-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận cuối kỳ truyền thông quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận cuối kỳ truyền thông quốc tế - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ Đề lẻ Sinh viên:
Vũ Hà Phương Anh (TTQT48C11248)
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (TTQT48C11355)
Nguyễn Diệu Quỳnh (TTQT48C11551)
Nguyễn Mậu Đình Thắng (TTQT48C11560)
Đặng Minh Trang (TTQT48C11598)
Nguyễn Tất Lâm (TTQT48C11393) Lớp:
Truyền thông quốc tế
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Tuấn Phạm Quang Vinh
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2023
MỤC LỤC
PHẦN A: Câu 1 ........................................................................................................ 4
1. Định nghĩa Truyền thông quốc tế................................................................. 4
2. Nghiên cứu Truyền thông quốc tế bao gồm những chuyên sâu/khía cạnh/
chức năng gì? ........................................................................................................ 4
2.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
2.2. Phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ môn học Truyền thông quốc tế 5
3. Xu thế Truyền thông quốc tế ........................................................................ 6
3.1. Bối cảnh thế giới hiện nay ...................................................................... 6
3.3 Vai trò của truyền thông quốc tế ......................................................... 12
PHẦN 2: Câu 2 ....................................................................................................... 17
1. Thông tin đối ngoại...................................................................................... 17
1.1. Định nghĩa ............................................................................................. 17
1.2. Đối tượng và địa bàn của thông tin đối ngoại .................................... 17
1.3. Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại .............................. 20
2. Chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam.................................................. 22
2.1. Quá trình hình thành chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam ...... 22
3. Việc nắm vững chính sách thông tin đối ngoại có ý nghĩa như thế nào đối
với anh/chị trong quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao và nghề nghiệp
trong tương lai? .................................................................................................. 27
3.1. Vai trò của thông tin đối ngoại ............................................................ 27
3.2. Bối cảnh ................................................................................................. 28
3.3. Liên hệ bản thân ................................................................................... 28
PHẦN 3: Câu 3: Khảo sát, làm rõ đặc điểm truyền thông quốc tế Ấn Độ........... 31
1. Giới thiệu về truyền thông quốc tế Ấn Độ................................................. 31
1.1. Bối cảnh Truyền thông quốc tế Ấn Độ qua từng thời kỳ .................. 31
1.2. Các chính sách truyền bá văn hóa, các phương thức truyền thông
quốc tế của Ấn Độ ........................................................................................... 34
1.3. Chính sách kiểm soát thông tin của Ấn Độ ........................................ 38
2. Truyền hình .................................................................................................. 40
2.1. Tổng quan về truyền hình Ấn Độ ........................................................ 40
2.2. Lịch sử truyền hình Ấn Độ .................................................................. 40
2.3. Vai trò của truyền hình trong việc cơ cấu xã hội và chính trị .......... 42
2.4. Vai trò của truyền hình trong truyền thông quốc tế.......................... 44
2.5. Sự phản ánh và phát triển văn hóa Ấn Độ trên màn ảnh quốc tế ... 45 2
2.6. Phát sóng và phân phối truyền hình Ấn Độ trên toàn cầu ............... 46
2.7. Truyền hình trong ngoại giao văn hóa ................................................ 48
3. Phát thanh .................................................................................................... 49
3.1. Tổng quan về phát thanh Ấn Độ ......................................................... 49
3.3. Vai trò của phát thanh trong truyền thông quốc tế ........................... 53
4. Báo chí Ấn Độ .............................................................................................. 56
4.1. Tổng quan về báo chí Ấn Độ ............................................................... 56
4.2. Lịch sử báo chí Ấn Độ .......................................................................... 57
4.3. Vai trò của báo chí Ấn Độ trong truyền thông quốc tế ..................... 58
5. Mạng xã hội Ấn Độ ...................................................................................... 60
5.1. Tổng quan về mạng xã hội Ấn Độ ....................................................... 60
5.2. Vai trò mạng xã hội Ấn Độ trong truyền thông quốc tế .................... 61 3 PHẦN A: Câu 1
Câu 1: Từ các minh chứng thực tế, anh/chị hãy p
hân tích sự cần thiết của xu
thế nghiên cứu Truyền thông quốc tế như một ngành khoa học.
1. Định nghĩa Truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế được định nghĩa là "truyền thông xuyên biên giới", (the
communication that occurs across international borders'). Theo định nghĩa này, đối
tượng nghiên cứu của truyền thông quốc tế chính là các dòng thông tin luân chuyển
xuyên qua các rào cản biên giới cùng các thể chế và luật lệ điều tiết chúng.
Trước kia các nghiên cứu về truyền thông quốc tế thường chi quan tâm đến khía
cạnh trao đổi thông tin giữa các chính phủ với nhau, trong điều kiện một số cường
quốc năm quyền thiết lập chương trình nghị sự cho truyền thông thuộc loại này.
Nhưng khi “bức màn sắt" phân đôi thế giới trong chiến tranh lạnh bị sụp đổ và
những tiến bộ như vũ bão trong kỹ thuật truyền thông (đặc biệt phải kể đến công
nghệ thông tin và công nghệ số), truyền thông quốc tế thực sự đã vượt ra khỏi lĩnh
vực nhỏ hẹp là quan hệ giữa các chính phủ để bao hàm cả quan hệ giữa các tác
nhân kinh tế dân sự ở cấp độ toàn cầu.
Khái niệm communication có gốc Latin là “to share (chia sẻ). Bởi vậy, truyền
thông quốc tế hàm nghĩa là chia sẻ tri thức, tư tưởng và niềm tin giữa những người
khác nhau trên khắp thế giới; và bởi vậy, có thể trở thành một trong các yếu tố
đóng góp vào việc giải quyết xung đột ở cấp độ toàn cầu và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các kênh truyền thông quốc tế lại
không được sử dụng vào những mục tiêu trên mà chủ yếu là tập trung vào thúc đẩy
lợi ích kinh tế và chính trị của các cường quốc trên thế giới - những người đang
nắm giữ và kiểm soát các phương tiện truyền thông toàn cầu.
2. Nghiên cứu Truyền thông quốc tế bao gồm những chuyên sâu/khía cạnh/ chức năng gì?
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Trước kia các nghiên cứu về truyền thông quốc tế thường chỉ quan tâm đến khía
cạnh trao đổi thông tin giữa các chính phủ với nhau, trong điều kiện một số cường 4
quốc nắm quyền thiết lập chương trình nghị sự cho truyền thông thuộc loại này.
Nhưng khi “bức màn sắt” phân đội thế giới trong chiến tranh lạnh bị sụp đổ và
những tiến bộ như vũ bão trong kỹ thuật truyền thông (đặc biệt phải kể đến công
nghệ thông tin và công nghệ số), truyền thông quốc tế thực sự đã vượt ra khỏi lĩnh
vực nhỏ hẹp là quan hệ giữa các chính phủ để bao hàm cả quan hệ giữa các tác
nhân kinh tế và dân sự cấp độ toàn cầu.
Hiện nay, tham dự truyền thông đại chúng không chỉ có các tác nhân nhà nước mà
còn các tác nhân phi nhà nước như các chủ thể đến từ xã hội dân sự (các tổ chức xã
hội, phong trào xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các thành viên của mạng xã hội
toàn cầu...); kế đó là các chủ thể đến từ thị trường (các MNCs, các công ty và tập
đoàn xuyên quốc gia, các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới...); và các chủ thể
quốc tế (các thể chế quốc tế mang tính khu vực cũng như toàn cầu như ASEAN,
WTO, WB....). Cũng bởi vậy mà nội dung của khái niệm “truyền thông quốc tế”
đến nay đã rộng ra rất nhiều; nó bao hàm từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự.
Hiện nay truyền thông quốc tế đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều giai
tầng trong xã hội: từ nhà nước, thị trường cho đến xã hội dân sự. Phổ nghiên cứu về
truyền thông quốc tế cũng mở rộng hơn so với trước đó. Nó không còn bó hẹp
trong phạm vi quan hệ giữa các chính phủ. Với thực tiễn đó có thể gọi mọi hoạt
động “thông tin đối ngoại” của nhà nước là “truyền thông quốc tế”, nhưng chiều
ngược lại thì không lại - thì không. Đó là điểm khác biệt nhưng chiều ngược căn
bản của truyền thông quốc tế hiện nay so với trước kia.
2.2. Phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ môn học Truyền thông quốc tế
Với tư cách là một môn học: truyền thông quốc tế hiện nay đang nóng lên bởi các
nghiên cứu về “văn hóa” xuyên biên giới; “các phương tiện truyền thông”, “truyền
thông so sánh” và “truyền thông chính trị”. Người ta ngày càng quan tâm đến khía
cạnh quốc tế của truyền thông chính là bởi sự phát triển như vũ bão của các ngành
công nghiệp truyền thông và công nghiệp văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. 5
Hiện nay, chưa có sự nhất trí chung trong giới nghiên cứu về bộ môn truyền thông
quốc tế. Nhiều quan điểm cho rằng, truyền thông quốc tế chưa phải là một ngành
khoa học độc lập vì nó là kết quả giao thoa của nhiều ngành khác nhau (mà cụ thể
là ngành quan hệ quốc tế và ngành truyền thông).
3. Xu thế Truyền thông quốc tế
3.1. Bối cảnh thế giới hiện nay
Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thông tin
đang giúp nhân loại tiến hành giao tiếp vượt qua các trở ngại vốn dĩ gắn với không
gian và thời gian địa lý. Hệ quả là, quá trình toàn cầu hóa trên các phương diện của
đời sống nhân loại đang diễn ra mạnh mẽ từ kinh tế, chính trị, xã hội... cho đến văn
hóa và tri thức. Không gian hoạt động (bao gồm cả không gian giao tiếp) của các
chủ thể sống (ở mọi cấp độ - từ cá thể cho đến cộng đồng) đang được mở rộng vượt
ra khuôn khổ biên giới của các nhà nước dân tộc (Nation - State).
Dưới tác động của chúng, hầu hết các hình thức (các phương tiện) truyền thống của
truyền thông đang chuyển hóa dần dần theo hướng: rũ bỏ tính chất địa phương để
khoác lên bản thân tính chất quốc tế. Đơn cử như một trang báo mạng của một địa
phương nào đó, bất cứ ai trên thế giới cũng có thể truy cập đến, đọc nó (nếu như
biết ngôn ngữ), thu nhận thông tin và đưa ra các phán xét... Đây là một thực tiễn
phổ biến, nhất là với các website viết bằng tiếng Anh - một thứ ngôn ngữ được toàn
cầu hóa và truyền thông quốc tế sử dụng như ngôn ngữ giao tiếp chủ đạo.
Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra các dòng thông tin xuyên quốc gia mà không
cần để ý xem các nguồn phát có mục tiêu “đố
i ngoại” hay không. Nói cách khác,
truyền thông quốc tế hiện nay không phụ thuộc vào ý chí hay mục tiêu thông tin
của các chủ thể là quốc gia, mà trái lại, nó bao hàm cái sau này như một bộ phận lệ
thuộc. Nó trở thành một “sân chơi” chung, mà ở đó, các nhà nước, công ty, cộng
đồng và cá thể đều có thể tham dự với những “quy ước và luật lệ tự xây dựng tương
ứng. Nếu một nhà nước nào đó muốn hiện diện trên FB, nó buộc phải “đóng vai”
thành viên giống như các thành viên còn lại, và không thể mang theo “quyền uy”
mà nó có trong đời sống hiện thực vào không gian ảo này.
3.2. Các xu hướng Truyền thông quốc tế 6
3.2.1 Xu hướng tư nhân hóa
Xu hướng tư nhân hoá rộng khắp những mạng lưới thông tin và truyền thông mà
vốn trước đó do nhà nước quản lý - đã được WTO cùng WB ra sức cổ suý trong
suốt những năm 1990 cho đến bây giờ - đã làm thay đổi lớn lao diện mạo của truyền thông quốc tế.
Cũng bởi các phương tiện truyền thông đại chúng mà đặc biệt là television đã có
ảnh hưởng lớn trong việc định hình nghị sự truyền thông quốc tế, nên các mối quan
tâm cũng hướng đến xu hướng tập trung quyền lực thông tin và những ảnh hưởng
của quá trình này đối với truyền thông quốc tế.
Mặc dù Internet đang được bàn thảo sôi nổi trong các nghiên cứu về truyền thông
quốc tế trong những năm gần đây, nhưng với tư cách là một tác nhân truyền thống,
television vẫn là một tác nhân quan trọng trong việc định hình nghị sự đối với hệ
thống truyền thông toàn cầu đương đại.
Trong kỷ nguyên truyền thông số đa kênh, số lượng hình ảnh của thế giới phương
Tây được nhân bội tỷ lệ thuận với quyền lực truyền thống mà họ đang nắm giữ. Tất
cả những cái đó đã thúc đẩy một lối sống theo chủ nghĩa tiêu dùng trong dân chúng
thế giới. Trong bối cảnh như vậy, television với “ngôn ngữ chủ đạo là hình ảnh - đã
thể hiện năng lực xuyên qua các rào cản ngôn ngữ và văn hóa để đến được với đại
chúng - điều mà trước đó các phương tiện truyền thông “viết” và “nói” không thể làm nổi.
Ví dụ, theo Statista.com, số liệu thống kê được theo năm 2023 về lượng người xem
TV trên toàn thế giới hiện tại là 5,46 tỷ người.
3.2.2 Xu hướng tập trung hoá, sáp nhập hoá
Ví dụ, Hoa Kỳ vẫn là nước hưởng lợi nhiều nhất do nắm giữ trong tay hệ thống vệ
tinh viễn thông hùng mạnh và có đông đảo các đại diện hàng đầu trong lĩnh vực
công nghiệp văn hóa và thương mại điện tử.
“Hoa Kỳ đang thống trị hệ thống truyền thông toàn cầu liên quan đến thông tin và
tư tưởng. Âm nhạc, phim ảnh, tivi và các phần mềm của Hoa Kỳ đã chứng tỏ sự ưu
việt, vượt trội và rõ ràng đến mức, có thể con ngư
ời và “tự do cho dòng chảy của 7
các tư bản” đang là những yêu sách được nền ngoại giao công chúng của Hoa Kỳ
theo đuổi. Tạo ra một nền điện ảnh đáng mơ ước với những người nghệ sĩ, đó là Hollywood.
Gần đây, ta thấy thị trường phim ảnh Hàn Quốc cũng đang “phất cờ”. Gần đây nhất
đó là bộ phim XO, Kitty là sự kết hợp văn hoá và giải trí của cả hai nước Hàn - Mỹ
trên nền tảng Netflix. Sản phẩm đón nhận được sự yêu thích nhiều từ khán giả.
Hiện thực đang diễn ra xu hướng tập trung hóa, sáp nhập hóa các công ty truyền
thống và mạng truyền thông quốc tế - mà chủ yếu là của thế giới nói, chúng có mặt
ở khắp nơi trên trái đất. Chúng ảnh hưởng đến “khẩu vị”, đến cuộc sống và cảm
hứng của hầu khắp các dân tộc trên thế giới”.
Ví dụ, trong sự kiện xung đột giữa hai nước Nga - Ukraine, toàn thế giới luôn chú
ý tới động thái đưa tin, truyền thông của các bên nước lớn như Mỹ, phương Tây
hay khối NATO. Hay trong các sự kiện chính trị quan trọng , truyền thông các
nước lớn trên luôn giành được sự chú ý nhiều hơn cả.
Xu hướng tập trung hóa như vậy trong truyền thông quốc tế sẽ làm cho bản đồ
truyền thông trên toàn cầu trở nên mất cân đối và bất bình đẳng: Một phương Tây
hùng mạnh đang thống trị thế giới còn lại về phương diện thông tin, văn hóa và
truyền thông. Điều này đã làm dấy lên sự quan ngại của các nước đang hoặc chậm
phát triển về hiểm họa bị xâm hại chủ quyền văn hóa.
Hệ quả của thực trạng này là một miền Nam nghèo thông tin ngày càng trở nên phụ
thuộc vào một miền Bắc giàu thông tin. Lịch sử dường như vẫn giữ nguyên quy
luật: nước giàu thống trị về chính trị, kinh tế, quân sự, ngôn ngữ, mạng lưới vận tải
và truyền thông đối với số đông những nước nghèo còn lại.
3.2.3 Xu hướng toàn cầu hoá
Mối quan hệ giữa “toàn cầu hóa” và “truyền thông quốc tế”
Toàn cầu hoá là một tư tưởng khá mới trong khoa học xã hội, dẫu rằng, những
người quan tâm đến lĩnh vực truyền thông đại chúng, các công ty xuyên quốc gia
và các hoạt động kinh doanh quốc tế, v.v.. vẫn thường xuyên đề cập đến nó. 8
Đứng trước quá trình thâm nhập lẫn nhau của các xã hội trên thế giới và quá trình
gia tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu, các học giả cũng như các chính trị
gia đã nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng một thuật ngữ có năng lực mô tả các
hoạt động cũng như quá trình gây ra những hiện tượng xuyên quốc gia. Thuật ngữ
đó chính là toàn cầu hóa. Rõ ràng là, cái quan điểm nhìn nhận thế giới chỉ qua lăng
kính nhà nước dân tộc đã không còn đầy đủ trong tình hình hiện nay.
Toàn cầu hoá là một hiện thực phức hợp, nên không thể cắt nghĩa được nó nếu chỉ
dựa trên một nguyên nhân duy nhất. Quả thật, sự phát triển của công nghệ là động
lực chính của toàn cầu hoá, song bên cạnh đó còn những động lực không kém phần
mạnh mẽ; đó là ý chí của các nhà nước, sự liên hiệp lại với nhau của các xã hội
công dân, quá trình hợp nhất của các nền kinh tế, sự bùng nổ các thể loại tổ chức
xuyên biên giới, các dòng di cư khổng lồ, sự hội nhập khu vực, sự dâng cao của
thực tiễn dân chủ, những lo ngại chung về các hiểm họa sinh thái
Mặc dù toàn cầu hóa đang còn là đối tượng gây nhiều tranh luận, nhưng vẫn tồn tại
một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết về hiện tượng này, đó là: công nghệ mới; sự
tự do hóa các dòng chảy thông tin và khả năng liên lạc trực tiếp vượt qua các trở
ngại về khoảng cách; sự gia tăng xu hướng chuẩn hóa các sản phẩm kinh tế và xã
hội; gia tăng hội nhập xuyên quốc gia; tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tuỳ
thuộc vào nhau tăng lên. Dưới đây là những phân tích ngắn gọn về các đặc trưng ấy. Công nghệ mới
Cuộc cách mạng công nghệ hiện nay đang giúp con người rút ngắn thời gian và
khoảng cách một cách đáng kể trên nhiều bình diện của đời sống xã hội. Và thành
tựu đó, đến lượt mình, đã tạo ra những chuyển biến về chất trong quan niệm về
không - thời gian xã hội và không - thời gian nhân cách.
Ý nghĩa của không gian vật lý trong xã hội (vốn vẫn được đo bằng khoảng cách địa
lý giữa các chủ thể có ý thức) đã bị giảm một cách đáng kể. Cùng công nghệ mới,
quá trình truyền tin, giao tiếp của con người vượt không gian, với tần suất và tốc độ chưa từng có. 9
Việc tăng tốc những tương tác và những quá trình mang tính toàn cầu, dưới áp lực
của cuộc cách mạng vận tải và truyền thông, đang làm cho cường độ và quy mô của
những mối liên kết tăng lên nhanh chóng và kích hoạt sự phát tán các tư tưởng,
hàng hoá, thông tin, tư bản cũng như nhân khẩu ở cấp độ toàn cầu. Công nghệ
thông tin đang gia tăng cường độ (hay sự lớn mạnh về ý nghĩa) của những mối liên
kết, của những dòng thương mại, dòng đầu tư, tài chính, di cư và các luồng tư
tưởng, thông tin, văn hoá.
Sự tập trung thông tin cho phép thực hiện liên lạc trực tiếp
Như vậy có thể gọi kỷ nguyên hiện nay là kỷ nguyên của sự chuyển giao thông tin
hay “thời đại thông tin”. Số lượng máy tính trên toàn cầu gia tăng theo cấp số nhân.
Mạng thông tin, viễn thông, Internet, các hãng truyền thông xuyên quốc gia... đang
làm cho thông tin luân chuyển trên khắp bề mặt địa cầu và chi phí liên lạc giảm
không ngừng. Trong tình huống đó, khả năng tập trung thông tin về một mối để tạo
thành “các điểm nút nhận thức” được mở ra. Hoạt động thu thập và xử lý tin đang
ngày càng trở nên quan trọng trên mọi phương diện của đời sống. Song hành với nó
là hoạt động phát tán thông tin ra khắp toàn cầu dưới nhiều hình thức khác nhau.
Có thể hình dung chúng như hai mặt của một quá trình thống nhất: trao đổi và
tương tác thông tin trong một không gian toàn cầu thống nhất. Thế giới đang trở
thành “ngôi làng toàn cầu” - xét từ phương diện thông tin.
Sự gia tăng xu hướng chuẩn hóa các sản phẩm kinh tế và xã hội
Nhu cầu về các chuẩn mực đánh giá chung, các tiêu chí phổ biến, các bộ phận có
thể hoán đổi cho nhau và các biểu tượng giống nhau đang tăng lên trong điều kiện
toàn cầu hoá. Những đồng tiền chung, các thủ tục chung, các trang thiết bị điện tử
hoặc cơ khí dù được sản xuất ở đâu vẫn tương thích với nhau đang xuất hiện ngày
một nhiều và trở nên phổ biến. Các chuẩn kỹ thuật thu phát tin đang được sử dụng
đồng bộ. Các giá trị và biểu tượng giao tiếp chung đang dần dần hình thành để nhận
được sự thừa nhận chung; và do đó - được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thế giới.
Gia tăng hội nhập xuyên quốc gia 10
Toàn cầu hóa đang mở rộng phổ giao tiếp giữa các nhà nước, các địa phương và
các hoạt động xã hội trên khắp thế giới. Có thể thấy, những biểu hiện này thông
qua xu hướng gia tăng con số các tổ chức đa phương, các hiệp ước khu vực. Xu thế
này đang tạo ra một xã hội đa văn hoá, đa cực và mở rộng hơn, hay nói cách khác,
là một “không gian văn hóa xuyên quốc gia”, mà trong đó, ngôn ngữ, thói quen và
truyền thống được bảo tồn, bất chấp khoảng cách địa lý.
Toàn cầu hóa đang mở rộng tầm với cho các hoạt động xã hội, chính trị và kinh tế
vượt khỏi khuôn khổ biên giới nhà nước, khu vực và châu lục.
Tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tuỳ thuộc vào nhau tăng lên
Một cách tất yếu, sự hội nhập làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau tăng lên. Đi kèm
theo đó là tình trạng: những sự kiện diễn ra ở nơi này lại có một ý nghĩa lớn lao đối
với những nơi xa xôi khác. Ranh giới giữa những vấn đề đối nội (trong nước) với
những sự vụ bên ngoài đang càng ngày càng mờ đi. Khả năng gây thương tổn lẫn
nhau giữa các quốc gia khu vực và châu lục là rất cao.
Hệ quả là tính cố kết của xã hội trong lòng nhà nước dân tộc ngày càng trở nên yếu
ớt và dễ lâm vào khủng hoảng. Trong khoảng thời gian được tính bằng phút, những
rối loạn của một ngân hàng lớn có thể gây ra sự sụp đổ tài chính khác ở tận cùng
ngõ ngách trên thế giới... Du lịch thuận tiện, thông tin liên lạc tức thời, và sự lưu
chuyển tiền mặt dễ dàng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự khẳng định sức mạnh
của các cá nhân và các phần t ử phi nhà nước.
Ví dụ: Internet đã tạo ra một “ngôi làng toàn cầu”, kết nối mọi người từ khắp nơi
trên thế giới. “Ngôi làng toàn cầu” này, vừa giúp con người chứng kiến những thay
đổi trong cách nhìn nhận bản thân, nhìn nhận những người khác và nhìn nhận
những gì diễn ra xung quanh; vừa cung cấp thông tin, đồng thời cũng định hình
cách nhận thức thế giới của từng người. Đơn cử, với những hình ảnh dưới dạng
video về chiến thắng của đội tuyển U22 Việt Nam tràn ngập trên các mặt báo và
mạng xã hội đã tạo nên một “cơn sốt truyền thông” tại Hàn Quốc. Các từ khóa
‘‘Chiến thắng lịch sử’’, ‘‘chung kết SEA Games 30’’, ‘‘Việt Nam vô địch’’ hay
‘‘Park Hang-seo’’ cũng lọt top 10 danh sách từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất thời
điểm chiến thắng lịch sử tại SEA Games 30. Không chỉ các tờ báo trong nước đưa 11
tin về chiến thắng của đội tuyển U22 Việt Nam, mà còn rất nhiều tờ báo nổi tiếng
nước ngoài khác. Chính điều này đã tạo ra góc nhìn đa chiều không chỉ cho thấy
cách nhìn nhận của quốc tế về những ghi nhận nỗ lực đối với bóng đá Việt Nam mà
còn tạo nên sự kết nối chung giữa những người yêu bóng đá trên toàn thế giới.
* Tóm lại, có thể coi toàn cầu hoá như những liên kết đang không ngừng mở rộng,
gia tăng cường độ và tốc độ; và gây ảnh hưởng ở cấp độ toàn thế giới. Quan niệm
như vậy về toàn cầu hóa sẽ giúp chúng ta hình dung một cách kinh nghiệm về các
mô thức liên hệ của thế giới đương đại, tại những lĩnh vực then chốt: từ quân sự đến văn hoá.
3.3 Vai trò của truyền thông quốc tế
Vai trò thúc đẩy quyền lực chính trị
3.3.1. Quan điểm coi Truyền thông quốc tế như công cụ tuyên truyền ý thức
hệ của chủ nghĩa tư bản toàn cầu
Cách tiếp cận “kinh tế”: Trong các nghiên cứu về truyền thông quốc tế, cách tiếp
cận “kinh tế” có cội nguồn là học thuyết Mác. Mệnh đề cơ bản của cách tiếp cận
này là: Giai cấp cầm quyền không chỉ nắm trong tay phương thức sản xuất vật chất
mà cả phương thức sản xuất đời sống tinh thần. Sự thống trị về kinh tế dẫn đến sự
thống trị về tinh thần và văn hóa.
Trong thời đại toàn cầu hóa, những người đi theo chủ thuyết này đã lập luận rằng:
Hiện nay, Chủ nghĩa tư bản đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ của nhà nước dân
tộc (Nation - State) để trở thành một thực thể mang tính toàn cầu, thì dĩ nhiên, cơ
chế truyền thông vốn giữ vai trò là “hệ thần kinh” của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
- cũng phải đạt được tầm với toàn cầu; hay nói cách khác là, phải mang tính quốc tế.
Cách tiếp cận nói trên cũng cho rằng, nhờ có trong tay cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
công nghệ thông tin, nên giai cấp tư sản là những người thống trị trong trật tự thông
tin toàn cầu và dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về thông tin và truyền thông như hiện nay.
Cách tiếp cận chính trị - xã hội: Cách tiếp cận này được xem như sự bù đắp và bổ
cho cái nhìn thiên về “kinh tế” của những người theo điểm mác xít. 12
Nó đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc truyền bá (tuyên truyền) các
mục tiêu kinh tế và quân sự của các cường quốc.
Cách tiếp cận chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Đây là cách nhìn nhận toàn cầu hoá như
sự triển khai hiện thực tư bản chủ nghĩa ra khắp toàn cầu [quan điểm của Ross và
Trachte (1990); Sklair (1995); McMichael (1996); Robinson (1996)...]. Họ đã đấu
tranh để đi đến quan niệm “toàn cầu hoá”, mà trong đó, các lý giải về quan hệ quốc
tế dựa trên quan niệm lấy nhà nước làm trung tâm, hay dựa trên các nền kinh tế
quốc dân phải nhường chỗ cho một hiện thực chung đang lớn mạnh không ngừng
chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Đi theo đường hướng này, Ross và Trachte đã giải thích khá thành công hiện tượng
“giải - công nghiệp hóa” / deindustrialization ở một số khu vực thuộc trung tâm của
chủ nghĩa tư bản và những biến chuyển theo cơ chế thị trường ở các nước mà
chúng ta vẫn gọi là Thế giới thứ ba”.
Toàn cầu hoá là phương cách mà chủ nghĩa tư bản dùng để thay thế cho mô hình
nhà nước phúc lợi, vì mô hình này đã tỏ ra lỗ
i thời, tốn kém và không còn đem lại
hiệu quả như mong muốn.
Các thông điệp văn hóa do truyền thông đại chúng mang lại đang tác động mạnh
đến những khu vực đói nghèo và kém phát triển, do ở những nơi đó không có đủ
phương tiện và nguồn tài lực để đáp ứng nhu cầu tinh thần, giải trí và thị hiếu của đông đảo quần chúng.
Một trật tự thông tin bất bình đẳng đang dần được hình thành trong thế giới ngày
nay. Trong đó, nước giàu có khả năng chi phối nước nghèo bằng sức mạnh của các
chuẩn mực giá trị và thị hiếu.
Ví dụ, trong bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Triển lãm Quốc
phòng quốc tế Việt Nam 2022 nêu lên quan điểm: “ Việt Nam thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin
cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; hợp tác vì hòa bình,
phát triển, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc…”. Tôn
chỉ này liền mạch, thống nhất thông qua nhiều bài phát biểu trong các sự kiện quốc 13
tế đã dần dần tạo dựng hình ảnh một Việt Nam chuộng hòa bình, mong muốn hợp
tác với nước bạn trong mắt bạn bè quốc tế.
Như vậy từ một quan điểm như vậy, TTQT liên tục đưa tin, cập nhật không chỉ
trong phạm vi Việt Nam mà còn trong các phương tiện truyền thông chính thống
của các quốc gia khác. Điều này cũng góp phần đảm bảo vị tr í cũng như tình cảm
nước bạn với Việt Nam ta.
3.3.3.1 Vai trò thúc đẩy kinh tế
Truyền thông quốc tế hiện đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, trên hai phương diện:
Thứ nhất, nó đang cung cấp các dịch vụ thông tin hỗ trợ thị trường ở cấp độ toàn
cầu. Một khi thiếu đi những thông tin nói trên, chắc chắn, thị trường và nền kinh tế
toàn cầu không thể vận hành được. Đó là những dịch vụ cung ứng thông tin về thị
trường, hàng hóa, giá cả, các chỉ số tài chính, quảng cáo, giới thiệu.v.v..
Thứ hai, bản thân Truyền thông Quốc tế là một ngành công nghiệp hiện đang có
doanh số chiếm tỷ trọng cao trong GDP toàn cầu và xu hướng này vẫn tiếp tục gia
tăng cùng với mức tăng nhu cầu về thông tin, tri thức, văn hóa và giải trí của công chúng thế giới.
Ví dụ, truyền thông quốc tế liên tục đưa tin về sự không ổn định của kinh tế. Đỉnh
điểm là sự kiện ngân hàng lớn SCB tại Mỹ phá sản, là một dấu cảnh tỉnh lớn cho
mọi người dân về bức tranh tài chính năm na
y. Nhờ cập nhật những thông tin kinh
tế như vậy, TTQT góp phần vào công tác giúp người dân thế giới cải thiện hiểu biết
về những con số. Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế, tài chính của một đất nước lên cao hơn.
3.3.3.2 Vai trò thúc đẩy giao lưu văn hóa
Truyền thông quốc tế đang mở ra một phổ giao lưu và tương tác rộng lớn, với
cường độ và tần suất mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến. Mặc dù giao lưu và
tương tác văn hoá vốn không phải là điều xa lạ đối với các nền văn hóa trong lịch
sử. “Sự trao đổi và giao lưu văn hoá đó khiến mỗi nền văn hoá khác nhau, trong
quá trình va chạm với nhau, trên cơ sở gìn giữ bản sắc của nền văn hoá của mình, 14
đã đồng thời hấp thu và tham khảo các nền văn hoá khác, thậm chí còn hình thành
sự hoà đồng giữa các nền văn hoá khác nhau về chất”
Mạng Internet và hệ thống truyền thông vệ tinh toàn cầu đang đem những hình ảnh,
con số và sự kiện đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, kể cả những ngõ ngách xa
xôi nhất của địa cầu - đến với từng nhà. Từ đó đã dẫn đến quan niệm của nhiều nhà
văn hoá học cho rằng: không chỉ các nền văn minh đang ý thức, mà cả trái đất cũng
đang xúc cảm. Các nhà nước, các địa phương, các tổ chức phi chính phủ và người
lao động ngày càng vượt qua những ranh giới của không gian sống truyền thống.
Những trở ngại về không gian và thời gian đối với giao lưu văn hoá ngày càng bị
thu hẹp. Nhờ vậy, các dân tộc và những nền văn hóa khác nhau trên thế giới ngày
càng thường xuyên tiếp xúc với nhau.
- Truyền thanh, truyền hình và Internet đã chuyển hóa nhiều yếu tố văn hóa thành
đơn vị chung cho tất cả các nền văn hóa trên thế giới (chẳng hạn như: thời trang,
thể thao, du lịch, văn hoá đại chúng). Cũng nhờ công nghệ thông tin mới mà nhiều
thành tựu văn hoá riêng lẻ của các dân tộc - từ những di sản cổ đại đến các hiện
tượng trác tuyệt trong nghệ thuật, văn học và âm nhạc, trong triết học và khoa học -
đã bước qua biên giới dân tộc để trở thành tài sản chung của nhân loại. Đây là xu
hướng hội nhập văn hoá và tạo ra hệ các giá trị phổ quát trong điều kiện toàn cầu hoá.
Giao thoa văn hóa có thể dẫn đến việc hình thành nên hệ giá trị chuẩn chung cho
toàn nhân loại như xu hướng đã được đề cập trước đó; nhưng cũng có thể gây ra
những đụng độ văn hoá, để rồi dẫn đến thái độ bài ngoại hoặc chủ nghĩa biệt lập
văn hoá v.v… Bởi vậy cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn cả là nên xem truyền
thông quốc tế chỉ đơn giản là các công cụ môi giới, hỗ trợ cho những giao tiếp và
trao đổi giữa các nền văn hóa. Một khi đã quan niệm như vậy, thì tác động của
truyền thông quốc tế sẽ là rất đa diện, đa xu h
ướng, và thậm chí có những xu hướng trái ngược với nhau.
Truyền thông quốc tế có thể phát tán các yếu tố văn hóa, dẫn đến sự hòa đồng và
tạo ra hệ giá trị chung mang tính chia sẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ
xóa bỏ đi tính độc đáo và khác biệt văn hóa. Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng... để tồn 15
tại được đến ngày nay, đã phải đấu tranh không ngừng để bảo tồn “cái tôi” độc đáo
của mình. Và tính độc đáo ấy chính là bản sắc của họ - cái cơ sở văn hoá dùng để
khu biệt họ với người khác.
Một mặt, văn hóa thẩm thấu vào tầng tâm thức sâu xa của con người, bởi vậy, nó
không dễ gì bị vứt bỏ hay có thể cải tạo bất cứ lúc nào. Mặt khác, văn hoá có rất
nhiều bình diện mà không thể tiến hành phân chia một cách đơn giản bằng sự so
sánh hơn kém. Một số phong tục tập quán, quan niệm giá trị, có thể bị dân tộc khác
coi là lạc hậu, không hoàn thiện, nhưng do thích hợp với lối sống của dân tộc đó,
cũng sẽ vẫn tiếp tục được bảo lưu.
Ví dụ: Văn hoá phương Tây thâm nhập vào nước ta từ lâu và dần dần xuất hiện
trong cả những bữa ăn của ta. Thật không khó để tìm thấy một cửa hàng Mcdonald
tại Việt Nam. Hay như văn hoá giải trí của Hàn Quốc cũng vô cùng sôi động và
được các bạn trẻ Việt săn đón. Ngược lại nước ta tích cực có những sản phẩm để
mang đến quảng bá qua TTQT cho nước bạn như món Phở truyền thống hay Bánh
mỳ đường phố. Sự trao đổi văn hoá qua lại không những không làm lu mờ văn hoá
Việt ta mà còn mang nó đến với thế giới gần gũi, định hình lại một hình ảnh Việt
Nam ngày càng phát triển mà vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.
Truyền thông quốc tế đang thúc đẩy sự ra đời của một nền văn hóa chung cho toàn
nhân loại; song nó cũng không làm tiêu biến các nền văn hoá độc đáo khác. 16 PHẦN 2: Câu 2
Anh/Chị hãy làm rõ quá trì
nh hình thành và phát triển của chính sách thông
tin đối ngoại của Việt Nam.
1. Thông tin đối ngoại
1.1. Định nghĩa
Thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin ra nước ngoài của một nhà nước, là hoạt
động truyền tải thông tin trong lĩnh vực đối ngoại. Thông tin đối ngoại bao
gồm những hoạt động chủ động cung cấp thông tin có định hướng chủ thể để giới
thiệu, phổ biến, quảng bá, giải thích, lập luận, thuyết phục về một đối tượng cụ thể
(một đất nước, một tổ chức, nhóm người, hoặc một cá nhân) nhằm mục đích tạo
phản hồi tích cực, thiện cảm, mong muốn hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ , giúp đỡ của
các nhân tố có yếu tố nước ngoài hoặc để đối phó, phản bác đối với những thông
tin sai lệch, gây bất lợi cho chủ thể của thông tin đối ngoại.
Cụ thể, thông tin đối ngoại ở Việt Nam là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất
nước, con người lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam, thông tin về chủ trường - đường
lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam.
Tuy có cùng phương tiện điều tiết thông tin, tuy vậy, khác với truyền thông quốc tế,
thông tin đối ngoại chỉ có một chủ thể là các quốc gia. Cụ thể, Bộ Văn hóa Thể
Thao và Du Lịch đã tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tuyến và nhận được
hưởng ứng lớn từ du khách trong nước và quốc tế như: "Why Vietnam",
#MyVietnam, #VietnamNOW, "Stay at home with Vietnam", "Visit Vietnam from
home". Thông tin đối ngoại Việt Nam sử dụng hình thức quảng bá du lịch thông
qua hợp tác điện ảnh, như xây dựng hình ảnh đất nước du lịch sau khi bộ phim
"Kong: Skull Island" được công chiếu. Ngoài ra còn có thành tựu trong Công tác
TTĐN trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam, dạy và học tiếng Việt; Phối hợp với các nước để đưa
tinh hoa văn hóa thế giới đến với công chúng Việt Nam.
1.2. Đối tượng và địa bàn của thông tin đối ngoại 17
Thông tin tuyên truyền đối ngoại đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung.
Một số hình thức của thông tin đối ngoại bao gồm các hoạt động xúc tiến thương
mại, đầu tư, du lịch được thực hiện thông qua nhiều kênh như các hội chợ, diễn
đàn, triển lãm trong nước, trong khu vực và thế giới.
Đối tượng tuyên truyền trong công tác thông tin đối ngoại chủ yếu là người nước
ngoài, ngoài ra là người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Điều này khác
với công tác đối nội khi đối tượng của hình thức này là cán bộ, đảng viên và mọi
tầng lớp nhân dân trong nước. Nếu đối tượng hướng đến của công tác đối nội có
nhiều điểm chung với người làm công tác đối nội về tưởng, nền giá trị, văn hóa,...
thì ở công tác đối ngoại có nhiều điểm khác, thậm chí trái ngược với người làm
tuyên truyền về tư tưởng, giá trị, văn hóa,...
Đối tượng của thông tin tuyên truyền đối ngoại gồm nhiều tầng lớp giai cấp, thành
phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau đến
Việt Nam. Đối tượng này được chia làm hai loại, đối tượng bên ngoài nước và đối tượng trong nước.
Đối tượng ngoài nước
Đối tượng ngoài nước đầu tiên là chính giới, bao gồm các nghị sĩ Quốc hội, quan
chức chính phủ, các chính khách, các nhà hoạt động chính trị ở các cấp. Họ là
những người có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối
ngoại, có thể là lực lượng hậu thuẫn cho những chính sách của nước đó với nước ta.
Như vậy, với đối tượng này, cần cung cấp chủ trương chí
nh sách lớn, vấn đề liên hệ
trực tiếp với quan hệ song phương, các thông tin liên quan cần thiết.
Một đối tượng quan trọng khác là giới kinh doanh, bao gồm các công ty, nhà đầu
tư, kinh tế, tài chính. Họ là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thực thi chính
sách kinh tế của nước họ ở nước ngoài. Bởi vậy, thông tin đối ngoại tới đối tượng
này thường bao gồm việc cung cấp thông tin về chính sách kinh tế, các biện pháp
khuyến khích đầu tư, các lợi ích kinh tế cụ thể. 18
Giới học giả, bao gồm các nhà nghiên cứu, các giáo sư giảng daỵ tại các trường đại
học hoặc các trung tâm nghiên cứu là đối tượng có vai trò tham gia hoạch định
hoặc thẩm định chính sách đối nội và đối ngoại. Thông tin đối ngoại thường được
thông tin “đầu tay” tới đối tượng này để nhận đánh giá, nhận xét chính xác về tình
hình chung cũng như trong một lĩnh vực cụ thể của một quốc gia. Các hoạt động
thông tin được cung cấp, trao đổi, tiếp xúc với các cấp lãnh đạo của nhà nước qua
tổ chức hội thảo, hội nghị.
Quần chúng nhân dân các nước là nhóm đối tượng đông đảo nhất và nếu được vận
động, họ sẽ trở thành một lực lượng hậu thuẫn hùng hậu. Tiếp cận với đối tượng
này, thông tin đối ngoại thường dưới dạng phương tiện thông tin đại chúng với nội
dung phong phú, đa dạng. Với Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam đang sinh
sống, làm ăn hoặc định cư ở nước ngoài là đối tượng đặc biệt, kiêm vai trò lực
lượng thực hiện công tác đối ngoại. Họ đóng vai trò cầu nối văn hóa quan trọng, là
cầu nối kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước nơi họ sinh sống.
Đối tượng trong nước
Đối tượng trực tiếp chứng kiến tình hình chính trị xã hội, kinh tế văn hóa của đất
nước ta là cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam. Họ là các cán bộ, nhân viên
thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, đoàn ngoại giao; các đại diện, nhân viên các tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, kinh doanh, chuyên gia các
lĩnh vực, các đoàn khách đến thăm viếng, khách du lịch, đội ngũ phóng viên báo
chí nước ngoài đang hoạt động báo chí tại Việt Nam, sinh viên tri thức. Họ có thể
hợp tác với chính phủ, ra báo cáo hàng năm về tình hình đất nước đang sinh sống
và có thể tạo dư luận bất lợi. Bởi vậy thông tin đối ngoại thường nhằm mục đích
tạo ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
Đông đảo nhân dân cũng là một đối tượng đặc biệt của thông tin đối ngoại bên
cạnh người nước ngoài ở Việt Nam. Khi trình độ dân trí ngày càng tăng, nhân dân
có những nhận thức sâu sắc hơn về tình hình trong nước và quốc tế, công tác thông
tin đối ngoại thường nhằm đem lại cho nhân dân nhận thức đúng đắn nhất về chính 19
sách của Đảng, Nhà nước, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Địa bàn thông tin đối ngoại
Thời gian gần đây, địa bàn thông tin đối ngoại đã có những bước mở rộng quan
trọng: tăng cả về lượng và chất, về bề rộng và chiều sâu. Trước đây, nước ta xác
định có một số quốc gia trọng điểm cần tuyên truyền về kinh tế, văn hóa, quan hệ
truyền thống, xử lý các vấn đề nhạy cảm như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Campuchia,... nhưng nay đã được mở rộng địa bàn thông tin đối ngoại sang cả ở
khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Đông Bắc Á, ASEAN, Nga, Đông Âu và các nước
EU, châu Phi,...; nội dung và hình thức tuyên truyền đối ngoại được Ban chỉ đạo
xác định theo từng thời kỳ.
1.3. Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại
Hiện nay, ở nước ta, tham gia vào công tác thông tin đối ngoại bao gồm các Bộ,
ngành, địa phương, cơ quan truyền thông đại chúng, đoàn thể quần chúng và cơ
quan đại diện của ta tại nước ngoài. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Việt kiều
và những cá nhân, tổ chức nước ngoài có thiện chí với ta.
Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại được chia làm hai nhóm chính, đó
là lực lượng trực tiếp và lực lượng gián tiếp. Lực lượng quan trọng và đứng đầu
trong công tác thông tin đối ngoại là các cơ quan truyền thông đại chúng. Không
chỉ có các cấp, ngành, cơ quan hành chính nhà nước làm công tác thông tin đối
ngoại, mà hiện nay một số doanh nghiệp cũng tham gia thực hiện thông tin đối
ngoại, thâm chí đưa thông tin đối ngoại trở thành một trong những nội dung của
chiến lược Marketing. Ngoài ra, trong những năm gần đây, một lực lượng tham gia
công tác thông tin đối ngoại khá tích cực là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Hoạt động thông tin đối ngoại của ta được thự
c hiện thông qua một số phương thức
phổ biến. Thứ nhất, tuyên truyền truyền đối ngoại thông qua con đường ngoại giao,
các cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng và nhà nước với chủ trương là đa dạng 20