Tiểu luận đánh giá thực trạng ngộ độc thực phẩm hiện nay ở Việt Nam và địa phương | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Tiểu luận đánh giá thực trạng ngộ độc thực phẩm hiện nay ở Việt Nam và địa phương của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ NỘI
🙠🙠🙠🕮🙢🙢🙢
TIỂU LUẬN
THỰC PHẨM, NƯỚC SỨC KHỎE
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC
PHẨM HIỆN NAY VIỆT NAM ĐỊA PHƯƠNG
Giảng viên : Ths. Nguyễn Như Toản
Họ n : Hoàng Phương Linh
sinh viên 223000759
Khoa : Ngoại ng
Lớp : NNA D2023B
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU______________________________________________________3
NỘI DUNG________________________________________________________4
1. KHÁI NIỆM__________________________________________________4
2. TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM________________________4
3. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM_________________________4
3.1. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VIỆT NAM_________4
3.2. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ĐỊA PHƯƠNG______7
4. MỐI NGUY HẠI CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VỀ SỨC KHỎE,
VẬT CHẤT MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ĐỊA PHƯƠNG_____8
5. CÁC GIẢI PHÁP CHO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM__________________8
6. LIÊN HỆ BẢN THÂN__________________________________________9
KẾT LUẬN_______________________________________________________11
TÀI LIỆU THAM KHẢO___________________________________________12
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi người tiêu dùng ăn hoặc uống những thực
phẩm hoặc chất lỏng bị ô nhiễm hoặc chứa các chất độc hại. Đây là một vấn đề sức khỏe
công cộng quan trọng trên toàn cầu, gây ra hàng triệu trường hợp mắc bệnh và tử vong
mỗi năm. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu
chứng của ngộ độc thực phẩm có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau bụng, buồn
nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh
ngộ độc thực phẩm, quan trọng nhất là tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực
phẩm, bao gồm chọn mua thực phẩm chất lượng, chế biến thực phẩm đúng cách, lưu trữ
và bảo quản thực phẩm đúng cách, và đảm bảo sử dụng nước sạch trong quá trình chế
biến và uống.
3
1. KHÁI NIỆM
NỘI DUNG
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực
là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng
độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có
chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó
cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô
nhiễm. [1]
2. TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- Bệnh ngộ độc thực phẩm có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu tình trạng bệnh nhẹ
thì có thể khỏi sau 1 thời gian ngắn. Nhưng nếu tình trạng bệnh nặng, thì hoàn toàn có
thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây ra sự suy kiệt về mặt sức khỏe
mà còn khiến tinh thần bệnh nhân trở nên mệt mỏi và khó chịu.
- Một số triệu chứng của bệnh ngộ độc thực phẩm:
+ Đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn mửa
+ Tiêu chảy
+ Sốt, đau đầu
+ Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau:
+ Tiêu chảy ra máu
+ Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh.
+ Trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn. [1]
3. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
3.1. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VIỆT NAM
Vấn đề về ngộ độc thực phẩm luôn là 1 trong những vấn đề nóng mà chính phủ quan tâm.
Hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khắp
nơi, từ các hộ gia đình đến các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, và thậm chí là các cơ sở
sản xuất công nghiệp.
- Ngộ độc thực phẩm xuất hiện tại các nhà hàng, quán ăn. Bộ phận đầu bếp thì sử dụng
những dụng cụ nhà bếp chưa được kiểm tra chất lượng rõ ràng, chưa được rửa qua kĩ
càng hoặc khi rửa xong thì cất ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, không treo lên cho khô
ráo. Ngoài ra, các chủ nhà hàng không tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm, sử dụng sản phẩm, thực phẩm kém chất lượng, đồ đông lạnh đã ôi thiu, không rõ
nguồn
4
xuất xứ để chế biến, chỉ nghĩ đến cái lợi về doanh thu mà chưa thực sự quan tâm đến sức
khỏe khách hàng. Họ sử dụng đồ tươi sống đã ôi thiu, chứa rất nhiều sán và vi khuẩn gây
hại cho sức khỏe để nấu cho khách hàng hay không để riêng, không phân biệt thực phẩm
sống và thực phẩm chín dẫn đến nguy cơ lây chéo. Không chỉ vậy, khu chế biến tại các
nhà hàng cũng không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, rác để lẫn với thực phẩm chưa chế
biến, nền sàn lênh láng nước, cống thoát nước sặc mùi hôi thối. Và đặc biệt, nhân viên
chưa vệ sinh tay sạch sẽ đã bắt tay vào chế biến và không được trang bị bất kỳ trang phục
bảo hộ nào. Chẳng hạn như sự việc vào tối ngày 11/1, tất cả 17 trường hợp trên đã ăn một
số món ăn như: hàu, bào ngư nướng... tại quán bò nướng Flamme Buffalo (đường Trương
Định, khu phố 2, phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa). Sau khi ăn, các khách hàng này
xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy, sốt cao…phải nhập viện
cấp cứu [2]
- Ngộ độc thực phẩm xuất phát từ những thực phẩm kém chất lượng ở các siêu thị tư
nhân hay thậm chí tại các siêu thị lớn. Bên cạnh những thực phẩm được quản lý nghiêm
ngặt và chặt chẽ thì cũng có những sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng tại các siêu thị.
Họ vẫn để các sản phẩm đá quá hạn sử dụng trên kệ, hay trông những sản phầm bề ngoài
rất đẹp mắt nhưng bên trong thì đã héo úa hoặc thối mốc. BigC hiện là 1 trong những
siêu thị lớn và có uy tín tại Việt Nam, tuy nhiên tại siêu thị này vẫn xuất hiện những bất
cập không đáng có. Khảo sát thực tế cho thấy, vào tháng 10 năm 2023 tại siêu thị BigC
quầy rau- củ, hàng hóa là cà chua đang có dấu hiệu bị nẫu, dập, chảy nước... có hiện
tượng đang phân hủy. Cùng với đó, một số con côn trùng có cánh bé như hạt vừng, cùng
một số con ruồi đen bu trên những quả cà chua này và có mùi rất khó chịu. Nhiều củ
khoai tây đang được bày bán tại đây có hiện tượng nảy mầm; một số sản phẩm là rau
đang có hiện tượng úa vàng, thâm đen... Giống như tại quầy bán rau- củ, một số quầy bán
hoa quả: cam; táo; hồng giòn, cũng có hiện tượng bị nẫu, bị phân hủy, thậm chí tại quầy
bày bán hồng giòn, lượng hàng hóa có dấu hiệu kém chất lượng chiếm tỷ lệ rất nhiều. [3]
5
Việc xuất hiện các mặt hàng kém chất lượng trên kệ hàng tại các siêu thị xuất phát từ sự
thiếu quản lý, chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý. Điều này còn xuất phát từ hệ thống quản
lý chuỗi cung ứng, chưa thực sự sát sao trong việc kiểm tra, từ quá trình sản xuất, vận
chuyển nguyên liệu, thực phẩm tới quá trình phân phát cho các chi nhánh. Các quản lý
chi nhánh chưa thật sự sát sao trong việc quản lý nhân viên, chưa thực sự chặt chẽ trong
việc quán triệt kiểm tra các thực phẩm không đạt chất lượng, tiêu chuẩn.
- Ngộ độc thực phẩm còn đến từ những bếp ăn tập thể. Một số bếp ăn tại trường học, tại
các khu công nghiệp chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm đã đi
vào hoạt động. Dụng cụ và các trang thiết bị chưa thật sự sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn, vẫn
còn cặn bẩn đã đưa vào sử dụng để chế biến thức ăn là một trong những nguyên nhân gây
nên ngộ độc thực phẩm cho học sinh và công nhân. Về mặt vệ sinh, các nhân viên phụ
bếp chưa có ý thức vệ sinh thật sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, không đặt sự sạch sẽ
và an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Về thực phẩm, đa số thực phẩm đều được mua sỉ,
không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đa phần đều có chất lượng kém và không đạt tiêu
chuẩn. Các đơn vị chưa đầu tư đúng mức trong việc tổ chức bếp ăn tập thể cho nhân
viên; phần lớn bếp ăn xây dựng tạm bợ hoặc giao khoán cho bên ngoài thầu, chất lượng
bửa ăn kém vì chi phí thấp. [4]
6
3.2. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ĐỊA PHƯƠNG
- Thực trạng ngộ độc thực phẩm đang ngày càng diễn biến phức tạp tại các quận, huyện
tại Hà Nội. Ngộ độc thực phẩm xuất hiện tại các bếp ăn tập thể, tại các cơ sở công
nghiệp và tại các chợ dân sinh. Đa số các thực phẩm tại các chợ và các cửa hàng bán
thực phẩm sống đều không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đều không đảm bảo tiểu chuẩn
vệ sinh nghiêm ngặt theo quy định của bộ Y tế, và bên trong những thực phẩm đó đều
tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao cho khách mua hàng.
- Hiện tượng các tiểu thương bán các sản phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ
nguồn gốc xuất xứ đang tràn lan tại các chợ đầu mối. Các tiểu thương buôn bán rất nhiều
các loại thịt, cá, hải sản khác nhau. Nhưng nhìn chung đều mất vệ sinh, thậm chí còn
thấy và ngửi rõ mùi ôi thối, nhợt nhạt của các loại thực phẩm này. Họ sử dụng các mâm,
thau, chậu bẩn đã cũ kỹ để để nhiều loại tôm, cá,… bị ươn thối và để bệt xuống nền đất.
Nội tạng động vật thì không hề được tươi ngon như lời chào bán của tiểu thương, mà
những thực phẩm này như đã được tẩy qua các chất hóa học để tẩy rửa, để làm cho
những loại thực phẩm trông như mới. Sáng 26-9, khảo sát của phóng viên Báo
Hànộimới tại chợ Tân Mỹ (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) cho thấy, ngoại trừ
dãy hàng thịt được kê bàn cao hẳn so với nền chợ, các mặt hàng còn lại như hải sản, rau,
hoa quả… đều được các tiểu thương đặt ngay dưới nền đất. Hàng chục lồng gà, vịt, ngan,
chim bồ câu các loại để trên nắp cống thoát nước. Mùi hôi tanh của nước thải từ việc giết
mổ gia cầm quện với mùi phân gia cầm bốc lên nồng nặc cả một góc chợ. Tương tự, tại
chợ Đồng Xa (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy), tình trạng mất vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng xảy ra ở khu bán thủy sản, ngay trên lối đi cạnh cổng chợ chính. Chị Hoàng
Lê Phúc (phường Mai Dịch) cho biết: "Nhiều hàng thủy sản được bố trí san sát nhau,
thành dãy dài với những chậu tôn cỡ lớn đựng đầy nước và sản phẩm khiến cả đoạn
đường luôn ngập ngụa nước". Tình trạng trên cũng diễn ra ở nhiều khu chợ dân sinh khác
trong khu vực nội thành như chợ tạm Cầu Mới (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa), chợ
tự phát dọc phố Nguyễn Thị Thập (giáp ranh giữa quận Thanh Xuân và quận Cầu
Giấy)... [5]
- Không chỉ vậy, hiện tượng ngộ độc thực phẩm còn xuất hiện tại các bếp ăn tập thể ở Hà
Nội. Tổng số sở được thanh, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm 82.426
sở, trong đó, đạt 72.183 cơ sở chiếm tỷ lệ 87,5 %, phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm. Trong
đó,
6.578 cơ sở bị phạt với số tiền là hơn 14 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là khu
vực chứa đựng, trưng bầy hàng hóa không đầy đủ giá kệ. Các doanh nghiệp kinh doanh
thực phẩm bao gói sẵn chưa thực hiện gửi bản cam kết đảm bảo quy định về an toàn thực
phẩm (ATTP); Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng
nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thực phẩm; vi phạm các điều kiện
chung bảo đảm ATTP. Ngoài ra, có 709 cơ sở bị hủy sản phẩm với tổng số 199 loại sản
phẩm; 67 cơ sở bị đình chỉ; 2.886 cơ sở hắc nhở tại chỗ những lỗi tồn tại của người tham
7
gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc
với thực phẩm chưa đúng, không cắt móng tay, đeo đồ trang sức. [6]
4. MỐI NGUY HẠI CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VỀ SỨC KHỎE,
VẬT CHẤT MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ĐỊA PHƯƠNG
- Như vậy, ngộ độc thực phẩm gây ra rất nhiều hệ lụy cho chúng ta cả về sức khỏe, vật
chất và cả môi trường. Ngộ độc thực phẩm sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, đau
đầu, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, dẫn đến sự suy kiệt về tinh thần và thậm chí là nguy hiểm
đến tính mạng. Một số chất độc hại trong thực phẩm, như kim loại nặng (như chì, thủy
ngân) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương gan, thận,
và hệ thần kinh.
- Và ngộ độc thực phẩm còn gây ra mối nguy hại về vật chất, đặc biệt là trong trường
hợp sản phẩm thực phẩm bị thu hồi hoặc phải bị hủy bỏ do ô nhiễm. Doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm cũng có thể phải chịu các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu hồi
sản phẩm, bồi thường cho người tiêu dùng, và mất mát về uy tín thương hiệu.
- Không chỉ vậy, ngộ độc thực phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Các loại
hóa chất và chất ô nhiễm trong thực phẩm có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi
trường, khi được xả thải ra môi trường hoặc qua quá trình xử lý chất thải. Sự ô nhiễm từ
việc ngộ độc thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, gây ra tác động
đến các loài sinh vật sống trong môi trường nước và đất. Rau nhiễm bẩn là do quá trình
trồng trọt, nhiều nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất phun tưới lên rau củ quả, một
lượng hóa chất dư thừa ngấm vào trong đất, ngấm vào nước và phát tán trong không khí
góp phần gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc phun hóa chất lên các loại rau của quả
thì việc vứt rác thải vô tội vạ ra khắp nơi cũng là một trong những hành động đầu độc
môi trường. Những loại rác thải như bao bì, vỏ hộp hóa chất bảo quản thực vật, thuốc
tăng trưởng hay những loại thực phẩm vứt ra ngoài môi trường mà không bỏ đúng nơi
quy định sẽ bị phân hủy ngoài tự nhiên, trong quá trình phân hủy sẽ sản sinh ra chất độc,
vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Đây là một trong những nguyên
nhân gây ra dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, cứ mỗi năm thì có 150
nghìn người mới mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc ung thư
mỗi ngày và có đến 75 nghìn người chết do sử dụng và tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Đây
là một trong những con số thống kê tố cáo thực phẩm bẩn là một trong những nguyên
nhân gây bệnh ung thư. [7]
5. CÁC GIẢI PHÁP CHO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- Đầu tiên cần tăng cường giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả người tiêu
dùng nhân viên trong ngành thực phẩm, nhân dân toàn đất nước, tạo ra các chiến
dịch công cộng, hướng dẫn về cách biểu hiện của bệnh cách phòng tránh ngộ độc
thực phẩm.
8
- Không chỉ vậy, chính phủ cần tăng cường giám sát và kiểm soát các cơ sở sản xuất
thực phẩm, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng
các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt cho việc sản xuất và chế biến thực phẩm cho từng
bếp ăn tập thể, cơ sở công nghiệp,…
- Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra và giám sát định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm tại
các cơ sở sản xuất, nhà hàng, và cửa hàng thực phẩm, phát hiện, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm và áp dụng các biện pháp phạt nặng nề đối với các cơ sở không tuân thủ
quy định.
- Hơn nữa, điều quan trọng là cần tăng cường quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm từ
nguồn cung đến người tiêu dùng, đảm bảo sự an toàn và chất lượng của nguyên liệu và
sản phẩm thực phẩm, xây dựng hệ thống kiểm soát quá trình sản xuất và vận chuyển
thực phẩm, thật sát sao trong quá trình vận chuyển
- Các ban ngành, cơ quan quản lý cũng cần nâng cao năng lực kiểm tra và phân tích về
chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ quan đoàn thể, hỗ trợ phát triển và sử dụng
các phương pháp kiểm tra và phân tích hiện đại để phát hiện và ngăn chặn nguy cơ ngộ
độc thực phẩm.
6. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Việc bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh việc bị ngộ độc thực phẩm là rất quan trọng.
Nhận thức được điều này, em nghĩ mình cần:
- Em sẽ chọn mua thực phẩm từ các nguồn uy tín và đảm bảo chất lượng từ người quen ở
chợ, hay siêu thị. Bên cạnh đó, em sẽ luôn kiểm tra ngày hết hạn và điều kiện bảo quản
của sản phẩm trước khi mua và sử dụng.
- Em nghĩ mình cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi làm việc khi chế biến thực
phẩm. Hơn nữa, việc sử dụng các phương pháp chế biến an toàn như nấu, chiên, hấp,
hoặc nướng để tiêu diệt vi khuẩn là một trong những việc quan trọng trong phòng
ngừa ngộ độc thực phẩm
- Sau khi kết thúc bữa ăn mà còn đồ ăn thừa, em sẽ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
hoặc ngăn mát để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Và tránh để thực phẩm ở nhiệt
độ phòng quá lâu, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
- Trước khi mua đồ hay sử dụng, em sẽ kiểm tra mùi, màu sắc và trạng thái của thực
phẩm trước khi sử dụng. nếu thấy dấu hiệu ôi thiu, bị nhiễm bẩn, hay mất
chất lượng, thì em sẽ vứt đi.
- Em sẽ sử dụng nước uống được cho an toàn hoặc nước đã được đun sôi để uống,
rửa thực phẩm và đồ dùng nấu nướng bằng nước sạch.
9
- Em xin tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và lời khuyên về an toàn thực phẩm từ
các cơ quan y tế và chính phủ. Đồng thời, em tránh tiếp xúc với thực phẩm không an
toàn hoặc nghi ngờ.
- Em sẽ tìm hiểu các thông tin về vệ sinh an toàn thục phẩm thật kỹ càng trên mạng,
trên báo đài và trên các nguồn sách khác nhau. Em cũng sẽ tham gia các khóa đào tạo
hoặc tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao kiến thức và hiểu biết về cách
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
10
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận này đã thảo luận về vấn đề quan trọng của ngộ độc thực phẩm, một vấn đề
ảnh hưởng đến sức khỏe và an ninh thực phẩm ở Việt Nam. Đồng thời, bài tiểu luận này
đã tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bao gồm vi khuẩn, vi rút, độc
tố tự nhiên, hóa chất và thực phẩm hỏng, cũng như cách phòng tránh và điều trị ngộ độc
thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nhận biết rằng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều
yếu tố khác nhau và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con
người, từ những triệu chứng nhẹ như đau bụng và tiêu chảy đến những vấn đề nghiêm
trọng như sốt và mất tính mạng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vệ
sinh an toàn thực phẩm và sự cảnh giác khi tiêu thụ thực phẩm. Cuối cùng, bài tiểu luận
này đã đề xuất một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bao gồm việc lựa chọn
thực phẩm chất lượng, chế biến và lưu trữ thực phẩm đúng cách, sử dụng nước sạch, và
tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cá nhân và môi trường và cũng như là vai trò của Nhà
nước trong việc đưa ra các giải pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. hps://www.vinmec.com/vi/n-tuc/hoi-dap-bac-si/nao-la-ngo-doc-thuc-pham/
2. hps://vtv.vn/suc-khoe/17-nguoi-bi-ngo-doc-thuc-pham-nghi-do-an-hau-bao-
ngu-nuong-20240117214934878.htm
3. hps://kythuatchonghanggia.vn/suc-khoe-eu-dung/phat-hien-nam-moc-trong-
thuc-pham-bay-ban-tai-sieu-thi-bigc-21918
4. hps://benhvienthammy.com.vn/n-tuc-nha-khoa/905-phong-ngua-ngo-doc-
thuc-pham-trong-bep-an-tap-the.html
5. hps://hanoimoi.vn/noi-lo-thuc-pham-ban-o-cho-dan-sinh-503490.html
6. hps://dangcongsan.vn/cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-nh-
hinh-moi/ha-noi-hon-10000-co-so-vi-pham-an-toan-thuc-pham-653629.html
7. hps://auramax.com.vn/15487/thuc-pham-ban-anh-huong-den-con-nguoi-va-
moi-truong-nhu-the-nao/
12
| 1/12

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ NỘI

🙠🙠🙠🕮🙢🙢🙢

TIỂU LUẬN

THỰC PHẨM, NƯỚC SỨC KHỎE

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM HIỆN NAY VIỆT NAM ĐỊA PHƯƠNG

Giảng viên : Ths. Nguyễn Như Toản

Họ tên : Hoàng Phương Linh

sinh viên 223000759

Khoa : Ngoại ngữ

Lớp : NNA D2023B

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

  1. KHÁI NIỆM 4
  2. TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 4
  3. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 4
    1. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM 4
    2. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở ĐỊA PHƯƠNG 7
  4. MỐI NGUY HẠI CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VỀ SỨC KHỎE, VẬT CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG 8
  5. CÁC GIẢI PHÁP CHO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 8
  6. LIÊN HỆ BẢN THÂN 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi người tiêu dùng ăn hoặc uống những thực phẩm hoặc chất lỏng bị ô nhiễm hoặc chứa các chất độc hại. Đây là một vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng trên toàn cầu, gây ra hàng triệu trường hợp mắc bệnh và tử vong mỗi năm. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, quan trọng nhất là tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm chọn mua thực phẩm chất lượng, chế biến thực phẩm đúng cách, lưu trữ và bảo quản thực phẩm đúng cách, và đảm bảo sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến và uống.

3

KHÁI NIỆM

NỘI DUNG

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. [1]

TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

  • Bệnh ngộ độc thực phẩm có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì có thể khỏi sau 1 thời gian ngắn. Nhưng nếu tình trạng bệnh nặng, thì hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây ra sự suy kiệt về mặt sức khỏe mà còn khiến tinh thần bệnh nhân trở nên mệt mỏi và khó chịu.
  • Một số triệu chứng của bệnh ngộ độc thực phẩm:

+ Đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn mửa

+ Tiêu chảy

+ Sốt, đau đầu

+ Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau:

+ Tiêu chảy ra máu

+ Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh.

+ Trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn. [1]

THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

    1. THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VIỆT NAM

Vấn đề về ngộ độc thực phẩm luôn là 1 trong những vấn đề nóng mà chính phủ quan tâm. Hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khắp nơi, từ các hộ gia đình đến các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, và thậm chí là các cơ sở sản xuất công nghiệp.

      • Ngộ độc thực phẩm xuất hiện tại các nhà hàng, quán ăn. Bộ phận đầu bếp thì sử dụng những dụng cụ nhà bếp chưa được kiểm tra chất lượng rõ ràng, chưa được rửa qua kĩ càng hoặc khi rửa xong thì cất ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, không treo lên cho khô ráo. Ngoài ra, các chủ nhà hàng không tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng sản phẩm, thực phẩm kém chất lượng, đồ đông lạnh đã ôi thiu, không rõ nguồn

4

xuất xứ để chế biến, chỉ nghĩ đến cái lợi về doanh thu mà chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe khách hàng. Họ sử dụng đồ tươi sống đã ôi thiu, chứa rất nhiều sán và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe để nấu cho khách hàng hay không để riêng, không phân biệt thực phẩm sống và thực phẩm chín dẫn đến nguy cơ lây chéo. Không chỉ vậy, khu chế biến tại các nhà hàng cũng không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, rác để lẫn với thực phẩm chưa chế biến, nền sàn lênh láng nước, cống thoát nước sặc mùi hôi thối. Và đặc biệt, nhân viên chưa vệ sinh tay sạch sẽ đã bắt tay vào chế biến và không được trang bị bất kỳ trang phục bảo hộ nào. Chẳng hạn như sự việc vào tối ngày 11/1, tất cả 17 trường hợp trên đã ăn một số món ăn như: hàu, bào ngư nướng... tại quán bò nướng Flamme Buffalo (đường Trương Định, khu phố 2, phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa). Sau khi ăn, các khách hàng này xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy, sốt cao…phải nhập viện cấp cứu [2]

      • Ngộ độc thực phẩm xuất phát từ những thực phẩm kém chất lượng ở các siêu thị tư nhân hay thậm chí tại các siêu thị lớn. Bên cạnh những thực phẩm được quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ thì cũng có những sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng tại các siêu thị. Họ vẫn để các sản phẩm đá quá hạn sử dụng trên kệ, hay trông những sản phầm bề ngoài rất đẹp mắt nhưng bên trong thì đã héo úa hoặc thối mốc. BigC hiện là 1 trong những siêu thị lớn và có uy tín tại Việt Nam, tuy nhiên tại siêu thị này vẫn xuất hiện những bất cập không đáng có. Khảo sát thực tế cho thấy, vào tháng 10 năm 2023 tại siêu thị BigC quầy rau- củ, hàng hóa là cà chua đang có dấu hiệu bị nẫu, dập, chảy nước... có hiện tượng đang phân hủy. Cùng với đó, một số con côn trùng có cánh bé như hạt vừng, cùng một số con ruồi đen bu trên những quả cà chua này và có mùi rất khó chịu. Nhiều củ khoai tây đang được bày bán tại đây có hiện tượng nảy mầm; một số sản phẩm là rau đang có hiện tượng úa vàng, thâm đen... Giống như tại quầy bán rau- củ, một số quầy bán hoa quả: cam; táo; hồng giòn, cũng có hiện tượng bị nẫu, bị phân hủy, thậm chí tại quầy bày bán hồng giòn, lượng hàng hóa có dấu hiệu kém chất lượng chiếm tỷ lệ rất nhiều. [3]

5

Việc xuất hiện các mặt hàng kém chất lượng trên kệ hàng tại các siêu thị xuất phát từ sự thiếu quản lý, chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý. Điều này còn xuất phát từ hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, chưa thực sự sát sao trong việc kiểm tra, từ quá trình sản xuất, vận chuyển nguyên liệu, thực phẩm tới quá trình phân phát cho các chi nhánh. Các quản lý chi nhánh chưa thật sự sát sao trong việc quản lý nhân viên, chưa thực sự chặt chẽ trong việc quán triệt kiểm tra các thực phẩm không đạt chất lượng, tiêu chuẩn.

      • Ngộ độc thực phẩm còn đến từ những bếp ăn tập thể. Một số bếp ăn tại trường học, tại các khu công nghiệp chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm đã đi vào hoạt động. Dụng cụ và các trang thiết bị chưa thật sự sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn, vẫn còn cặn bẩn đã đưa vào sử dụng để chế biến thức ăn là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm cho học sinh và công nhân. Về mặt vệ sinh, các nhân viên phụ bếp chưa có ý thức vệ sinh thật sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, không đặt sự sạch sẽ và an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Về thực phẩm, đa số thực phẩm đều được mua sỉ, không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đa phần đều có chất lượng kém và không đạt tiêu chuẩn. Các đơn vị chưa đầu tư đúng mức trong việc tổ chức bếp ăn tập thể cho nhân viên; phần lớn bếp ăn xây dựng tạm bợ hoặc giao khoán cho bên ngoài thầu, chất lượng bửa ăn kém vì chi phí thấp. [4]

6

THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở ĐỊA PHƯƠNG

      • Thực trạng ngộ độc thực phẩm đang ngày càng diễn biến phức tạp tại các quận, huyện tại Hà Nội. Ngộ độc thực phẩm xuất hiện tại các bếp ăn tập thể, tại các cơ sở công nghiệp và tại các chợ dân sinh. Đa số các thực phẩm tại các chợ và các cửa hàng bán thực phẩm sống đều không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đều không đảm bảo tiểu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt theo quy định của bộ Y tế, và bên trong những thực phẩm đó đều tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao cho khách mua hàng.
      • Hiện tượng các tiểu thương bán các sản phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang tràn lan tại các chợ đầu mối. Các tiểu thương buôn bán rất nhiều các loại thịt, cá, hải sản khác nhau. Nhưng nhìn chung đều mất vệ sinh, thậm chí còn thấy và ngửi rõ mùi ôi thối, nhợt nhạt của các loại thực phẩm này. Họ sử dụng các mâm, thau, chậu bẩn đã cũ kỹ để để nhiều loại tôm, cá,… bị ươn thối và để bệt xuống nền đất. Nội tạng động vật thì không hề được tươi ngon như lời chào bán của tiểu thương, mà những thực phẩm này như đã được tẩy qua các chất hóa học để tẩy rửa, để làm cho những loại thực phẩm trông như mới. Sáng 26-9, khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới tại chợ Tân Mỹ (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) cho thấy, ngoại trừ dãy hàng thịt được kê bàn cao hẳn so với nền chợ, các mặt hàng còn lại như hải sản, rau, hoa quả… đều được các tiểu thương đặt ngay dưới nền đất. Hàng chục lồng gà, vịt, ngan, chim bồ câu các loại để trên nắp cống thoát nước. Mùi hôi tanh của nước thải từ việc giết mổ gia cầm quện với mùi phân gia cầm bốc lên nồng nặc cả một góc chợ. Tương tự, tại chợ Đồng Xa (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy), tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng xảy ra ở khu bán thủy sản, ngay trên lối đi cạnh cổng chợ chính. Chị Hoàng Lê Phúc (phường Mai Dịch) cho biết: "Nhiều hàng thủy sản được bố trí san sát nhau, thành dãy dài với những chậu tôn cỡ lớn đựng đầy nước và sản phẩm khiến cả đoạn đường luôn ngập ngụa nước". Tình trạng trên cũng diễn ra ở nhiều khu chợ dân sinh khác trong khu vực nội thành như chợ tạm Cầu Mới (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa), chợ tự phát dọc phố Nguyễn Thị Thập (giáp ranh giữa quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy)... [5]
      • Không chỉ vậy, hiện tượng ngộ độc thực phẩm còn xuất hiện tại các bếp ăn tập thể ở Hà Nội. Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm là 82.426 cơ sở, trong đó, đạt 72.183 cơ sở chiếm tỷ lệ 87,5 %, phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm. Trong đó,

6.578 cơ sở bị phạt với số tiền là hơn 14 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là khu vực chứa đựng, trưng bầy hàng hóa không đầy đủ giá kệ. Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn chưa thực hiện gửi bản cam kết đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm (ATTP); Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thực phẩm; vi phạm các điều kiện chung bảo đảm ATTP. Ngoài ra, có 709 cơ sở bị hủy sản phẩm với tổng số 199 loại sản phẩm; 67 cơ sở bị đình chỉ; 2.886 cơ sở hắc nhở tại chỗ những lỗi tồn tại của người tham

7

gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm chưa đúng, không cắt móng tay, đeo đồ trang sức. [6]

  1. MỐI NGUY HẠI CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VỀ SỨC KHỎE, VẬT CHẤT MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ĐỊA PHƯƠNG
  • Như vậy, ngộ độc thực phẩm gây ra rất nhiều hệ lụy cho chúng ta cả về sức khỏe, vật chất và cả môi trường. Ngộ độc thực phẩm sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, dẫn đến sự suy kiệt về tinh thần và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Một số chất độc hại trong thực phẩm, như kim loại nặng (như chì, thủy ngân) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương gan, thận, và hệ thần kinh.
  • Và ngộ độc thực phẩm còn gây ra mối nguy hại về vật chất, đặc biệt là trong trường hợp sản phẩm thực phẩm bị thu hồi hoặc phải bị hủy bỏ do ô nhiễm. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cũng có thể phải chịu các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu hồi sản phẩm, bồi thường cho người tiêu dùng, và mất mát về uy tín thương hiệu.
  • Không chỉ vậy, ngộ độc thực phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Các loại hóa chất và chất ô nhiễm trong thực phẩm có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, khi được xả thải ra môi trường hoặc qua quá trình xử lý chất thải. Sự ô nhiễm từ việc ngộ độc thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, gây ra tác động đến các loài sinh vật sống trong môi trường nước và đất. Rau nhiễm bẩn là do quá trình trồng trọt, nhiều nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất phun tưới lên rau củ quả, một lượng hóa chất dư thừa ngấm vào trong đất, ngấm vào nước và phát tán trong không khí góp phần gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc phun hóa chất lên các loại rau của quả thì việc vứt rác thải vô tội vạ ra khắp nơi cũng là một trong những hành động đầu độc môi trường. Những loại rác thải như bao bì, vỏ hộp hóa chất bảo quản thực vật, thuốc tăng trưởng hay những loại thực phẩm vứt ra ngoài môi trường mà không bỏ đúng nơi quy định sẽ bị phân hủy ngoài tự nhiên, trong quá trình phân hủy sẽ sản sinh ra chất độc, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, cứ mỗi năm thì có 150 nghìn người mới mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc ung thư mỗi ngày và có đến 75 nghìn người chết do sử dụng và tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Đây là một trong những con số thống kê tố cáo thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư. [7]

CÁC GIẢI PHÁP CHO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

  • Đầu tiên cần tăng cường giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả người tiêu dùng và nhân viên trong ngành thực phẩm, nhân dân toàn đất nước, tạo ra các chiến dịch công cộng, hướng dẫn về cách biểu hiện của bệnh và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

8

  • Không chỉ vậy, chính phủ cần tăng cường giám sát và kiểm soát các cơ sở sản xuất thực phẩm, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt cho việc sản xuất và chế biến thực phẩm cho từng bếp ăn tập thể, cơ sở công nghiệp,…
  • Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra và giám sát định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, nhà hàng, và cửa hàng thực phẩm, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và áp dụng các biện pháp phạt nặng nề đối với các cơ sở không tuân thủ quy định.
  • Hơn nữa, điều quan trọng là cần tăng cường quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm từ nguồn cung đến người tiêu dùng, đảm bảo sự an toàn và chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm, xây dựng hệ thống kiểm soát quá trình sản xuất và vận chuyển thực phẩm, thật sát sao trong quá trình vận chuyển
  • Các ban ngành, cơ quan quản lý cũng cần nâng cao năng lực kiểm tra và phân tích về chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ quan đoàn thể, hỗ trợ phát triển và sử dụng các phương pháp kiểm tra và phân tích hiện đại để phát hiện và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

LIÊN HỆ BẢN THÂN

Việc bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh việc bị ngộ độc thực phẩm là rất quan trọng. Nhận thức được điều này, em nghĩ mình cần:

  • Em sẽ chọn mua thực phẩm từ các nguồn uy tín và đảm bảo chất lượng từ người quen ở chợ, hay siêu thị. Bên cạnh đó, em sẽ luôn kiểm tra ngày hết hạn và điều kiện bảo quản của sản phẩm trước khi mua và sử dụng.
  • Em nghĩ mình cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi làm việc khi chế biến thực phẩm. Hơn nữa, việc sử dụng các phương pháp chế biến an toàn như nấu, chiên, hấp, hoặc nướng để tiêu diệt vi khuẩn là một trong những việc quan trọng trong phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
  • Sau khi kết thúc bữa ăn mà còn đồ ăn thừa, em sẽ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc ngăn mát để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Và tránh để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá lâu, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
  • Trước khi mua đồ hay sử dụng, em sẽ kiểm tra mùi, màu sắc và trạng thái của thực phẩm trước khi sử dụng. Và nếu thấy có dấu hiệu ôi thiu, bị nhiễm bẩn, hay mất chất lượng, thì em sẽ vứt đi.
  • Em sẽ sử dụng nước uống được cho là an toàn hoặc nước đã được đun sôi để uống, rửa thực phẩm và đồ dùng nấu nướng bằng nước sạch.

9

  • Em xin tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và lời khuyên về an toàn thực phẩm từ các cơ quan y tế và chính phủ. Đồng thời, em tránh tiếp xúc với thực phẩm không an toàn hoặc nghi ngờ.
  • Em sẽ tìm hiểu các thông tin về vệ sinh an toàn thục phẩm thật kỹ càng trên mạng, trên báo đài và trên các nguồn sách khác nhau. Em cũng sẽ tham gia các khóa đào tạo hoặc tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao kiến thức và hiểu biết về cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

10

KẾT LUẬN

Bài tiểu luận này đã thảo luận về vấn đề quan trọng của ngộ độc thực phẩm, một vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và an ninh thực phẩm ở Việt Nam. Đồng thời, bài tiểu luận này đã tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bao gồm vi khuẩn, vi rút, độc tố tự nhiên, hóa chất và thực phẩm hỏng, cũng như cách phòng tránh và điều trị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nhận biết rằng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con người, từ những triệu chứng nhẹ như đau bụng và tiêu chảy đến những vấn đề nghiêm trọng như sốt và mất tính mạng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm và sự cảnh giác khi tiêu thụ thực phẩm. Cuối cùng, bài tiểu luận này đã đề xuất một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bao gồm việc lựa chọn thực phẩm chất lượng, chế biến và lưu trữ thực phẩm đúng cách, sử dụng nước sạch, và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cá nhân và môi trường và cũng như là vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các giải pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nao-la-ngo-doc-thuc-pham/
  2. https://vtv.vn/suc-khoe/17-nguoi-bi-ngo-doc-thuc-pham-nghi-do-an-hau-bao- ngu-nuong-20240117214934878.htm
  3. https://kythuatchonghanggia.vn/suc-khoe-tieu-dung/phat-hien-nam-moc-trong- thuc-pham-bay-ban-tai-sieu-thi-bigc-21918
  4. https://benhvienthammy.com.vn/tin-tuc-nha-khoa/905-phong-ngua-ngo-doc- thuc-pham-trong-bep-an-tap-the.html
  5. https://hanoimoi.vn/noi-lo-thuc-pham-ban-o-cho-dan-sinh-503490.html
  6. https://dangcongsan.vn/cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-tinh- hinh-moi/ha-noi-hon-10000-co-so-vi-pham-an-toan-thuc-pham-653629.html
  7. https://auramax.com.vn/15487/thuc-pham-ban-anh-huong-den-con-nguoi-va- moi-truong-nhu-the-nao/

12