốn nội trạch, làm cầu nối trung
gian cho y quan và người bệnh, họ tiếp xúc cả nam lẫn nữ nên bị mặc định là mất phẩm
giá. Tuy có thể học được các kiến thức cao thâm, nhưng vì thân phận tiện dân lẫn bị xem
nhẹ nên các y nữ này không thể tự bốc thuốc như các ngự y nam, trừ những vấn đề về 19
phụ khoa, và vì họ là con gái của các gia nô, không đủ điều kiện học hành nên dù đào tạo
từ nhỏ nhưng rất ít y nữ có trình độ cao, và tuy rằng họ đã đóng góp, cống hiến rất lớn
cho đời sống, y nữ vẫn bị so sánh với hạng đĩ điếm dẫn tới hậu vận bạc phước, con đường
tốt nhất cho họ là làm thiếp cho quý tộc lưỡng ban, nhưng vì thân phận tiện dân nên con
cái bị quy vào hàng Nghiệt tử ngoài giá thú, hoàn toàn không tính là hậu duệ trong gia đình.
2.3. Vài điểm tích cực và hạn chế trong việc giới hạn vai trò người phụ nữ dẫn
đến tư tưởng “Nam quý nữ tiện” 2.3.1. Tích cực
Mặc dù bị đánh giá là hạn chế tự do của nữ giới, nhưng kỳ thực, bản thân việc này
cũng có một số mặt tích cực nhất định. 20